Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản

Số hiệu: 03/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 14/01/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03/2002/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành ngày 16 tháng 4 năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên;
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động khai thác thuỷ, hải sản, sau khi có ý kiến của Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ, hải sản tự nhiên như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) trong nước và nước ngoài hoạt động đánh bắt thuỷ, hải sản tự nhiên (sau đây gọi chung là thuỷ sản) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành là đối tượng áp dụng chế độ quản lý thu thuế hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Thông tư này không quy định đối với những trường hợp sau đây:

a) Khai thác thuỷ sản nuôi trồng.

b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuỷ sản.

c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, kể cả các dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên.

II- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP ĐỐI VỚI TỪNG CƠ SỞ KHAI THÁC THUỶ SẢN

1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì hoạt động khai thác thuỷ sản thuộc đối tượng áp dụng các chính sách thuế thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu khác (nếu có) theo quy định:

a) Thuế môn bài nộp một lần ngay từ đầu năm theo bậc môn bài căn cứ vào quy mô hoạt động của từng cơ sở khai thác.

b) Thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) nộp theo số thực tế phát sinh theo định kỳ quy định, cụ thể:

- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản đã thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, xác định được chính xác sản lượng, doanh thu và chi phí hoạt động khai thác thì thực hiện tính và nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo số thực tế phát sinh được phản ảnh trên sổ sách chứng từ kế toán theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì phải nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo mức thuế do cơ quan Thuế ấn định.

2. Phương pháp xác định mức thuế ấn định:

Để xác định được mức thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế phải thực hiện:

2.1/ Xác định doanh thu tính thuế ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:

Doanh thu

tính thuế ấn định

=

Sản lượng khai thác

thuỷ sản ấn định (kg)

x

Giá tính thuế (đ/kg)

a) Để xác định được sản lượng khai thác thuỷ sản ấn định (gọi chung là sản lượng ấn định), cơ quan Thuế cần chủ động phối hợp với cơ quan Thuỷ sản và chính quyền địa phương cơ sở để thực hiện các công việc sau đây:

- Tổ chức điều tra thực tế 3 năm trước và năm tính thuế về năng lực khai thác thực tế của từng cơ sở, gồm: số đầu phương tiện, công suất (CV) phương tiện và ngư cụ của từng nghề khai thác, năng suất khai thác thực tế, số lượng lao động khai thác, ngư trường khơi lộng, mùa vụ.v.v để dự kiến mức sản lượng khai thác trong kỳ tính thuế đối với từng loại phương tiện, từng cơ sở khai thác.

- Tổ chức họp với ngư dân để hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế của nhà nước và thông báo mức sản lượng khai thác dự kiến trong kỳ để các cơ sở nhận xét, đề xuất mức sản lượng khai thác phù hợp, bảo đảm dân chủ, công bằng. Cuộc họp với cơ sở khai thác phải lập biên bản, có ký tên và ghi rõ họ tên đại diện cơ quan Thuế, cơ quan Thuỷ sản, chính quyền địa phương và cơ sở khai thác.

- Căn cứ vào kết quả cuộc họp với ngư dân và tham khảo thêm mức sản lượng khai thác ấn định của ngư trường địa phương tỉnh bạn (nếu có), Cục Thuế thống nhất với Sở Thuỷ sản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt, quyết định và công bố mức sản lượng khai thác ấn định ổn định trong thời gian khoảng từ 3 năm - 5 năm để các cơ sở yên tâm khai thác (trừ trường hợp cơ sở có biến động tăng hoặc giảm từ 30% mức ấn định trở lên thì mới cần phải xem xét lại).

b) Giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại thuỷ sản khai thác trong kỳ tính thuế tại thị trường điạ phương.

Để bảo đảm giá tính thuế sát với giá cả thị trường, Cục Thuế phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương (Sở Tài chính Vật Giá, Sở Thuỷ sản.v.v.) để khảo sát giá cả thị trường, đề xuất mức giá tính thuế phù hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá tính thuế đối với thuỷ sản khai thác ở địa phương và công bố để ngư dân thực hiện.

