BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
30-BTC/TCT
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1991
|
THÔNG TƯ
CỦA
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30-BTC/TCT NGÀY 23-5-1991 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN
Thi hành Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và Nghị định số 351-HĐBT, số
353-HĐBT ngày 2-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết Luật thuế doanh thu và Luật thuế lợi tức.
Căn cứ vào Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày
30-3-1990 của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 05-HĐBT ngày 7-1-1991 của Hội đồng
Bộ trưởng quy định chi tiết Pháp lệnh Thuế tài
nguyên và Thông tư số 07-TC/TCT ngày
7-2-1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của ngành khai thác thuỷ sản; sau khi thống nhất
với Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật
thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, Pháp lệnh thuế tài nguyên và chế độ quản lý
thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản như sau:
I- PHẠM VI
ÁP DỤNG
1. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, hoạt động
thường xuyên hay không thường xuyên; có địa điểm cố định hay lưu động (dưới đây
gọi chung là cơ sở khai thác) có hoạt động khai thác đánh bắt thuỷ sản tự nhiên
thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là đối tượng thi hành
các luật thuế, Pháp lệnh thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Những hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành thuỷ sản không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này, bao gồm:
- Khai thác, đánh bắt thuỷ sản
nuôi trồng.
- Thu mua, chế biến, kinh doanh
xuất, nhập khẩu thuỷ sản.
- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khác kể cả trực tiếp phục vụ cho hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên.
Những hoạt động này phải nộp thuế
doanh thu, thuế lợi tức, thu sử dụng vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác
theo đúng chế độ hiện hành.
II- CHÍNH
SÁCH THU VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
1. Các chính
sách thuế đang áp dụng đối với hoạt động khai thác thuỷ sản bao gồm:
- Thuế tài nguyên, là trả tiền khai
thác tài nguyên của Nhà nước, được hạch toán vào chi phí khai thác của cơ sở.
- Thuế doanh thu tính trên doanh
thu bán thuỷ sản khai thác.
- Thuế lợi tức thu vào tổ chức,
cá nhân, có lợi tức kinh doanh khai thác thuỷ sản.
- Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thành
phần kinh tế mà các cơ sở khai thác thuỷ sản còn phải thực hiện các chính sách
thu và thuế hiện hành như:
+ Các cơ sở khai thác thuộc kinh
tế ngoài quốc doanh phải nộp thuế môn bài (là khoản lệ phí đăng ký hành nghề
hàng năm) nộp ngay từ đầu năm theo loại hộ, bậc môn bài quy định tại Quyết định
số 421-HĐBT ngày 10 tháng 12 năm 1990 của Hội
đồng Bộ trưởng.
+ Các cơ sở kinh tế quốc doanh
phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách 0,3% tháng, nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định
thuộc nguồn vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác theo chế độ Nhà nước quy định.
2. Căn cứ tính
thuế:
Căn cứ tính thuế là số lượng thuỷ
sản tính thuế, giá tính thuế, và thuế suất.
a) Số lượng thuỷ sản tính thuế:
là số lượng thuỷ sản thực tế khai thác trong kỳ:
- Đối với cơ sở khai thác lớn,
thực hiện chế độ sổ sách chứng từ kế toán đúng quy định của Nhà nước (dưới đây
gọi chung là cơ sở nộp thuế theo phương pháp kê khai), là số lượng thuỷ sản
khai thác trong kỳ.
- Cơ sở khai thác nhỏ thực hiện
khoán số lượng tính thuế (dưới đây gọi chung là cơ sở nộp thuế theo phương pháp
khoán số lượng).
Phương pháp khoán phải là kết quả
cộng tác chặt chẽ thường xuyên giữa ngành thuế và ngành thuỷ sản, phải dựa trên
dự điều tra thực tế điển hình trong kỳ, kết hợp với tham khảo qua các năm trước
về năng lực khai thác như: số đầu phương tiện, số mã lực (CV) công suất của
phương tiện, ngành nghề đánh bắt, năng suất thực tế đánh bắt, điều kiện về lao
động vật tư tiền vốn của từng cơ sở, mùa vụ, ngư trường khơi lộng v.v... để xác
định số lượng khai thác.
Việc ấn định mức khoán số lượng
làm căn cứ tính thuế cho từng cơ sở phải thực hiện chu đáo, bảo đảm công khai
dân chủ, phải lập thành biên bản có ký nhận của cơ sở, ký duyệt của lãnh đạo cơ
quan trực tiếp thu thuế trước khi lập số thuế và phát hành thông báo. Mức khoán
số lượng tính thuế do Cục thuế tỉnh, thành phố cùng với cơ quan thuỷ sản thống
nhất trình Uỷ ban nhân dân địa phương quy định, công bố chính thức để thực hiện
ổn định trong 3 năm. Đối với các cơ sở khi có biến động khoảng 30% do tăng sản
lượng khai thác thì phải xem xét điều chỉnh lại sản lượng cho phù hợp thực tế,
bảo đảm sự đóng góp được công bằng.
b) Giá tính thuế: là giá bán thực
tế bình quân từng loại thuỷ sản khai thác trong kỳ tính thuế trên thị trường địa
phương.
