BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
174/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 174/1998/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Căn cứ Luật thuế giá trị gia
tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày
11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng,
Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ qui định bổ sung, sửa
đổi một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 89/1998/TT-BTC
ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm
1997, Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 99 /1998/TT-BTC ngày
14/7/1998 hướng dẫn thi hành;
Để các doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm thực hiện đúng quy định của Luật thuế
giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ
thể việc tính, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh
nghiêp (TNDN) đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
I/ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG
1) Đối tượng chịu thuế GTGT:
Đối tượng chịu thuế GTGT trong
các doanh nghiệp Bảo hiểm là dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ, hàng hoá khác
dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các dịch vụ không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nêu tại điểm 3 mục này), bao gồm:
- Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- Dịch vụ đại lý giám định, đại
lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba...
- Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
khác.
2) Đối tượng nộp thuế GTGT:
Đối tượng nộp thuế GTGT hướng dẫn
tại Thông tư này là các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại Việt Nam thuộc diện chịu thuế GTGT, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước;
Công ty cổ phần; Công ty tương hỗ; Công ty liên doanh; Công ty bảo hiểm 100% vốn
nước ngoài; Chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài...
3) Đối tượng không chịu thuế
GTGT:
Theo quy định tại Khoản 8, Điều
4 của Luật thuế GTGT thì các dịch vụ bảo hiểm sau đây không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT:
- Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học
sinh và các nghiệp vụ bảo hiểm con người như: bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ - thuyền
viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp
nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn
lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp
nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử dụng điện
...
- Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng
và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác.
4) Giá tính thuế:
Giá tính thuế GTGT đối với dịch
vụ bảo hiểm và dịch vụ, hàng hoá khác do các doanh nghiệp Bảo hiểm cung ứng được
xác định như sau:
- Đối với bảo hiểm gốc là phí bảo
hiểm gốc (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp Bảo hiểm
được hưởng, nếu có) chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT.
+ Trường hợp phí bảo hiểm theo
quy định của Bộ Tài chính đã bao gồm thuế GTGT (giá thanh toán) thì phí bảo hiểm
chưa có thuế GTGT được xác định như sau:
Phí
bảo hiểm chưa có thuế GTGT
(giá
chưa có thuế GTGT)
|
=
|
Phí
bảo hiểm (giá thanh toán)
1
+ Thuế suất (10%)
|
+ Trường hợp các hợp đồng bảo hiểm,
đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm thoả thuận thu phí từng kỳ thì tính thuế
GTGT trên số tiền trả từng kỳ, nếu thoả thuận trả trước một lần thì tính theo
giá trả trước một lần chưa có thuế GTGT.
Ví dụ: ngày 10/1/1999 Tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam ký hợp đồng bảo hiểm 1 tàu đánh cá cho Công ty Hải sản Biển
Đông với mức phí bảo hiểm tính ra đối với con tàu đó là 100 triệu đồng (giả định
đây là mức phí do nhà nước quy định đã bao gồm cả thuế GTGT, tức là giá thanh
toán), hợp đồng có giá trị trong 5 năm và thời hạn thanh toán được ghi trong hợp
đồng như sau: năm thứ nhất, trong thời hạn 15 ngày sau ngày ký hợp đồng Công ty
Hải sản Biển Đông phải trả cho Tổng công ty Bảo hiểm 70% phí bảo hiểm, các năm
tiếp sau mỗi năm phải trả 10% và năm thứ 4 thì phải trả hết tiền phí bảo hiểm
theo thoả thuận.
Do đó, giá tính thuế GTGT đối với
dịch vụ phí bảo hiểm con tàu trên sẽ là:
Giá
tính thuế GTGT
|
=
|
100
triệu đồng
1
+ 10% (thuế suất)
|
=
|
90,9
triệu đồng
|
Doanh thu tính thuế GTGT của Tổng
công ty Bảo hiểm tính cho từng năm sẽ là: năm thứ nhất: 90,9 x70% = 63,63 triệu
đồng (đồng thời cũng là doanh thu tính thuế GTGT của tháng 1/1999), các năm thứ
2, 3, 4 mỗi năm sẽ là: 90,9 triệu x 10% = 9,09 triệu đồng (doanh thu tính thuế
GTGT 4 năm phải tính đủ 90,9 triệu đ). Trong trường hợp này, mặc dù hợp đồng bảo
hiểm có giá trị 5 năm, nhưng doanh thu tính thuế GTGT (đầu ra) chỉ được xác định
trong 4 năm đầu.