Đối với những tỉnh, thành phố có cùng ngư trường khai thác thì trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá tính thuế, các Cục Thuế cần có sự trao đổi để có sự thống nhất về giá tính thuế, vừa bảo đảm sự đóng góp công bằng, vừa để chống thất thu ngân sách. Trường hợp giá cả thuỷ sản trên thị trường biến động (tăng, giảm) từ 20% trở lên thì phải trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

2.2/ Xác định tỷ lệ (%) số thuế phải nộp trên doanh thu (gọi chung là tỷ lệ % thuế phải nộp) áp dụng đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:

Để đơn giản trong khâu tính, nộp thuế đối với cơ sở khai thác thuỷ sản và làm căn cứ để ngân sách nhà nước hạch toán khoản thu theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước, yêu cầu phải xác định tỷ lệ (%) tổng số thuế phải nộp (gồm các khoản thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN) và tỷ lệ % từng khoản thuế phải nộp trên doanh thu theo công thức sau đây:

 

 

Số thuế phải nộp

Tỷ lệ (%) số thuế phải nộp

=

 

 

 

Doanh thu

a) Số thuế phải nộp đối với từng khoản thuế được xác định như sau:

- Thuế tài nguyên, bằng (=) sản lượng thuỷ sản khai thác ấn định, nhân (x) giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, nhân (x) thuế suất.

- Thuế GTGT, bằng (=) GTGT (theo tỷ lệ % GTGT trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế GTGT quy định đối với mặt hàng thuỷ sản khai thác.

- Thuế TNDN, bằng (=) Thu nhập chịu thuế (theo tỷ lệ % thu nhập chịu thuế trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế TNDN.

b) Doanh thu làm căn cứ xác định tỷ lệ thuế phải nộp là doanh thu tính thuế ấn định tại thời điểm xác định tỷ lệ theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục này.

Trên cơ sở tỷ lệ (%) thuế phải nộp xác định trên đây, Cục Thuế tỉnh, thành phố thông báo cho cơ sở thực hiện kê khai, nộp thuế. Để các cơ sở khai thác chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước thì tỷ lệ thuế phải nộp thông báo cho cơ sở khai thác có thể ổn định trong thời gian 3 - 5 năm; Trừ trường hợp, các chính sách thuế và điều kiện khai thác có biến động lớn thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

2.3/ Xác định tổng số thuế phải nộp ấn định (bao gồm thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN) đối với từng cơ sở khai thác, chi tiết theo từng khoản thuế, cả năm và từng kỳ trong năm tính thuế, cụ thể là:

- Số thuế phải nộp cả năm, bằng = Tỷ lệ (%) thuế phải nộp (do Cục Thuế thông báo), nhân (x) với doanh thu tính thuế của năm tính thuế (theo sản lượng khai thác ấn định và giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm tính thuế).

- Số thuế phải nộp từng kỳ trong năm được xác định trên cơ sở số thuế phải nộp cả năm, chia (:) cho thời gian mùa vụ thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản của năm đó. Ví dụ: Tỉnh A, thời vụ khai thác thuỷ sản trong năm là 9 tháng, thì số thuế phải nộp từng tháng bằng (=) tổng số thuế phải nộp cả năm , chia (:) cho 9 tháng.

2.4/ Trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định trên đây, định kỳ hàng năm cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cơ sở khai thác có trách nhiệm thông báo cho cơ sở khai thác, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi trực tiếp thu thuế về tỷ lệ tổng số thuế phải nộp (có chi tiết tỷ lệ theo từng khoản thuế), doanh thu tính thuế, số tiền thuế phải nộp cả năm và từng kỳ, kỳ hạn nộp thuế và thời hạn nộp của từng kỳ, địa điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp trong năm có biến động, điều chỉnh một trong những chỉ tiêu đã thông báo thì phải có thông báo bổ sung sửa đổi kịp thời.

III- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ

1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước như sau:

a) Tất cả các cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký thuế (môn bài, tài nguyên, GTGT, TNDN và các khoản phải thu khác nếu có) với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú về ngành nghề khai thác, số lượng tàu và công suất của từng tàu hoạt động khai thác, khả năng về lưới cụ, số lao động tham gia hoạt động khai thác, ngư trường dự kiến hoạt động và dự kiến sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm.v.v..