- Đối với cơ sở khai thác nộp thuế
theo phương pháp kê khai: giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại
thuỷ sản tại cơ sở khai thác ghi trên hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát
hành.
Nếu thuỷ sản khai thác bán ra có
doanh thu bằng ngoại tệ thì thuế tính bằng ngoại tệ và quy đổi ra tiền Việt Nam
theo tỉ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính
thuế, hoặc có thể nộp bằng ngoại tệ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Đối với cơ sở nộp thuế theo
phương pháp khoán số lượng.
Để bảo đảm giá tính thuế tương đối
sát với thực tế thị trường, tuỳ tình hình cụ thể của mỗi địa phương, trong mỗi
đợt tổ chức khoán số lượng, khoán thuế, các Cục thuế tỉnh, thành phố, đặc khu
trực thuộc trung ương phải phối hợp với các cơ quan liên quan (thuỷ sản, tài
chính, vật giá) quy định giá tính thuế thuỷ sản phù hợp với giá cả thị trường địa
phương và thông báo cho cơ sở thực hiện, khi giá cả biến động (tăng hoặc giảm)
đến 20% trở lên thì phải điều chỉnh lại doanh thu và mức thuế khoán cho phù hợp
với thực tế.
c) Thuế suất:
Cơ sở khai thác thuỷ sản (không
phân biệt cơ sở nộp thuế theo phương pháp kê khai hay phương pháp khoán) xác định
một tỉ lệ thuế suất chung áp dụng cho các loại thuế như sau:
Tổng số thuế khoán phải nộp
|
=
|
thuế tài nguyên
|
+
|
thuế doanh thu
|
+
|
thuế lợi tức (nếu có)
|
Lấy tổng số thuế khoán chia cho
doanh thu thì tìm được tỉ lệ thuế khoán trên doanh thu.
- Thuế tài nguyên áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân là người Việt Nam khai thác thuỷ sản thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7-2-1991 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài
nguyên.
+ Thu 3% đối với khai thác thuỷ
sản tự nhiên trên sông, ngòi, hồ v.v...
+ Thu 4% khai thác thuỷ sản tự
nhiên trên biển, riêng: khai thác tổ yến thu 10%, khai thác đồi mồi, ngọc trai,
hải sâm, san hô đỏ 6%.
- Thuế doanh thu, thu 2% trên
doanh số bán thuỷ sản khai thác.
- Thuế lợi tức: thu 1% trên
doanh thu đối với hộ nhỏ; 30% trên lợi tức chịu thuế đối với các cơ sở nộp thuế
theo phương pháp kê khai.
Để xác định tỉ lệ thuế lợi tức,
cần tổ chức điều tra điển hình về chi phí sản xuất kinh doanh, tính đúng tính đủ
các yếu tố chi phí và các loại thuế phải nộp được trừ; xác định lợi tức chịu
thuế trong kỳ của từng loại cơ sở.
Đối với các cơ sở loại vừa và loại
lớn, nộp thuế theo phương pháp kê khác, nhưng thực chất vẫn khoán các loại thuế
tính trên doanh số, trong trường hợp này áp dụng thuế suất 30% trên lợi tức chịu
thuế để tìm ra tỉ lệ thuế lợi tức tính trên doanh số như sau:
Tỉ lệ thuế lợi tức
|
=
|
Tổng số lợi tức chịu thuế
trong kỳ x 30%
|
tính trên doanh số
|
|
Tổng số doanh thu tính thuế
trong kỳ
|
III- KÊ
KHAI ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ
Theo quy định của các luật thuế
và Pháp lệnh thuế thì các cơ sở khai thác; thuỷ sản phải nộp thuế tài nguyên tại
địa phương khai thác nộp thuế doanh thu tại cơ sở kinh doanh bán hàng có doanh
thu, nộp thuế môn bài, thuế lợi tức và các khoản phải nộp khác (nếu có) tại nơi
cơ sở đặt trụ sở chính. Do đặc điểm của hoạt động khai thác thuỷ sản và bảo đảm
sự quản lý thu thuế chặt chẽ tại gốc, việc kê khai đăng ký nộp thuế, đối với
các cơ sở khai thác thuỷ sản như sau:
1. Kê khai
đăng ký về thuế:
Tất cả các cơ sở khai thác thuỷ
sản, chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động (hoặc tách, nhập, giải thể)
và hàng năm, chậm nhất là 15 ngày của tháng đầu năm phải đăng ký về thuế với cơ
quan thuế địa phương trực tiếp quản lý thu thuế (nơi quản lý hộ khẩu và cấp giấy
phép kinh doanh).
Các cơ sở khai thác thuỷ sản phải
thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo Pháp lệnh kế
toán thống kê của Hội đồng Nhà nước, chế độ lập chứng từ mua bán hàng, thu tiền
theo đúng các quy định của Nhà nước, Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, tuỳ theo
quy mô kinh doanh do quy định của cơ quan thuế địa phương cũng phải thực hiện
chế độ kế toán tư nhân do Bộ Tài chính đã ban hành.
