Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2008/TT-BCT quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết xử lý vi phạm hành chính sở hữu trí tuệ cơ quan quản lý thị trường

Số hiệu: 12/2008/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Cẩm Tú
Ngày ban hành: 22/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 12/2008/TT-BCT

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 04 năm 2008.
Bộ Công Thương hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi áp dụng:

Thông tư này hướng dẫn về thủ tục và quy trình tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và các các vụ việc vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu trong thị trường nội địa của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại các Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 20, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

b) Đối tượng áp dụng:

Cơ quan Quản lý thị trường các cấp, cán bộ, công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ

a) Về trường hợp xâm phạm quyền:

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý trong các trường hợp sau:

- Chủ thể quyền, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệkhoản 4 Điều 21 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các nhóm hàng là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

b) Về trường hợp hàng hoá giả mạo:

Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hành vi sao chép lậu đối với các sản phẩm văn hóa-thông tin (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lý trong các trường hợp:

- Đơn thư của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo, yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ;

- Đơn thư của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc cho xã hội tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Cơ quan Quản lý thị trường có thể chủ động kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ mà không nhất thiết phải có yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP.

3. Về trách nhiệm chỉ đạo và thẩm quyền quyết định kiểm tra, xử lý xâm phạm:

a) Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, xử lý hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đối với Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi xâm phạm quyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền trên phạm vi cả nước.

b) Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ đối với các Đội Quản lý thị trường trực thuộc;

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi xâm phạm quyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền.

c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 mục I; Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP; khoản 3 mục II đối với hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội và điểm a khoản 4 Mục II;

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm thực hiện Quyết định kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở địa phương mình theo quy định tại Điều 19 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

4. Những trường hợp không thụ lý:

Cơ quan Quản lý thị trường các cấp không tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ các trường hợp sau:

a) Vụ việc đang đuợc các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, hình sự hoặc dân sự khác thụ lý, trừ trường hợp chủ thể quyền đang hoặc đã khởi kiện với Toà Dân sự chỉ với nội dung yêu cầu bồi thường thiệt hại;

b) Vụ việc đang có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

c) Vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan Quản lý thị trường chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, khởi tố hình sự;

d) Vụ việc xâm phạm quyền đã hết thời hiệu xử phạt hành chính (02 năm kể từ ngày xảy ra hành vi);

đ) Không thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết.

e) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo của cơ quan Quản lý thị trường yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu xử lý vi phạm không bổ sung tài liệu, chứng cứ còn thiếu để chứng minh tư cách chủ thể quyền, tư cách người yêu cầu xử lý và hành vi xâm phạm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP.

5. Thời hạn thụ lý, giải quyết vụ việc vi phạm:

Thời hạn thụ lý, giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 66, Điều 67 và Điều 71 Luật khiếu nại, tố cáo.

6. Trách nhiệm báo cáo:

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm lần đầu về sở hữu trí tuệ phải được sao gửi cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để theo dõi, giám sát và chỉ đạo nghiệp vụ. Đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa thời hạn này là 5 ngày làm việc.

II. QUY TRÌNH THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ

1. Yêu cầu đối với hồ sơ ban đầu

a) Hồ sơ do chủ thể quyền yêu cầu xử lý gồm các tài liệu sau:

- Đơn yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng ký kinh doanh tại Việt Nam);

- Các tài liệu, chứng cứ phù hợp với tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý và các nội dung yêu cầu xử lý quy định tại các Điều 23, Điều 24 và Điều 25 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

- Kết luận giám định (nếu có);

- Trường hợp vụ việc đã được giải quyết tại Toà Hình sự hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, nay tái phạm thì phải gửi kèm theo 01 bản sao có chứng thực quyết định, bản án có hiệu lực của Toà án hoặc quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền khác.

b) Hồ sơ do tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền tố cáo gồm các tài liệu sau:

- Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng ký kinh doanh tại Việt Nam);

- Chứng cứ về thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Kết luận giám định về thiệt hại (nếu có).

c) Hồ sơ tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ gồm các tài liệu sau:

- Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý với các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Chứng cứ, hiện vật là hàng hoá giả mạo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

d) Hồ sơ do cơ quan Quản lý thị trường chuẩn bị đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ, gồm các tài liệu sau:

- Phiếu đề xuất bao gồm: các thông tin phát hiện, chứng cứ chứng minh hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo;

- Kết quả thẩm tra, xác minh, cung cấp chứng cứ của cơ quan Công an (nếu có);

- Kết luận giám định, kết quả trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu có);

đ) Hồ sơ do cấp dưới chuyển lên:

Hồ sơ ban đầu do cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới chuyển lên cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để đề nghị xử lý, tuỳ loại mà phải đảm bảo theo yêu cầu hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d của khoản 1 mục II kèm theo văn bản chuyển hồ sơ và đề xuất của cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới.

e) Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi xâm phạm quyền:

- Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo cho chủ thể quyền biết và hướng dẫn chủ thể quyền thực hiện các thủ tục theo quy định. Nếu chủ thể quyền yêu cầu xử lý thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 mục II;

- Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho xã hội, người tiêu dùng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc danh mục hàng hoá quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì có trách nhiệm thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại và lập hồ sơ ban đầu theo quy định tại điểm b khoản 1 của mục II (trừ đơn tố cáo, yêu cầu xử lý và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

2. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và ra quyết định kiểm tra:

a) Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm:

Cơ quan Quản lý thị trường các cấp Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương) và Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xử lý các hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ theo trình tự sau:

- Đối với hành vi xâm phạm quyền lần đầu:

Hành vi xâm phạm quyền lần đầu là hành vi xâm phạm quyền đối với một hàng hóa cụ thể do chủ thể quyền lần đầu yêu cầu xử lý.

Trường hợp chủ thể quyền nộp hồ sơ, yêu cầu Đội quản lý thị trường xử lý hành vi xâm phạm quyền lần đầu, xử lý như sau: Hướng dẫn chủ thể quyền nộp hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tại Chi cục Quản lý thị trưòng, hoặc tiếp nhận hồ sơ để chuyển cho Chi cục Quản lý thị truờng.

Trường hợp Đội quản lý thị trường tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chi cục Quản lý thị trường, đồng thời thông báo cho chủ thể quyền đã nộp hồ sơ biết. Đối với các Đội Quản lý thị truờng ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn trên là 05 ngày làm việc

- Đối với các trường hợp giả mạo sở hữu trí tuệ: Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 24 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

Đối với vi phạm đã được xử lý và hành vi xâm phạm quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội: Đội Quản lý thị trường tiếp nhận và thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 4 mục II và điểm a khoản 5 Mục II.

- Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý mọi hồ sơ ban đầu yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ.

b) Xem xét hồ sơ:

Cơ quan Quản lý thị trường khi tiếp nhận phải kiểm tra, xem xét hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 106/2006/NĐ-CP. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Quản lý thị trường xem xét:

- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp có yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Quản lý thị trường thì cơ quan Quản lý thị trường hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

Trường hợp chuyển cho cơ quan có thẩm quyền khác thì thông báo cho chủ thể quyền biết.

- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp không hợp lệ theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì có thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung các tài liệu, chứng cứ còn thiếu;

Trường hợp chủ thể quyền bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì kiểm tra, ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan Quản lý thị trường.

- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp có tài liệu, chứng cứ thể hiện có sự tranh chấp giữa chủ thể quyền và tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý hoặc có sự tranh chấp giữa chủ thể quyền với người thứ ba về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền thì từ chối tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn chủ thể quyền đến cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết;

- Hồ sơ ban đầu do cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới chuyển lên, chưa đủ điều kiện chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thiện thì kiểm tra, ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan Quản lý thị trường;

- Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền khác chuyển đến cơ quan Quản lý thị trường: sau khi xem xét nếu đúng thẩm quyền thì kiểm tra, ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan Quản lý thị trường;

- Đối với các trường hợp hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 mục II, ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Quản lý thị trường thông báo cho chủ thể quyền để có yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp thêm chứng cứ vi phạm bổ sung hồ sơ.

c) Xử lý hồ sơ hợp lệ tại Chi cục Quản lý thị trường và Đội Quản lý thị trường:

Căn cứ hồ sơ hợp lệ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo, Chi cục và Đội Quản lý thị trường tiến hành các bước theo trình tự sau:

- Trường hợp xử lý tại Chi cục Quản lý thị trường: Trên cơ sở tiếp nhận hồ sơ, Chi cục xem xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu giám định (nếu có); trao đổi ý kiến chuyên môn với cơ quan có liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết), hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện hoặc giao cho Đội Quản lý thị trường tổ chức thực hiện;

- Trường hợp xử lý tại Đội Quản lý thị trường: Trên cơ sở tiếp nhận hồ sơ, Đội Quản lý thị trường xem xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu giám định (nếu có); trao đổi ý kiến chuyên môn với cơ quan có liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết), hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện.

- Kiểm tra tại cơ sở vi phạm: Chi cục và Đội Quản lý thị trường thực hiện kiểm tra theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP , Nghị định số 105/2006/NĐ-CP , Nghị định số 106/2006/NĐ-CP và nghiệp vụ của cơ quan Quản lý thị trường;

Trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hóa giả mạo diễn ra trên địa phương khác và đã tiếp nhận, xử lý tại địa bàn của mình, Chi cục Quản lý thị trường phải gửi bản sao hồ sơ đã hoàn chỉnh cho các Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố khác để phối hợp kiểm tra, xử lý;

Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt, Chi cục chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cục Quản lý thị trường để tiến hành xử phạt.