- Đối với dịch vụ đại lý giám định,
đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba.v.v. hưởng tiền công hoặc tiền
hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa
trừ một khoản phí tổn nào mà doanh nghiệp Bảo hiểm thu được.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ khác
là giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT.
5) Thuế suất:
Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối
với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý
giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba và các dịch vụ khác
thuộc hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 10%.
Đối với các hoạt động kinh doanh
khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm nêu trên, áp dụng thuế suất quy định đối
với từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể nêu tại mục II, phần B Thông tư số 89
/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
6) Phương pháp tính thuế:
Các doanh nghiệp Bảo hiểm phải nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Số thuế GTGT phải nộp xác định như
sau:
Số
thuế GTGT phải nộp
|
=
|
Thuế
GTGT đầu ra
|
-
|
Thuế
GTGT đầu vào
|
a) Thuế GTGT đầu ra:
Thuế
GTGT đầu vào
|
=
|
Doanh
thu dịch vụ, hàng hoá chịu thuế bán ra
|
x
|
Thuế
suất thuế GTGT
|
*/ Thuế GTGT đầu ra được xác định
trên cơ sở các khoản doanh thu dịch vụ, hàng hoá bán ra thuộc diện chịu thuế
sau đây:
- Doanh thu hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, bao gồm:
+ Phí bảo hiểm gốc của các nghiệp
vụ chịu thuế GTGT.
+ Doanh thu về đại lý giám định
(không kể phí giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong
cùng một tổng công ty, công ty), đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ
ba, đại lý xử lý hàng bồi thường 100%, xử lý hàng bồi thường 100% và doanh thu
khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Doanh thu về dịch vụ, hàng hoá
khác (ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm) thuộc diện chịu thuế GTGT.
*/ Các khoản doanh thu dịch vụ,
hàng hoá bán ra thuộc diện chịu thuế GTGT, nhưng đã được tính ở khâu bảo hiểm gốc,
nên không phải tính thuế GTGT theo quy định tại Thông tư này, bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo
hiểm và các khoản thu về bồi thường khác (nếu có).
- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
và các khoản thu khác về nhượng tái bảo hiểm.
- Phí nhận tái bảo hiểm và các
khoản thu khác về nhận tái bảo hiểm (bao gồm phí nhận tái bảo hiểm từ các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ
Việt Nam).
- Thu đòi người thứ ba.
b) Thuế GTGT đầu vào:
Thuế GTGT đầu vào
|
=
|
Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá
đơn GTGT mua hàng hoá,dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập
khẩu
|
Ngoài ra, theo Khoản 3, Điều 1
Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp Bảo hiểm còn được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thực chi trả bồi thường thuộc phần
trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp Bảo hiểm về các dịch vụ chịu thuế GTGT
theo quy định sau đây:
+ Đối với những khoản thực chi
trả bồi thường được xác định trên cơ sở hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân nhận bồi thường xuất trình để làm căn cứ xác định mức bồi thường
thì doanh nghiệp Bảo hiểm được khấu trừ số thuế GTGT theo tỷ lệ (%) mà doanh
nghiệp Bảo hiểm phải bồi thường theo biên bản xử lý bồi thường; số thuế GTGT
ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ không thuộc phần trách nhiệm bồi thường
của doanh nghiệp Bảo hiểm thì doanh nghiệp Bảo hiểm không được khấu trừ thuế đầu
vào, nhưng tổ chức nhận bồi thường sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu tổ
chức này nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Trường hợp này, các doanh nghiệp
Bảo hiểm phải có hồ sơ:
* Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường bằng bản chính hoặc bản sao có đóng dấu
xác nhận của tổ chức nhận bồi thường.
* Biên bản xử lý bồi thường của
doanh nghiệp Bảo hiểm lập có ký nhận của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường. Biên
bản phải lập ít nhất 2 bản, một bản doanh nghiệp Bảo hiểm giữ, một bản cung cấp
cho tổ chức, cá nhân nhận bồi thường để làm căn cứ xác định số thuế GTGT được
khấu trừ của mỗi bên.
* Biên lai thanh toán tiền bồi
thường có ký nhận của người nhận tiền bồi thường.