Kê khai đăng ký về thuế phải làm
2 bản gửi cơ quan thuế, ghi đủ các loại thuế phải nộp; thuế môn bài, thuế tài
nguyên, thuế doanh thu, thuế lợi tức, các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định,
và các chỉ tiêu ghi trong mẫu, kèm theo Thông tư này (mẫu
số 1).
Nhận được tờ khai đăng ký về thuế,
cơ quan thuế phải:
- Kiểm tra tài liệu kê khai, đối
chiếu với tình hình thực tế, xác nhận vào tờ khai: 1 bản trả lại cơ sở lưu giữ
chứng minh đã làm thủ tục đăng ký, 1 bản cơ quan thuế giữ (bộ phận kế toán).
- Xử lý các cơ sở kê khai không
đúng luật và Pháp lệnh thuế quy định.
- Phân loại cơ sở ghi các chỉ
tiêu đăng ký của từng tờ khai vào sổ danh bạ và các cơ sở đăng ký về thuế theo
đúng mã số ngành nghề của từng thành phần kinh tế.
- Phân công bố trí cán bộ quản
lý thu thuế phù hợp với quy mô và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Phối hợp với cơ quan thuỷ sản
trong việc quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh, cấp sổ khai thác thuỷ sản cho
cơ sở.
- Thông báo các loại thuế phải nộp,
số thuế và kỳ hạn nộp thuế cho các đối tượng nộp thuế trong tháng 1 hàng năm,
bao gồm các loại thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế doanh thu, thuế lợi tức...
2. Thủ tục nộp
thuế:
Thuế môn bài ngay từ đầu năm;
các loại thuế tài nguyên, doanh thu, lợi tức nộp theo định kỳ, thời hạn nộp do
cơ quan thuế quy định.
Các cơ sở khai thác thuỷ sản
đăng ký kinh doanh và đăng ký về thuế ở địa phương nào thì phải thực hiện đầy đủ
thủ tục nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương đó. Thủ tục nộp thực hiện như sau:
a) Cơ sở khai thác nộp thuế tài
nguyên, doanh thu, lợi tức theo phương pháp kê khai:
Đối tượng nộp thuế theo phương
pháp kê khai trong hoạt động khai thác thuỷ sản rất hạn chế. Các cơ sở kinh tế
ngoài quốc doanh đều áp dụng phương pháp khoán. Trong kinh tế quốc doanh cũng
chỉ áp dụng phương pháp kê khai đối với những cơ sở lớn giữ được sổ sách kế
toán đủ tin cậy. Mặt khác đối với các quốc doanh đánh cá cũng phải phối hợp chặt
chẽ việc hạch toán trên sổ sách với khoán sản phẩm trong khai thác thuỷ sản.
Đối với các cơ sở nộp thuế theo
phương pháp kê khai, trong 5 ngày đầu tháng phải nộp tờ khai nộp thuế của tháng
trước cho cơ quan thuế trực tiếp thu thuế. Tờ khai làm thành 2 bản nộp cho cơ
quan thuế theo mẫu kèm theo Thông tư này (mẫu số 2).
Cơ quan thuế sau khi kiểm tra
xác nhận vào tờ khai, lập sổ bộ thuế và thông báo nộp thuế. Đối với các xí nghiệp
quốc doanh Bộ Tài chính đã quy định chế độ tự nộp thuế, đến kỳ hạn nộp do cơ
quan thuế quy định, các cơ sở chủ động làm giấy nộp tiền bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản nộp vào ngân sách Nhà nước không cần có chữ ký của cơ quan thuế.
Do vậy, căn cứ vào tờ khai đã kiểm tra, thông báo nộp thuế phải ghi rõ số thuế
phát sinh kỳ này, số đã tạm nộp, số kỳ trước còn thiếu (hoặc đã nộp thừa), tổng
số thuế phải nộp có chi tiết từng loại thuế (tài nguyên, doanh thu, lợi tức...)
và thời hạn nộp.
Căn cứ thông báo của cơ quan thuế,
chậm nhất không được quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ sở phải làm
giấy nộp tiền, nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước tại kho bạc (hoặc
Ngân hàng) nơi cơ sở mở tài khoản giao dịch. Giấy nộp tiền phải ghi chi tiết từng
loại thuế phù hợp với tổng số thuế phải nộp theo đúng quy định của mục lục ngân
sách Nhà nước.
b) Cơ sở nộp thuế theo phương
pháp khoán số lượng:
Trên cơ sở khoán số lượng, khoán
thuế cho từng loại cơ sở đã được thực hiện chu đáo đúng quy trình, công khai
dân chủ... Cơ quan thuế thông báo số lượng khoán, giá tính thuế, thuế suất, số
thuế nộp phải nộp (trên cơ sở chi tiết từng loại thuế) và kỳ hạn nộp thuế cho
người nộp thuế.
Đến kỳ hạn, căn cứ vào giấy
thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân
sách Nhà nước tại kho bạc (hoặc Ngân hàng) gần nhất. Trường hợp thật đặc biệt,
cơ quan thuế có thể tổ chức trực tiếp thu thuế hoặc uỷ nhiệm thu, và nộp vào
kho bạc vào cuối ngày hoặc định kỳ theo quy định đã thoả thuận giữa cơ quan thuế
và Kho bạc Nhà nước. Khi thu thuế, biên lai thuế phải ghi thành 3 liên: liên 1
nộp cho cơ quan thuế, liên 2 giao cho người nộp thuế, liên 3 lưu tại cuống biên
lai.
