Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1352TM/TTTN Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Phan Thế Ruệ
Ngày ban hành: 29/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1352 TM/TTTN

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2004

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC THÁNG 3/2004

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

I. TỔNG QUAN CHUNG

1. Diễn biến quan hệ cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới

. Tháng 3/2004 quan hệ cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết yếu diễn biến phức tạp và luôn ở chiều hướng gia tăng, đặc biệt sản phẩm thép, dầu mỏ, hạt nhựa tăng mạnh: Dầu mỏ luôn biến động từ 35 - 38 USD/thùng, Thép từ 420 - 450 USD/tấn phôi, Hạt nhựa tăng 20 - 30USD/tấn so với tháng 2 năm 2004, urê từ 190 - 200 USD/tấn. Trong suốt quý I/2004 những mặt hàng này biến động theo chiều hướng cung đuối hơn cầu, giá đã ở mức tiêu thụ các sản phẩm này ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và các nước Đông Bắc Âu vẫn gia tăng ảnh hưởng lớn đến giá cả thế giới (ví dụ: Trung Quốc Tiêu thụ 1/3 sản lượng thép thế giới, khoảng 300/900 triệu tấn, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về tiêu thụ xăng dầu và phân bón).

. Dự báo quan hệ cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu quý II/2004 vẫn dao động và đứng ở mức cao đặc biệt là thép, dầu mỏ (OPEC dự kiến cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày, Nga sẽ tăng thuế xuất khẩu dầu mỏ, Hoa Kỳ dự kiến mua tăng dự trữ xăng dầu, Nga hạn chế xuất khẩu phôi thép trong khi đó Trung Quốc có nhu cầu lớn). Dự báo, dầu mỏ giữa giá ở mức xấp xỉ 35 USD/thùng, thép 420-440 USD/tấn phôi, Urê ở mức 190 - 200 USD/tấn. Thời cơ như vậy thuận lợi cho các tập đoàn dầu mỏ, thép, các trung tâm bán buôn thế giới đầu cơ, khống chế thị trường, sẽ tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam (hiện nay ta phải nhập 90% nhu cầu thép, 100% nhu cầu xăng dầu, 92 - 93% nhu cầu Urê, 90% nguyên liệu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu nhựa).

2. Tình hình thị trường trong nước tháng 3 và quý I/2004, dự báo quý II/2004

. Do tình hình biến động cung cầu, giá cả hầu hết các loại vật tư, nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh đã tác động trực tiếp đến tình hình trong nước suốt cả quý I/2004 mà cao điểm là từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 3, giá thép XD cuối tháng 2 lên 8,7 triệu đến 9,3 triệu đồng/tấn; giá Urê 3.400 - 3.500 đồng/kg; giá xăng dầu bán theo giá định hướng của QĐ 187: xăng 6.000 đồng/lít, diezel 4.600 đồng/lít nhưng do giá nhập khẩu cao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều lỗ lớn. Do dịch cúm gà, thời tiết khô hạn, giá rét kéo dài ở miền Bắc, miền Trung ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thực phẩm, đẩy giá tiêu dùng, giá thực phẩm lên cao vào dịp Tết Nguyên đán. Từ đầu tháng 3 đến nay giá thực phẩm, rau quả đã giảm dần, hàng tiêu dùng sản xuất bằng nguyên liệu trong nước giảm, hàng sản xuất bằng nguyên liệu nhập và hàng nhập khẩu vẫn giữ ở mức cao như thuốc chữa bệnh, sản phẩm thép, nhựa, phân Urê... Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ bán lẻ quý I/2004 đạt 88.000 tỷ đồng, tăng 15,4% cùng kỳ 2003, chỉ số giá tiêu dùng quý I/2004 tăng 4,9% so với tháng 12 năm 2003 (quý I/2003 là 2,5%) trong đó: nhóm dược phẩm và y tế tăng 4,3%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,4%, lương thực phẩm tăng 1,6%, vàng tăng 0,2%, USD tăng 0,5%. Từ khoảng 20/3 đến nay, giá lúa gạo tăng mạnh: ĐBSCL từ 1.600 - 1.700 đồng/kg lên 2.000 - 2.200 đồng/kg, đồng bằng Bắc Bộ 1.900 - 2.100 đồng/kg lên 2.500 - 2.7000 đồng/kg, giá mía cây tăng từ 220 - 250 đồng/kg lên 300 - 350 đồng/kg đã xảy ra tranh mua nguyên liệu mía giữa các nhà máy đường, và đã có xuất gạo qua biên giới Trung Quốc với số lượng không nhiều. Xuất khẩu hàng hoá tháng 3 ước đạt 1,9 tỷ USD tăng 11,7% so tháng 2/2004, 3 tháng 2004 ước đạt 5 tỷ 408 triệu USD tăng 15,1% so cùng kỳ 2003, nhập khẩu hàng hoá 6 tỷ 149 triệu USD, nhập siêu ước 741 triệu USD. Nguyên nhân:

- Giá thế giới tăng mạnh do nhu cầu tăng nhưng nguồn cung không tăng.

- Không kiểm soát được giá nhập khẩu, chi phí đầu vào của các nhà sản xuất như thép, thuốc chữa bệnh.

- Các nhà sản xuất, gia công chưa thiết lập mạng lưới phân phối, thường mua đứt bán đoạn cho các tổng đại lý, đại lý theo nhiều tầng nấc, các tổng đại lý gần như độc quyền phân phối tạo ra nhiều chi phí lưu thông bất hợp lý, tuỳ tiện đầy giá lên hoặc găm hàng chờ giá, đối với một số mặt hàng phải nhập nguyên liệu các tổng đại lý cũng nhập khẩu và bán cho nhà sản xuất tăng thêm chi phí đầu vào.

- Một số phương tiện thông tin khi đưa tin chưa chính xác gây tâm lý cho hệ thốn thương nhân và người tiêu dùng (sẽ tăng lương cho những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

. Dự báo quan hệ cung cầu, giá cả tháng 4 và quý II/2004 vẫn diễn biến theo chiều hướng giữ ở mức độ cao và có thể không tăng hơn tháng 3/2004, tuy nhiên giá cả các sản phẩm như dầu mỏ, thép, Urê vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lường như nạn khủng bố thế giới, sự bất ổn ở khu vực Trung Đông, sự cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC, những chính sách hạn chế bán: tăng giá xuất khẩu phôi thép, mức độ mua dự trữ của Mỹ, mức độ tiêu thụ của Trung Quốc... giá thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng thông thường sẽ giảm dần nhưng sẽ không trở lại ngay như ở mức trước tháng 12/2003.

II. MỘT SỐ MẶT HÀNG

1. Lương thực

Các tỉnh phía Bắc, do chủ động nguồn nước khắc phục được nạn hạn hán nên về cơ bản đã hoàn thành gieo cấy vụ Đông Xuân, đạt trên 1,1, triệu ha, hiện chỉ còn một số địa phương miền núi phía Bắc đang tiếp tục gieo cấy. Giá lúa gạo ĐBSCL, ĐB Bắc Bộ biến động tăng còn các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ, giá lương thực nhìn chung ổn định. Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân 2003/2004, tính đến 15/3/2004 thu hoạch được 84,5% diện tích gieo trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản lượng lúa Đông Xuân ở ĐBSCL như sau:

Năm

Diện tích (ha)

Măng suất (Tấn/ha)

Sản lượng (Tấn)

2002 - 2003

1.500.272

5,68

8.518.790

2003 - 2004

1.445.769

5,74

8.298.732

Như vậy, lượng gạo dành cho xuất khẩu của vụ Đông Xuân ở mức khoảng 2,5 triệu tấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, đến nay hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đạt khoảng 2 triệu tấn, trong đó có 1,5 triệu tấn thời hạn giao hàng trong 6 tháng đầu năm 2004 (nhiều hợp đồng XK được ký trước tháng 1/2004 với giá thấp hơn hiện nay).

Tuy nguồn lương thực gia tăng và giá lúa, gạo tăng nhưng việc thu mua của các doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn do tình trạng tranh mua của các đơn vị xuất khẩu (nhất là mua gạo xuất khẩu tiểu ngạch), cùng với tâm lý găm giữ lúa, gạo của nông dân (với hy vọng giá còn tăng) đã tác động tới giá lúa, gạo tiếp tục tăng từ 100 - 200đ/kg tại nhiều nơi với mức phổ biến: lúa tẻ từ 2.000 - 2.200 đ/kg (lúa chất lượng cao ở mức cao hơn); gạo tẻ từ 3.100 - 3.200 đ/kg, gạo thành phẩm 5% tấm không bao tại mạn khoảng 3.180 - 3.250 đ/kg; 25% tấn khoảng 2.8500 - 3.050 đ/kg.