- Các trường hợp chuyển bản sao hồ sơ vụ việc cho cơ quan Quản lý thị trường cấp trên:

+ Các vi phạm lần đầu do Đội Quản lý thị trường thụ lý giải quyết, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định kiểm tra, Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm gửi một bản sao có chứng thực quyết định kiểm tra và hồ sơ vụ việc cho Chi cục Quản lý thị trường (Đội Quản lý thị trường dùng con dấu của Đội để chứng thực hồ sơ).

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, tùy từng trường hợp cụ thể, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm ra ra văn bản thông báo và chỉ đạo kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố hoặc đối với những địa bàn có vi phạm, đồng thời nếu thấy cần thiết thì thông báo cho các cơ quan thực thi khác biết để phối hợp thực hiện;

+ Các vi phạm lần đầu do Chi cục Quản lý thị trường thụ lý giải quyết hoặc do Đội Quản lý thị trường chuyển lên, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm gửi một bản sao có chứng thực quyết định kiểm tra và hồ sơ vụ việc cho Cục Quản lý thị trường (Chi cục Quản lý thị trường dùng con dấu của Chi cục để chứng thực hồ sơ).

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, tùy từng trường hợp cụ thể quy định tại điểm d khoản 2 mục II (trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố), Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm ra quyết định kiểm tra hoặc ra thông báo, văn bản chỉ đạo kiểm tra trên phạm vi toàn quốc hoặc đối với những địa bàn có vi phạm, đồng thời nếu thấy cần thiết thì thông báo cho các cơ quan thực thi khác biết để phối hợp thực hiện;

- Các trường hợp Chi cục Quản lý thị trường chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc để Cục Quản lý thị trường thụ lý giải quyết:

+ Vụ việc xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo có nhiều tình tiết phức tạp;

+ Có nhiều quan điểm nhận định khác nhau về một vụ việc;

+ Liên quan đến nhiều cơ quan; xẩy ra trên nhiều tỉnh, thành phố;

+ Vụ việc không có đủ yếu tố xác định vi phạm, sau khi hướng dẫn hướng dẫn các bên liên quan giải quyết tại Toà án, nhưng chủ thể quyền vẫn khiếu nại, yêu cầu ra quyết định xử phạt;

Hồ sơ gồm văn bản nhận định, đề xuất của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường kèm bản sao tài liệu có liên quan.

d) Xử lý hồ sơ hợp lệ tại Cục Quản lý thị trường:

- Quyết định kiểm tra: Trên cơ sở hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, hoặc do các Chi cục Quản lý thị trường chuyển lên, Cục Quản lý thị trường xem xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu giám định (nếu có); trao đổi ý kiến chuyên môn với cơ quan có liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết), hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định kiểm tra;

- Thực hiện kiểm tra: Cục Quản lý thị trường giao các Chi cục Quản lý thị trường thực hiện quyết định kiểm tra của Cục trưởng tại các tỉnh, thành phố nơi cơ sở vi phạm hoạt động;

- Cục Quản lý thị trường ra văn bản chỉ đạo kiểm tra hoặc quyết định kiểm tra trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố hoặc toàn quốc trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố và giao cho các Chi cục Quản lý thị trường thực hiện;

- Đối với các vụ việc yêu cầu xử lý xâm phạm đã được cơ quan Quản lý thị trường kết luận không có yếu tố xâm phạm, không phải là hàng hoá giả mạo, không đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn có khiếu nại, yêu cầu xử phạt thì hướng dẫn các bên liên quan giải quyết tại Toà án.

3. Trường hợp vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội:

Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường), Cơ quan Quản lý thị trường xử lý hành vi vi phạm hành chính theo các quy định hiện hành liên quan. Đối với hành vi xâm phạm quyền, cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm mà không cần thông báo trước cho chủ thể quyền. Trường hợp cần thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm, cơ quan Quản lý thị trường có thể yêu cầu chủ thể quyền hoặc các cơ quan liên quan cung cấp.

4. Các trường hợp tạm dừng:

Trong quá trình xử lý hồ sơ hợp lệ, ban hành quyết định kiểm tra, tiến hành kiểm tra và chuẩn bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, cơ quan Quản lý thị trường tạm dừng việc xử lý trong các trường hợp sau:

a) Chủ thể quyền và người khác có đơn hợp lệ yêu cầu xử lý, nay có văn bản thông báo rút đơn yêu cầu xử lý hoặc có thông báo các bên đã thoả thuận giải quyết vụ việc xâm phạm quyền bằng biện pháp khác (trừ trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội);

b) Phát sinh tranh chấp có nội dung quy định tại điểm a và b khoản 4 mục I của Thông tư này.

Trường hợp quyết định tạm dừng việc kiểm tra quy định tại điểm a và b khoản 4 mục I của Thông tư này: Cơ quan Quản lý thị trường đang xử lý vụ việc lập biên bản ghi nhận số hiện trạng tang vật để làm căn cứ cho việc xử lý sau khi có quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền.