Thông báo nộp thuế và biên lai
thu thuế đều phải ghi chi tiết số thuế nộp của từng loại thuế phù hợp với tổng
số thuế đã nộp theo đúng mục lục của ngân sách Nhà nước.
3. Kiểm tra,
thanh toán và quyết toán thuế:
a) Kiểm tra thuế:
Công tác kiểm tra thuế chiếm phần
quan trọng trong nội dung chế độ công tác quản lý ở cơ sở, quán xuyến ở tất cả
các khâu nghiệp vụ thuế một cách thường xuyên.
- Kiểm tra đăng ký về thuế thúc
đẩy các cơ sở chấp hành việc đăng ký đúng nội dung và thời gian quy định bổ
sung đăng ký kịp thời các chỉ tiêu đã đăng ký khi có sự thay đổi, đặc biệt là sự
thay đổi về nghề đánh bắt thuỷ sản, mã lực tàu thuyền, lao động v.v... để có cơ
sở xác định doanh thu sát đúng, chống thất thu về hộ.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ
độ sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với chế độ quy định của Nhà nước đối với từng
thành phần kinh tế, phù hợp với quy mô kinh doanh của các hộ ngoài quốc doanh
đã được cơ quan thuế hướng dẫn, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc hạch toán trên
chứng từ sổ sách với thực tế hoạt động.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ
kê khai nộp thuế (đối với xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ tự nộp, việc kê
khai hàng tháng và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế; đối với hộ ngoài
quốc doanh thực hiện nộp thuế khoán theo thông báo của cơ quan thuế), kiểm tra
việc nộp phạt chậm nộp thuế.
- Phối hợp với các cơ quan thuỷ
sản, công an biên phòng tại các trạm kiểm soát để kiểm tra việc thực hiện các
thủ tục cần thiết khi hành nghề, việc làm nghĩa vụ nộp thuế thông qua các sổ
đăng kiểm, sổ khai thác thuỷ sản, các chứng từ biên lai nộp thuế.
Kết quả các cuộc kiểm tra phát
hiện các vi phạm luật tới mức cần phải xử lý đều phải lập biên bản và quyết định
xử lý theo luật định, phù hợp với quyền hạn của từng loại cán bộ thuế đã quy định.
b) Thanh toán và quyết toán thu
nộp thuế:
Các cơ sở khai thác thuỷ sản phải
thanh toán và quyết toán thu nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
- Các cơ sở nộp thuế theo phương
pháp kê khai, tạm nộp các loại thuế hàng tháng, hết một năm khi quyết toán kinh
doanh, hoặc khi có thay đổi tổ chức như: sáp nhập, phân chia, giải thể... thì
phải thanh quyết toán thuế theo đúng thời hạn quy định của cơ quan thuế, chậm
nhất là sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm hoặc mùa vụ khai thác theo đúng mẫu
của cơ quan thuế, và chậm nhất không được quá 15 ngày sau khi có quyết toán phải
nộp đủ số thuế còn thiếu. Nếu đã nộp thừa thì được chuyển trừ vào số thuế phải
nộp của các tháng sau, hoặc được thoái trả.
- Các cơ sở nộp thuế theo phương
pháp khoán, theo nguyên tắc thì thuế nộp dứt điểm từng kỳ theo quy định của cơ
quan thuế và không phải thanh quyết toán.
Do đặc thù của ngành khai thác
thuỷ sản, mặc dù được khoán và nộp thuế tại nơi cư trú đăng ký hộ khẩu, đăng ký
kinh doanh nhưng khi ngành nghề theo mùa vụ đến ngư trường thuộc các địa phương
khai thác có trường hợp phải nộp thuế tài nguyên tại chỗ, do vậy khi trở về địa
phương cư trú sẽ được cơ quan thuế thanh toán lại số thuế tài nguyên bằng số
thuế tài nguyên đã nộp ở địa phương khác.
Để được thoái trả tiền thuế tài
nguyên đã nộp ở địa phương khác, thủ tục thực hiện như sau:
- Cơ sở làm tờ khai số thuế tài
nguyên đã nộp ở địa phương khác theo mẫu của cơ quan thuế ghi rõ: Thời gian, địa
điểm khai thác, số thuế tài nguyên đã nộp, kèm theo biên lai nộp thuế do cơ
quan thuế cấp gửi đến cơ quan thuế cấp gửi đến cơ quan thuế nơi đăng ký về thuế.
- Cơ quan thuế sau khi kiểm tra tờ
khai và biên lai thu thuế, xác nhận vào tờ khai đã nộp thuế của cơ sở, ghi rõ họ
tên thủ trưởng của cơ quan thuế xét duyệt và đóng dấu.
- Lưu giữ tờ khai như một chứng
từ thu thuế, trả lại cho cơ sở biên lai thu thuế do địa phương nơi có ngư trường
cấp.
