|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
10/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGDTE
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư liên tịch
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Y tế, Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em
|
|
Người ký:
|
Lê Danh Vĩnh, Phùng Ngọc Hùng, Trần Chí Liêm, Đỗ Quý Doãn
|
Ngày ban hành:
|
25/08/2006
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN-UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
********
|
Số:
10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT-UBDSGĐTE
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2006
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2006/NĐ-CP NGÀY27/02/2006
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DÙNG CHO TRẺ NHỎ
Căn cứ
Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về việc kinh doanh và
sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, Liên tịch: Bộ Y tế, Bộ Thương
mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn thực
hiện như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Việc
kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải tuân thủ
các quy địnhtại Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về
kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 21/2006/NĐ-CP), các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
về thương mại, quảng cáo, chất lượng hàng hoá, nhãn hàng hoá và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thông tư
này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bao gồm cả Văn
phòng đại diện và các cá nhân hoạt động nhân danh doanh nghiệp đó;
b) Hộ kinh
doanh cá thể, cá nhân kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
c) Tổ chức,
cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
d) Cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 7 Điều 2;thầy thuốc và nhân
viên y tế quy định tại khoản 8 Điều 2 của Nghị định số
21/2006/NĐ-CP;
đ) Cơ quan quản
lý nhà nước, các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc quản lý các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
II. THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG
1. Nội
dung các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi
con bằng sữa mẹ, về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP; các tài liệu về
thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho
trẻ nhỏ phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 5 của Nghị định
số 21/2006/NĐ-CP.
2. Tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ được phép
cung cấp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế làm
việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó các tài liệu, thông tin khoa học
chính thống, trung thực, chính xác và cách thức sử dụng đúng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Trên tài liệu phải ghi rõ "Chỉ sử dụng cho thầy
thuốc và nhân viên y tế"
3. Thầy
thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng đúng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ cho các bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình họ
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị định số
21/2006/NĐ-CP trong các trường hợp đặc biệt sau:
a) Trẻ có mẹ
bị bệnh nặng không thể cho trẻ bú sữa hoặc vắt sữa được.
b) Trẻ có
mẹ đang bị chiếu tia xạ hoặc phải dùng thuốc chống chỉ định cho con bú như các
thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống ung thư.
c) Trẻ có mẹ
bị nhiễm HIV.
d) Trẻ mắc
các bệnh chuyển hoá không dung nạp được sữa mẹ.
III. QUẢNG CÁO
Việc quảng
cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuân
thủ các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị
định số 21/2006/NĐ-CP như sau:
1. Nội dung bắt
buộc tại phần đầu của quảng cáo: " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ
và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " phải bảo đảm yêu cầu sau:
a) Quảng
cáo trên báo hình mà chỉ có hình ảnh không có lời nói thì nội dung "Sữa mẹ
là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ"
phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ với thời lượng đủ để người xem có thể đọc
được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung " Sữa mẹ là
thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " phải
được thể hiện bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để người xem có thể đọc và
nghe được.
b) Quảng
cáo trên báo nói thì phải nói rõ, mạch lạc: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất
cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người nghe có thể
nghe được.
c) Quảng cáo
trên báo in, báo điện tử, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện
quảng cáo khác phải thể hiện rõ nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức
khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người xem có thể đọc được.
2. Các tổ chức,
cá nhân đăng ký quảng cáo, các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 của Mục này còn phải thực hiện
các quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 của
Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực
y tế và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
IV. KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DÙNG CHO TRẺ NHỎ
1. Các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường đều phải được công bố
tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
2. Nhãn sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và núm vú giả ngoài việc thực hiện
các quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP còn
phải thực hiện các quy định khác của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, THẦY THUỐC VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ
CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Người đứng
đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc tại
các cơ sở đó có trách nhiệm thực hiện:
a) Các quy định
tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP;
b) 10 điều kiện
để nuôi con bằng sữa mẹ thành công trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bộ Y tế
tổ chức kiểm tra việc thực hiện 10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, trên cơ sở đó, xem xét để cấp Giấy chứng nhận công nhận
danh hiệu "Bệnh viện bạn hữu trẻ em". Trong quá trình kiểm tra, thanh
tra, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được công nhận danh hiệu trên nhưng
không thực hiện đúng các điều kiện quy định tại khoản 1 của mục này thì Bộ Y tế
sẽ rút Giấy chứng nhận, đồng thời thông báo với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thuộc quyền quản lý của địa
phương.
