Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2002/TT-BTC thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hướng dẫn thi hành Nghị định 78/2001/NĐ-CP

Số hiệu: 05/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 17/01/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2002 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2001/NĐ-CP NGÀY 23/10/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH

THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

Căn cứ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19 tháng 5 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế thu nhập theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập) bao gồm:

1.1. Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập;

1.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam);

1.3. Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm:

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài; các cá nhân hành nghề độc lập;

- Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp như: thu nhập từ chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền.

2. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.

2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:

2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao; bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có), tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền).

Trường hợp khi ký kết hợp đồng lao động nếu quy định thu nhập thực nhận không có thuế thu nhập ( thu nhập NET ) thì thu nhập không có thuế phải quy đổi thành thu nhập có thuế để làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế ( công thức qui đổi phụ lục số 1 đính kèm).

2.1.2. Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật.

2.1.3. Thu nhập do tham gia hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý, Hội đồng doanh nghiệp.

2.1.4. Các khoản thu nhập ổn định của các cá nhân nêu tại Điều 1 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 do tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các loại không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thiết kế, kiến trúc, dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, giảng dạy, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật; hoạt động thể dục thể thao mang tính chuyên nghiệp;

2.1.5. Các khoản thu nhập do các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chi trả hộ tiền nhà, điện, nước. Riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng và diện tích của căn nhà và cũng được tính tối đa 15%.

2.2. Thu nhập không thường xuyên gồm:

2.2.1. Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho các cá nhân ở Việt Nam dưới các hình thức: gửi qua các tổ chức chi trả thu nhập như bưu điện, nhờ người mang hộ về nước. Người nhận quà là các cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài, chủ hoặc người đại diện của doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp hiện vật của bản thân cá nhân mang theo người vào Việt Nam đã kê khai trong tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh thì không thuộc thu nhập chịu thuế về quà biếu, quà tặng;

2.2.2. Thu nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng, bao gồm:

- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá; nhãn hiệu thương mại;

- Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp (có hoặc không kèm theo thiết bị); bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế hoặc mẫu thiết kế, công thức, bản vẽ, sơ đồ, bảng, biểu, thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác.

- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn sau:

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ;

+ Hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền công nghệ;

+ Tư vấn về quản lý công nghệ, tổ chức và vận hành các quá trình công nghệ và sản xuất;

+ Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân (không bao gồm các hình thức đào tạo chuyên ngành);

+ Thực hiện dịch vụ về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.

- Chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học (không bao gồm hoạt động thuần tuý nhập máy móc, thiết bị, vật tư...);

- Trường hợp chuyển giao công nghệ như quy định tại điểm 2.2.2 này dưới hình thức biếu tặng thì không phải nộp thuế thu nhập không thường xuyên;

2.2.3. Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật;

2.2.4. Thu nhập về thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp và các dịch vụ: tư vấn, đào tạo, dịch vụ môi giới; thu nhập từ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao không mang tính chất chuyên nghiệp.

2.2.5. Thu nhập từ các hoạt động khoa học như: hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;

2.2.6. Trúng thưởng xổ số do Nhà nước phát hành và các hình thức xổ số khuyến mại.

3. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn; lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP .

4. Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập quy định tại Điều 4 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP bao gồm:

4.1. Các khoản thu nhập do Nhà nước Việt Nam quy định dưới đây đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam:

4.1.1. Phụ cấp làm đêm (không bao gồm lương ca ba);

4.1.2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại, nguy hiểm như: hầm lò; giàn khoan ngoài biển; treo người trên cao; tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ trên mức cho phép; làm việc ở nơi có bệnh truyền nhiễm;

4.1.3. Phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà nước;

4.1.4. Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện khó khăn (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài);

4.1.5. Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang; phụ cấp an ninh quốc phòng;

4.1.6. Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề: pháp y, mổ;

4.1.7. Phụ cấp lưu động áp dụng với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi công việc và nơi ở;

4.1.8. Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 và các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước;

Mức chi các khoản phụ cấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài số phụ cấp được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản theo hợp đồng và hệ số phụ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chung cho mọi đối tượng.

4.2 Các khoản thu nhập không chịu thuế khác:

4.2.1. Tiền công tác phí trong các lần đi công tác là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ có chứng từ hợp lý, tiền lưu trú theo chế độ. Trường hợp khoán công tác phí thì cũng chỉ được trừ những chi phí trên;

4.2.2. Xuất ăn định lượng của một số công việc, một số nghề đặc biệt, bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền);

4.2.3. Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội;

4.2.4. Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;

4.2.5. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho các đối tượng theo quy định của Bộ luật lao động;

4.2.6. Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam;

4.2.7. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận (trừ tiền thưởng do các tổ chức, cá nhân khác tài trợ);

4.2.8. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú...

4.3. Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động;

4.4. Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân là người nước ngoài đã thuộc diện chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

4.5. Thu nhập thường xuyên của người nước ngoài ở tại Việt Nam dưới 30 ngày trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt nam;

4.6. Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay về phép của người nước ngoài về thăm gia đình, học phí cho con người nước ngoài trả trực tiếp cho các trường học tại Việt Nam.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

Căn cứ tính thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế và thuế suất

1. Đối với thu nhập thường xuyên:

1.1. Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP tính bình quân tháng trong năm, cụ thể:

1.1.1. Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam: lấy tổng thu nhập thu được trong năm kể cả thu nhập ở nước ngoài chia cho 12 tháng (theo năm dương lịch). Trường hợp công dân Việt Nam có thời gian làm việc ở trong nước và ở nước ngoài thì thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài.

1.1.2. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (sau đây gọi là người cư trú tại Việt Nam) lấy tổng số thu nhập phát sinh trong năm, bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam mà không chứng minh được thì lấy thu nhập bình quân tháng trong thời gian ở tại Việt Nam để làm căn cứ tính thuế cho thời gian ở nước ngoài. Tháng tính thuế quy ước là 30 ngày.

1.1.3. Người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh do công việc làm tại Việt Nam trong khoảng thời gian đó không phân biệt nơi nhận thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài.

1.2. Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế thu nhập:

+ Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam và cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam:

Đơn vị: 1000đ

Bậc

Thu nhập bình quân
tháng/người

Thuế suất (%)

1

đến 3.000

0

2

Trên 3.000 đến 6.000

10

3

Trên 6.000 đến 9.000

20

4

Trên 9.000 đến 12.000

30

5

Trên 12.000 đến 15.000

40

6

Trên 15.000

50

Đối với các cá nhân, sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại Biểu thuế này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 15.000.000 đồng/tháng thì thu bổ sung 30% số vượt trên 15.000.000 đồng.

+ Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài:

Đơn vị: 1000đ

Bậc

Thu nhập bình quân
tháng/người

Thuế suất
(%)

1

đến 8.000

0

2

Trên 8.000 đến 20.000

10

3

Trên 20.000 đến 50.000

20

4

Trên 50.000 đến 80.000

30

5

Trên 80.000 đến 120.000

40

6

Trên 120.000

50

Đối với người nước ngoài ở Việt nam từ 30 ngày đến 182 ngày, áp dụng thuế suất thống nhất 25% trên tổng số thu nhập.

Đối với người Việt Nam có thời gian làm việc ở trong nước và ở nước ngoài thì nộp thuế theo biểu thuế tương ứng.

Thuế thu nhập thường xuyên được tính theo phương pháp luỹ tiến từng phần trong các bậc thuế. Cách tính được cụ thể hoá biểu phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này.

2. Đối với thu nhập không thường xuyên:

2.1. Thu nhập không thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài trong từng lần phát sinh thu nhập theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP , cụ thể:

Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về được tính trên trị giá quà biếu, quà tặng từng lần, kể cả trường hợp người nhận là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp tính theo giá trị quyết toán từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả.

Thu nhập về trúng thưởng xổ số tính theo từng lần mở và nhận giải thưởng.

2.2. Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên áp dụng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thuế thu nhập, Điều 9 Nghị định số 78/200P1/NĐ-CP:

2.2.1. Thu nhập không thường xuyên áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần, trừ thuế suất qui định tại điểm 2.2.2 và 2.2.3 của điểm 2.2 này

Đơn vị: 1000đ

Bậc

Thu nhập mỗi lần phát sinh

Thuế suất (%)

1

đến 2.000

0

2

Trên 2.000 đến 4.000

5

3

Trên 4.000 đến 10.000

10

4

Trên 10.000 đến 20.000

15

5

Trên 20.000 đến 30.000

20

6

Trên 30.000

30

2.2.2. Thuế suất 5% trên tổng thu nhập áp dụng đối với:

- Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/lần.

- Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về trên 2 triệu đồng/lần

2.2.3. Thuế suất 10% trên tổng số thu nhập áp dụng đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/lần

III. TỔ CHỨC KÊ KHAI THU NỘP THUẾ

1. Tổ chức quản lý thu:

Điều 11 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP quy định: Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập ( gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào ngân sách Nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.

Các trường hợp khác, cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu.

Cơ quan chi trả thu nhập bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền thù lao và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các cơ quan quản lý, tuyển chọn, môi giới hoặc cung cấp lao động ở trong nước;

- Các cơ quan quản lý, tuyển chọn đưa người đi làm việc tại nước ngoài: các Bộ, các ngành, các doanh nghiệp...

- Cơ quan ngoại giao, các tổ chức đại diện của cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài;

- Các tổ chức kiểm hoá, chi trả quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về như: hải quan cửa khẩu, bưu điện, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ chuyển quà biếu, quà tặng bằng hiện vật;

- Các cá nhân mang hộ quà biếu theo người về Việt Nam;

- Các tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao công nghệ hoặc mua bản quyền;

- Các tổ chức chi trả trúng thưởng xổ số, chi trả thưởng khuyến mại và chi trả thưởng khác;

- Các tổ chức, cá nhân chi trả về cung cấp dịch vụ và tư vấn;

- Các nhà thầu;

- Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, luyện thi, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đề tài khoa học và các tổ chức cá nhân khác có chi trả thu nhập cho các cá nhân;

- Các nhà xuất bản, tạp chí, báo, nhà sản xuất phim, băng đĩa hình, âm thanh;

Trường hợp cơ quan quản lý không trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng do chức năng, nhiệm vụ có thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế, nếu đảm bảo việc thu thuế thu nhập tập trung kịp thời và được cơ quan thuế chấp nhận thì cũng được coi như là cơ quan chi trả thu nhập;

Cơ quan chi trả thu nhập được hưởng khoản tiền thù lao tính trên số tiền thuế thu nhập đã khấu trừ trước khi nộp vào NSNN để dùng vào mục đích trang trải các chi phí cho việc tổ chức thu nộp thuế và khen thưởng cho cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thu nộp theo tỷ lệ như sau:

- 0,5% (năm phần ngàn) đối với số thuế thu được từ thu nhập thường xuyên.