- Giảm trừ số thuế tài nguyên đã
thu trùng vào số thuế phải nộp của cơ sở trong kỳ tới, hoặc làm thủ tục thoái
trả cho cơ sở.
Trường hợp số thuế tài nguyên đã
thu tại nơi đăng ký nộp thuế nhỏ hơn số thuế đã nộp ở nơi có ngư trường khai
thác thì chỉ được giảm trừ số thuế đã thu tại nơi đăng ký, đồng thời xem xét lại
mức thuế khoán đối với cơ sở, cần thiết phải điều chỉnh lại mức khoán cho sát
thực tế hơn.
IV- MIỄN,
GIẢM THUẾ
Việc miễn giảm thuế đối với các
cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện theo quy định tại các Điều 18
Luật thuế doanh thu, Điều 21 Luật thuế lợi tức, Điều 12 Pháp lệnh thuế tài nguyên và các quy định chi tiết tại
các Nghị định số 351-HĐBộ trưởng, số 353-HĐBT và số 06-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể là:
- Cơ sở có thu nhập thấp dưới
50.000đ/người tháng thì được miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức.
- Thiệt hại do thiên tai địch hoạ
từ 20-50% thì được xét giảm thuế doanh thu, tài nguyên, lợi tức theo tỉ lệ
tương ứng. Nếu thiệt hại trên 50% và hư hại đến tài sản, tiền vốn v.v... thì có
thể được xét miễn nộp thuế doanh thu, tài nguyên và lợi tức.
- Lợi tức để lại tái đầu tư được
giảm thuế lợi tức. Tỉ lệ giảm thuế bằng tỉ lệ số tiền đã chi về tái đầu tư bằng
nguồn lợi nhuận so với lợi tức chịu thuế trong năm, nhưng mức giảm tối đa không
quá 50% số thuế lợi tức phải nộp trong năm.
Riêng đối với quốc doanh đánh cá
nếu khi nộp thuế lợi tức mà lợi nhuận còn lại không bảo đảm mức tối thiểu để
trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng thì được
xét giảm thuế lợi tức; hoặc được xét giảm thuế tài nguyên ở mức tối đa không
quá 50% số thuế phải nộp trong năm thứ nhất, không quá 40% trong năm thứ 2,
không quá 30% trong năm thứ 3 kể từ năm bắt đầu khai thác.
Bộ Tài chính uỷ quyền cho Cục
thuế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương xem xét quyết định miễn giảm
thuế đối với cơ sở khai thác thuỷ sản thuộc đối tượng được miễn giảm thuế theo
đúng luật thuế, Pháp lệnh thuế quy định và phải báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng
cục thuế) trước 15 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Thủ tục xét miễn giảm thuế thực
hiện như sau:
- Cơ sở thuộc đối tượng được miễn
giảm thuế phải có đơn đề nghị giải trình cụ thể nguyên nhân xin miễn giảm gửi
cơ quan trực tiếp thu thuế theo mẫu của cơ quan thuế.
- Cơ quan thuế phải kiểm tra, xác
minh và có ý kiến đề xuất hướng giải quyết bằng văn bản, kèm theo đơn đề nghị của
cơ sở, gửi lên cơ quan thuế cấp trên.
- Cục thuế tỉnh, thành phố, đặc
khu, sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng thủ tục do các Chi cục thuế trình,
phải kiểm tra, xem xét, quyết định bằng văn bản gửi cho cơ quan trực tiếp thu
thuế, đồng thời thông báo cho cơ sở xin miễn giảm kết quả đã giải quyết. Việc
xét và quyết định giảm miễn thuế thực hiện hàng năm hoặc từng vụ mùa khai thác.
V- BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ
Để bảo đảm thi hành đúng luật
thuế, pháp lệnh thuế đối với hoạt động khai thác thuỷ sản, cơ quan thuế cần phải
thực hiện đúng chế độ biện pháp quản lý thu thuế sau đây:
1. Thường
xuyên tổ chức công tác tuyên truyền bằng mọi hình thức rộng khắp đến các cấp,
các ngành và từng người ngư dân, nhằm làm cho mọi người hiểu đúng chính sách
thuế của Nhà nước, tự giác thực hiện đúng nghĩa vụ công dân.
2. Chủ động
tranh thủ sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp, bằng cách soạn thảo các
chương trình công tác, biện pháp quản lý cụ thể,các kiến nghị đối với địa
phương trong công tác chỉ đạo phối kết hợp, các biện pháp xử lý cụ thể các vướng
mắc, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất việc phối hợp kết hợp chặt chẽ với
các ngành liên quan: thuỷ sản, công an, biên phòng, tài chính, vật giá v.v... để
thực hiện.
a) Tổ chức đăng ký nắm toàn bộ
các hộ (cơ sở) làm nghề khai thác thuỷ sản trên địa bàn, trên cơ sở hướng dẫn
cho các hộ kê khai đăng ký về thuế theo đúng mẫu quy định, thực hiện phân loại
hộ theo hộ môn bài, vào sổ danh bạ theo đúng mã số đối với từng thành phần kinh
tế. Cấp giấy miễn thuế cho những hộ thuộc diện được miễn.