3. Người đứng
đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế được nhận các
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ thông qua các tổ chức từ thiện để nuôi dưỡng
trẻ bị bỏ rơi hoặc trong các trường hợp đặc biệt phải sử dụng các sản phẩm đó
theo quy định tại khoản 3, mục II của Thông tư này. Trong trường hợp, các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh không đủ sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ để nuôi dưỡng
trẻ bị bỏ rơi thì có thể mua các sản phẩm đó với số lượng đủ theo nhu cầu thực
tế.
VI. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Bộ Y tế
chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em và các cơ quan liên quan quản lý việc kinh doanh và sử dụng các
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sản
phẩmdinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ trong phạm vi cả nước.
2. Sở Y tế chủ
trì và phối hợp với Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan
quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩmdinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; quản
lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sản phẩmdinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tổ chức
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và
sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền.
1. Thông tư
này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư liên tịch
số 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN ngày 14/03/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định
số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Đối với sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và núm vú giả bao gồm cả sản phẩm sản
xuất trong nước và nhập khẩu, nếu có nhãn cũ đã được in trước thời điểm Thông
tư này có hiệu lực hiện còn tồn đọng mà không vi phạm các quy định của Nghị định
số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và
Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/YT-TM- VHTT- UBBVCSTEVN ngày 14/03/2001 hướng
dẫn thi hành Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh
doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc
nuôi con bằng sữa mẹ thì cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm báo cáo số
lượng nhãn tồn đọng với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để kiểm tra,
xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt
với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định
tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP.
3. Đối với sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có ghi hạn sử dụng từ trước ngày Thông tư này
có hiệu lực và được đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng
kim loại, thuỷ tinh, sành sứ và có nhãn hàng hoá cũ được in trực tiếp lên hàng
hoá hoặc bao bì thương phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãn mới, nếu
còn hạn sử dụng thì được phép lưu thông đến thời điểm hết hạn sử dụng nhưng cơ
sở sản xuất, kinh doanh phải bổ sung nhãn phụ với những nội dung thông tin mà
trên nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định lại Điều 8
của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP.
4. Những trường
hợp quảng cáo sữa dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi mà được ký hợp đồng quảng
cáo với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào thời điểm trước khi
Thông tư này có hiệu lực và hiện vẫn còn giá trị thực hiện thì tiếp tục được thực
hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.
Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản
ảnh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em để xem xét và sửa đổi cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ
TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ
TRƯỞNG
Trần Chí Liêm
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ- THÔNG TIN
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Quý Doãn
|
KT.
BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phùng Ngọc Hùng
|
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 10
/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGĐ&TE ngày 25 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 21/2006/NĐ- CP ngày 27/02/2006 về kinh doanh và sử dụng các
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ)
10 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ THÀNH CÔNG TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Có quy định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về nuôi con bằng sữa mẹ, được viết thành văn bản
và được phổ biến thường xuyên cho mọi thầy thuốc và nhân viên y tế.
2. Huấn luyện
cho tất cả các thầy thuốc và nhân viên y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện
quy định này.
3. Thông tin
cho tất cả phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thức
thực hiện.
4. Giúp các
bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.
5. Chỉ dẫn
cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con.
6. Không cho
trẻ sơ sinh ăn, uống bất cứ đồ ăn, thức uống gì khác ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ
định của thầy thuốc và nhân viên y tế.
7. Thực hiện
để con ở gần mẹ suốt 24 giờ trong ngày.
8. Khuyến
khích cho con bú theo nhu cầu.
9. Không cho
con dùng bất cứ loại núm vú giả hoặc bình bú với đầu vú nhân tạo nào.
10. Khuyến
khích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà
mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện.
Joint circular No. 10/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGDTE of August 25, 2006 guiding the implementation of The Government's Decree No. 21/2006/ND-CP of February 27, 2006, on trading in and use of nutritious products for babies
THE
MINISTRY OF PUBLIC HEALTH - THE MINISTRY OF TRADE - THE MINISTRY OF CULTURE
AND INFORMATION - THE COMMITTEE FOR POPULATION, FAMILY AND CHILDREN
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT-UBDSGDTE
|
Hanoi,
August 25, 2006
|
JOINT CIRCULAR GUIDING THE
IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 21/2006/ND-CP OF FEBRUARY 27,
2006, ON TRADING IN AND USE OF NUTRITIOUS PRODUCTS FOR BABIES Pursuant to the Government's Decree No.
21/2006/ND-CP of February 27, 2006, on trading in and use of nutritious
products for babies, the Health Ministry, the Trade Ministry, the Culture and
Information Ministry and the Committee for Population, Family and Children
hereby jointly guide the implementation thereof as follows: I. GENERAL PROVISIONS 1. The trading in and use of nutritious products
for babies must comply with the provisions of the Government's Decree No.