Ví dụ: Công ty A (nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế) mua phí bảo hiểm ô tô tại Công ty Bảo hiểm
thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), nay ôtô này bị tai nạn, Công ty A xuất trình
hoá đơn GTGT mua phụ tùng thay thế và sửa chữa giá 200 triệu đồng, thuế GTGT
10% là 20 triệu đồng, giá thanh toán 220 triệu đồng. Theo biên bản xử lý bồi
thường của Công ty Bảo Minh lập thì Bảo Minh chỉ phải bồi thường 80% chi phí
thiệt hại thuộc phần trách nhiệm của mình, còn 20% thuộc trách nhiệm của Công
ty A. Trong trường hợp này, Công ty Bảo Minh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
80% số thuế GTGT ghi trên hoá đơn là: 20 triệu X 80% = 16 triệu đồng và Công ty
A được khấu trừ thuế đầu vào 20% số thuế GTGT ghi trên hoá đơn là 20 triệu đồng
X 20% = 4 triệu đồng.
+ Đối với những khoản bồi thường
khác không có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi
thường thì doanh nghiệp Bảo hiểm được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ 5% tính
trên số tiền thực chi trả bồi thường cho khách hàng không có hoá đơn GTGT về
các nghiệp vụ thuộc diện chịu thuế GTGT (những khoản bồi thường của dịch vụ bảo
hiểm không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT nhưng đã tính khấu trừ thuế đầu
vào theo hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường
thì không được tính khấu trừ theo tỷ lệ % trên số tiền thực chi trả bồi thường
không có hoá đơn nêu tại điểm này).
+ Đối với khoản thuế GTGT đầu
vào tính trên số tiền thực chi trả bồi thường cho khách hàng (theo hoá đơn hoặc
theo tỷ lệ %), doanh nghiệp phải hạch toán giảm số thực chi về bồi thường tương
ứng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua
vào đồng thời dùng cho kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT và không chịu
thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng
cho kinh doanh dịch vụ, hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT. Trong trường hợp
này, doanh nghiệp Bảo hiểm phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và
không được khấu trừ; nếu không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ
(%) doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty Bảo hiểm nhân thọ
thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam chuyên thực hiện các dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ không thuộc diện chịu thuế GTGT thì công ty này không được khấu trừ thuế
GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp, Công ty Bảo hiểm nhân thọ kết hợp
thực hiện thêm một số dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ thuộc diện chịu thuế GTGT,
doanh thu của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ chiếm tỷ trọng 20% trong tổng
doanh thu của công ty này, nhưng không hạch toán riêng thuế GTGT mua hàng hoá,
dịch vụ dùng cho bảo hiểm phi nhân thọ thuộc diện chịu thuế GTGT được khấu trừ
thì công ty sẽ được khấu trừ 20% tổng số thuế GTGT đầu vào có hoá đơn GTGT theo
chế độ quy định.
7) Hoá đơn, chứng từ mua, bán
hàng hoá, dịch vụ:
Các doanh nghiệp Bảo hiểm nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải sử dụng loại hoá đơn GTGT theo chế độ
hoá đơn, chứng từ quy định.
Trường hợp doanh nghiệp Bảo hiểm
muốn sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với quy định chung hoặc sử dụng hợp đồng bảo
hiểm, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm để thay thế cho hoá đơn thì phải
đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng khi đã được Tổng cục
Thuế thông báo bằng văn bản cho sử dụng. Khi lập hoá đơn (kể cả các loại chứng
từ khác được Bộ Tài chính cho sử dụng thay hoá đơn) phải ghi đầy đủ, đúng các yếu
tố quy định và ghi rõ: giá bán (phí) chưa có thuế (kể cả phụ thu và phí tính
thêm ngoài giá bán, nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán (bao gồm giá chưa
có thuế cộng với thuế GTGT), số tiền phải thanh toán trong từng kỳ (nếu có).
8) Đăng ký, kê khai, nộp thuế
GTGT:
Các doanh nghiệp Bảo hiểm, bao gồm
tổng công ty, công ty, chi nhánh trực thuộc thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế
GTGT với Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở văn
phòng chính của tổng công ty, công ty, chi nhánh. Trường hợp tổng công ty, công
ty có chi nhánh ở tỉnh, thành phố khác thì các chi nhánh này phải đăng ký, kê
khai, nộp thuế GTGT với Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở văn phòng chi
nhánh (các đại lý, cộng tác viên bảo hiểm không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối
với khoản hoa hồng bảo hiểm được hưởng, nhưng phải nộp thuế thu nhập theo luật
định ).