Việc xử lý tang vật tạm giữ khi quyết định tạm dừng kiểm tra giải quyết như sau:

Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường quyết định tạm giữ tang vật thì trả lại tang vật cho bên bị tạm giữ sau khi đã thực hiện các công việc quy định tại điểm này.

Trường hợp cơ quan Quản lý thị truờng quyết định tạm giữ tang vật theo yêu cầu của bên có đơn yêu cầu xử lý thì tiếp tục tạm giữ nếu bên yêu cầu xử lý có văn bản tiếp tục yêu cầu và cam kết chịu trách nhiệm vật chất về hậu quả. Trường hợp bên yêu cầu xử lý không có văn bản tiếp tực yêu cầu thì trả lại tang vật cho bên bị tạm giữ sau khi thực hiện các công việc quy định tại điểm này;

c) Hết thời hiệu 2 năm;

d) Kết quả kiểm tra phát hiện không có hành vi xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ cơ sở xử lý.

5. Thủ tục xử lý các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền và giả mạo sở hữu trí tuệ đã được xử lý:

a) Đối với trường hợp vi phạm đã được xử lý:

Vi phạm đã được xử lý là một hành vi xâm phạm quyền hoặc giả mạo sở hữu trí tuệ cụ thể đối với một loại hàng hóa nào đó đã được cơ quan Quản lý thị trường xử lý lần đầu; phán quyết của tòa án; và vi phạm đã được xử lý bởi cơ quan thực thi khác.

Đối với các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền đã được xử lý, cơ quan Quản lý thị trường các cấp nếu phát hiện vẫn vi phạm trên thị trường thì có quyền kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

Đối với trường hợp vi phạm đã được xử lý là hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ, cơ quan Quản lý thị trường áp dụng quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP để xử lý.

b) Trường hợp phát hiện thấy hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc sao chép lậu có dấu hiệu đáp ứng các điều kiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cơ quan Quản lý thị trường chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.

6. Xử lý đối với cơ sở sản xuất hàng hóa vi phạm:

a) Đối với trường hợp cơ quan Quản lý thị trường thụ lý, giải quyết vụ việc ở khâu lưu thông hàng hóa và có căn cứ cho rằng cơ sở sản xuất đã đưa hàng hóa vi phạm vào lưu thông, tiêu thụ thì tiến hành thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.

Trường hợp cơ sở sản xuất này đang bị cơ quan có thẩm quyền khác thụ lý, giải quyết đối với hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm thì:

- Cơ quan Quản lý thị trường áp dụng trường hợp không tiếp nhận, thụ lý giải quyết hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm hướng dẫn tại khoản 4 mục I.

- Chuyển hồ sơ và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền.

b) Trường hợp không đủ căn cứ xác định hành vi đưa hàng hóa vi phạm vào lưu thông thì chuyển hồ sơ hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thụ lý giải quyết.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tại mục II về quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết các yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả mạo sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm quyền được quy định tại Thông tư này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc tuân thủ những quy định tại Thông tư này để bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn ngành, đúng quy định của pháp luật.

4. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của cấp dưới.

Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết yêu cầu xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.

5. Hoạt động sau xử lý vi phạm hành chính:

- Sau khi kết thúc vụ việc, Đội trưởng, Chi cục trưởng phải chỉ đạo công chức quản lý thị trường trực tiếp thụ lý vụ việc lưu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Việc tiêu huỷ tài liệu hết giá trị chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan thông báo cho Bộ Công Thương để kịp thời nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VKSNDTC, TANDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- Công báo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Công Thương;
- Website Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT; QLTT (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Cẩm Tú

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 12/2008/TT-BCT

Hanoi, October 22, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE ORDER OF AND PROCEDURES FOR THE MARKET MANAGEMENT OFFICES TO RECEIVE AND ACCEPT FOR SETTLEMENT WRITTEN REQUESTS FOR HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF INTELLECTUAL PROPERTY

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the November 29,2005 Intellectual Property Law and the Government’s Decree No. 100/2006/ND-CP of September 21, 2006, detailing the implementation of a number of articles of the Civil Code and the Intellectual Property Law regarding copyright and related rights; Decree No. 103/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Intellectual Property Law regarding industrial property; Decree No.105/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Intellectual Property Law regarding protection of intellectual property rights and regarding state management of intellectual property; Decree No. 106/2006/ND-CP of September 22, 2006, on sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property; and Decree No. 56/2006/ND-CP of June 6, 2006, on sanctioning of administrative violations in the domain of culture and information;
Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
The Ministry of Industry and Trade guides the order of and procedures for the Market Management Offices to receive and accept for settlement cases of administrative violation in the domain of intellectual property as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope and subjects of application

a. Scope of application:

This Circular guides the order of and procedures for the Market Management Force to receive and accept written requests for handling of infringements and cases of infringement of intellectual property rights or cases involving goods bearing counterfeit marks or geographical indications or illegal reproduction of copyrighted materials in the domestic market under Article 27 of the Government’s Decree No. 105/2006/ND-CP, detailing and implementation of a number of articles of the Intellectual Property Law regarding protection of intellectual property rights and regarding state management of intellectual property; and Articles 20, 21, 22 and 23 of the Government’s Decree No. 106/2006/ND-CP, on sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property.

b. Subjects of application:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Principles for inspection and handling of administrative violations in the domain of intellectual property

a. Regarding infringements of rights:

Acts infringing upon intellectual property rights shall only be handled in the following cases:

- Rights holders or their lawful representatives (below collectively referred to as rights holders) request the handling of these acts under Point c, Clause 1, Article 198 of the Intellectual Property Law and Clause 4, Article 21 of Decree No. 105/2006/ND-CP;

- Organizations or individuals that suffer damage caused by or detect acts infringing upon intellectual property rights, which cause damage to consumers or the society and involve food, foodstuffs, preventive and curative medicines, livestock feed, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds, request the handling of infringing acts under Point a, Clause 1, Article 211 of the Intellectual Property Law.

b. Regarding counterfeit goods:

Acts of trading in goods bearing counterfeit marks or geographical indications or illegally reproducing cultural and information products (below collectively referred to as counterfeit goods) shall be handled in the following cases:

- Rights holders make petitions or denunciations against acts of manufacturing or trading in counterfeit goods, requesting the handling thereof under Clause 1, Article 198 of the Intellectual Property Law;

- Organizations or individuals that suffer from damage or detect acts of manufacturing or trading in counterfeit goods which cause damage to consumers or the society denounce these acts under Clause 2, Article 198, and Points c and d, Clause 1, Article 121 of the Intellectual Property Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Regarding the responsibility to direct and the competence to decide on the inspection and handling of infringements:

a. The Market Management Department shall provide professional guidance to and direct Market Management Sub-Departments of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level Market Management Sub-Departments) in inspecting and handling acts infringing upon rights or trading in intellectual property counterfeit goods.

The director of the Market Management Department shall decide on the inspection and handling of acts infringing upon rights or trading in intellectual property counterfeit goods falling under his/her competence nationwide.

b. Provincial-level Market Management Sub-Departments shall direct and professionally guide their attached Market Management Teams in conducting the inspection of acts infringing upon rights or trading in intellectual property counterfeit goods;

Directors of provincial-level Market Management Sub-Departments shall decide on the inspection and handling of acts infringing upon rights or trading in intellectual property counterfeit goods falling under their competence.

c. Heads of Market Management Teams shall decide on the inspection and handling of acts of administrative violation falling under their competence specified at Point b, Clause 2, Section I; Article 24 of Decree No. 106/2006/ND-CP; Clause 3, Section II, for acts causing damage to consumers and the society, and Point a, Clause 4, Section II;

Heads of Market Management Teams shall enforce inspection decisions of provincial-level Market Management Sub-Departments and sanction administrative violations according to their competence.

d. Presidents of provincial- or district-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations in the domain of industrial property in their respective localities under Article 19 of Decree No. 106/2006/ND-CP.

4. Cases in which written requests are not accepted:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Cases of infringement have been accepted for handling by other agencies competent to handle infringements with administrative, criminal or civil measures, unless rights holders are instituting or have instituted legal actions at a civil tribunal only to claim for damages;

b. Cases involve disputes over or complaints about rights holders, the protectability and scope of protection of intellectual property rights;

c. Cases show signs of crime, dossiers of which must be transferred to competent agencies for criminal investigation and prosecution;

d. The statute of limitations for sanctioning acts of infringing upon rights (two years after these acts are committed) has expired;

e. Cases fall beyond the Market Management Office’s competence;

f. Requesters for handling of infringements fail to additionally supply documents or evidence necessary for proving the capacity of rights holders and infringement-handling requesters and acts of infringement specified in Article 21 of Decree No. 106/2006/ND-CP within 30 days after receiving notices of the Market Management Office requesting these additional documents or evidence.

5. Time limit for acceptance and handling of cases of violation:

The time limit for acceptance and handling of cases of violation complies with Articles 66, 67 and 71 of the Law on Complaints and Denunciations.