- 1% (một phần trăm) đối với số thuế thu được từ khoản thu nhập không thường xuyên và số thuế thu nhập thu qua các nhà thầu nước ngoài.

2. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

2.1. Mọi cá nhân có thu nhập thường xuyên đến mức chịu thuế và các cơ quan chi trả thu nhập có cá nhân thuộc diện chịu thuế thu nhập đều phải đăng ký với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế (mẫu số 05/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này). Đối tượng nộp thuế thu nhập có trách nhiệm chấp hành các quy định về mã số thuế tại Thông tư 79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế.

2.2. Các cá nhân nộp thuế thu nhập thường xuyên thông qua cơ quan chi trả thu nhập nộp tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký thuế thu nhập của từng cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế cho từng cá nhân.

2.3. Cá nhân nộp thuế thu nhập trực tiếp cho cơ quan thuế nộp tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế để được cấp mã số thuế.

2.4. Cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân nộp thuế thu nhập phải thực hiện đăng ký thuế ngay sau khi phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập. Các đối tượng nộp thuế thu nhập đã được cấp mã số thuế, khi kê khai nộp thuế phải tự ghi mã số thuế vào ô mã số thuế trên tờ khai nộp thuế.

2.5. Mỗi cá nhân chỉ phải đăng ký để được cấp mã số thuế thu nhập một lần và được cấp một mã số thuế duy nhất. Cá nhân đã được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc khai báo nộp thuế với cơ quan thuế hoặc thông báo mã số thuế cho cơ quan chi trả thu nhập. Cá nhân cùng một lúc nộp thuế thu nhập cao qua nhiều tổ chức chi trả thì thực hiện đăng ký thuế tại một đơn vị chi trả thuận lợi nhất để được cấp mã số thuế. Sau đó, cá nhân phải thông báo mã số thuế được cấp với các cơ quan chi trả khác.

3. Kê khai thuế:

3.1 Cá nhân có thu nhập chịu thuế (bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên) có trách nhiệm chủ động khai báo về thu nhập với cơ quan chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế tại địa phương nơi làm việc.

3.2 Đối với cơ quan chi trả thu nhập do cơ quan thuế cấp cục hoặc cấp chi cục quản lý thu thuế ( thuế GTGT, Thuế TNDN) thì kê khai đăng ký, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân với cấp quản lý thuế tương ứng.

3.3. Đối với cơ quan chi trả thu nhập không thuộc đối tượng do cơ quan thuế quản lý thu thuế GTGT, thuế TNDN ( không hoạt động sản xuất kinh doanh ví dụ: văn phòng đại diện, các tổ chức quốc tế...) thì kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở.

3.4. Đối với thu nhập thường xuyên, các đối tượng nộp thuế phải thực hiện kê khai tạm nộp thuế hàng tháng, cụ thể:

- Việc kê khai của cơ quan chi trả thu nhập:

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập thường xuyên tính trên số thu nhập chịu thuế do cơ quan trực tiếp chi trả cho cá nhân trong tháng. Cơ quan chi trả phải lập tờ khai thuế thu nhập hàng tháng (mẫu số 01- TNTX ban hành kèm theo Thông tư này) bảng kê các khoản chi trả cho từng cá nhân (có ghi mã số thuế của từng cá nhân) để nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế là trước ngày 15 của tháng sau. Trường hợp số lượng đối tượng nộp thuế hàng tháng trên 200 người thì cơ quan chi trả thu nhập được kê khai vào bản tổng hợp thu nhập của từng phòng, ban, tổ sản xuất. Khi cơ quan thuế yêu cầu kê khai chi tiết thì cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm báo cáo.

- Đối với các khoản thu nhập thường xuyên ngoài tiền lương, tiền công như thu nhập do tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy học, dạy nghề, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật do đặc điểm nhận không đều đặn hàng tháng, để đảm bảo tổ chức thu nộp kịp thời, sau mỗi lần trả thu nhập thì cơ quan chi trả thu nhập tạm khấu trừ 10% trên tổng thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai nộp thuế và cấp biên lai thuế cho cá nhân có thu nhập chịu thuế.

4. Nộp thuế - quyết toán thuế:

4.1. Đối với thu nhập thường xuyên:

4.1.1. Nộp thuế:

Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, các đối tượng nộp thuế sau khi nộp tờ khai thuế có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách Nhà nước ngay sau khi kê khai thuế. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không được quá ngày 25 tháng sau, quá thời hạn trên sẽ bị phạt nộp chậm tiền thuế theo qui định.

Căn cứ vào thực tế chi trả thu nhập hàng tháng, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện việc khấu trừ tiền thuế và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước (mẫu số : 01-TNTX ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi giữ lại tiền thù lao được hưởng. Cá nhân khác kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế theo mẫu số 03-TNTX ban hành kèm theo Thông tư này.

Người nước ngoài vào Việt Nam nếu thời hạn cư trú tại Việt Nam đã được xác định trước thì việc nộp thuế được thực hiện như sau:

- Dưới 30 ngày trong năm tính thuế không phải nộp thuế.

- Từ 30 ngày đến dưới 183 ngày nộp trên tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

- Từ 183 ngày trở lên nộp thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điểm 1.2 Mục 1 Phần II Thông tư này.

- Nếu chưa xác định trước được thời hạn cư trú thì tạm nộp theo thuế suất 25%, hết năm sẽ quyết toán chính thức số phải nộp.

4.1.2. Quyết toán thuế:

4.1.2.1. Nguyên tắc quyết toán thuế

Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên quyết toán theo năm dương lịch, cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm thực hiện kê khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập nếu chỉ nhận thu nhập ở một nơi. Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm đồng thời làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì phải tổng hợp, kê khai quyết toán thuế thu nhập tại nơi có thu nhập ổn định hoặc nộp tờ khai và thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế theo mẫu số 04-TNTX ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan chi trả thu nhập hoặc đối tượng nộp thuế tính số thuế phải nộp trên tờ khai cá nhân, đối chiếu với số đã nộp để xác định số thuế thiếu phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ sau hoặc hoàn lại và lập bảng tổng hợp quyết toán thuế:

- Đối với cơ quan chi trả thu nhập kê khai tổng hợp quyết toán thuế năm theo mẫu số 2A-TNTX ban hành kèm theo Thông tư này và kê khai chi tiết thu nhập của từng cá nhân (mẫu số 2B-TNTX ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp có nhiều đối tượng nộp thuế thì cơ quan chi trả thu nhập có thể chuyển cho cơ quan thuế biểu 2B-TNTX bằng đĩa mềm.

Cơ quan chi trả thu nhập hoặc cá nhân thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28 tháng 2 năm sau hoặc 30 ngày kể từ khi hết hạn hợp đồng.

4.1.2.2 Một số trường hợp về quyết toán thuế:

- Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc ở nhiều nơi thì thuế thu nhập hàng tháng được khấu trừ tại nguồn, hết năm phải kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm.

- Trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập do tham gia các hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị hoặc có thu nhập thường xuyên khác ngoài thu nhập nơi làm việc chính thì phải tổng hợp kê khai thu nhập của mình cùng với thu nhập tại nơi làm việc chính để nộp thuế, thanh quyết toán số thuế thu nhập theo chế độ.

- Trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, nhưng trong năm có các khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế ở nơi khác thì kê khai bổ sung với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả tổng hợp quyết toán thuế hoặc khai báo với cơ quan thuế để được quyết toán tại cơ quan thuế. Nếu quyết toán tại cơ quan thuế thì đối tượng nộp thuế phải khai báo với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập xác định số thuế đã khấu trừ, số thuế đã nộp và biên lai nộp thuế thu nhập.

Quyết toán thuế thu nhập thường xuyên được tính trên số thu nhập thực tế nhận trong năm. Riêng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quyết toán thuế thu nhập thường xuyên tính trên số thu nhập phát sinh, không phân biệt nơi chi trả thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài.

Trường hợp trong năm chỉ làm việc một số tháng sau đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập thì cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập với cơ quan chi trả thu nhập cho số tháng đã làm việc để cơ quan chi

trả thu nhập cấp biên lai thuế thu nhập. Thời gian còn lại trong năm nếu làm việc ở nơi khác có thu nhập thì thực hiện kê khai nộp thuế tại đơn vị mới và thực hiện quyết toán thuế thu nhập năm tại nơi đang làm việc. Nếu không làm việc tiếp trong năm thì cuối năm thực hiện kê khai và quyết toán thuế năm tại cơ quan thuế.

a/ Quyết toán thuế đối với người Việt Nam, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam:

+ Trong năm cá nhân chỉ làm việc ở trong nước thì cá nhân phải tổng hợp kê khai toàn bộ thu nhập thường xuyên trong năm dương lịch chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng, nếu một số tháng không có thu nhập thì cũng phải kê khai để tính bình quân. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và Biểu thuế quy định tại khoản 1.1 và khoản 1.2 Điểm 1 Mục II Thông tư này, khi quyết toán tính số thuế phải nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa cần hoàn lại).

+ Trường hợp trong năm cá nhân có một số thời gian được cử đi học tập, công tác ngắn hạn ở nước ngoài chỉ được đài thọ tiền công tác phí hoặc được đài thọ về đi, lại, ăn, ở trong thời gian đi công tác thì các khoản này không phải kê khai để tính thu nhập chịu thuế.

+ Trường hợp trong năm cá nhân vừa làm việc ở trong nước, vừa làm việc ở nước ngoài có thu nhập phát sinh ở Việt Nam và ngoài Việt Nam: thu nhập chịu thuế cũng được tính bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập cả năm chia cho 12 tháng và xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng, cụ thể là:

* Trong thời gian ở Việt Nam, nộp thuế theo Biểu thuế quy định tại Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

* Trong thời gian ở nước ngoài, nộp thuế theo Biểu thuế quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

* Nếu trong tháng có số ngày ở Việt Nam và số ngày ở nước ngoài thì tính bình quân số thuế phải nộp của một ngày theo biểu thuế tương ứng để xác định số thuế phải nộp của số ngày (chưa đủ một tháng) ở Việt Nam hay ở nước ngoài . Tháng tính tròn là 30 ngày.