Việc kê khai phải thực hiện đúng
mẫu tờ khai kèm theo bảng kê qui định tại Thông tư số 89/1998/TT/BTC, ngoài ra
doanh nghiệp còn phải kèm theo bảng kê chi trả tiền bồi thường theo mẫu biểu
ban hành kèm theo Thông tư này.
II/ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP
1) Đối tượng nộp thuế:
Theo quy định tại Điều 1, Điều 3
của Luật thuế TNDN và Điều 1 của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các doanh nghiệp bảo hiểm
(bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm và tư vấn dịch vụ bảo hiểm) hoạt động kinh doanh bảo
hiểm và dịch vụ, hàng hoá khác có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.
2/ Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế TNDN, bao gồm:
thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh
khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước
ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
Thu
nhập chịu thuế TNDN
|
=
|
Doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế của hoạt động KDBH và hoạt động KD khác
|
-
|
Chi
phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế của hoạt động KDBH và hoạt động KD khác
|
+
|
Thu
nhập chịu thuế khác
|
a) Doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế:
Doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế là toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ, hàng hoá khác, kể cả
phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp Bảo hiểm được hưởng không có thuế GTGT,
bao gồm:
- Doanh thu hoạt động bảo hiểm
là số tiền phải thu theo hoá đơn, chứng từ cung ứng dịch vụ bảo hiểm gốc, nhận
tái bảo hiểm (sau khi đã giảm trừ các khoản hoàn phí, giảm phí, phí nhượng tái
bảo hiểm và các khoản giảm trừ khác), nhượng tái bảo hiểm, đại lý giám định, đại
lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba, đại lý xử lý hàng bồi thường 100 %,
xử lý hàng bồi thường 100% và các khoản doanh thu khác về hoạt động bảo hiểm.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả
thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền
phải thu trong từng kỳ. Trường hợp người mua bảo hiểm trả tiền trước cho nhiều
năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được (tương
tự như ví dụ về giá tính thuế GTGT đã nêu trên đây).
- Doanh thu về hoạt động khác
ngoài hoạt động bảo hiểm là lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tín
phiếu và trái phiếu kho bạc, tiền thu về cho thuê tài sản.v.v.. mà doanh nghiệp
Bảo hiểm phải thu trong kỳ tính thuế.
b/ Chi phí hợp lý được trừ để
tính thu nhập chịu thuế:
Chi phí hợp lý được trừ để tính
thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm, ngoài các khoản
chi phí hợp lý quy định tại mục III, phần B, Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày
14/7/1998 của Bộ Tài chính, còn bao gồm các khoản sau đây:
- Chi phí về hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, bao gồm:
+ Chi bồi thường bảo hiểm gốc
(sau khi đã giảm trừ các khoản thu bồi thường phần trách nhiệm nhượng tái bảo
hiểm, thu đòi người thứ ba).
+ Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm.
+ Chi trả hoa hồng nhận tái bảo
hiểm, hoa hồng môi giới , đại lý, cộng tác viên bảo hiểm.
+ Chi trích các khoản dự phòng
nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Chi trích các khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi theo chế độ
của Bộ Tài chính quy định.
+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất.
+ Chi phí giám định, xử lý hàng
bồi thường 100%.
+ Chi trả lãi cho chủ hợp đồng
(nếu có).
+ Chi phí cho hoạt động đại lý
giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba và các khoản chi phí
khác về hoạt động bảo hiểm.
- Chi phí về hoạt động khác
ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: chi phí hoạt động đầu tư tài
chính như: chi thủ tục phí ngân hàng, trích khoản dự phòng giảm giá các loại chứng
khoán trong hoạt động tài chính, dự phòng cam kết chia lãi cho chủ hợp đồng của
hoạt động bảo hiểm nhân thọ và các khoản chi phí khác của hoạt động đầu tư.
Các khoản chi phí hợp lý được trừ
để tính thu nhập chịu thuế nêu trên phải là số thực chi và thực trích sau khi
đã trừ các khoản thu để giảm chi, như: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu
đòi người thứ ba và các khoản được hạch toán giảm chi khác theo chế độ quy định.
c/ Thu nhập chịu thuế khác, bao
gồm:
- Thu nhập nhận được từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp Bảo hiểm ở nước ngoài chưa trừ bất
kỳ khoản thuế thu nhập nào đã nộp ở nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp Bảo hiểm
nhận được các khoản thu nhập đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài thì phải xác định
số thu nhập trước khi nộp thuế ở nước ngoài để tính thuế thu nhập khi tính thuế
thu nhập tại Việt Nam.
