Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 77-TC/TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý lệ phí Nhà nước bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đô thị

Số hiệu: 77-TC/TCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 29/11/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 77-TC/TCT

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 77 TC/TCT NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Căn cứ Điều 5, 6, 7 Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị và Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí, lệ phí;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Đối tượng phải nộp: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (trừ những đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nêu tại điểm 2, mục này) phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này khi được cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ giải quyết các công việc sau đây:

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (dưới đây gọi chung là cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số);

b) Tổ chức thi (bao gồm thi về Luật giao thông và thi thực hành tay lái) và cấp giấy phép lái xe cho người diều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dung tích xi lanh trên 50cm3;

c) Cấp giấy chứng nhận đã học Luật giao thông cho người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3, kể cả việc tổ chức thi hoặc kiểm tra học Luật giao thông (dưới đây gọi chung là cấp giấy chứng nhận học Luật giao thông).

d) Cấp các loại giấy phép vận tải, giấy phép lưu hành, giấy phép cải tạo, giấy phép vào đường cấm, giấy ưu tiên qua phà, cầu phao.

g) Duyệt thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp phương tiện; kiểm nghiệm phương tiện đã hoàn thành việc cải tạo, đóng mới, lắp ráp.

2. Đối tượng không phải nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam không phải nộp lệ phí quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định tại Thông tư này, bao gồm:

a) Các cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam); cơ quan Lãnh sự (Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Đại lý lãnh sự quán của nước ngoài tại Việt Nam); cơ quan đại diện của tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc (gồm: Liên hợp quốc, các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế); các cơ quan đại diện của tổ chức Quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với tổ chức đó.

b) Thành viên của các cơ quan nêu trên, bao gồm: thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao (viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật, nhân viên phục vụ và thành viên gia đình họ được hưởng ưu đãi miễn trừ); thành viên của cơ quan lãnh sự (viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự, nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự và thành viên của gia đình họ được hưởng ưu đãi miễn trừ); thành viên của cơ quan đại diện tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc và thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; thành viên của các cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ của đại diện tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với tổ chức đó.

Các đối tượng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nêu tại điểm này, phải xuất trình với cơ quan thu lệ phí hộ chiếu ngoại giao. Trong trường hợp không có hộ chiếu ngoại giao thì phải xuất trình giấy giới thiệu được Bộ Ngoại giao xác nhận thuộc đối tượng ưu đãi, miễn trừ trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

II. MỨC THU:

1. Mức thu lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị như sau;



TT



Nội dung các khoản thu



Đơn vị tính

Tổ chức cá nhân Việt Nam

Tổ chức cá nhân nước ngoài

1

2

3

4

5

I

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số (tiết a, điểm 1, mục I, Thông tư này)

 

 

 

1

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số (bao gồm cấp mới, cấp lại hoặc đổi loại khác) đối với:

 

 

 

a

Ô tô, máy kéo, xe lam và các loại xe được cấp biển tương tự như ô tô

đồng/xe/lần

150.000

450.000

b

Xe cơ giới 2 bánh, 3 bánh

đồng/xe/lần

50.000

150.000

c

Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ moóc

đồng/xe/lần

100.000

300.000

2

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký không kèm theo biển số (bao gồm cả việc đổi tên chủ sở hữu tài sản)

đồng/xe/lần

30.000

90.000

3

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số tạm thời đối với ô tô, máy kéo, xe lam và các loại xe tương tự như ô tô (riêng xe gắn máy áp dụng mức thu quy định tại tiết b, điểm 1, mục I của biểu mức thu này)

đồng/xe/lần

50.000

150.000

4

Đục lại số khung, số máy phương tiện

đồng/xe/lần

50.000

150.000

II

Lệ phí thi và cấp giấy phép lái xe (tiết b, c điểm 1, mục I Thông tư này):

 

 

 

1

Dự thi để lấy giấy phép lái xe ô tô các loại, bao gồm:

 

 

 

.

- Thi Luật giao thông đường bộ

đồng/lần

30.000

90.000

.

- Thi thực hành lái xe

đồng/lần

80.000

240.000

2

Dự thi để lấy giấy phép lái xe gắn máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3, bao gồm:

 

 

 

.

- Thi Luật giao thông đường bộ

đồng/lần

30.000

90.000

.