6. Reporting responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. ORDER OF AND PROCEDURES FOR RECEIVING AND ACCEPTING WRITTEN REQUESTS

1. Requirements on preliminary dossiers

a. A dossier filed by a rights holder requesting the handling of an infringement comprises:

- A written request for handling which contains all the details specified in Article 22 of Decree No. 105/2006/ND-CP;

-The business registration certificate (if the requester has made business registration in Vietnam);

- Documents and evidence required to be supplied by the organization or individual requesting the handling and those concerning the contents of the request specified in Articles 23, 24 and 25 of Decree No. 105/2006/ND-CP;

- Assessment results (if any);

- If the case involves a recidivist who has been handled by a criminal tribunal or another competent agency, the dossier must be enclosed with a notarized copy of the effective court ruling or judgment or the sanctioning decision of another competent agency.

b. A dossier filed by an organization or individual suffering damage caused by or detecting an act of infringing upon rights comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The business registration certificate (if the requester has made business registration in Vietnam);

- Evidence proving the damage specified at Point d, Clause 1, Article 23 of Decree No. 105/2006/ND-CP;

- Results of damage assessment (if any).

c. A dossier of denunciation against an act of manufacturing or trading in intellectual property counterfeit goods comprises:

- A denunciation and a written request for handling which contains all the details specified in Article 22 of Decree No. 105/2006/ND-CP;

- Evidence and exhibits being counterfeit goods specified at Point e, Clause 1, Article 23 of Decree No. 105/2006/ND-CP.

d. A dossier prepared by the Market Management Office for an act of manufacturing or trading in intellectual property counterfeit goods comprises:

- A written petition supplying uncovered information on and evidence of the act of manufacturing or trading in intellectual property counterfeit goods;

- Results of verification and supply of evidence by the Police (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. A dossier transferred from a subordinate office comprises:

A preliminary dossier transferred from a market management office to its superior office to request the handling of a case of infringement must satisfy the requirements guided at Point a, b, c or d, Clause 1, Section II for each type of case and be enclosed with a dossier transfer paper and a written petition of the market management office.

f. In case the Market Management Office detects acts infringing upon rights:

- The Market Management Office that detects acts infringing upon intellectual property rights shall notify rights holders thereof and guide them in carrying out the specified procedures. If rights holders request the handling of these acts, it shall handle them under Point a, Clause 1, Section II;

- The Market Management Office that detects acts infringing upon intellectual property rights and causing damage to the society and consumers as specified at Point a, Clause 1, Article 211 of the Intellectual Property Law and involving infringing goods listed at Point d, Clause 1, Article 23 of Decree No. 105/2006/ND-CP shall collect evidence to prove the damage and make preliminary dossiers under Point b, Clause 1, Section II (excluding denunciations, handling requests and business registration certificates).

2. Order of receipt and processing of dossiers and issuance of inspection decisions:

a. Responsibility to receive dossiers of request for handling of violations:

The Market Management Offices at all levels, including the Market Management Department (under the Industry and Trade Ministry), provincial-level Market Management Sub-Departments (under provincial-level Industry and Trade Services) and Market Management Teams, shall receive dossiers of request for handling of acts infringing upon rights and intellectual property counterfeit goods in the following order:

- For first-time infringing acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case a rights holder files a dossier to request a Market Management Team to handle a first-time infringing act, the latter shall guide the rights holder in filing a dossier of request for handling of the infringing act with the provincial-level Market Management Sub-Department or receive the rights holder’s dossier before transferring it to the provincial-level Market Management Sub-Department.

In case the Market Management Team receives the dossier, it shall transfer, within 2 working days, the whole dossier to the provincial-level Market Management Sub-Department and, at the same time, notify the rights holder of the dossier transfer. For Market Management Teams in deep-lying and remote areas, the time limit for dossier transfer is 5 working days.

- For cases of intellectual property counterfeit: Market Management Teams shall receive dossiers and accept these cases for handling under Article 24 of Decree No. 106/2006/ND-CP.

For violations already handled and infringing acts causing damage to consumers or the society: Market Management Teams shall receive dossiers and accept these cases for handling under Clause 4, Section II and Point a, Clause 5, Section II.

- The Market Management Department and provincial-level Market Management Sub-Departments shall receive and handle all preliminary dossiers of request for handling of acts infringing upon rights and intellectual property counterfeit goods.

b. Examination of dossiers:

Upon receiving dossiers, the Market Management Office shall check and examine them under Clause 1, Article 20 of Decree No. 106/2006/ND-CP. Within 10 days after receiving a dossier of request, the Market Management Office shall examine and:

- Guide the requester in filing his/her/its written request with a competent agency, or transfer the received dossier to a competent agency for handling if the preliminary dossier filed by a rights holder contains a request for handling of an infringing act and counterfeit goods which fall beyond its handling competence;

After transferring the dossier to another competent agency, it shall notify the rights holder of such transfer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When the rights holder supplements the dossier as requested, it shall check and record the list of supplied documents and evidence according to the procedures it has prescribed.