b) Tổ chức điều tra năng lực
khai thác thực tế của từng cơ sở trên địa bàn về các chỉ tiêu: Số đầu phương tiện,
tổng số mã lực (công suất) của phương tiện, năng suất thực tế và loại sản phẩm
của từng loại phương tiện từng nghề đánh bắt (điều tra điển hình các loại đối
tượng khai thác từng loại phương tiện giống nhau, mã lực như nhau, công cụ đánh
bắt và khai thác giống nhau, ngư trường và thời vụ như nhau...), nguồn thuỷ sản
ở từng ngư trường trong từng mùa vụ v.v...
c) Phối hợp với cơ quan thuỷ sản,
công an biên phòng làm ccs việc như sau:
- Cơ quan thuế cấp giấy cho các
cơ sở giấy đăng ký về thuế, sổ khai thác thuỷ sản theo mẫu thống nhất do Bộ Tài
chính quy định, hướng dẫn việc mở sổ sách kế toán, bán hoá đơn do Bộ Tài chính
thống nhất phát hành.
- Cơ quan thuỷ sản cấp giấy phép
đăng ký kinh doanh.
- Công an biên phòng kiểm soát
và cho phép tàu thuyền ra khơi hành nghề.
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân địa
phương cho thành lập các trạm kiểm soát liên ngành, gồm: công an, biên phòng,
thuỷ sản, thuế để kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý khai thác thuỷ sản và
quản lý thu thuế.
d) Tổ chức sinh hoạt với các đối
tượng nộp thuế, thông qua đó hướng dẫn phổ biến chính sách thuế. Tổ chức dân chủ
bình nghị về số lượng khoán, giá trị tính thuế, tỉ lệ thuế, số thuế phải nộp...
Trên cơ sở định hướng đã có sự quản lý điều tra của các cơ sở điển hình làm căn
cứ xác định và suy ra cho những cơ sở cùng loại.
3. Phân loại các
cơ sở khai thác thuỷ sản xác định cụ thể:
- Những cơ sở có đủ điều kiện thực
hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai (rất hạn chế).
- Những cơ sở nộp thuế theo
phương pháp khoán.
Việc phân loại các cơ sở khai
thác để áp dụng phương pháp thu thuế, một mặt tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh của
cơ sở, mặt khác phải tính đến trình độ khả năng của cán bộ thuế, bảo đảm cho
công tác quản lý thu thuế tốt nhất, chống được thất thu.
4. Tổ chức,
quản lý thu thuế phải tập trung những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt phụ
trách các vùng các cơ sở trọng điểm, vừa bố trí lực lượng quán xuyến được các
hoạt động trên địa bàn:
- Chỉ đạo thực hiện đúng quy
trình nghiệp vụ thu thuế từ khâu nắm hộ, tổ chức đăng ký về thuế, phân loại hộ,
lập sổ danh bạ cơ sở nộp thuế, tổ chức kê khai nộp thuế, tổ chức quản lý điển
hình, chỉnh mức khoán thuế, đổi mới công tác quản lý cơ sở tách các phần hành của
từng khâu để kiểm tra giám sát lẫn nhau.
- Thực hiện công tác kiểm tra,
thanh toán thuế thường xuyên và định kỳ đối với các đối tượng nộp thuế và cán bộ
thuế, bảo đảm thực hiện thu thuế đúng chính sách và chống thất thu ngân sách
Nhà nước.
5. Việc thu
thuế đối với hoạt động khai thác thuỷ sản do cơ quan thuế trực tiếp thu, hoặc
có thể uỷ nhiệm cho cơ quan khác trong những trường hợp cần thiết, do Cục thuế
tỉnh, thành phố, đặc khu quy định.
6. Để bảo đảm
điều kiện cho việc thu thuế khai thác thuỷ sản, ngành thuế được trích 5% thủ tục
phí tính trên tổng số thuế thu được để phục vụ cho việc tổ chức các lực lượng
phối hợp thu thuế như thù lao cho cơ quan nhận uỷ nhiệm thu và các ngành có lực
lượng phối hợp (thuỷ sản, công an biên phòng, các Uỷ ban nhân dân xã v.v...).
Tổng cục thuế trình Bộ ban hành
chế độ quản lý, phân phối, sử dụng các khoản thủ tục phí được trích đúng chế độ.
VI- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các tổ chức, cá nhân khai
thác thuỷ sản phải thực hiện các luật, pháp lệnh thuế được hướng dẫn và quy định
chi tiết tại Thông tư này. Mọi vi phạm về chính sách thuế sẽ bị xử phạt theo
các quy định tại Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và Pháp lệnh thuế tài nguyên.
2. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với
Bộ Thuỷ sản nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng bãi bỏ các chế độ thu do các địa
phương quy định ngoài các luật, pháp lệnh thuế đã được Quốc hội, Hội đồng Nhà
nước ban hành.
3. Cơ quan thuế các cấp có trách
nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuỷ sản, phổ hiến hướng dẫn các cơ sở khai
thác thuỷ sản thực hiện đúng luật - Pháp lệnh thuế và quy định chi tiết của
Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để
nghiên cứu giải quyết.
4. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Kèm theo Thông tư này có các quy
định mẫu đăng ký về thuế, mẫu tờ khai nộp thuế, mẫu kê
khai thanh toán thuế tài nguyên, đơn xin giảm miễn
thuế, mẫu sổ khai thác thuỷ sản.
MẪU SỐ 1
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày.. tháng... năm 199
TỜ KHAI
ĐĂNG
KÝ VỀ THUẾ
- Tên cơ sở khai thác...
- Họ tên chủ hộ hoặc giám đốc cơ
sở khai thác...
- Ngành, nghề khai thác...
- Địa chỉ nơi đăng ký kinh
doanh...
- Nơi mở tài khoản... Số hiệu
tài khoản...
- Địa điểm khai thác...
- Giấy phép khai thác số...
ngày...
- Cơ quan cấp giấy phép...
- Tổng số vốn SXKD.. do nguồn vốn
NS...
+ Vốn cố định... đ do nguồn vốn
NS...
+ Vốn lưu động... đ do nguồn vốn
NS...
- Tổng số phương tiện khai
thác... cái...
Trong đó: + Loại phương tiện...
+ v.v...
- Tổng số công suất phương tiện
(CV)...
- Tổng số lao động... người...
Trong đó: lao động thuê ngoài...
- Thời gian bắt đầu khai thác:
ngày... tháng... năm...
- Sản lượng khai thác dự kiến 1
năm...
- Doanh thu 1 năm...
- Thuế suất...
- Mức thuế phải nộp dự kiến 1
năm...
Cơ sở chúng tôi xin đăng ký nộp
thuế kể từ ngày... tháng... năm...và chịu trách nhiệm về những kê khai trên đây
là đúng sự thật, chấp hành nghiêm chỉnh trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ sở quy định
trong các luật thuế.
Xác
nhận của cơ quan thuế Ngày.. tháng.. năm
(Ký tên đóng dấu)
|
Ý
kiến nhận xét của CB thuế quản lý cơ sở
|
Giám
đốc (chủ hộ)
(Ký tên đóng dấu)
|
MẪU SỐ 2
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày.. tháng... năm 199
TỜ KHAI
NỘP
THUẾ KHAI THÁC THUỶ SẢN
Tháng.. (hoặc quý) Năm...
(Áp dụng cho các hộ hộp thuế
theo kê khai)
Tên cơ sở khai thác (hoặc chủ hộ)...
Địa chỉ trụ sở chính...
Nơi mở tài khoản... Số hiệu tài
khoản...
Địa điểm khai thác...
TT
|
Chỉ tiêu tính thuế
|
Kê khai của cơ sở
|
Kiểm tra của cơ quan thuế
|
1
|
Số lượng thuỷ sản khai thác
Trong đó: Ví dụ:
- Cá...
- Tôm...
- Hến...
|
|
|
2
|
Doanh thu tính thuế thuế suất
|
|
|
3
|
Số thuế phát sinh trong kỳ
|
|
|
4
|
Số thuế nộp thừa (+) hoặc thiếu
(-) của kỳ trước
|
|
|
5
|
Số thuế được giảm (nếu có quyết
định)
|
|
|
6
|
của cơ quan thuế
|
|
|
7
|
Số thuế phải nộp trong kỳ
|
|
|
|
Tổng số thuế phải nộp (viết bằng
chữ)...
|
|
|
Xin cam đoan tài liệu, số liệu
trên đây là đúng thực tế, nếu không đúng cơ sở xin chịu xử lý theo quy định của
luật và Pháp lệnh thuế.
|
|
Ngày..
tháng.. năm..
|
Duyệt
của thủ trưởng
|
Xác
nhận của cán bộ thuế
|
Kế
toán trưởng
(Ký tên)
|
Giám
đốc
(hoặc chủ hộ)
|
cơ
quan thuế
|
|
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 2B
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
KHOÁN
SỐ LƯỢNG KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỂ TÍNH KHOÁN THUẾ
Hôm nay ngày... tháng... năm...
Tại...
Chúng tôi gồm:...
1... Đại diện cơ quan thuế
2... Đại diện cơ quan thuỷ sản
3... Đại diện cơ quan UBND phường,
xã...
4... Chủ hộ khai thác thuỷ sản
v.v...
Sau khi trao đổi bàn bạc đã thống
nhất khoán số lượng khai thác thuỷ sản, doanh thu tính thuế và thuế phải nộp của
từng hộ trong năm (hoặc quý) theo bảng kê đính kèm.
Các hộ khai thác thuỷ sản phải
chấp hành nộp đủ số thuế phải nộp và đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan
thuế.
Biên bản đã đọc lại và mọi người
thống nhất ký tên dưới đây.
Giám
đốc (chủ hộ)
|
Đại
diện
|
Đại
diện cơ quan
|
Đại
diện
|
(ký
tên)
|
UBND
phường, xã
|
Thuỷ
sản
|
Cơ
quan thuế
|
(KÈM
THEO 2B)
DANH
SÁCH KHOÁN SẢN LƯỢNG, KHOÁN THUẾ
Theo biên bản ngày...