+ Trường hợp trong năm tính thuế chỉ công tác, lao động ở nước ngoài: cá nhân tổng hợp, kê khai tổng số thu nhập cả năm chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng và xác định số thuế phải nộp theo Biểu thuế quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài và có chứng từ nộp thuế tại các nước đó thì được trừ số thuế đã nộp nhưng không vượt quá số thuế phải nộp theo Biểu thuế của Việt Nam, nếu ở các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì thực hiện theo nội dung của Hiệp định.

b/ Quyết toán thuế đối với người nước ngoài:

Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài được kê khai quyết toán theo tiêu thức cư trú. Các cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác số ngày có mặt tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế để tính thời gian cư trú và tính thuế thu nhập phải nộp tại Việt Nam. Thời gian cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam; sau năm tính thuế đầu tiên được xác định theo năm dương lịch. Ngày đến ngày đi được tính là một ngày. Trường hợp năm trước đã xác định là người cư trú, thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng được xác định là cư trú.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày trong năm tính thuế: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 25%.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam mà không chứng minh được, thì lấy thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để làm căn cứ tính số thuế phải nộp cho thời gian ở nước ngoài. Trường hợp trong năm tính thuế xác định được thời điểm rời hẳn Việt Nam mà không quay trở lại thì việc quyết toán thuế được tính cho thu nhập chịu thuế tính đến tháng rời Việt Nam.

Trường hợp quyết toán thuế cho năm tính thuế thứ 2 (sau năm đầu tiên) mà có một số thời gian đã được xác định vào thời gian tính thuế của năm đầu tiên theo thuế suất thống nhất 25% thì năm tính thuế thứ 2, số thuế tính cho thời gian này vẫn được áp dụng thuế suất 25% (trừ trường hợp người nộp thuế muốn kê khai nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần) nhưng thời gian cư trú được cộng trong tổng số ngày có mặt để tính cư trú cho năm dương lịch thứ 2 (từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12).

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, khi kê khai quyết toán thuế phải thực hiện lập bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế (mẫu số 05/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp đã xác định là đối tượng cư trú tại Việt Nam từ trên một năm thì không phải kê khai mẫu số 05/TNTX, mà chỉ phải kê khai năm mà có tháng rời hẳn Việt Nam.

Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm kê khai thu nhập toàn cầu. Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế, cá nhân người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài

4.1.2.3. Quyết toán số thuế phải nộp:

- Cơ quan chi trả thu nhập sau khi nộp tờ khai quyết toán với cơ quan thuế nếu xác định số thuế phải nộp lớn hơn số đã nộp thì cơ quan chi trả thu nhập phải khấu trừ, thu tiếp số còn thiếu để nộp vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết toán. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số phải nộp thì được hoàn lại tiền thuế bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau. Trường hợp cá nhân trong cơ quan chi trả thu nhập, khi quyết toán thuế có số thuế nộp thừa, nhưng cá nhân đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập nữa thì việc làm các thủ tục xin hoàn thuế được thực hiện tại cơ quan thuế: cá nhân phải làm đơn kê khai số thuế phải nộp, số thuế đã khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn, biên lai nộp thuế thu nhập có sự xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập gửi cơ quan thuế để làm các thủ tục hoàn trả.

- Đối với các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế tại cơ quan thuế phải nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán thuế, trường hợp nộp thừa so với số thuế phải nộp thì được hoàn lại bằng cách trừ vào số phải nộp của kỳ sau, nếu không có tiền thuế phải nộp của kỳ sau thì được hoàn trả.

Qui trình và hồ sơ hoàn trả tiền thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã nộp vào ngân sách được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn trả các khoản thu đã nộp ngân sách nhà nước

4.2. Đối với thu nhập không thường xuyên.

Thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập cấp tờ khai cho người có thu nhập để kê khai thu nhập chịu thuế và thực hiện tính thuế, khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập. Việc quyết toán thuế giữa người nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập được thực hiện ngay trên tờ khai.

- Hàng tháng chậm nhất là ngày 15, cơ quan chi trả thu nhập phải lập bảng kê số liệu của tháng trước (mẫu số 06- TNKTX ban hành kèm theo Thông tư này) về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế phải chuyển nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan chi trả thu nhập nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết toán. Thời hạn nộp thuế thu nhập không thường xuyên chậm nhất vào ngày 25 tháng sau. Quá thời hạn trên, cơ quan chi trả thu nhập sẽ bị phạt nộp chậm tiền thuế theo qui định.

- Đối với các khoản thu nhập bằng hiện vật thì cơ quan chi trả thu nhập phải thu đủ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập.

- Các khoản thu nhập mà người nhận thu nhập không có sự hiện diện như tiền chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền... thì cơ quan chi trả thu nhập phải kê khai thay cho người có thu nhập, thực hiện khấu trừ tiền thuế để nộp ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập và thông báo cho người chịu thuế biết.

- Người chuyển hộ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về phải kê khai và nộp thuế thay cho người nhận quà biếu, quà tặng.

- Các trường hợp có thu nhập về thiết kế kỹ thuật công nghiệp, thiết kế kỹ thuật xây dựng... tiền thuế khấu trừ theo số tiền được nhận từng lần và kê khai, quyết toán tiền thuế theo giá trị quyết toán hợp đồng.

4.3. Cấp biên lai thu thuế thu nhập:

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm cấp biên lai thu thuế thu nhập cho các cá nhân có nhu cầu cấp biên lai xác nhận số tiền thuế thu nhập mà cơ quan chi trả đã thực hiện khấu trừ. Việc cấp biên lai chủ yếu áp dụng cho các cá nhân sẽ phải quyết toán thuế thu nhập trực tiếp với cơ quan thuế. Hàng năm cơ quan chi trả thực hiện quyết toán biên lai với cơ quan thuế theo chế độ qui định.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THU NỘP THUẾ THU NHẬP

1. Trách nhiệm của cá nhân có thu nhập chịu thuế:

Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải tự giác đăng ký, kê khai thu nhập chịu thuế, nộp thuế thu nhập qua cơ quan chi trả thu nhập như hướng dẫn tại Mục III Thông tư này. Cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu đã kê khai.

Trường hợp không đăng ký, kê khai hoặc kê khai không trung thực, không nộp thuế hoặc chậm nộp tiền thuế thì sẽ bị xử lý như quy định Điều 21 của Pháp lệnh Thuế thu nhập. Đối với người nước ngoài, có thể bị hoãn cấp thị thực xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của cơ quan chi trả thu nhập; tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài:

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm và nghĩa vụ:

- Chủ động khai báo, đăng ký kê khai với cơ quan thuế địa phương việc thu thuế thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại đơn vị mình; hướng dẫn cho người có thu nhập chịu thuế thực hiện thủ tục khai báo, lập tờ khai về thuế thu nhập.

- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và số thực tế chi trả thu nhập cho cá nhân thực hiện việc khấu trừ tiền thuế thu nhập và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu giữa thu nhập cá nhân đã kê khai với thu nhập phải chi trả, đã chi trả cho cá nhân để tính thuế, xác nhận tờ khai của người nộp thuế, lập bảng tổng hợp kê khai nộp thuế thu nhập gửi cho cơ quan thuế.

- Giữ sổ sách chứng từ liên quan đến việc tổ chức thu thuế thu nhập: thu nhập chịu thuế, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, khai báo thuế, kê khai thu nộp, bảo quản biên lai thuế, tính toán số tiền thù lao được hưởng và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Cấp biên lai thu thuế thu nhập cho người nộp thuế nếu người nộp thuế yêu cầu.

- Thực hiện chế độ báo cáo; thanh quyết toán tiền thuế, biên lai thu thuế, tiền thù lao được hưởng với cơ quan thuế và xuất trình đầy đủ các tài liệu liên quan đến thuế thu nhập khi cơ quan thuế yêu cầu.

Các tổ chức đón tiếp người nước ngoài, quản lý người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cho người nước ngoài hoàn tất các thủ tục nộp thuế thu nhập trước khi làm thủ tục xuất cảnh.

3. Trách nhiệm của cơ quan thuế:

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan để kiểm tra và yêu cầu các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đóng trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, kê khai thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ.

- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chi trả thu nhập thực hiện chế độ đăng ký, tổng hợp kê khai, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện việc thanh quyết toán tiền thuế, thông báo thuế năm cho đối tượng nộp thuế, cấp biên lai thu thuế, quyết toán tiền thù lao được hưởng với cơ quan chi trả thu nhập.

- Tổ chức việc thu thuế thu nhập đối với các trường hợp cá nhân trực tiếp đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế, cấp biên lai, ấn chỉ thuế thu nhập cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập.

- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế, truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với các hành vi vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập, quyết định trích thưởng cho người có công phát hiện các vi phạm, giúp cơ quan thuế truy thu tiền thuế.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan thuế cấp trên.

V. GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ

1. Giảm thuế, miễn thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Thuế thu nhập.

Cá nhân người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn làm thiệt hại tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì người nộp thuế được xét giảm thuế, miễn thuế trong năm tuỳ theo mức độ thiệt hại. Số thuế được xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số tiền thiệt hại so với thu nhập chịu thuế trong năm nhưng không vượt qua số tiền thuế phải nộp cả năm.

Thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế:

1.1. Cá nhân người nộp thuế làm đơn xin miễn, giảm thuế có xác nhận của chính quyền địa phương (Uỷ ban Nhân dân phường, xã) hoặc của cơ quan chi trả thu nhập gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi cá nhân đăng ký nộp thuế hoặc nơi cơ quan chi trả thu nhập đăng ký nộp thuế; đơn xin miễn thuế, giảm thuế phải nêu rõ lý do, số tiền thiệt hại (kèm theo các chứng từ chứng minh), số thuế phải nộp và số thuế xin miễn, giảm;

1.2. Cơ quan thuế kiểm tra xem xét và ban hành quyết định miễn, giảm thuế hoặc kiến nghị cơ quan thuế cấp trên xử lý theo phân cấp sau đây:

+ Cục trưởng Cục Thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm dưới 5 triệu đồng/năm;

+ Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng/năm;

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm trên 100 triệu đồng/năm.

