BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09/1999/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1999
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/1999/TT- BTC NGÀY 28 THÁNG 1 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN MUA, BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Luật thuế giá trị gia
tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997, Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, Nghị định số
102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ quy định bổ sung, sửa đổi một số
điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và các Thông tư của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 24/02/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản
lý dự trữ quốc gia;
Căn cứ Quyết định 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng;
Để thực hiện đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, phù hợp với cơ cấu
tổ chức và hoạt động của hệ thống quản lý dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính hướng dẫn
việc quản lý, sử dụng hoá đơn mua, bán hàng dự trữ quốc gia như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1) Đối tượng áp dụng việc quản
lý, sử dụng hoá đơn mua, bán hàng dự trữ quốc gia hướng dẫn tại Thông tư này là
các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống quản lý dự trữ quốc gia (dưới đây gọi chung
là cơ quan Dự trữ quốc gia) quy định tại Quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban
hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ, bao gồm:
- Cục Dự trữ quốc gia, các Chi cục
Dự trữ quốc gia và các Tổng kho dự trữ trực thuộc Cục Dự trữ quốc gia; Các Bộ,
ngành và các cơ quan, đơn vị dự trữ thuộc các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản
lý quỹ dự trữ quốc gia thực hiện chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban
hành kèm theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Quyết định số 393QĐ-TCKH ngày 31/12/1996 của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc
gia về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán dự trữ quốc gia và Quyết định số
62/1998/QĐ-CDTQG ngày 7/7/1998 của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia về việc quy định
bổ sung sửa đổi một số nội dung hệ thống kế toán dự trữ quôc gia;
- Các doanh nghiệp nhà nước được
giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện việc mua, bán, luân phiên
đổi hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định của Chính phủ về Quy chế quản lý dự
trữ quốc gia.
2) Giá mua vào, xuất, bán hàng dự
trữ quốc gia là giá thực tế thanh toán ghi trên hoá đơn bán hàng theo quy định
tại Điều 24 bản Quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số
10/CP ngày 24/02/1996 của Chính phủ.
3) Cơ quan Dự trữ quốc gia phải
thực hiện việc quản lý, sử dụng chế độ hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định tại
Thông tư số 29/1998/TT-BTC ngày 11/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý tài chính thực hiện Quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định
số 10/CP ngày 24/02/1996 của Chính phủ và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
4) Các cơ quan Dự trữ quốc gia
nêu tại điểm 1, mục này khi xuất, bán hàng dự trữ quốc gia không phải nộp thuế
theo quy định của pháp luật về thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất bán (kể cả bán cho đơn vị
khác xuất khẩu) theo kế hoạch và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xuất bán (kể cả bán cho đơn vị
khác xuất khẩu) để luân phiên đổi mới hàng theo kế hoạch (bao gồm cả xuất, bán
hàng kém hoặc giảm chất lượng);
c) Xuất khẩu trực tiếp và uỷ
thác xuất khẩu theo quy định của Chính phủ;
d) Xuất điều chuyển nội bộ trong
một hoặc giữa các cơ quan Dự trữ quốc gia theo quyết định của thủ trưởng cơ
quan đó hoặc của cấp có thẩm quyền;
đ) Xuất khác theo quy định của
Chính phủ.
Đối với những trường hợp xuất,
bán hàng nêu trên đây, Cơ quan Dự trữ quốc gia phải lập bảng kê hàng đã xuất,
bán kèm theo chứng từ xuất, bán theo quy định tại Thông tư này và chỉ tiêu kế
hoạch, Quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ danh mục mặt hàng,
số lượng từng mặt hàng dự trữ quốc gia được xuất, bán.
5) Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc
diện chịu thuế giá trị gia tăng do cơ quan Dự trữ quốc gia sản xuất, kinh doanh
ngoài danh mục mặt hàng dự trữ quốc gia, hoặc ngoài số lượng hàng dự trữ quốc
gia quy định, hoặc không thuộc các trường hợp xuất, bán nêu tại điểm 4, mục này
thì phải đăng ký, kê khai, nộp thuế và thu khác theo quy định của pháp luật về
thuế và thu khác hiện hành.
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ:
1) Các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hoá thực hiện bán hàng cho các cơ quan Dự trữ quốc gia để dự trữ
quốc gia, phải sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định tại Quyết định
885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ phát
hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng và mục IV phần B, Thông tư số
89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
28/CP/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế giá trị gia tăng.
2) Các cơ quan Dự trữ quốc gia
khi xuất, bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng loại chứng từ sau đây:
a) Xuất hàng dự trữ quốc gia để
bán, để xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu) nêu tại
điểm 4a, 4b, 4c của mục I Thông tư này thì cơ quan Dự trữ quốc gia phải sử dụng
hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia in ấn và phát hành theo
mẫu quy định tại Thông tư này. Trướng hợp, Cục Dự trữ quốc gia chưa kịp in và
phát hành hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia thì Cơ quan Dự trữ quốc gia được
đăng ký với Cục Thuế tỉnh, thành phố để được sử dụng loại hoá đơn bán hàng
(thông thường) tạm thời trong quý I/1999, nhưng khi sử dụng phải ghi rõ
"bán hàng dự trữ quốc gia".
Khi lập hoá đơn bán hàng dự trữ
quốc gia, cơ quan Dự trữ quốc gia phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định
trên hoá đơn và ghi rõ: tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị bán hàng và bên mua
hàng (nếu bên mua hàng không có mã số thuế hoặc không cung cấp mã số thuế thì
đơn vị bán hàng phải gạch chéo vào ô ghi mã số thuế của bên mua hàng), giá bán
hàng ghi trên hoá đơn là giá bán thực tế thanh toán với bên mua hàng.