Ngoài ra, đối với các cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khai thác, ngoài ngư trường của địa phương nơi đóng trụ sở chính hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú, còn phải đăng ký thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động khai thác tại ngư trường nơi di chuyển đến.

b) Thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương theo quy định sau đây:

- Thuế tài nguyên nộp tại địa phương nơi thực tế khai thác thuỷ sản.

- Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản thu khác (nếu có) nộp tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú.

2. Căn cứ vào thông báo nộp thuế do cơ quan Thuế gửi đến, cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện nộp tiền vào Kho bạc nhà nước theo thời hạn, địa chỉ ghi trên thông báo.

Trường hợp ở địa phương do Kho bạc nhà nước chưa có điểm thu thuế thuận tiện, nên cơ sở khai thác không trực tiếp nộp tiền vào Kho bạc nhà nước được thì cơ quan Thuế thực hiện thu tiền thuế hoặc cơ quan Thuế có thể uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu tiền thuế nộp ngân sách nhà nước. Khi thu tiền thuế của từng cơ sở khai thác, người thu tiền phải cấp biên lai thu thuế cho cơ sở, biên lai phải ghi cụ thể tổng số thuế đã nộp và ghi rõ số tiền thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN theo đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định. Cơ quan Thuế hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế phải nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện hành, tuyệt đối không được giữ lại tiền thuế để chi tiêu trái quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ quan Thuế uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế thì trước khi uỷ nhiệm, cơ quan Thuế phải xác định số thuế phải nộp và lập sổ bộ thuế đối với từng cơ sở khai thác. Quá trình thực hiện, cơ quan Thuế phải hướng dẫn, kiểm tra; nếu có biến động về thuế (sửa đổi chính sách, miễn giảm thuế...) thì phải kịp thời điều chỉnh sổ bộ và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã nơi được uỷ nhiệm thu thuế thực hiện.

3. Đối với những cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khác (ngoài ngư trường địa phương nơi đăng ký thuế) thì trong thời gian di chuyển ngư trường khai thác được tạm hoãn nộp thuế tài nguyên ở địa phương nơi đăng ký thuế để thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến, cụ thể như sau:

a) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế ấn định theo từng mùa vụ, mà cơ sở đã khai thác hết mùa vụ thì phải nộp đủ thuế tại địa phương nơi đăng ký thuế trước khi di chuyển ngư trường (không được hoãn nộp); đồng thời khi đến ngư trường mới phải đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi di chuyển đến.

b) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế khoán theo năm chia đều cho từng tháng hoặc quý thì trước khi di chuyển phải thanh toán hết số thuế còn nợ ngân sách đến ngày di chuyển và được tạm hoãn nộp số thuế tài nguyên phải nộp đã lên sổ thuế trong thời gian di chuyển ngư trường để đăng ký, kê khai nộp thuế tại địa phương nơi di chuyển đến.

Việc giải quyết tạm hoãn nộp thuế tài nguyên trong thời gian di chuyển ngư trường do cơ quan Thuế trực tiếp quản lý (nơi cơ sở đăng ký thuế) quyết định, căn cứ vào đơn đề nghị tạm hoãn nộp thuế do di chuyển ngư trường của cơ sở khai thác gửi đến, ghi rõ: thời gian di chuyển ngư trường, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp trước khi di chuyển và số thuế tài nguyên đề nghị được hoãn nộp. Đội thuế xã phường (hoặc phòng) trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở khai thác nhận được đơn của cơ sở gửi đến có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu với sổ thuế, xác định cơ sở còn nợ đọng thuế hay không để yêu cầu nộp đủ số thuế còn nợ, đồng thời lập danh sách trình lãnh đạo Chi cục Thuế quận, huyện (hoặc lãnh đạo Cục đối với phòng trực thuộc Cục) duyệt và thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết việc tạm hoãn nộp thuế tài nguyên để làm căn cứ trừ vào số thuế phải nộp trong thời gian di chuyển ngư trường cho cơ sở khai thác. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định tạm hoãn, Chi cục Thuế quận, huyện phải báo cáo Cục Thuế về số thuế tài nguyên đã tạm hoãn cho cơ sở khai thác trên địa bàn do di chuyển ngư trường.