- Thi thực hành lái xe

đồng/lần

40.000

120.000

3

Cấp hoặc đổi giấy phép lái xe ô tô hoặc xe gắn máy

đồng/lần

30.000

90.000

4

Tiếp nhận và quản lý hồ sơ lái xe ô tô chuyển vùng

đồng/lần

10.000

30.000

5

Cấp chứng chỉ học Luật giao thông cho người lái xe máy dưới 50 cm3

đồng/lần

10.000

30.000

III

Lệ phí quản lý xe cơ giới đường bộ (tiết d, g, điểm 1, mục I)

 

 

 

1

Giấy phép vận tải hàng hoá, hành khách (kể cả hành khách du lịch); giấy phép sử dụng ô tô tập lái

đồng/giấy/ tối thiểu 6 tháng

30.000

90.000

2

Giấy phép xe ô tô vào phố cấm

đồng/Giấy

5.000

15.000

3

Giấy ưu tiên qua phà, cầu phao

đồng/giấy

30.000

90.000

4

Giấy phép lưu hành xe; giấy phép lưu hành đặc biệt

đồng/giấy

30.000

90.000

5

Giấy phép cải tạo xe

đồng/giấy

50.000

150.000

6

Duyệt thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp ráp xe

đồng/lần/ mẫu

200.000

600.000

7

Kiểm nghiệm phương tiện đã cải tạo, đóng mới, lắp ráp

đồng/lần/ mẫu

200.000

600.000

2. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (cột số 4 của biểu mức thu) áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, bao gồm: các doanh nghiệp, tổng công ty, công ty, xí nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác thuộc mọi thành phần kinh tế; các cơ quan hành chính, sự nghiệp; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người mang quốc tịch Việt Nam;

b) Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài (xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các tổ chức hợp tác kinh doanh với nước ngoài);

3. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (cột số 5 của biểu mức thu) áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, kể cả làm việc tại các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trừ các đối tượng được ưu đãi miễn trừ ngoại giao không phải nộp nêu tại điểm 2, mục I, Thông tư này.

4. Mức thu lệ phí quy định tại mục này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số (mục I của biểu mức thu), đã bao gồm cả chi phí về tờ khai đăng ký, giấy chứng nhận, ép plastic giấy chứng nhận và tiền biển số sơn phản quang v.v...

- Lệ phí thi và cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (mục II của biểu mức thu), đã bao gồm chi phí về đơn và hồ sơ đăng ký dự thi, giấy phép lái xe và ép plastic giấy phép lái xe v.v...

Riêng những người đã nộp lệ phí thi để lấy giấy phép lái xe, nhưng không đạt yêu cầu, nếu có nguyện vọng dự thi thì mỗi lần thi lại phải nộp lệ phí thi bằng 50% mức thu quy định trên đây (thi lại phần hành nào thì nộp lệ phí phần hành đó).

5. Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị giải quyết các công việc nêu tại mục I, Thông tư này, nếu đã nộp đủ số tiền lệ phí theo mức thu quy định tại mục này thì không phải nộp thêm bất cứ khoản thu nào khác.

Nghiêm cấm các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị thu lệ phí trái với mức thu quy định tại Thông tư này.

III. VỀ QUẢN LÝ LỆ PHÍ

1. Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí:

Cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định số 36/CP ngày 25/5/1995 của Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý lệ phí theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).

2. Thủ tục thu, nộp và quản lý lệ phí:

a) Tổ chức, cá nhân phải nộp toàn bộ số tiền lệ phí theo mức thu quy định tại Thông tư này ngay khi kê khai và nộp hồ sơ đề nghị với cơ quan Nhà nước giải quyết công việc tương ứng quy định phải thu lệ phí. Người nộp tiền có trách nhiệm yêu cầu người thu tiền cấp biên lai thu lệ phí (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) ghi đúng số tiền đã nộp.

b) Bộ Tài chính (cơ quan thuế) thống nhất phát hành biên lai thu tiền lệ phí quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định tại Thông tư này áp dụng trong cả nước. Cơ quan thu lệ phí nhận biên lai thu tiền tại Cục Thuế địa phương nơi đóng trụ sở, có trách nhiệm cấp biên lai thu tiền cho người nộp tiền và thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán biên lai với cơ quan thuế theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định.

c) Lệ phí quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định tại Thông tư này là khoản thu của Ngân sách Nhà nước. Số tiền lệ phí thu được hàng ngày phải nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thu tại kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp giao dịch và tạm thời quản lý sử dụng như sau:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số (mục I của biểu mức thu), sau khi trừ tiền mua biển số theo giá quy định của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ (giá thực tế ghi trên hoá đơn mua hàng do Bộ Tài chính phát hành), số tiền còn lại cơ quan thu được tạm trích 40% (bốn mươi phần trăm).

Ví dụ: Tổng số tiền lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số trong kỳ thu được 200 triệu đồng, trong đó tiền mua biển số 120 triệu đồng, cơ quan thu sẽ được tạm trích 40% trên số tiền còn lại sau khi đã trừ tiền mua biển số là: (200 triệu - 120 triệu) x 40% = 32 triệu.

- Lệ phí thi và cấp giấy phép lái xe (mục II biểu mức thu); lệ phí quản lý xe cơ giới đường bộ (mục III của biểu mức thu), cơ quan thu được tạm trích 40% (bốn mươi phần trăm) tổng số tiền thu được trong kỳ.