- Hoàn nhập các khoản dự phòng.
Các khoản dự phòng để tính thu nhập chịu thuế chỉ được tính đối với phần chênh
lệch giữa số dư từng khoản dự phòng đã trích lập năm trước lớn hơn số phải
trích lập năm sau theo chế độ quy định (nếu có).
- Các khoản thu nhập chịu thuế
khác.
- Doanh nghiệp Bảo hiểm nhận được
thu nhập do doanh nghiệp trong nước nhận góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết
chia cho (sau khi đã nộp thuế) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
(theo thuế suất 32%), nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế
thu nhập bổ sung (nếu có).
3) Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp Bảo hiểm trong nước là 32% tổng thu nhập chịu
thuế (bao gồm thu nhập từ hoạt động bảo hiểm, hoạt động kinh doanh khác và các
khoản thu nhập khác).
Trường hợp doanh nghiệp Bảo hiểm
có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại hoặc đầu tư vào các dự án thuộc
các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đã đầu tư hoặc tham gia vào các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.v.v. thì áp dụng các mức thuế suất quy định tương ứng theo hướng dẫn tại mục
V, phần B Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.
4) Thuế TNDN phải nộp ngân sách
nhà nước được xác định như sau:
Thuế
TNDN phải nộp NSNN
|
=
|
Thu
nhập chịu thuế
|
x
|
Thuế
suất
|
-
|
Thuế
TNDN nộp ở nước ngoài (nếu có)
|
Số thuế TNDN nộp ở nước ngoài được
trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật thuế TNDN của Việt Nam cho
khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ nước ngoài.
5) Đăng ký, kê khai nộp thuế
TNDN:
Các doanh nghiệp kinh doanh Bảo
hiểm thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định cụ thể tại Phần C
Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cần lưu ý thêm:
- Tất cả các doanh nghiệp kinh
doanh Bảo hiểm, không phân biệt là đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc
hay báo sổ đều phải thực hiện đăng ký thuế TNDN, cùng với việc đăng ký thuế
GTGT tại cục Thuế địa phương nơi đặt trụ sở văn phòng doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp Bảo hiểm hạch
toán độc lập (Tổng công ty, công ty) có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán
thuế TNDN với Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở văn
phòng chính (bao gồm cả phần thuế TNDN của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt
động khác và thu nhập chịu thuế khác ở trong nước và ở nước ngoài của các đơn vị
hạch toán phụ thuộc hay báo sổ trực thuộc doanh nghiệp).
III/ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1) Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/1/1999. Ngoài nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các doanh
nghiệp kinh doanh Bảo hiểm vẫn phải thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 89
/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế
giá trị gia tăng và Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp Bảo hiểm
ký hợp đồng với các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài cung ứng cho mình các
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam, nhưng các tổ chức, cá nhân này không
có văn phòng hay trụ sở điều hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp Bảo hiểm phải
thực hiện kê khai, nộp thuế (bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN) thay cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài trước khi thanh toán tiền trả cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài theo Thông tư hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức kinh tế,
cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức
đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2) Từ năm 1998 trở về trước, các
doanh nghiệp Bảo hiểm đã thực hiện hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh
doanh theo doanh thu thực tế đã thu được tiền. Vì vậy, các doanh nghiệp Bảo hiểm
phải hạch toán vào doanh thu năm 1998 các khoản doanh thu phát sinh từ năm 1998
trở về trước chưa thu được tiền và phải trích các khoản dự phòng theo chế độ
quy định, đồng thời thực hiện tính, nộp thuế theo quy định của Luật thuế doanh
thu, Luật thuế Lợi tức hiện hành. Trường hợp kết thúc năm 1998 mà doanh nghiệp
vẫn chưa thu được tiền thì được ghi nợ ngân sách nhà nước số thuế doanh thu,
thuế lợi tức phải nộp và khi thu được tiền thì phải nộp ngân sách nhà nước số
thuế tương ứng với doanh thu đã thu được tiền.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)
để nghiên cứu, giải quyết.