1.3. Trong thời gian cơ quan thuế có thẩm quyền xét quyết định miễn, giảm thuế, người nộp thuế phải nộp đủ số thuế theo Pháp lệnh; khi có quyết định miễn, giảm thuế thì được thoái trả số thuế được miễn, giảm bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được tổ chức uỷ nhiệm thu trả lại tiền thuế đã khấu trừ theo quyết định của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân trực tiếp nộp tiền thuế tại cơ quan thuế thì được trừ vào số phải nộp của kỳ sau hoặc được ngân sách nhà nước thoái trả theo quyết định của cơ quan thuế.

2. Đối với trường hợp miễn, giảm thuế quy định tại Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Thuế thu nhập; Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 78/2001/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân có đơn xin miễn, giảm thuế gửi đến Bộ Tài chính trong đó phân tích rõ lý do và các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia liên quan đến việc miễn, giảm thuế cho người nộp thuế. Bộ Tài chính kiểm tra hồ sơ và có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

VI. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

1. Xử lý vi phạm:

1.1. Cá nhân, tổ chức không làm đúng những quy định về thủ tục kê khai, lập sổ sách, chứng từ kế toán về thuế thu nhập, không khấu trừ số thuế thu nhập theo đúng quy định, thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

1.2. Cá nhân, tổ chức có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

1.3. Cá nhân, tổ chức nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,1% số tiền nộp chậm;

1.4. Trường hợp cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập, mang hộ quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về nếu có hành vi không khai báo, không đăng ký, kê khai các cá nhân thuộc diện chịu thuế, không khấu trừ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập gây thất thu thuế thu nhập cá nhân thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân sách nhà nước số thuế bị thất thoát và bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Số tiền thuế phải bồi thường và số tiền nộp phạt được lấy từ thu nhập của cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.5. Cá nhân, tổ chức không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:

1.5.1. Trích tiền của tổ chức, cá nhân có tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt. Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước trước khi thu hồi nợ;

1.5.2. Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.

Các hành vi vi phạm hành chính về Thuế thu nhập được xử phạt theo các quy định cụ thể trong Nghị định số 22-CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998, Thông tư số 30/2001/TT-BTC ngày 16/5/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22-CP.

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm:

2.1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại các khoản 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 Mục VI của Thông tư này;

2.2. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 1.5 Mục VI của Thông tư này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1.2 Mục VI của Thông tư này.

3. Khen thưởng:

Người có công phát hiện các vụ vi phạm Pháp lệnh Thuế thu nhập giúp cho cơ quan thuế truy thu tiền thuế được trích thưởng theo các quy định cụ thể sau:

3.1. Cá nhân phát hiện các vụ vi phạm trốn lậu thuế thu nhập thông báo cho cơ quan thuế dưới các hình thức: phản ánh trực tiếp, công văn, văn thư, đơn, nêu rõ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trốn thuế.

3.2. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế tổ chức ngay việc kiểm tra, tính thuế tại cơ quan chi trả thu nhập, lập biên bản xác định số thuế ẩn lậu và ra thông báo nộp thuế kèm theo quyết định xử phạt buộc các tổ chức, cá nhân trốn lậu thuế nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế.

3.3. Căn cứ vào số tiền thuế truy thu, tiền phạt đã thu vào tài khoản tạm giữ, cơ quan thuế ra quyết định trích thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công phát hiện và phối hợp với cơ quan thuế. Số tiền trích thưởng không vượt quá 5% (năm phần trăm) số tiền thuế truy thu nộp vào ngân sách nhà nước.

3.4. Số tiền còn lại sau khi trích thưởng được nộp vào ngân sách nhà nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2001.

2. Thu nhập đã được cam kết riêng về việc đánh thuế và việc miễn thuế được thực hiện theo các văn bản và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

3. Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng
- Văn phòng Quốc hội
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
- Toà án Nhân dân tối cao               
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ
- Cơ quan TW của các đoàn thể     
- Các Tổng công ty 90, 91
- UBND, sở TC, cục thuế, KBNN các
  tỉnh, thành phố trực thuộcTW
- Công báo
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, đơn vị
trực thuộc Bộ Tài chính
- Đại diện TCT tại các tỉnh phía Nam
- Lưu: VP (HC,TH)TCT (HC,NV2)

KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Ninh

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG QUY ĐỔI RA THU NHẬP CÓ THUẾ
(Kèm theo Thông tư số 05 TT/BTC ngày 17/01/2002 của Bộ Tài chính)

Đối với công dân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam

Đơn vị tính: 1000đ

Thu nhập Không có thuế (net)

Thu nhập có thuế

3000 đến 5.700

NET - 300

0,9

5700 đến 8.100

NET - 900

0,8

8100 đến 10.200

NET - 1.800

0,7

10200 đến 12.000

NET - 3.000

0,6

12000 đến 15.000

NET - 4.500

0,5

Trên 15.000

NET - 7.650

0,35

ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐI CÔNG TÁC LAO ĐỘNG TẠI NƯỚC NGOÀI

Đơn vị tính 1000 đ

Thu nhập Không có thuế (net)

Thu nhập có thuế

Trên 8.000 đến 18.800

NET - 800

0,9

Trên 18.800 đến 42.800

NET - 2.800

0,8

Trên 42.800 đến 63.800

NET - 7.800

0,7

Trên 63.800 đến 87.800

NET - 15.800

0,6

Trên 87.800

NET - 27.800

0,5

PHỤ LỤC SỐ 2

(Kèm theo Thông tư số 05/2001/TT-BTCngày 17 tháng 01năm 2002 của Bộ Tài chính)

I. BẢNG HUỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN ĐỐI VỚI
THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN

Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hóa như sau:

Ví dụ: Người Việt Nam ở trong nước có thu nhập thường xuyên là 25.000.000đ/tháng, số thuế thu nhập phải nộp ở từng bậc được tính như sau:

- Bậc 1: thu nhập đến 3.000.000 đ không thu

- Bậc 2: thu nhập trên 3.000.000 đ đến 6.000.000đ thuế suất 10%

+ Số thuế phải nộp là:

(6.000.000đ - 3.000.000đ) x 10% = 300.000đ

- Bậc 3: thu nhập trên 6.000.000 đ đến 9.000.000đ thuế suất 20%

+ Số thuế phải nộp là:

(9.000.000đ - 6.000.000đ) x 20% = 600.000đ

- Bậc 4: thu nhập trên 9.000.000 đ đến 12.000.000đ thuế suất 30%

+ Số thuế phải nộp là:

(12.000.000đ - 9.000.000đ) x 30% = 900.000đ

- Bậc 5: thu nhập trên 12.000.000 đ đến 15.000.000đ thuế suất 40%

+ Số thuế phải nộp là:

(15.000.000đ - 12.000.000đ) x 40% = 1.200.000đ

- Bậc 6: thu nhập trên 15.000.000 đ thuế suất 50%

+ Số thuế phải nộp là:

(25.000.000đ - 15.000.000đ) x 50% = 5.000.000đ

Tổng cộng số thuế phải nộp theo Biểu thuế lũy tiến từng phần của thu nhập 25.000.000 đồng là:

300.000đ + 600.000đ + 900.000đ + 1.200.000đ + 5.000.000đ = 8.000.000đ

Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:

25.000.000 - 8.000.000 = 17.000.000đ

Vì thu nhập còn lại trên 15.000.000đ nên phải nộp thuế thu nhập bổ sung cho phần thu nhập vượt trên 15.000.000đ:

(17.000.000đ - 15.000.000đ) x 30% = 600.000đ

Tổng cộng số thuế thu nhập phải nộp của thu nhập 25.000.000đ là:

8.000.000đ + 600.000đ = 8.600.000đ

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH SỐ THUẾ THEO BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN NÊU TRÊN ĐƯỢC TỔNG HỢP NHƯ SAU:

Bậc

Biểu thuế thu nhập
bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

Số thuế thu nhập phải nộp

1

đến 3 tr.đ

0

0

2

Trên 3 tr.đ đến 6 tr.đ

10

0 tr.đ + 10% số TN vượt trên 3 tr.đ

3

Trên 6 tr.đ đến 9 tr.đ

20

0,3 tr.đ + 20% số TN vượt trên 6 tr.đ

4

Trên 9 tr.đ đến 12 tr.đ

30

0,9 tr.đ + 30% số TN vượt trên 9 tr.đ

5

Trên 12 tr.đ đến 15 tr.đ

40

1,8 tr.đ + 40% số TN vượt trên 12 tr.đ

6

Trên 15 tr.đ

50

3 tr.đ + 50% số TN vượt trên 15 tr.đ

 

 

 

 

Với ví dụ trên ta có thể tính toán như sau:

- Số thuế tính theo biểu:

3.000.000đ + (25.000.000 đ- 15.000.000đ) x 50% = 8.000.000đ

- Số thuế thu nhập bổ sung:

(17.000.000đ - 15.000.000đ) x 30% = 600.000đ

Tổng cộng số thuế phải nộp là:

8.000.000đ + 600.000đ = 8.600.000đ

III. ĐỂ ĐƠN GIẢN THỦ TỤC TÍNH TOÁN, SỐ THUẾ PHẢI NỘP ĐƯỢC TÍNH THEO CÁC BẢNG HƯỚNG DẪN SAU:

1. Đối với thu nhập thường xuyên

a) Công dân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc

Biểu thuế thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

Số thuế thu nhập phải nộp

1

đến 3.000

0

0

2

Trên 3.000 đến 6.000

10

TNCT x 10% - 300

3

Trên 6.000 đến 9.000

20

TNCT x 20% - 900

4

Trên 9.000 đến 12.000

30

TNCT x 30% - 1.800

5

Trên 12.000 đến 15.000

40

TNCT x 40% - 3.000

6

Trên 15.000

50

TNCT x 50% - 4.500

 

 

 

 

Trong đó:

TNCT: Thu nhập chịu thuế

(x) : dấu nhân

(-) : dấu trừ

- Thuế thu nhập bổ sung (nếu có)

= (TNCT - Thuế phải nộp theo biểu - 15.000.000) x 30%

- Tổng số thuế thu nhập phải nộp/tháng = thuế thu nhập 1 tháng theo biểu + thuế thu nhập bổ sung (nếu có)

b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam đi công tác, lao động tại nước ngoài:

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc

Biểu thuế thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

Số thuế thu nhập phải nộp

1

đến 8.000

0

0

2

Trên 8.000 đến 20.000

10

TNCT x 10% - 800

3

Trên 20.000 đến 50.000

20

TNCT x 20% - 2.800

4

Trên 50.000 đến 80.000

30

TNCT x 30% - 7.800

5

Trên 80.000 đến 120.000

40

TNCT x 40% - 15.800

6

Trên 120.000

50

TNCT x 50% - 27.800

 

 

 

 

Riêng người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày trong năm tính thuế thì: Thuế thu nhập = TNCT x 25%

2. Đối với thu nhập không thường xuyên

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc

Biểu thuế thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

Số thuế thu nhập phải nộp

1

đến 2.000

0

0

2

Trên 2.000 đến 4.000

5

TNCT x 5% - 100

3

Trên 4.000 đến 10.000

10

TNCT x 10% - 300

4

Trên 10.000 đến 20.000

15

TNCT x 15% - 800

5

Trên 20.000 đến 30.000

20

TNCT x 20% - 1.800

6

Trên 30.000

30

TNCT x 30% - 4.800

Riêng đối với:

- Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2.000.000 đ/lần được tính theo tỷ lệ thống nhất 5% trên giá trị hợp đồng.

- Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về giá trị trên 2.000.000đ/lần được tính theo tỷ lệ thống nhất 5% trên tổng thu nhập.

- Thu nhập về trúng thưởng xổ số và trúng thưởng khác trên 12.500.000đ/lần tính theo tỷ lệ 10% trên tổng số thu nhập.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số: 01-TNTX

TỜ KHAI NỘP THUẾ THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN

(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)

Tháng..... năm 200...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Mã số thuế của cơ quan chi trả:

2. Tên cơ quan chi trả thu nhập:

 

3. Địa chỉ trụ sở:

 

A- Phần tổng hợp:

1. Tổng số lao động trong tháng: người.

 

2. Tổng số người thuộc diện nộp thuế tháng này: người.

 

3. Tổng số thuế thu nhập đã khấu trừ tháng này : đồng.

 

4. Tiền thù lao đơn vị được hưởng: đồng.

5. Số thuế còn phải nộp NSNN tháng này:

 

 

Bằng số: đồng.

Bằng chữ: đồng.

B- Phần chi tiết:

STT

Họ và tên

Mã số thuế cá nhân

Thu nhập chịu thuế

Thuế TN phải nộp

Ghi chú

 

 

 

Trong đó

Tổng

 

 

 

 

 

Lương

Thưởng

Khác

 

 

 

A

Người Việt nam

 

 

 

 

 

 

 

B

Người nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

...

............

..........

.........

..........

.....

.....

...............

.......

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Ngày.... tháng... năm 200...

                                                                                          Người lập biểu

                                                                                Cơ quan chi trả thu nhập
                                                                                      Thủ trưởng đơn vị
                                                                                        (ký tên, đóng dấu)

BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN

ĐỐI VỚI THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN

a) Công dân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc

Biểu thuế

Thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất

(%)

Số thuế thu nhập

phải nộp

1

2

3

4

5

6

đến 3.000

Trên 3.000 đến 6.000

Trên 6.000 đến 9.000

Trên 9.000 đến 12.000

Trên 12.000 đến 15.000

Trên 15.000

0

10

20

30

40

50

0

TNCT x 10% - 300

TNCT x 20% - 900

TNCT x 30% - 1.800

TNCT x 40% - 3.000

TNCT x 50% - 4.500

b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam đi công tác, lao động tại nước ngoài:

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc

Biểu thuế

Thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất

(%)

Số thuế thu nhập

phải nộp

1

2

3

4

5

6

đến 8.000

Trên 8.000 đến 20.000

Trên 20.000 đến 50.000

Trên 50.000 đến 80.000

Trên 80.000 đến 120.000

Trên 120.000

0

10

20

30

40

50

0

TNCT x 10% - 800

TNCT x 20% - 2.800

TNCT x 30% - 7.800

TNCT x 40% - 15.800

TNCT x 50% - 27.800

Riêng người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 đến 182 ngày trong năm tính thuế thì : Thuế thu nhập = TNCT x 25%

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 05/2002/TT-BTC

Hanoi, January 17th, 2002

 

CIRCULAR

ON INCOME TAX OF HIGH INCOME EARNERS PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREE 78/2001/ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 23 OCTOBER 2001 ON IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON INCOME TAX OF HIGH INCOME EARNERS

Pursuant to the Ordinance on Income Tax of High Income Earners 35/2001/PL-UBTVQH10 of the Standing Committee of the National Assembly dated 19 May 2001;
Pursuant to Decree 78/2001/ND-CP of the Government dated 23 October 2001 on Implementation of the Ordinance on Income Tax of High Income Earners;
The Ministry of Finance provides the following guidelines:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. Taxpayers:

Persons liable to pay income tax pursuant to article 1 of Decree 78/2001/ND-CP of the Government dated 23 October 2001 on Implementation of the Ordinance on Income Tax of High Income Earners (hereinafter referred to as Income Tax) shall comprise:

1.1 Vietnamese citizens being in Vietnam, or working or being on business trips abroad, and earning income;

1.2 Individuals who do not have Vietnamese citizenship but residing indefinitely in Vietnam, and earning income (hereinafter referred to as other individuals residing in Vietnam);

1.3 Foreigners earning income in Vietnam, comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreigners not currently residing in Vietnam but who have income which is sourced in Vietnam, in circumstances such as income from technology transfer and copyright.

2. Taxable income:

Taxable income as stipulated in article 2.1 of Decree 78/2001/ND-CP of the Government dated 23 October 2001 shall include regular and irregular income.

2.1 Regular income shall include:

2.1.1 Items of income in the form of salaries, wages and remuneration, including payments for overtime, nightshift, and thirteenth month (if any), subsidies in lieu of salary received from social insurance funds, and allowances for lunch and mid-shift meals (if received in cash).

If a signed labour contract provides that income actually received shall exclude income tax (net income), it must be converted to income in which income tax is included to provide the basis for determining taxable income (using the formula in Appendix 1).

2.1.2 Bonuses received monthly, quarterly, annually, or irregularly on the occasion of holidays, Tet, anniversaries of the establishment of an industry, from whatever source and in whatever form, that is, in monetary form or in material kind.

2.1.3 Income received from participation in business associations, boards of management, management committees and councils of enterprises.

2.1.4 Personal stable income as stipulated in article 1 of Decree 78/2001/ND-CP of the Government dated 23 October 2001 received from participation in business, production or service activities of various kinds which are not subject to corporate income tax, such as: design, architecture and consultancy services on the basis of long term contracts, teaching,

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.5 Items of income paid by organizations or individuals paying income for rent for accommodation, electricity and water. In particular, rent must be calculated in accordance with the actual amount paid but shall not exceed fifteen (15) per cent of the total income from salaries, wages and remuneration. If an individual resides in the office where he works, taxable income shall be based on rent or depreciation expenses for the proportion of the area the individual uses expressed as a percentage of the whole area of the house, and this percentage shall be a maximum of fifteen (15) per cent.

2.2 Irregular income shall include:

2.2.1 Income in the form of gifts and presents in kind that are sent by organizations and individuals from abroad to individuals in Vietnam in all forms, such as sent by way of an income- paying organization such as the post office, or carried personally by persons returning to the country. Recipients of gifts may be individuals, either Vietnamese or foreigners, and owners or representatives of a private enterprise. If an item belonging to an individual is carried by that person into Vietnam and declared on the customs form when conducting immigration procedures, it shall not constitute taxable income in the form of a gift or present.

2.2.2 Income arising from transfer of technology pursuant to independent contracts, including:

- Transfers of ownership of or rights to use objects of industrial property, such as inventions, industrial designs, utility solutions, goods and commercial trademarks;

- Transfers by way of purchase and sale, or supply (with or without equipment attached) of technical know-how, technological solutions and processes, designs or design samples, formulae, drawings, preliminary outlines, charts, diagrams, technical parameters or other specialized technical know-how;

- Provision of the following support and consultancy services:

- Research, analysis, evaluation of opportunities, pre- feasibility and feasibility studies of investment projects and technology renovation;

- Technical support, technology selection, guidance on installation of equipment, trial operation of technological lines;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Training, improvement of technical expertise and managerial skills of management personnel, technicians and workers (excluding forms of specialist industry training);

- Provision of services on data collection, processing and provision about markets, technology, laws, raw materials and the environment;

- Transfers of the use of or rights to use industrial, commercial or scientific equipment (except for cases of mere importation of machinery, equipment, supplies, and so forth);

- Irregular income tax shall not be payable for a transfer of technology under clause 2.2.2 in the form of a gift.

2.2.3 Income in the form of royalties for literary and artistic works.

2.2.4 Income from technical construction designs, technical industrial designs, and services such as consultancy, training and brokerage services; income from artistic performances, sporting and gymnastic activities not of a professional nature.

2.2.5 Income arising from scientific activities, such as seminars, and subjects of scientific research at all levels.

2.2.6 Winnings from lotteries distributed by the State and all forms of promotional prizes.

3. Income in respect of interest received from bank deposits, bank savings and loans, profits from purchases of term bonds, ordinary bonds, Government bonds, shares, and income from activities of investing in securities, and the difference on purchase and sale of securities shall be temporarily exempted from income tax pursuant to article 3 of Decree 78/2001/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1 The following types of income sourced in Vietnam as stipulated by the State of Vietnam:

4.1.1 Allowances for night work (excluding wages for nightshift);

4.1.2 Allowances for toxicity and danger applicable to trades or work with toxic or dangerous labour conditions, such as underground mines, offshore oil rigs, suspension at heights, work involving direct exposure to toxic chemicals, toxic gases, toxic dust; working in places with levels of radioactivity above permissible levels or where there are contagious diseases;

4.1.3 Allowances for responsibility as stipulated by the State;

4.1.4 Regional allowances, incentive allowances and special allowances for work in remote or unfrequented areas, areas with harsh climate, new economic zones, offshore islands and border areas with difficult conditions (excluding expatriate allowances for foreigners);

4.1.5 Allowances for seniority in the armed forces; allowances for national defence and security;

4.1.6 Special allowances for certain professions, such as forensic medicine and surgery;

4.1.7 Itinerant allowances for some industries, trades and work which require a regular change of working place and residence;

4.1.8 Preferential allowances for officials who carried out revolutionary activities prior to 1945 and other allowances from the State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2 Other items of non-taxable income:

4.2.1 Allowances for business trips on each occasion of a business trip shall be transport costs and accommodation costs, where there are valid vouchers or residency costs in accordance with the regime. In the case of a fixed all-inclusive business trip allowance, it is only the above items which shall be non- taxable;

4.2.2 Fixed meal allowances for certain special industries and trades, lunches, bring-in lunches or on-site meals, meals between shifts (excluding cash payments);

4.2.3 Social benefits for those entitled to social security benefits, such as war invalids, sick servicemen, families of war martyrs, people who assisted the Revolution; and one-off payments for difficult situations, and subsidies to resolve social evils;

4.2.4 Insurance compensation payments in respect of personal and property insurance policies;

4.2.5 Termination allowances in accordance with the provisions in the Labour Code;

4.2.6 Allowances for relocation to production establishments in accordance with State provisions, including allowances for one-off relocation of foreigners coming to reside in Vietnam;

4.2.7 Monetary prizes for technical innovations and inventions, international awards, and national awards organized or recognized by the State (excluding monetary prizes donated by other organizations and individuals);

4.2.8 Monetary prizes accompanying titles bestowed by the State, such as Vietnamese heroic mother, hero of the people's armed forces, workers' hero, professor, people's teacher, eminent teacher, people's artist, eminent artist, and so forth.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.4 Profits of the owner of a private business or of individuals being foreigners which are already subject to payment of tax under the Law on Corporate Income Tax.