Số tiền được tạm trích theo tỷ lệ quy định tại điểm này, được sử dụng vào các nội dung chi thường xuyên trực tiếp phục vụ cho công việc thu lệ phí như sau:

+ In (hoặc mua) biểu mẫu, tờ khai, đơn và hồ sơ đăng ký xe hoặc dự thi hoặc quản lý xe; giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy phép các loại, kể cả ép plastic; sổ sách theo dõi việc đăng ký và cấp giấy phép v.v...;

+ Trả thù lao cho cán bộ nhân viên chuyên trách việc thu lệ phí phải làm việc ngoài giờ hành chính Nhà nước (nếu có) theo chế độ Nhà nước quy định;

Trường hợp tổ chức được giao việc thu lệ phí không đủ cán bộ công nhân viên chuyên trách, phải tuyển dụng thêm người để thực hiện việc thu lệ phí thì được chi trả tiền công và các khoản chi liên quan khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người lao động thuê ngoài theo chế độ của Nhà nước quy định.

Việc chi trả tiền thu lao cho cán bộ công nhân viên chuyên trách phải làm việc ngoài giờ và tiền công lao động thuê ngoài nêu trên phải có hợp đồng thuê lao động, bảng chấm ngày công làm thêm giờ hoặc lao động thuê ngoài, bảng kê thanh toán tiền thù lao hoặc tiền công và các khoản chi khác liên quan có ký nhận của người lao động, kèm theo chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của Nhà nước.

+ Các khoản chi thường xuyên khác trực tiếp phục vụ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số, việc thi và cấp giấy phép, việc quản lý xe cơ giới đường bộ theo chế độ Nhà nước quy định (trừ chi phí tiền lương cho công nhân viên Nhà nước, chi phí xây dựng, mua sắm tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác).

Toàn bộ số tiền lệ phí được tạm trích theo tỷ lệ quy định tại tiết c, điểm này, các cơ quan thu phải cân đối vào kế hoạch tài chính năm và phải quản lý, sử dụng đúng mục đích và đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước quy định; quyết toán cuối năm, nếu chưa sử dụng hết thì phải nộp toàn bộ số tiền còn lại vào Ngân sách Nhà nước.

d) Toàn bộ số tiền lệ phí thu được, sau khi trừ (-) số tiền được tạm trích theo tỷ lệ quy định tại tiết c, điểm này, số tiền còn lại (60%) phải nộp ngay vào Ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số (mục I của biểu mức thu):

Số nộp NSNN = (Tổng số thu - Tổng số tiền mua biển số) x 60%

- Lệ phí thi và cấp giấy phép lái xe (mục II biểu mức thu) và lệ phí quản lý xe cơ giới đường bộ (mục III của biểu mức thu):

Số nộp NSNN = Tổng số thu x 60%

Trường hợp số thu không nhiều thì Cục Thuế tỉnh, thành phố có thể quy định cho cơ quan thu thực hiện kê khai nộp ngân sách theo định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần, nhưng chậm nhất vào ngày 10 tháng sau phải nộp hết số phải nộp của tháng trước vào Ngân sách Nhà nước (cơ quan thu thuộc Trung ương quản lý thì nộp vào Ngân sách Trung ương; cơ quan thu thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì nộp vào ngân sách tỉnh; cơ quan thu thuộc quận, huyện quản lý thì nộp vào Ngân sách quận, huyện), ghi vào chương, loại, khoản, hạng tương ứng, mục 35 của mục lục ngân sách Nhà nước quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Cục thuế các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan thu lệ phí thực hiện việc thu, nộp và quản lý lệ phí; mở sổ sách kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn thu, chi theo đúng chế độ Nhà nước quy định và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Các cơ quan thu lệ phí quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, có trách nhiệm:

- Đăng ký việc thu, nộp lệ phí với cơ quan Thuế địa phương; tổ chức thu, nộp và quản lý lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này; mở sổ kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn, thu, nộp, sử dụng tiền lệ phí theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính;

- Hàng năm lập dự toán thu, chi lệ phí đồng thời với dự toán thu, chi tài chính của đơn vị báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cho cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp;

- Cuối năm quyết toán thu, nộp và sử dụng số tiền lệ phí đồng thời với quyết toán thu, chi tài chính của đơn vị báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cho cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Riêng quy định về sử dụng và nộp vào Ngân sách Nhà nước nêu tại tiết c, điểm 2, mục III Thông tư này thực hiện từ ngày 1/1/1996 đến 31/12/1996, kể từ năm 1997 trở đi phải thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 77-TC/TCT-1996 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí Nhà nước về bảo đảm trật tự An toàn giao thông đường bộ và trật tự An toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.051

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.209.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!