Giá bán thực tế thanh toán là
giá thực hiện theo quy định tại Điều 24, Quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban
hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 24/02/1996 của Chính phủ, có thể là giá
bán do Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định, giá bán theo phương thức
đấu thầu hoặc giá thị trường. Đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc mặt hàng chịu
thuế giá trị gia tăng thì giá bán thực tế thanh toán được xác định là giá đã có
thuế giá trị gia tăng.
b) Xuất điều chuyển nội bộ và xuất
hàng dự trữ quốc gia khác theo quy định của Chính phủ nêu tại điểm 4d, 4đ, mục
I Thông tư này thì cơ quan Dự trữ quốc gia phải sử dụng phiếu xuất kho hàng hoá
do cơ quan Dự trữ quốc gia in ấn, phát hành và quản lý sử dụng.
3) Các cơ sở kinh doanh thuộc đối
tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, mua hàng dự trữ quốc
gia để sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu (trừ trường hợp cơ quan Dữ trữ quốc gia
trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu nêu tại điểm 4c, mục I Thông tư này)
được khấu trừ thuế GTGT đối với mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo
quy định sau đây:
Cơ sở kinh doanh căn cứ vào hoá
đơn bán hàng dự trữ quốc gia do đơn vị bán hàng cấp, đối chiếu với quy định của
Luật thuế GTGT để xác định mặt hàng mua thuộc diện chịu thuế GTGT hay không chịu
thuế GTGT. Trường hợp mặt hàng mua thuộc diện chịu thuế GTGT thì căn cứ vào giá
thanh toán ghi trên hoá đơn để xác định giá mua chưa có thuế GTGT và thuế GTGT
được khấu trừ đầu vào theo công thức sau:
Giá
mua chưa có thuế GTGT
|
=
|
Giá
thanh toán
1 + Thuế suất (%) thuế GTGT của hàng hoá đó
|
Thuế
GTGT của hàng hoá mua vào
|
=
|
Giá
mua chưa có thuế GTGT
|
x
|
Thuế suất
|
Ví dụ: Công ty thương mại A mua
100 tấn thóc dự trữ quốc gia của Chi cục dự trữ quốc gia B. Công ty thương mại
A phải thanh toán cho Chi cục dự trữ quốc gia B tổng số tiền 147 triệu đồng được
ghi trên hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia. Mặt hàng thóc là hàng chịu thuế GTGT
với thuế suất 5%. Do vậy, Công ty thương mại A được tính giá mua chưa có thuế
GTGT và thuế GTGT của hàng hoá mua vào như sau:
147 triệu
-
Giá mua chưa có thuế GTGT = = 140 triệu
1 + 5%
- Thuế GTGT của hàng hoá mua vào
= 140 triệu x 5% = 7 triệu.
4) Việc tự tính giá mua chưa có
thuế GTGT và thuế GTGT để hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nêu tại điểm
3 nêu trên không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Các cơ sở kinh doanh mua hàng
dự trữ quốc gia thuộc mặt hàng không chịu thuế GTGT.
- Mua hàng dự trữ quốc gia không
có hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư này, hoặc
có hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia nhưng không ghi giá bán hàng, không phải trả
tiền mua hàng.
- Các cơ sở kinh doanh tính thuế
GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Cơ quan Dữ trữ quốc gia mua
hàng của một cơ quan Dự trữ quốc gia khác.
- Cơ quan Dự trữ quốc gia trực
tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu.
5) Cục Dự trữ quốc gia có trách
nhiệm in ấn, phát hành và cấp phát hoá đơn cho các cơ quan Dự trữ quốc gia; khi
sử dụng hoá đơn bán hàng, cơ quan Dự trữ quốc gia phải đăng ký với Cục Thuế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về mẫu hoá đơn và số lượng sử dụng.
6) Cục Thuế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ
quốc gia theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này; đồng thời kiểm tra việc tính, hạch
toán giá mua hàng, thuế GTGT mua hàng dự trữ quốc gia của các cơ sở kinh doanh,
bảo đảm chống thất thu thuế GTGT trong các cơ sở kinh doanh hàng dự trữ quốc
gia.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1) Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký; những quy định khác về hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng dự trữ quốc gia
trái với Thông tư này đều không có giá trị thi hành.
Các quy định về chế độ quản lý
tài chính đối với dự trữ quốc gia vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
2) Cơ quan Dự trữ quốc gia có hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam và nhập khẩu
hàng hoá không thuộc hàng dự trữ quốc gia thì đều phải sử dụng hoá đơn, chứng từ
mua bán hàng hoá, dịch vụ, chế độ kế toán đơn vị sản xuất kinh doanh và thực hiện
nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, các khoản thuế, thu
khác (nếu có) theo đúng quy định của Luật thuế và thu khác hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)
để nghiên cứu, giải quyết.
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Chỉ sử dụng cho bán hàng dự trữ quốc gia)
Liên 1: ( Lưu )
Ngày.......tháng .....năm ....
|
Mẫu số 01 HDT-4LH
Ký hiệu: BH/99
Số: 0000001
|
Đơn
vị bán hàng: ........................................Tổng
kho:....................................
Địa chỉ:............................Số tài khoản
...........................................................
Điện thoại: ................................ MS:
|
Họ
tên người mua hàng:
.................................................................................
Đơn vị: ...........................................................................................................
Địa chỉ.............................. Số tài khoản..........................................................
Hình thức thanh toán: ............... MS:
|
Số
TT
|
Tên
hàng hoá, dịch vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
a
|
b
|
c
|
1
|
2
|
3=1x2
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền bán
hàng:......................................................................................
|
Số tiền viết bằng chữ:....................................................................................
......................................................................................................................
|
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao khách hàng
Liên 3: Dùng thanh toán
Liên 4: Dùng cho thủ kho
|
Kế
toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|