- Reject the dossier and guide the rights holder in filing the request with another competent agency for handling in case the preliminary dossier filed by the rights holder contains documents and evidence showing a dispute between the rights holder and an organization or individual requested to be handled or a dispute between the rights holder and a third party on the capacity of the rights holder, the protectability and scope of protection of intellectual property rights, on which no final conclusion has been made by a competent agency;

- Check and record the list of documents and evidence in the preliminary dossier according to the procedures it has prescribed in case this prelimiary dossier is transferred from a subordinate Market Management Office which is professionally incapable to complete the dossier;

- Check and record the list of documents and evidence in the dossier according to the procedures it has prescribed in case this dossier is transferred from another competent agency and falls under its handling competence;

- Notify, upon receiving the dossier, the rights holder of the receipt so that the latter can make a request for handling of a violation and additionally supply evidence of the violation in the dossier, for dossiers specified at Points b, c, d and e, Clause 1, Section II.

c. Processing of valid dossiers by provincial-level Market Management Sub-Departments or Market Management Teams

Based on a valid dossier of request for handling of an infringing act or counterfeit goods, a provincial-level Market Management Sub-Department or Market Management Team shall carry out the following steps:

- In case of dossier processing by a provincial-level Market Management Sub-Department: After receiving the dossier, the Sub-Department shall examine and add evidence or request the dossier submitter to add evidence; invite experts to make assessment (if any); exchange professional opinions with concerned agencies or the state management agency in charge of intellectual property (when necessary), complete the dossier, issue an inspection decision and organize the enforcement of this decision or authorize a Market Management Team to organize the enforcement;

-  In case of dossier processing by a Market Management Team: After receiving the dossier, the Market Management Team shall examine and add evidence or request the dossier submitter to add evidence; invite experts to make assessment (if any); exchange professional opinions with concerned agencies or the state management agency in charge of intellectual property (when necessary), complete the dossier, issue an inspection decision and organize the enforcement of this decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For infringing acts committed or counterfeit goods found in other localities, which have been accepted and handled in their localities, provincial-level Market Management Sub-Departments shall send copies of complete dossiers to provincial-level Market Management Sub-Departments in other localities for coordinated inspection and handling;

For infringing acts or counterfeit goods falling beyond their sanctioning competence, provincial-level Market Management Sub-Departments shall transfer dossiers to provincial/municipal People’s Committees or the Market Management Department for sanctioning.

- Cases in which copies of case dossiers shall be transferred to superior Market Management Offices:

+ For first-time violations accepted for handling by Market Management Teams: Within five working days after issuing an inspection decision, a Market Management Team shall send a certified copy of the inspection decision and the case dossier to the provincial-level Market Management Sub-Department (the Market Management Team shall certify the dossier with its own seal).

On a case-by-case basis, the provincial-level Market Management Sub-Department shall, within 20 working days, issue a written notice of infringement and direct the inspection in its province or city or in the locality where the infringement was committed. At the same time, it shall notify the infringement to other enforcement agencies for coordinated handling when finding it necessary.

+ For first-time infringements accepted for handling by provincial-level Market Management Sub-Departments or transferred from Market Management Teams: Within 10 working days after issuing an inspection decision, a provincial-level Market Management Sub-Department shall send a certified copy of the inspection decision and the case dossier to the Market Management Department (the provincial-level Market Management Sub-Department shall certify the dossier with its own seal).

Depending on each case specified at Point d, Clause 2, Section II (cases in which an infringing act is committed or counterfeit goods is found in many provinces or cities), the Market Management Department shall, within 30 working days, issue an inspection decision or a written notice of infringement or a document to direct the inspection throughout the country or in localities where the infringement was committed. At the same time, it shall notify the infringement to other enforcement agencies for coordinated handling when finding it necessary;

- Cases in which a provincial-level Market Management Sub-Department transfers the whole dossier of a case of infringement to the Market Management Department for acceptance and handling:

+ The case of infringement or the counterfeit goods involves many complicated circumstances;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The case involves many agencies or is committed in many provinces or cities;

+ The case has insufficient elements to constitute a violation and after the involved parties have been guided to bring the case to court the rights holder still lodges a complaint requesting the issuance of a sanctioning decision;

A dossier must comprise written opinions on the case and proposals of the director of the provincial-level Market Management Sub-Department and be enclosed with copies of relevant documents.

d. Processing of valid dossiers by the Market Management Department:

- Inspection decisions: The Market Management Department shall examine dossiers it directly receives or transferred by provincial-level Market Management Sub-Departments and add evidence or request dossier submitters to add evidence; invite experts to make assessment (if any); exchange professional opinions with concerned agencies or state management agencies in charge of intellectual property (when necessary), complete dossiers and issue inspection decisions;

- Inspection: The Market Management Department shall assign provincial-level Market Management Sub-Departments to enforce its director’s inspection decisions in provinces or cities where infringing establishments operate:

-   The Market Management Department shall issue a document to direct the inspection or a decision on inspection in many provinces or cities or throughout the country in case of an infringing act committed or counterfeit act found in many provinces or cities and assign concerned provincial-level Market Management Sub-Departments to conduct the inspection;

- For cases requested to be handled as infringements or counterfeit goods but concluded by the Market Management Office as involving no infringing elements or being not counterfeits and if there are insufficient grounds for sanctioning administrative violations but involved parties still lodge complaints and request the sanctioning of violations, the Market Management Department shall guide involved parties to bring their cases to court for handling.