4.5 Regular income of a foreigner who resides in Vietnam for less than thirty (30) days within a period of twelve (12) consecutive months from the date of arrival in Vietnam.

4.6 Benefits which are enjoyed because the income-paying body pays such benefits, such as expenses for staff training which are paid to the training place, airfares for holidays for foreigners to return home to visit their families, and tuition fees for the children of foreigners which are paid directly to schools in Vietnam.

II. BASIS OF TAX CALCULATION

The basis of the calculation of income tax liability shall be taxable income and tax rates.

1. With respect to regular income:

1.1 Regular taxable income shall be the total income of each individual as stipulated in article 2.1 of Decree 78/2001/ND-CP, calculated as the monthly average in a year, in particular:

1.1.1 In respect of Vietnamese citizens being in Vietnam, or working or being on business trips abroad, and other individuals who do not have Vietnamese citizenship but reside indefinitely in Vietnam: their total annual income, including income abroad, shall be divided by twelve (12) months (of the Gregorian calendar). In the case of Vietnamese citizens with a period working in Vietnam and a period working abroad, taxable income shall be the total income sourced in Vietnam and abroad.

1.1.2 In respect of foreigners who reside in Vietnam for a period of one hundred and eighty three (183) days or more (hereinafter referred to as foreign residents of Vietnam), the total amount of income, including that sourced in Vietnam and that sourced outside Vietnam, shall be divided by twelve (12) months. In cases where the declared average monthly income abroad is less than that in Vietnam and evidence of same is unable to be provided, the average monthly income in Vietnam shall be used as the basis for calculating the income amount abroad. For taxation purposes, one month shall have thirty (30) days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2 The tax rate applicable to regular income shall be applied in accordance with the progressive tariff on each portion of income as stipulated in article 10 of the Ordinance on Income Tax:

- In respect of regular income of a Vietnamese citizen and of any other individual who does not have Vietnamese citizenship but resides indefinitely in Vietnam:

Unit: 1000 dong

Level

Average monthly per capita income

Tax rate (%)

1

up to 3,000

0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



over 3,000 up to 6,000

10

3

over 6,000 up to 9,000

20

4

over 9,000 up to 12,000

30

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



40

6

over 15,000

50

Where the remaining average monthly income exceeds fifteen million (15,000,000) dong after payment of income tax in accordance with the above tariff, the individual concerned shall also be liable for an additional tax payment of thirty (30) per cent of the amount in excess of fifteen million (15,000,000) dong.

- In respect of regular income of a foreign resident of Vietnam and of a Vietnamese citizen working or on a business trip abroad:

Unit: 1000 dong

Level

Average monthly per capita income

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

up to 8,000

0

2

over 8,000 up to 20,000

10

3

over 20,000 up to 50,000

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



over 50,000 up to 80,000

30

5

over 80,000 up to 120,000

40

6

over 120,000

50

In respect of foreigners who reside in Vietnam for a period of between thirty (30) and one hundred and eighty two (182) days, they shall be subject to the uniform tax rate of twenty five (25) per cent of their aggregate income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax on regular income shall be calculated by the method of a progressive tariff on each portion of income within a level. This method of calculation is set out in detail in Appendix 2 to this Circular.

2. With respect to irregular income:

2.1 Irregular taxable income shall be the total income of each individual, whether Vietnamese or foreign, on each occasion when income is received as stipulated in article 2.2 of Decree 78/2001/ND-CP, in particular:

Income in the form of donations and gifts sent from abroad to Vietnam shall be calculated on the basis of the value of the donation or gift on each occasion, including cases where the recipient is the owner of a private enterprise.

Income arising from technology transfer, technical construction designs, or technical industrial designs shall be calculated upon financial finalization of each contract, irrespective of the number of payments.

Income from lottery winnings and promotional prizes shall be calculated on each occasion when the lottery was opened and/or a prize was won.

2.2 Irregular income shall be subject to the tax rates specified in article 12 of the Ordinance on Income Tax and in article 9 of Decree 78/2001/ND-CP:

2.2.1 The tax rate based on the progressive method applied to each portion of irregular income, except for income stipulated in clauses 2.2.2 and 2.2.3 below, shall be as follows:

Unit: 1000 dong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Amount of individual income payment

Tax rate (%)

1

up to 2,000

0

2

over 2,000 up to 4,000

5

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

4

over 10,000 up to 20,000

15

5

over 20,000 up to 30,000

20

6

over 30,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2 A tax rate of five per cent of aggregate income shall apply to:

- Income arising from the transfer of technology exceeding two million (2,000,000) dong on each occasion;

- Income being donations and gifts in kind sent from abroad to Vietnam exceeding two million (2,000,000) dong on each occasion.

2.2.3 A tax rate of ten (10) per cent of aggregate income shall apply to income from lottery winnings exceeding twelve million five hundred thousand (12,500,000) dong on each occasion.

III. ORGANIZATION OF INCOME TAX DECLARATION AND COLLECTION

1. Organization and management of collection:

Article 11 of Decree 78/2001/ND-CP provides: Income tax declaration and payment shall be implemented on the basis of the principle of deduction at the income source. Organizations and individuals paying income (hereinafter referred to as income-paying bodies) shall have the responsibility of deducting income tax from income prior to payment of income to individuals and of paying the income tax to the State Budget.

Tax authorities shall directly collect taxes in other cases. Income-paying bodies shall include:

- Organizations and individuals paying salaries, wages, bonuses, remuneration and other payments in the nature of salaries or wages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Agencies managing, selecting and sending employees abroad, such as ministries, departments, enterprises, and so forth;

- Diplomatic offices and representative organizations of Vietnamese offices and enterprises abroad;

- Agencies checking or distributing gifts or donations sent from abroad, such as customs offices at bordergates, post offices, and organizations or individuals providing services for transfer of gifts or donations in kind;

- Individuals bringing gifts or donations into Vietnam;

- Organizations or individuals receiving royalties in respect of the transfer of technology or purchase of copyright;

- Organizations paying lottery winnings, promotional and other prizes;

- Organizations or individuals making payments for services or consultancy;

- Contractors;

- Organizations or individuals arranging extra coaching, artistic and other performances, sporting competition and events, seminars and subjects of scientific research; and all other organizations and individuals paying income to individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where management bodies do not directly pay income, but have the functions or tasks of managing, controlling and supervising activities of organizations which have individuals liable to pay tax, such bodies shall also be considered as income-paying bodies if they are able to ensure timely and concentrated collection of income tax.

Income-paying bodies shall be entitled to a commission calculated on the basis of the income tax collected prior to payment to the State Budget, for the purpose of covering the expenses of tax collection and to reward individuals achieving good results in tax collection in accordance with the following rates:

- Half of one (0.5) per cent in the case of tax on regular income;

- One per cent in the case of tax on irregular income and income tax collected via foreign contractors.

2. Tax registration and issuance of tax code numbers:

2.1. Each individual with regular income of a level at which such income becomes taxable, and each income-paying body which has individuals with taxable income, must register with a tax office in order to be issued with a tax code number (using Form 05-DK-TCT issued with this Circular). Income tax payers shall be liable to comply with the provisions on tax code numbers in Circular 79/1998/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 12 June 1998 providing guidelines for implementation of Decision 75/1998/QD-TTg of the Prime Minister of the Government dated 4 April 1998 on code numbers for taxpayers.

2.2 Individuals paying tax on regular income via an income-paying body shall lodge declarations of personal income tax with such body. The income-paying body shall then collate all declarations of personal income tax from individuals and submit them to the tax office directly managing it so that the latter may issue tax code numbers for each individual.

2.3 Individuals paying income tax directly to a tax office shall submit their declaration of personal income tax to such tax office so that it may issue them with a tax code number.

2.4 Income-paying bodies and individuals paying income tax directly must conduct tax registration immediately after taxable income arises. Taxpayers who have been issued with a tax code number must record such number in the appropriate square on the top of their tax declaration form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Tax registration and declaration:

3.1 Individuals having taxable income (including regular and irregular income) shall be responsible for declaring the income with the income-paying body or the tax office of the locality in which the individual works.

3.2 An income-paying body shall make a declaration for tax registration and shall make declarations of payment of income tax by individuals to the tax office which manages tax collection (value added tax and corporate income tax) from it, namely either a sectional or divisional tax office.

3.3 In the case of an income-paying body which does not have a tax office managing tax collection of its value added tax and corporate income tax (because it is does not conduct production or business activities, such as a representative office or an international organization, and so forth), it shall make a declaration for tax registration and declarations of payment of income tax by individuals to the tax department of the province or city under central authority in which the head office of the income-paying body is located.

3.4 Taxpayers must make a monthly declaration of provisional payment of tax on regular income, specifically:

- Declaration by an income-paying body: An income-paying body shall deduct and pay tax on regular income on the amount of taxable income that such body pays to an individual in a month, shall prepare a declaration of monthly income tax (Form 01-TNXT in the Appendices) listing all sums paid to individuals (with their tax code numbers), and shall submit the declaration to the tax office directly managing its tax collection.