Trước tình hình trên, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thương mại đã có văn bản đề nghị các ngành, và các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xử lý gian lận thương mại trong kinh doanh lúa, gạo. Dự báo thời gian tới giá lương thực khả năng còn tiếp tục tăng, đề nghị các doanh nghiệp giãn tiến độ thời gian giao hàng và thận trọng đối với việc xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang biên giới phía Bắc vì Trung Quốc sẽ quản lý nhập gạo bằng hạn ngạch nhu đối với cao su.

Nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2004 tăng, đặc biệt tăng mạnh từ Trung Quốc và một số nước Trung Mỹ. Tại Thái Lan, Chính phủ vẫn can thiệp vào thị trường thóc gạo nên giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục tăng: gạo 100% B từ 227 USD/T tăng lên 253 USD/T; 5% tấm từ 220 USD/T tăng lên 246 USD/T; 25% tấm 204 USD/T tăng lên 233 USD/T. Giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng: gạo 5% tấm từ 205 USD/T tăng lên 223 USD/T; 25% tấm từ 193 USD/tăng lên 223 USD/T (cùng thời điểm này năm 2003: 5% tấm là 174 USD/T; 25% tấm là 162 USD/T). Ước xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2004 đạt khoảng 808.000 tấn, giám 23,7% về lượng nhưng lại tăng 6,1% về trị giá so với cùng kỳ vì giá gạo tăng gần 27%.

2. Mía đường

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4 tháng 3 năm 2004 về Tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang triển khai thực hiện quyết định. này.

Nhu cầu tiêu thụ đường nhìn chung ở mức bình thường, ước tồn kho cuối tháng 3/2004 khoảng 287.000 tấn, nhưng giá đường trên thị trường trong tháng bắt đầu tăng 300-600 đ/kg do nhiều nhà máy ở phía Nam, nhất là các nhà máy đường ở miền Đông Nam bộ thiếu nguyên liệu đã ngừng hoạt động. Phổ biến trên thị trường, giá đường RS là 5.300 đ/kg, RE là 5,600 đ/kg, trong đó đường tinh luyện Biên Hoà ở mức 6.4000 đ/kg - là mức cao nhất trong 2 năm qua. Dự báo thời gian tới giá đường còn tiếp tục tăng, do mùa hè đến, nhưng mức tăng không cao, nếu tăng mạnh đường nhập lậu có nguy cơ tràn vào thị trường trong nước.

Trên thị trường đường thế giới, tại Luân Đôn đường trắng giao tháng 5 từ 2004 USD/T tăng lên 213 USD/T (17/3). Dự báo giá đường thế giới vụ 2003/2004 sẽ không giảm ở mức thấp như vụ 2002/2003, vì mức du thừa cung đường trên thị trường năm nay thấp hơn so với năm trước (dự báo sản lượng thế giới vụ 2003/2004 vượt mức tiêu thụ chỉ 514.000 tấn, trong khi dư thừa vụ 2002/2003 là 6,92 triệu tấn).

3. Phân bón

Từ đầu năm 2004 đến nay, giá phân bón thế giới tăng giảm thất thường. Trong tháng 3/2004, tại Châu Á nguồn cung có phần dồi dào hơn, giá phân urê giảm nhẹ. Hiện nay giá urê bao nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 195 - 198 USD/T.

Quý I/2004 ước nhập khẩu 910.000 tấn phân các loại (chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng tăng tới 27,6% về trị giá so với cùng kỳ), trong đó có khoảng 513.000 tấn Urê (tăng 14,3% về lượng và tăng tới 56,9% về trị giá so với cùng kì).

Trong nước, nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân đã được cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên do giá cước vận chuyển tăng, nên giá phân urê tăng từ 50 - 100đ/kg tại một số địa bàn. Các tỉnh phổ biến ở mức từ 3.400 - 3.600 đ/kg (có tỉnh ở mức cao hơn).