21/2006/ND-CP of February 27, 2006, on trading in and use of nutritious
products for babies (hereinafter called Decree No. 21/2006/ND-CP for short),
the provisions of legal documents on trade, advertisement, goods quality, goods
labels and other relevant legal documents. 2. This Circular shall apply to: a/ Enterprises producing and trading in
nutritious products for babies, including their representative offices and
individuals operating in the name of such enterprises; b/ Private business households and individuals
trading in nutritious products for babies; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. d/ Medical examination and treatment
establishments defined in Clause 7, Article 2; medical doctors and personnel
defined in Clause 8, Article 2 of Decree No. 21/2006/ND-CP; e/ State management bodies, state agencies
involved in the management of nutritious products for babies. II. INFORMATION, EDUCATION, COMMUNICATIONS 1. Contents of information, educational and
communication documents on breastfeeding benefits and nurturing of babies shall
strictly comply with the provisions of Articles 3 and 4 of Decree No.
21/2006/ND-CP; information, educational and communication documents on the use
of nutritious products for babies must strictly comply with the provisions of
Article 5 of Decree No. 21/2006/ND-CP. 2. Organizations and individuals producing
and/or trading in nutritious products for babies may supply medical examination
and treatment establishments, and their medical doctors and personnel with
authentic, truthful and accurate scientific documents and information and the
proper ways of using nutritious products for babies. On these documents, the
following phrase must be clearly printed "For use by medical doctors and
personnel only." 3. Medical doctors and personnel shall have to
guide the proper use of nutritious products for babies for mothers or members
of their families as provided for at Point b, Clause 1, Article 12 of Decree
No. 21/2006/ND-CP, in the following special cases: a/ Babies whose mothers suffer serious illness
and are unable to breastfeed their babies or express her milk. b/ Babies whose mothers are treated with X-ray
or using anti-breastfeeding drugs such as anti-thyroid drugs, cancer drugs. c/ Babies whose mothers are infected with HIV. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. III. ADVERTISEMENT The advertisement of milks for babies aged
between over 12 months and 24 months must meet the conditions specified in
Clauses 2 and 3, Article 6 of Decree No. 21/2006/ND-CP as follows: 1. The obligatory contents at the beginning of
advertisements: "Breastmilk is best for the health and allsided
development of babies" must satisfy the following requirements: a/ For advertisements on the visual press with
images only and no words, the content "Breastmilk is best for the health
and allsided development of babies" must be clearly shown in words for a
length of time enough for viewers to read. For advertisements using both images
and words, the content "Breastmilk is best for the health and allsided
development of babies" must be clearly shown in words and clearly and
coherently read so that viewers can read and hear it. b/ For advertisements on the audio press, the
content "Breastmilk is best for the health and allsided development of
babies" must be clearly and coherently read so that listeners can hear it. c/ For advertisements on the printed press,
electronic press, publications, boards, signboards or on other advertising
means, the content "Breastmilk is best for the health and allsided
development of babies" must be clearly shown so that viewers can read it. 2. Organizations and individuals registering
advertisements, organizations and individuals providing advertising services
shall, apart from the provisions of Clause 1 of this Section, have to comply
with the provisions of Joint Circular No. 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT of January 12,
2004 of the Culture and Information Ministry and the Health Ministry, guiding
advertising activities in the medical field and other legal provisions on
advertisement. IV. TRADING IN NUTRITIOUS PRODUCTS FOR BABIES 1. Nutritious products for babies, before being
marketed, must have their standards announced at the Health Ministry (the Food
Hygiene and Safety Department). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. V. RESPONSIBILITIES OF THE HEADS, MEDICAL DOCTORS
AND PERSONNEL OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS 1. Heads of medical examination and treatment
establishments, medical doctors and personnel working at such establishments
shall have to implement: a/ The provisions of Articles 11 and 12 of
Decree No. 21/2006/ND-CP; b/ Ten conditions on successful breastfeeding in
medical examination and treatment establishments (see the Appendix to this
Circular). 2. The Health Ministry shall check the
implementation of 10 conditions on breastfeeding in medical examination and
treatment establishments, thereby considering the grant of certificate of
"Baby-friendly Hospital." In the course of examination and
inspection, if medical examination and treatment establishments, which have
been granted such certificates, are detected to have failed to comply with the
conditions prescribed in Clause 1 of this Section, the Health Ministry shall
withdraw such certificates and at the same time notify the concerned
provincial/municipal Heath Services thereof if such medical examination and
treatment are under local management. 3. Heads of medical examination and treatment
establishments, medical doctors and personnel may receive nutritious products
for babies through charity organizations to nurture abandoned children or in
special cases where such products must be used as provided for in Clause 3,
Section II of this Circular. Where medical examination and treatment
establishments do not have enough nutritious products to feed abandoned
children, they may buy such products with adequate quantity according to actual
demands. VI. STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITY 1. The Health Ministry shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with the Trade Ministry, the Culture and
Information Ministry, the Committee for Population, Family and Children and the
concerned agencies in, managing the trading in and use of nutritious products
for babies; managing the quality, hygiene and safety of nutritious products for
babies; organizing the inspection and examination of the observance of legal
provisions on trading in and use of nutritious products for babies throughout
the country. 2. The Health Services shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with Trade Services, Culture and Information
Services, Population, Family and Children Committees of provinces and
centrally-run cities, and the concerned bodies in, managing the trading in and
use of nutritious products for babies; managing the quality, hygiene and safety
of nutritious products for babies; organizing the inspection and examination of
the observance of legal provisions on trading in and use of nutritious products
for babies within their respective provinces or centrally-run cities according
to competence. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. This Circular shall take effect 15 days after
its publication in "CONG BAO." To annul Joint Circular No.