The time-limit for submitting the declaration shall be prior to the fifteenth day of the following month. If the number of taxpayers in a month exceeds two hundred (200), the income- paying body may make one overall declaration for each section, department or production group, but if the tax office requires a detailed declaration the income-paying body shall provide same.

- With respect to various types of regular income other than salaries and wages received from business services not subject to corporate income tax, such as consultancy services on the basis of long term contracts, teaching, intensive examination coaching and cultural and artistic performances, the receipt of which does not fall at regular monthly intervals due to the particular characteristics: in order to guarantee the organization of timely collection, the income-paying body shall provisionally deduct ten (10) per cent of the total income each time it pays such income, shall declare and pay such tax, and shall provide the individuals concerned with a tax receipt.

4. Payment and finalization of tax:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1.1 Payment of tax:

Organizations and individuals paying income and all taxpayers shall be responsible to pay tax to the State Budget immediately after they have submitting their tax declarations. The time-limit for payment shall be no later than the twenty fifth day of the following month, after which date taxpayers shall be fined in accordance with regulations.

On the basis of the actual monthly payment of income, the income-paying body shall deduct tax and shall pay it to the State Budget (in accordance with Form 01-TNTX attached), after retaining the commission to which it is entitled. Other individuals shall declare and pay tax at the tax office in accordance with Form 03-TNXT in the Appendices to this Circular.

In the case of a foreigner whose period of residence in Vietnam has been pre-determined, tax shall be paid as follows:

- If it is less than thirty (30) days, he or she shall not be subject to income tax;

- If it is between thirty (30) days and one hundred and eighty two (182) days, tax shall be paid on the total income sourced in Vietnam;

- If it is one hundred and eighty three (183) days or more, tax shall be paid on income sourced in Vietnam and on income sourced outside Vietnam in accordance with the progressive tariff as stipulated in clause 1.2 of Section II of this Circular.

Where the period of residence is not pre-determined, tax shall be paid provisionally at the rate of twenty five (25) per cent and the amount of tax payable shall be resolved upon official tax finalization at the end of the year.

4.1.2 Finalization of tax:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Income tax in respect of regular income shall be finalized for each Gregorian year at the end of the year or upon expiry of the duration of a contract during a year. An individual shall aggregate all income during the year and shall prepare and submit a declaration of tax finalization to the income-paying body (in cases where the individual receives income at one place only).

- Where an individual worked at and received income from different places of work in the same year, the individual must aggregate his or her income and prepare a declaration of tax finalization to the body which pays his or her stable income, or conduct tax finalization at the tax office in accordance with Form 04-TNTX attached.

- The income-paying body or the taxpayer shall verify the amount of tax payable stated in the declaration form of the individual against the actual amount which has been paid for the purpose of determining any shortfall to be paid or any amount in excess to be refunded during the next tax period and shall prepare a general tax finalization form.

- An income-paying body shall prepare a general tax finalization form in accordance with Form 2A-TNTX attached and a declaration of the details of income paid to each individual in Form 2B-TNTX. If there are many individuals, the income-paying body may submit Forms 2B- TNTX to the tax office in soft copy.

- An income-paying body or an individual shall finalize tax with the tax office no later than 28 February of the following year or thirty (30) days after the expiry of the duration of a contract.

4.1.2.2 A number of cases of tax finalization:

- Where an individual works at different places at different times in one year, monthly income tax shall be deducted at each source of income and, at the end of the year, a tax declaration must be prepared and payment of tax must be finalized at the last place of employment.

- Where an individual receives income from participation in business associations or boards of management, or regular income from sources other than his or her principal business, such individual must prepare a general tax finalization in addition to his or her income from his or her principal business for the purpose of income tax payment and finalization in accordance with taxation regimes.

- Where an individual has registered for tax payment via an income-paying body, and receives taxable regular income from different sources at the same time during a year, such individual must make an additional declaration to the income- paying body so that the latter may prepare a general tax finalization, or must notify the tax office so that he or she may conduct tax finalization at the tax office. In the latter case, an individual must also notify the income-paying body so that the body may determine the amount of tax deducted, the amount of tax paid, and provide a receipt for the tax paid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the case where an individual only works for a few months at an income-paying body, the individual shall conduct tax finalization with that body so that the latter may issue a receipt for tax paid, and if the individual works and receives income in the remaining months of the year at another place, he or she shall declare and pay tax at the new body and shall conduct tax finalization with the body at which he or she is currently working. If the individual does not continue to work for the remaining months of the year, he or she shall conduct tax finalization with the tax office.

(a) Tax finalization in respect of Vietnamese and individuals who do not have Vietnamese citizenship but reside indefinitely in Vietnam:

- Individuals who work only in Vietnam in the tax year shall aggregate and declare their total regular income (including the months during which they have no income) in the calendar year, which shall be divided by twelve (12) months to calculate the average taxable income. Based on the monthly average taxable income and the tax tariff stipulated in clauses 1.1 and 1.2 of Section II of this Circular, they shall calculate their income tax to be paid for the whole year and compare it with the monthly income tax already paid in order to determine the income tax shortfall that must be paid (or the excess that shall be returned).

- In cases where an individual is assigned to go abroad on a short term study tour or official trips for given periods of the year and receives only per diem allowances for travelling, food, and accommodation, such income shall not be required to be declared and shall not be taxable income.

- For individuals working both in Vietnam and abroad and earning income generated in Vietnam and abroad in the same year, the taxable income shall also be the monthly average income, calculated by dividing the total income in the year by twelve (12) months, and the income tax payable shall be determined in accordance with the relevant tax tariff as follows:

- During the time of working in Vietnam, tax shall be paid according to the tax tariff stipulated in article 10.1 of the Ordinance on Income Tax of High Income Earners;

- During the time of working abroad, tax shall be paid according to the tax tariff stipulated in article 10.2 of the Ordinance on Income Tax of High Income Earners;

- If in any one month there are a number of days in Vietnam and a number of days abroad, the average amount of tax payable for one day shall be calculated using the appropriate tax tariff, in order to calculate tax payable for those days (less than one month) in Vietnam or those abroad. For the purposes of calculation, one month shall be rounded to thirty (30) days.

- Individuals working abroad for the whole year shall aggregate and declare the total income of the year, which shall be divided by twelve (12) months in order to calculate the average monthly taxable income, and shall determine the income tax payable in accordance with the tax tariff stipulated in article 10.2 of the Ordinance on Income Tax of High Income Earners. Where the individual has already paid income tax abroad and is able to present evidence of tax payment in such countries, the amount of tax paid shall be deducted but shall not exceed the amount of tax to be paid in accordance with the relevant tax tariff of Vietnam. Where income tax has been paid in countries which have signed agreements on avoidance of double taxation with Vietnam, the provisions of such agreements shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Income tax in respect of regular income of foreigners shall be declared and finalized on the basis of the period of residence. Individuals shall be responsible for declaring accurately the number of days of their stay in Vietnam and their taxable income in order to calculate the period of residence and income tax payable in Vietnam. The period of residence for the first tax year shall be calculated by aggregating all days of residence in Vietnam within twelve (12) consecutive months from the date of arrival in Vietnam; any subsequent year shall be determined in accordance with the Gregorian calendar and the date of arrival and the date of departure shall be considered as one day. A foreigner who has been considered as a resident in the previous year shall be considered a resident for the period of stay in the following year.

- If a foreigner resides in Vietnam for a period of between thirty (30) and one hundred and eighty two (182) days in a tax year, the total income generated in Vietnam shall be declared and income tax payable shall be finalized at the uniform fixed rate of twenty five (25) per cent.

- For foreigners residing in Vietnam for one hundred and eighty three (183) days or more in a tax year: the total income generated in Vietnam and abroad in the tax year shall be declared and divided by twelve (12) months in order to determine the monthly average income and finalize the income tax payable in accordance with the provisions of article 10.2 of the Ordinance on Income Tax. In cases where a foreigner declares a lower monthly average income abroad than in Vietnam but is unable to prove same, the monthly average income in Vietnam shall serve as the basis for determining the income tax payable for the period abroad. In cases where the time of final departure from Vietnam is able to be determined in a tax year, tax shall be finalized in respect of the taxable income up to the month of departure from Vietnam.

- In the case where some periods of the second tax year (after the first year) have been included in the first tax year, for which the fixed rate of twenty five (25) per cent is applied, during the tax finalization for the second tax year, the rate of twenty five (25) per cent shall continue to apply for such periods (unless the taxpayer wishes to declare and pay tax under the progressive tariff) but the period of residence in the second Gregorian calendar year (from January 1 to December 31) shall be the aggregate number of days present in Vietnam.

- Foreigners residing in Vietnam, when conducting tax finalization, shall prepare a list of the number of days they resided in Vietnam during the tax year (in Form 05-TNTX attached). If it is has been verified that an individual is a resident in Vietnam for more than a year, Form 05-TNTX shall not be required to be completed, except it must be completed for the year of the month when such resident departs from Vietnam.

- Foreigners who are in the class of residents in Vietnam shall be responsible to declare their worldwide income. In order for there to be a basis for correct determination of their taxable income, foreigners shall be responsible to present source documents of their income received abroad.

4.1.2.3 Finalization of amount of tax payable:

- After they have lodged declarations of tax finalization, income-paying bodies shall finalize with the tax office the amount of any further tax to be collected and shall be responsible for deducting it and making payment to the State Budget within fifteen (15) days from the date of tax finalization. In cases where the amount of tax already paid is more than the amount to be paid, the amount in excess shall be refunded by way of off-set against the tax payable for the next period. If the tax payable by an individual is less than the amount already paid but that individual no longer works for the income-paying body, the refund procedures shall be conducted at the tax office and the individual concerned shall lodge an application stating the amount of tax payable, amount of tax deducted, amount of tax refund request, and receipts for tax payment verified by the income-paying body, on the basis of which the tax office may make the refund.

- In the case of individuals who conduct tax finalization directly with the tax office, any shortfall must be paid within fifteen (15) days of lodging their declaration of tax finalization. In the case where the income tax already paid is more than the amount to be paid, the excess shall be refunded by way of off-set against the tax payable for the next period, and where there is no tax payable in the next period, then refunds shall be made.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2 In respect of irregular income:

- Income tax in respect of irregular income shall be paid on each occasion when the income is received. Income-paying bodies shall provide declaration forms for income earners in order to declare their taxable income and shall calculate and deduct tax prior to payment of income. Tax finalization between taxpayers and income-paying bodies shall be carried out immediately on the basis of declaration forms.