Nhu cầu phân bón vụ Hè Thu 2004 khoảng 530.000 tấn Ure (trong đó miền Bắc là 70.000 tấn; miền Trung là 110.000 tấn và Nam Bộ là 350.000 tấn). Với lượng tồn kho cuối vụ Đông Xuân chuyển sang là 200.000 tấn, nhập tháng 3 là 200.000 tấn và ước tháng 4 năm 2004 nhập tiếp 180.000 tấn ure, sẽ đảm bảo đủ nguồn.

Dự báo giá phân bón trên thị trường thế giới cả năm 2004 vẫn diện biến phức tạp, khả năng còn duy trì ở mức cao. Vì vậy, Tổ Điều hành thị trường trong nước và Hiệp hội Phân bón sẽ tổ chức họp với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phân bón lớn để chủ động cung ứng đủ nguồn phân bón cho năm 2004, nhất là cho vụ Đông Xuân 2004/2005.

Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội phân bón kiến nghị tăng thuế nhập khẩu NPK trên 3 - 5% và giảm thuế nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

4. Xăng dầu

Trên thị trường thế giới giá dầu thô tiếp tục tăng ở mức cao (khoảng 38 USD/thùng) nguyên nhân do thiếu nguồn cung các loại xăng dầu, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, tình hình chính trị thế giới nhiều vùng bất ổn và nguy cơ khủng bố gia tăng tại nhiều nước. Với mức giá xăng dầu thế giới hiện nay, việc kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn tiếp tục lỗ mặc dù gí định hướng đã tăng cao và các mức thuế nhập khẩu đang ở mức thấp (ước xăng 92 lỗ 540 đ/l; Diezel lỗ 264 đ/l; Dầu hoả lỗ 40 đ/l; Mazút lỗ 15đ/l, chỉ có xăng 90 lãi 184 đ/l). Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và bảo đảm nguồn cung, đáp ứng được nhu cầu của thị trường với giá ổn định. Quý I/2004 ước nhập khẩu được 2.831 nghìn tấn xăng đầu các loại, xăng 7,9% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Dự báo giá xăng dầu thế giới còn ở mức cao, đề nghị Bộ Tài chính bù lỗ kịp thời để các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối duy trì tiến độ nhập khẩu.

5. Xi măng

Hiện đang mùa xây dựng, trong tháng nhu cầu tiêu thụ xi măng tháng 3/2004 tăng cao hơn tháng trước, ước tiêu thụ 3 tháng năm 2004 đạt khoảng 5,429 triệu tấn (đạt 21% kế hoạch năm). Nguyên nhân Quý I/04 tiêu thụ chậm là do giá sắt thép xây dựng tăng cao, nhiều công trình xây dựng đang triển khai phải ngừng hoặc giãn tiến độ thi công chờ giá thép giảm.

Do nguồn cung xi măng trên thị trường dồi dào, đáp ứng được nhu cầu với giá khá ổn định trong cả nước từ 720 - 760 đ/kg (phía Bắc) và 840 - 920 đ/kg (phía Nam). Trong tháng giá clinker nhập khẩu tiếp tục đứng ở mức 21,5 -22 USD/T FOB.

Dự kiến từ nay đến tháng 6 năm 2004 tốc độ tiêu thụ xi măng sẽ tăng mạnh. Để đảm bảo đủ nguồn, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Tổng công ty xi măng tập trung sản xuất ổn định, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản xuất, nhập đủ clinker và phấn đấu giữ ổn định giá bán xi măng. Do giá nhập khẩu clinker nhập khẩu và một số chi phí đầu vào như cước phí vận chuyển, xăng dầu tăng... đề nghị Chính phủ điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu clinker từ 20% xuống còn 10% đối với nguồn nhập từ các nước ASEAN và xem xét giảm thuế nhập khẩu clinker đối với nguồn nhập từ các nước ngoài ASEAN của các nhà máy liên doanh.

6. Thép xây dựng

Sau thời gian tăng giá đột biến liên tục, giá thép trên thị trường thế giới đã chững lại và giám nhẹ. Giá phối thép chào bán vào Việt Nam hiện ở mức 440 - 445 USD/tấn, giảm 20 - 30 USD/tấn so với đầu tháng 3/2004. Giá thép tại thị trường Trung Quốc giảm bình quân khoảng 36 USD/tấn. Hiện nay trên thị trường Hà Nội đã xuất hiện chào bán thép của Trung Quốc với giá 8.000 đ/kg (chưa có VAT và chưa xác định rõ chất lượng). Giá một số nguyên liệu như thép phế cũng có chiều hướng giảm nhẹ.