04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVBCSTEVN of March 14, 2001, guiding the
implementation of the Government's Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000
on trading in and use of breastmilk substitute products to protect and
encourage the breastfeeding of children. 2. For nutritious products for babies, feeding
bottles and rubber teats, including home-made and imported products, if there
still remain labels printed before this Circular takes effect and not violating
the provisions of the Government's Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6,
2000, on trading in and use of breastmilk substitute products to protect and
encourage the breastfeeding of children and Joint Circular No.
04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN of March 14, 2001, guiding the
implementation of the Government's Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6,
2000, on trading in and use of breastmilk substitute products to protect and
encourage the breastfeeding, production and business establishments shall have
to report the quantities of unused labels to the Health Ministry (the Food
Hygiene and Safety Department) for examination and certification before the
continued circulation thereof and have to add supplementary labels in
Vietnamese with information contents not yet mentioned in their old labels as
compared to the provisions of Articles 8 and 9 of Decree No. 21/2006/ND-CP. 3. For nutritious products for babies which have
their expiry date printed before the effective date of this Circular and are
contained in commercial packages, made of metal, glass or chinaware and their
old labels printed directly on the goods or their commercial packages, which
cannot be replaced by packages with new labels, and are still usable, shall be
allowed for circulation till their expiry date, but the production and business
establishments must add supplementary labels with information contents not yet
mentioned in the old labels as compared with the provisions of Article 8 of
Decree No. 21/2006/ND-CP. 4. Cases of advertisement of milk used for
babies aged between 6 months and 12 months under advertisement contracts signed
with advertising service providers before this Circular takes effect and still
valid shall continue to be performed until the expiry of the contracts. In the course of implementation, if meeting with
difficulties or problems, units and localities should report them to the Health
Ministry, the Trade Ministry, the Culture and Information Ministry, the
Committee for Population, family and Children for consideration and proper
amendment.
... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. (Promulgated
together with Joint Circular No. 10/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGD&TE of
August 25, 2006, guiding the implementation of Decree No. 21/2006/ND-CP of
February 27, 2006, on trading in and use of nutritious products for babies)
TEN CONDITIONS ON SUCCESSFUL BREASTFEEDING IN MEDICAL EXAMINATION AND
TREATMENT ESTABLISHMENTS 1. Medical examination and
treatment establishments have regulations on breastfeeding, which are made in
writing and regularly disseminated to every medical doctor and personnel. 2. All medical doctors and
personnel are trained in necessary skills for implementation of these
regulations. 3. Informing all pregnant women
of breastfeeding benefits and breastfeeding methods. 4. Assisting mothers in starting
breastfeeding within one hour of birth. 5. Instructing mothers with the
ways of breastfeeding and maintaining their milk even when they are away from
their babies. 6. Not feeding babies with any
food and drink other than breastmilk except when there are prescriptions of
medical doctors and personnel. 7. Leaving babies by their
mothers for 24 hours a day. 8. Encouraging breastfeeding
according to demand. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 10. Encouraging the
establishment of breastfeeding support groups and recommending mothers to go
there when they are discharged from maternity homes.
Joint circular No. 10/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGDTE of August 25, 2006 guiding the implementation of The Government's Decree No. 21/2006/ND-CP of February 27, 2006, on trading in and use of nutritious products for babies
1.925
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|