Họ và tên
chủ hộ
|
Địa chỉ
|
Ngành nghề
|
Tổng công suất phương tiện
đánh bắt
|
Sản khoán năm
|
Doanh thu tính thuế năm (quý)
|
Tổng số thuế phải nộp
|
Ký tên (các hộ)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU SỐ 3
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày.. tháng... năm 199
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIẢM
(HOẶC MIỄN) THUẾ
Kính gửi:.................................................
- Tên cơ sở khai thác thuỷ sản...
- Địa chỉ trụ sở chính...
- Nơi mở tài khoản... Số hiệu
tài khoản...
- Địa điểm khai thác...
- Đề nghị cơ quan thuế xét giảm
(hoặc miễn) thuế cho cơ sở chúng tôi trong tháng... năm...
- Tổng số thuế phải nộp...
- Số thuế đề nghị giảm (hoặc miễn)...
- Số thuế còn phải nộp...
- Lý do xin giảm (hoặc miễn) thuế...
+
+
+
- Các tài liệu giải trình xin giảm
(hoặc miễn) thuế kèm theo gồm có:
1)
2)
3)
v.v...
Xin cam đoan các tài liệu trên
đây là đúng sự thật, nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng cơ sở xin
chịu phạt theo quy định của các luật, pháp lệnh thuế.
Kế
toán trưởng
|
Giám
đốc (hoặc chủ hộ)
|
(Ký
tên)
|
(Ký
tên đóng dấu)
|
MẪU SỐ 4
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày.. tháng... năm 199
TỜ KHAI
THANH
TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN
Số:.........................
Kính gửi cơ quan thuế (nơi đăng
ký KD):
- Tên cơ sở khai thác thuỷ sản...
- Địa chỉ trụ sở chính...
- Nơi mở tài khoản... Số hiệu
tài khoản...
- Đã nộp thuế tại nơi đăng ký
kinh doanh đến hết tháng... năm... số thuế là...
- Từ ngày... tháng... năm... đến
ngày... tháng... năm... đến khai thác thuỷ sản tại...
- Đã nộp thuế tài nguyên tại cơ
quan thuế...
số tiền là... biên lai thu thuế
số... ngày...
Đề nghị cơ quan thuế trừ số thuế
tài nguyên đã nộp tại... vào số tiền thuế phải nộp kỳ sau của cơ sở.
Xin cam đoan số liệu kê khai
trên đây là đúng sự thực, nếu không đúng sẽ chịu phạt theo quy định của các luật
thuế.
|
|
|
Ngày...
tháng... năm...
|
Duyệt
của thủ trưởng Cơ quan thuế
|
Xác
nhận của CB Thuế quản lý cơ sở
|
Kế
toán trưởng
|
Giám
đốc
(chủ hộ)
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
|
(Ký
tên)
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 5
MẪU SỔ KHAI THÁC THUỶ SẢN
A-
BÌA SỔ
Cục
thuế... Số sổ...
Chi cục thuế...
SỔ
KHAI THÁC THUỶ SẢN
Tên cơ sở (chủ hộ)...
Địa chỉ...
|
B-
NỘI DUNG:
1. Trang đầu sổ ghi các chỉ tiêu
chung
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỔ
KHAI THÁC THUỶ SẢN
- Tên cơ sở khai thác:...
- Họ tên chủ hộ (Giám đốc)...
- Địa chỉ...
- Nơi mở tài khoản... Số hiệu
KT...
- Ngành nghề khai thác...
- Giấy phép khai thác số...
ngày... tháng... năm...
cơ quan cấp giấy phép...
- Đăng ký thuế số... ngày...
tháng... năm...
- Phương tiện được cấp sổ...
+ Tên:...
+ Sổ đăng kiểm...
+ Công suất...
- Sản lượng khai thác khoán
năm (tấn)...
- Doanh thu tính thuế năm
- Thuế phải nộp năm + thuế suất
(%)
+ Tổng số thuế (đ)
|
Ngày...
tháng... năm...
|
Xác
nhận của cơ quan thuế nơi đăng ký thuế
|
Chủ
hộ (giám đốc)
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
|
2. Phần theo dõi hành trình khai
thác và nộp thuế
|
Hành trình
khai thác thuỷ sản
|
Theo dõi nộp thuế
|
Chứng nhận của
|
TT
|
Thời gian (ngày, tháng, năm đến
và đi)
|
Ngư trường (ghi rõ địa danh
huyện, tỉnh)
|
Tháng (quý)
|
Số tiền thuế đã nộp (đồng)
|
Biên lai thu thuế (số ngày)
|
Cơ quan thu thuế
|
cơ quan thu thuế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Sổ rộng x dài = 15 x 21 cm
- Dày độ 30 trang - đánh số thứ
tự trang từ 1 đến 30 (không kể bìa) giữa các trang có đóng dấu giáp lai của cơ
quan thuế.
- Cục thuế ĐP thực hiện in sổ và
bán cho các cơ sở khai thác, khi sử dụng sổ phải đến đăng ký với cơ quan thuế
nơi đăng ký kinh doanh. Cơ quan thuế xác nhận vào sổ, theo dõi xác nhận hành
trình khai thác và nộp thuế của cơ sở.