BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
47/2005/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày
08 tháng 6 năm 2005
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 47/2005/TT-BTC NGÀY 8 THÁNG 6 NĂM 2005
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM
BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật giao thông
đường thuỷ nội địa.
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ -
CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ
phí;
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và
nước ngoài khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết các công việc quản lý hành
chính Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa quy định
tại Điều 25, khoản 3 Điều 31, khoản 1 Điều 69 Luật Giao thông đường
thuỷ nội địa thì phải nộp phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định tại Thông tư này. Trừ các
trường hợp sau đây không phải nộp lệ phí quản lý nhà nước về an toàn giao thông
đường thuỷ nội địa:
- Phương tiện thuỷ nội địa làm
nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Công An và Bộ Quốc phòng quản lý (trừ các
phương tiện làm kinh tế).
- Phương tiện đánh bắt thuỷ sản
do ngành thuỷ sản cấp đăng ký.
Trường hợp điều ước quốc tế và nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực
hiện theo quy định đó.
2. Mức thu phí, lệ phí quản lý
nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa được quy định
cụ thể như sau:
STT
|
Nội dung các khoản
thu
|
Mức thu (đồng/giấy
phép hoặc lần)
|
A
|
Phí sát hạch đủ điều kiện cấp
bằng thuyền trưởng, máy trưởng
|
|
1
|
Phí sát hạch và thi cấp bằng
thuyền trưởng:
|
|
|
+ Hạng nhất
|
220.000
|
|
+ Hạng nhì
|
200.000
|
|
+ Hạng ba
|
170.000
|
2
|
Phí sát hạch và thi cấp bằng
máy trưởng
|
|
|
+ Hạng nhất
|
200.000
|
|
+ Hạng nhì
|
170.000
|
|
+ Hạng ba
|
140.000
|
B
|
Lệ phí cấp, đổi bằng thuyền
trưởng, máy trưởng
|
50.000
|
C
|
Lệ phí cấp, đổi giấy chứng chỉ
chuyên môn
|
20.000
|
D
|
Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa
|
70.000
|
E
|
Lệ phí
cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thuỷ nội địa
|
40.000
|
- Mức thu phí sát hạch và thi cấp bằng thuyền
trưởng, máy trưởng đối với trường hợp thi lại bằng 50% mức thu quy định nêu
trên.
- Mức thu phí, lệ phí quy định nêu trên đã bao gồm
các chi phí liên quan như: đơn, hồ sơ, tờ khai đăng ký, tổ chức học và thi (kể
cả thi lý thuyết và thực hành tay lái), giấy chứng nhận hoặc bằng (kể cả ép
plastic giấy chứng nhận hoặc bằng) v.v...
Tổ chức, cá nhân đã nộp đủ phí, lệ phí theo mức
thu quy định tại Thông tư này không phải nộp thêm bất cứ khoản tiền nào khác
cho việc thực hiện các công việc quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường thuỷ nội địa quy định tại mục I Thông tư này. Cơ quan quản lý
nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa không được
thu thêm khoản tiền nào khác trái với quy định trên.
3. Phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ
chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la
Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền.
II. TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN
LÝ SỬ DỤNG:
1. Cơ quan thu phí, lệ phí quản
lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa có trách
nhiệm đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định tại
Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quy định pháp luật về phí, lệ phí.
2. Cơ quan thu phí sát hạch theo
mức thu quy định tại mục A điểm 2 Phần I Thông tư này được trích để lại 90%
trên tổng số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí
cho việc thu phí như sau:
a - Chi phí phục vụ trực tiếp
cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước,
công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
b - Chi đào tạo luật, chi phí tổ
chức thi (lý thuyết và thực hành tay lái).
c - Chi mua sắm vật tư, nguyên
liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí.
d - Chi trích quỹ khen thưởng,
phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ việc thu phí trong đơn vị. Mức
trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bình quân 1 năm, một người tối đa không quá 3
tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 tháng
lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Toàn bộ số tiền phí được trích
theo quy định trên đây, cơ quan thu phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ
hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán năm; nếu cuối năm sử dụng chưa hết
thì được chuyển sang năm sau.
Tổng số tiền phí thu được, sau
khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ nêu tại điểm 2 trên đây, số còn lại (10%)
cơ quan thu phải nộp vào ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản tương ứng, mục,
tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành).
3. Cơ quan thu lệ phí theo mức
thu quy định tại mục B, C, D, E điểm 2 Phần I Thông tư này được trích để lại 50%
trên tổng số tiền lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi
phí cho việc thu lệ phí như sau:
a - Chi in hồ sơ, bằng, chứng chỉ
chuyên môn, giấy phép.
b - Chi phí phục vụ trực tiếp
cho việc thu lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước,
công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
c - Chi mua (hoặc sơn) biển số
đăng ký phương tiện.
d - Chi trích quỹ khen thưởng,
phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ việc thu lệ phí trong đơn vị.
Mức trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bình quân 1 năm, một người tối đa không
quá 3 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2
tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Toàn bộ số tiền lệ phí được
trích theo quy định trên đây, cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có
chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán năm; nếu cuối năm sử dụng
chưa hết thì được chuyển sang năm sau.
Tổng số tiền lệ phí thu được,
sau khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ nêu tại điểm 3 trên đây, số còn lại
(50%) cơ quan thu phải nộp vào ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản tương ứng,
mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành).
4. Thực hiện quyết toán phí, lệ
phí cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Hàng năm cơ quan thu
lệ phí thực hiện quyết toán việc sử dụng biên lai thu lệ phí, số tiền lệ phí
thu được, số để lại cho đơn vị, số phải nộp ngân sách, số đã nộp và số còn phải
nộp Ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế; quyết toán việc sử dụng số tiền được
trích để lại với cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 53 TC/TCT ngày
16/8/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và quyết định số 98/1999/QĐ-BTC
ngày 25/8/1999 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành biểu mức thu lệ phí đăng ký
phương tiện hành nghề kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, lệ phí thi, cấp đổi bằng
thuyền trưởng, máy trưởng và lệ phí hoạt động khai thác vùng nước đường thuỷ nội
địa.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng
phải nộp phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường
thuỷ nội địa và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại
Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.