Dự báo giá phôi thép và sản phẩm thép trên thị trường thế giới năm 2004 còn đứng ở mức cao do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng (tăng khoảng 5,8% so với năm 2003, trong đó Trung Quốc tăng 12,8% chiếm 1/3 nhu cầu thế giới) cùng với giá nguyên liệu tăng (giá quặng sắt, thép phế liệu tăng do nguồn cung khan hiếm) và cước phí vận chuyển tăng. Theo dự đoán từ nhiều nguồn tin, khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt sắt thép trong tháng 4 - 5/2004, trong quý II giá thép sẽ tăng chậm hơn mức 2 tháng đầu năm và từ quý III khả năng giá thép sẽ chững lại ở mức cao.

3 tháng đầu năm 2004 ước tiêu thụ khoảng 500.000 tấn thép xây dựng, giảm khoảng 20% so với tiến độ các năm trước. Tồn kho của các đơn vị tành viên trong Hiệp hội Thép cuối tháng 03/2004 là 150.000 tấn sản phẩm và 190.000 tấn phôi - đây là mức tồn kho thấp so với mức tồn kho hợp lý là 200.000 tấn sản phẩm và 200.000 tấn phôi; nhưng do trị giá cao và tiêu thụ chậm nên cũng là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép. Theo Hiệp hội Thép hiện có 4 công ty Liên doanh là Việt Hàn, Việt Y, Thép úc và Việt Singapor đã tạm ngừng sản xuất. Giá bán thép xây dựng của một số nhà hiện nay như sau:

(Giá bán tại nhà máy, đã có VAT) Đ/vị: đồng/kg

Đơn vị sản xuất

Thép cuộn

Thép cây

Phi 6

Phi 8

Phi 13-40

Thép Thái Nguyên

8.557

8.557

8.400

Công ty Vinausteel

 

 

9.030

Công ty Thép Việt Hàn

8.820

8.820

 

Công ty Nasteelvina

8.767

8.715

 

Công ty Thép Miền Nam

8.190

8.106

7.875

Công ty Vinakyoei

8.505

8.442

8.200

Công ty Thép Đà Nẵng

8.369

8.285

 

Công ty Thép Miền Trung

 

 

8.085

Giá bán lẻ thép tại thị trường hiện lao động trong khoảng 8.600 - 9.000 đ/kg (tại những địa bàn xa giá có thể cao hơn), so với cuối tháng 2/2004 giảm 200 - 300 đ/kg (một số địa bàn giảm ở mức cao hơn). Tuy giá thép giảm, nhưng tình hình tiêu thụ thép chưa có chuyển biến, nguyên nhân do giá thép còn ở mức cao các công trình còn mong chờ giá thép giảm hơn nữa và chờ Chính phủ điều chỉnh giá dự toán XDCB.

Dự báo thời gian tới tình hình tiêu thụ thép sẽ sôi động hơn, nhất là đối với các công trình thuộc ngân sách nhà nước cấp, nếu được điều chỉnh vốn đầu tư. Do nguồn cung đáp ứng được nhu cầu (20 công ty sản xuất thép trong nước đã chuẩn bị đủ nguyên liệu sản xuất hết quý II/2004 và đang ký hợp đồng nhập khẩu phục vụ sản xuất quý III/2004). Giá thép trên thị trường sẽ giảm tại một số địa bàn, nhưng mức giảm không nhiều.