3. In case infringements cause damage to consumers or society:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Cases of suspension of handling:

The Market Management Office shall temporarily suspend the processing of valid dossiers, issuance of inspection decisions, conducting of inspection or preparation for issuance of decisions on sanctioning of administrative violations in the domain of intellectual property in the following cases:

a. Rights holders and other persons who have filed valid written requests for handling notify in writing the Market Management Office of their wishes to withdraw their requests or that involved parties have agreed to apply other measures to settle infringement cases (except cases of manufacture of or trading in goods bearing counterfeit marks or geographical indications which cause damage to consumers and society);

b. Any dispute specified at Points a and b, Clause 4, Section I of this Circular arises.

In case of a decision on suspension of the inspection specified at Points a and b, Clause 4, Section I of this Circular: the Market Management Office currently handling the case shall make a written record of the number and actual conditions of exhibits as a basis for the handling after obtaining a final handling decision of a competent agency.

The handling of temporarily seized exhibits upon issuance of a decision on suspension of inspection and handling is as follows:

In case the Market Management Office has decided on the temporary seizure of exhibits, these exhibits shall be returned to their owners after the jobs specified at this Point are performed.

In case the Market Management Office has decided on the temporary seizure of exhibits at the request of parties that have filed written requests for handling, these exhibits shall continue to be kept in custody if handling requesters file further written requests for handling and commit to bear material responsibility for handling consequences. If handling requesters file no further written requests for handling, exhibits shall be returned to their owners after the jobs specified at this Point are performed;

c. The two-year statute of limitations has expired;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. Competent agencies make written conclusions that there are not enough grounds for handling.

5. Procedures for handling cases of infringement of rights or intellectual property counterfeit which have been handled:

a. For infringements which have been handled:

An infringement which has been handled is an act infringing upon rights or counterfeiting intellectual property to a certain goods and having been handled for the first time by the Market Management Office or by a court under a judgment or by another enforcement agency.

If the Market Management Office at a level detects that infringing acts involved in cases of infringement of rights which have been handled are still committed in the market, it may inspect and apply measures to sanction administrative violations under current regulations.

The Market Management Office shall handle cases of infringement which have been handled and involve acts of trading in intellectual property counterfeit goods under Article 24 of Decree No. 106/2006/ND-CP.

b. When detecting that acts of trading in goods bearing counterfeit marks or geographical indications or being unauthorized copies of copyrighted materials show signs satisfying the conditions guided in Joint Circular No. 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP of February 29, 2008, of the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Public Security Ministry and the Justice Ministry, guiding the examination of acts infringing upon intellectual property rights for penal liability, the Market Management Office shall transfer dossiers to investigative agencies.

6. Handling of establishments producing infringing goods:

a. In case the Market Management Office accepts and handles a case at the stage of goods circulation and has grounds to believe that the production establishment has put infringing goods into circulation or on sale, it shall accept the case for handling according to its competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Market Management Office shall refuse to receive, accept and handle acts of manufacturing infringing goods as guided in Clause 4, Section I.

- It shall transfer the case dossier to and coordinate with a competent agency.

b. If there are insufficient grounds to identify the act of putting the infringing goods into circulation, it shall transfer the dossier or coordinate with a competent agency in accepting and handling the case.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. The Market Management Offices at all levels shall fully comply with the provisions of Section II on the order of and procedures for receiving and accepting for handling requests for handling of administrative violations against intellectual property counterfeit goods and acts infringing upon rights specified in this Circular.

3. The director of the Market Management Department shall organize and direct the implementation and inspect the observance of the provisions of this Circular in order to ensure the uniform implementation within the sector and in accordance with law.

4. Immediate superiors of persons competent to handle administrative violations shall inspect the handling of administrative violations by their subordinates.

Provincial-level Market Management Sub-Departments and Market Management Teams shall monitor, guide and inspect the implementation of procedures for them to receive and accept for handling requests for handling of administrative violations in the domain of intellectual property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After completing the handling of cases, heads of Market Management Teams or directors of provincial-level Market Management Sub-Departments shall direct market management officers in directly accepting the cases and keeping dossiers of handling of administrative violations under law;

- The destruction of invalid documents shall be conducted only under written decisions of competent persons.

6. Any problems arising in the course of implementation should be reported by concerned organizations and individuals to the Ministry of Industry and Trade for timely study, consideration and adjustment.

 

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
VICE MINISTER




Nguyen Cam Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 12/2008/TT-BCT of October 22, 2008, guiding the order of and procedures for the market management offices to receive and accept for settlement written requests for handling of administrative violations in the domain of intellectual property.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.992

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.105.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!