- Every month, income-paying bodies shall prepare a list of data from the previous month, containing the number of taxpayers, amount of income, amount of tax deducted, commission entitled to, and amount of tax to be paid to the State Budget (in accordance with the attached Form 06-TNKTX). Income- paying bodies shall pay any shortfall to the State Budget within fifteen (15) days from the date of finalization. The time-limit for paying tax on irregular income shall be the twenty fifth day of the following month at the latest, after which time-limit income-paying bodies shall be fined for late payment in accordance with regulations.

- Income-paying bodies must collect income tax in full prior to payment of income in material kind.

- In the case of income earned by persons who are not present, such as income arising from transfers of technology, copyright, and so forth, income-paying bodies shall declare income on behalf of the income-earners, shall deduct income tax for payment to the State Budget prior to payment of income, and shall notify taxpayers thereof.

- Individuals carrying gifts or donations in material kind on behalf of other persons from abroad must declare and pay income tax on behalf of the recipient of the gift.

- In the case of income arising from industrial technical designs, construction technical designs, and so forth, income tax shall be deducted from the income received on each occasion and shall be declared and finalized in accordance with the value of finalized contracts.

4.3 Issuance of receipts for collection of income tax:

Income-paying bodies shall be responsible for issuing receipts for collection of income tax to any individual requiring a receipt confirming the amount of tax deducted by that body. The issuance of receipts shall primarily be applicable to individuals who must conduct tax finalization directly with the tax office. Every year, income-paying bodies shall carry out finalization of their receipts with the tax office in accordance with the stipulated regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Responsibilities of individuals earning taxable income:

Individuals earning taxable income must voluntarily register and declare their taxable income and pay income tax through income-paying bodies or directly to the tax office in accordance with the guidelines in Section III of this Circular. Tax-paying individuals shall be responsible before the law for the accuracy and truthfulness of their declarations.

Where an individual fails to register or to declare, makes a fraudulent declaration, fails to pay, or pays income tax late, the measures stipulated in article 21 of the Ordinance on Income Tax shall apply. Issuance of exit visas or departure from Vietnam may be delayed in the case of foreigners who have not fulfilled their obligation of payment of income tax in Vietnam in accordance with article 7.2 of the Ordinance on Exit, Entry, Residence and Travel of Foreigners in Vietnam.

2. Responsibilities of income-paying bodies and bodies receiving or being responsible for foreigners:

Income-paying bodies shall have the following responsibilities and obligations:

- To declare and register, on their own initiative, with the local tax office their collection of income tax from individuals by way of deductions by them from the income of the latter; to instruct income- earners in fulfilling declaration procedures and completing income tax declaration forms.

- Based on the list of income tax payers and the actual payment of income in respect of each individual, to deduct income tax and pay income tax to the State Budget every month.

- To receive declaration forms and to verify income declared by individuals against income to be paid or already paid to such individuals in order to calculate tax payable, to certify declaration forms of taxpayers, and to compile an overall list of income tax declarations and payments and forward it to the tax office.

- To keep records and receipts relating to collection of income tax in respect of taxable income, tax calculation, tax deduction, tax declaration, detailed lists of tax collection, maintenance of tax receipts, calculation of commissions and payment of income tax to the State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To implement the regimes on reporting, payment and finalization of income tax, on receipts for tax collected, and on entitlements to commissions from the tax office, and to present full documents relating to income tax when required by the tax office.

- Organizations receiving or being responsible for foreigners who come and work in Vietnam shall be responsible for guiding foreigners to fulfil all procedures for income tax payment prior to conducting immigration exit procedures.

3. Responsibilities of the tax office:

- To co-ordinate with State administrative bodies and relevant bodies in verifying and requiring organizations and individuals paying income located within their respective localities to carry out registration and declaration of income tax by way of deduction method.

- To instruct and inspect the compliance of income-paying bodies with the regimes for registering, compiling declarations, calculating income tax, deducting tax from income and paying tax to the State Budget.

- To conduct tax finalizations with income-paying bodies, to issue annual tax notices for taxpayers, to issue receipts for tax collected, and to finalize commissions with income-paying bodies.

- To organize collection of income tax from individuals who register to pay tax directly at the tax office; to issue receipts and printed forms relating to income tax to taxpayers and income-paying bodies.

- To impose measures to enforce collection of income tax (including outstanding tax) and fines in respect of breaches of the Ordinance on Income Tax; to decide on rewards for people who assist to identify such breaches and collect income tax.

- To implement the regime for regular reporting to the higher tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Tax exemption and reduction shall be implemented in accordance with article 20.1 of the Ordinance on Income Tax.

Taxpayers who suffer as a result of natural disasters, wars or accidents which cause losses to property and income and affect their living standards shall, depending on the extent of damage, be considered for tax reduction or exemption in that year. The amount of tax to be considered for reduction or exemption shall be equal to the ratio of the value of the damage to the taxable income in that year but shall not exceed the income tax payable for the whole year.

Authority and procedures for consideration of tax exemption and reduction:

1.1 Individual taxpayers shall prepare applications for tax exemption and reduction, shall obtain certification of them by the local authority (people's committees of communes or wards) or by the income- paying body, and shall send them to the local tax office at which the income-paying body registers to pay tax; applications for tax exemption or reduction must clarify the reasons therefor, the value of damage (with attached documents as evidence), the amount of income tax payable and the amount of reduction or exemption applied for.

1.2 The tax office shall verify, consider and issue decisions on tax reduction or exemption or make recommendations to the higher tax office for decision according to the following delegation of authority:

- The director of a Taxation Department shall be entitled to decide on tax reductions or exemptions of under five million dong per year;

- The General Director of the General Department of Taxation shall be entitled to decide on tax reductions or exemptions between five million to one hundred (100) million dong per year;

- The Minister of Finance shall decide on tax reductions or exemptions of more than one hundred (100) million dong per year.

1.3 Pending the decision on tax reduction or exemption by the competent tax office, taxpayers must pay income tax in full in accordance with the Ordinance. When decisions on tax reduction or exemption are issued, the amount of reduction or exemption shall be refunded either by way of deduction from the amount payable for the next period or refund of the amount deducted by income-paying bodies in accordance with decisions of the tax office. In cases where individuals pay tax directly to the tax office, the amount of tax reduced or exempted shall be refunded by way of deduction from the tax payable for the next period or refunded from the State Budget in accordance with decisions of the tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. DEALING WITH BREACHES AND COMMENDATIONS

1. Dealing with breaches:

1.1 Individuals and organizations failing to implement correctly the provisions on procedures for tax declaration, on keeping books of account and source documents on income tax, or on deduction of the correct amount for income tax shall be fined for an administrative tax offence.

1.2 Individuals and organizations making a false declaration or evading tax shall, in addition to having to pay the full amount of tax payable under the Ordinance on Income Tax of High Income Earners, be fined one to three times the amount of tax evaded; and in the case of tax evasion of a large amount, or in a case of a continuing breach or a different serious breach after having already being fined for an administrative tax offence, the individual or organization may be prosecuted for criminal liability in accordance with law.

1.3 Individuals and organizations paying tax or fines later than the date stipulated for payment or the date stipulated in the decision dealing with the tax offence shall, in addition to having to pay the full amount of tax or fine payable, be liable to a fine of one tenth of one (0.1) per cent of the late payment for every day of delay.

1.4 Organizations and individuals paying income which bring presents and gifts from abroad into Vietnam on behalf of other people and fail to declare, register or list individuals subject to tax payment or fail to deduct income tax prior to payment of income, thereby causing loss in collection of personal income tax, must be responsible for compensation to the State Budget for such loss and shall be fined for an administrative tax offence. Such compensation and fines shall be deducted from the income of income-paying organizations or individuals and shall not be included in expenditure for the purpose of determining income subject to corporate income tax.

1.5 Individuals and organizations failing to pay tax in accordance with a tax notice or failing to pay fines in accordance with a decision dealing with a tax offence shall be dealt with as follows:

1.5.1 A deduction shall be made from the monies held by such organization or individual at the Treasury or at a credit institution in order to pay the tax or fine; and the Treasury or the credit institution shall be responsible to deduct monies from the deposit account of such organization or individual to pay the tax or fine to the State Budget prior to recovery of their debt.

1.5.2 A property inventory shall be made in accordance with law in order to guarantee collection of the full amount of the outstanding tax or fine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Authority to deal with breaches:

2.1 The director of any tax office directly managing tax collection shall have authority to deal with the offences of taxpayers stipulated in clauses 1.1, 1.2, 1.3 and 1.4 of Section VI of this Circular.

2.2 The director of any tax office directly managing tax collection shall have authority to take the measures for dealing with the offences stipulated in clause 1.5 of Section VI of this Circular and shall transfer the file to the competent body to deal with offences in accordance with law in the cases stipulated in clause 1.2 of Section VI of this Circular.

3. Commendations:

Entities identifying breaches of the Ordinance on Income Tax, thereby assisting the tax office to collect taxes, shall be commended in accordance with the following specific steps:

3.1 Individuals who identify evaders of income tax shall notify the tax authority by way of direct notice, official notice, letter, application, and so forth, clarifying names and addresses of the tax-evading individual or organization.

3.2 Upon receipt of notice, the tax authority must immediately inspect and calculate income tax of the relevant income-paying body, minute such inspection and the amount of tax evaded, and issue tax notices together with decisions on fines, requiring payment by tax-evading individuals or organizations into the temporary holding account of the tax office.

3.3 Based on the amount of taxes and fines paid into the temporary holding account, the tax office shall issue decisions commending organizations and individuals identifying cases of tax evasion and assisting the tax authority. The value of rewards shall not exceed five per cent of the amount of tax paid to the State Budget.

3.4 The remaining monies after rewards shall be paid to the State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Circular shall be of full force and effect as of 1 July 2001.

2. Income in respect of which there are separate commitments relating to tax levy and tax exemption shall be subject to international treaties and documents to which Vietnam is a signatory or has acceded.

3. Tax offices at all levels shall be responsible for guiding income tax payers and income-paying individuals and organizations in strictly implementing the regulations of ordinances, decrees and circulars providing guidelines on income tax.

Any problem arising from the implementation of this Circular should be reported in a timely manner by the organizations, individuals or localities concerned to the Ministry of Finance (General Department of Taxation) for consideration and resolution.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Vu Van Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2002/TT-BTC ngày 17/01/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định 78/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.388

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.253.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!