Đề nghị các doanh nghiệp cán thép tiếp tục nhập khẩu phôi đảm bảo sản xuất bình thường, triển khai thực hiện việc rà soát chi phí, xây dựng quy chế điều hành thị trường mặt hàng Thép đúng tiến độ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn tốt hơn thị trường thép trong nước. Hiện Hiệp hội Thếp đã có văn bản kiến nghị Chính phủ nâng thuế nhập khẩu thép thành phẩm; theo Bộ Thương mại hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng nhập khẩu trở lại, khi giá thép tương đối ổn định ở mức hợp lý sẽ xem xét vấn đề này. Bộ Thương mại đã có văn bản trả lời Hiệp hội Thép theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

7. Nhựa

Trong những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 25 - 30% năm. Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam và các nước trong khu vực đều phải lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhựa nhập khẩu. Giá nguyên liệu nhựa tăng cao vào giữa và cuối tháng 02/2004, nhưng sang đến đầu tháng 3/2004 đó có sự giảm nhẹ khoảng 20 - 50 USD/tấn. Tuy nhiên, vào thời điểm này thì giá dầu mỏ đang biến động ở mức cao và nhu cầu vẫn đang tăng lên từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc cho nên giá nguyên liệu nhựa cũng không thể giảm mạnh ngay được nên để bảo đảm ổn định sản xuất trong nước, nhất là đối với việc đẩy mạnh các sản phẩm xuất khẩu, Bộ Thương mại đã có công văn tiếp tục kiến nghị bỏ phụ thu đối với PVC.

8. Thuốc chữa bệnh

Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2004 có 338 mặt hàng tăng giá, chiếm 3,3% trên tổng số thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có 211 thuốc nước ngoài (chiếm 4,8% trên tổng số 4400 thuốc nước ngoài đăng ký tại VN) và 127 thuốc trong nước tăng giá (chiếm 2,22% trên tổng số 5720 thuốc trong nước đã đăng ký lưu hành. Theo Tổng cục Thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng nhóm thuốc và y tế quý I/2004 tăng tới 4,3%, như vậy Bộ Y tế cần quan tâm chấn chỉnh giá cả dịch vụ y tế.

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhân dân và ổn định thị trường thuốc tân dược trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ Bộ Y tế đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp như tổ chức đấu thầu việc cung ứng thuốc cho các bệnh viện và cơ sở điều trị một số mặt hàng; yêu cầu khoa dược của bệnh viện phải cung cấp thuốc đến tận giường bệnh, không để bệnh nhân phải mua thuốc bên ngoài và giá cả phải rẻ hơn thị trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các Quy chế chuyên môn như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn... Đảm bảo thuốc thiết yếu cho tuyến cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu những loại thuốc chuyên khoa, đặc trị cùng loại ở các nước có giá rẻ hơn vào Việt Nam để bán cho người tiêu dùng, cho phép các doanh nghiệp nhận sản xuất thuốc theo hợp đồng. Đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành văn bản về quản lý giá thuốc.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Với các chính sách phát triển kinh tế của Mỹ, Trung Quốc, EU và tình hình chính trị, kinh tế của nhiều nước trên thế giới có thể thấy mặt bằng giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới năm 2004 có nhiều biến động phức tạp tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, giá cả hàng hoá và dịch vụ thị trường trong nước ngay từ những tháng đầu năm đã chịu ảnh hưởng lớn vì các nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sản xuất trong nước chủ yếu đều phải nhập khẩu. Những năm qua, sức mua tuy đã được cải thiện nhiều song đời sống của đại đa số dân cư cũng đã gặp nhiều khó khăn do biến động giá tăng. Để chủ động đối phó với tình hình, hạn chế tối đa mọi tác động tiêu cực của tình hình thị trường thế giới đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

1. Ban hành văn bản sửa đổi Nghị định 65 về nhập khẩu phế liệu để tháo gỡ việc nhập thép phế, nhựa phế liệu... phục vụ sản xuất trong nước.

2. Ban hành Nghị định về Quản lý giá thuốc chữa bệnh cho người.

3. Ban hành Quy chế điều hành kinh doanh phân bón 2004 - 2005.

4. Chính phủ cho xem xét việc điều chỉnh giá dự toán XDCB do giá thép tăng để tháo gỡ tình hình trì tệ ách tắc tiến độ thi công các công trình XDCB hiện nay, Bộ Công nghiệp sớm trình Chính phủ quy chế điều hành sản xuất kinh doanh thép.

5. Yêu cầu các Bộ ngành, các Hiệp hội và các Tổng công ty ngang hàng triển khai tổ chức tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 868/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 2 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Phan Thế Ruệ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo số 1352 TM/TTTN ngày 29/03/2004 của Bộ Thương mại về việc thị trường trong nước tháng 3/2004

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.294

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.89.130
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!