Kết thúc thời hạn di chuyển ngư trường khai thác trong thời hạn 30 ngày cơ sở khai thác phải xuất trình với đội Thuế xã phường (hoặc phòng) nơi đăng ký thuế các chứng từ (bản gốc) nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi khai thác phù hợp với thời gian thực tế di chuyển ngư trường (theo đơn đề nghị của cơ sở).

Căn cứ vào chứng từ nộp thuế của cơ sở, đối chiếu với hồ sơ và quyết định tạm hoãn nộp thuế, đội thuế xã phường (hoặc phòng) xác nhận số thuế được trừ của cơ sở khai thác và gửi hồ sơ đến Chi cục Thuế (hoặc Cục Thuế) để kiểm tra, giải quyết giảm trừ số thuế phải nộp tại nơi đăng ký thuế và thông báo cho cơ sở biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của đội thuế xã, phường (hoặc phòng) báo cáo. Số thuế tài nguyên được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế là số thuế thực tế cơ sở đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế tại nơi khai thác, nhưng số thuế được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế tối đa chỉ bằng số thuế tài nguyên phải nộp theo thuế suất tính trên doanh thu đã lập sổ thuế tại nơi đăng ký thuế.

IV- MIỄN, GIẢM THUẾ

Việc miễn giảm thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện theo Điều 10 của Pháp lệnh thuế tài nguyên; Điều 28 và khoản 26 Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng; Điều 17, 18, 19, 20, 21 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 3/1998/QH10 ngày 20/5/1998.

Để thực hiện đúng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý các cơ sở khai thác có trách nhiệm:

1. Thông báo công khai cho các cơ sở khai thác thuỷ sản biết các quy định của pháp luật về đối tượng thuộc diện không chịu thuế và đối tượng thuộc diện được giảm, miễn thuế.

2. Hướng dẫn cơ sở khai thác thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét giảm, miễn thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Đối với những cơ sở thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định của pháp lệnh thuế tài nguyên, Luật thuế TNDN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cơ sở khai thác đã thực hiện chế độ hạch toán kế toán hoặc chưa thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định) ngoài hồ sơ, thủ tục quy định hiện hành, còn phải bổ sung:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở, ghi rõ hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ.

- Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền, ghi rõ các chỉ tiêu: trọng tải và công suất tàu thuyền, ngành nghề khai thác (câu, cào, rê, vây,.v.v.).

- Tàu thuyền hoạt động khai thác xa bờ phải có công suất máy chính (máy thuỷ hoặc máy khác thay thế lắp ráp vào tàu thuyền) từ 90 CV trở lên và trọng tải tàu tối thiểu như sau:

T

T

Nghề khai thác

Trọng tải tàu thuyền (tấn)

1

Câu

15

2

Lưới rê, vây

20

3

Lưới cào

40

3. Việc xem xét giảm, miễn thuế đối với từng cơ sở khai thác phải thực hiện hàng năm.

Trường hợp trong năm hoặc trong thời kỳ ổn định sản lượng khai thác và tỷ lệ (%) thuế trên doanh thu như đã nêu trên (kể cả trường hợp đã lập sổ bộ thuế), nhưng xét thấy cơ sở thuộc đối tượng được giảm, miễn thuế theo quy định của luật thuế và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật thuế GTGT), thực tế xẩy ra thiên tai bão lụt, tai nạn bất ngờ, gây thiệt hại về tài sản (tàu thuyền, lưới cụ...), cơ sở phải ngừng khai thác hoặc giảm sản lượng khai thác, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá cả giảm, ảnh hưởng tới doanh thu và thu nhập của ngư dân thì cơ quan Thuế phải kịp thời xem xét, giải quyết không thu thuế hoặc ra quyết định giảm, miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định.

4. Thẩm quyền xem xét, quyết định giảm, miễn thuế (tài nguyên, GTGT, TNDN) thực hiện như sau:

- Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định miễn, giảm thuế đối với các cơ sở khai thác do Cục Thuế quản lý.

- Chi cục trưởng Chi cục Thuế xem xét, quyết định miễn, giảm thuế đối với cơ sở khai thác do Chi cục Thuế quản lý.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải thực hiện các Luật, Pháp lệnh thuế được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Thông tư này. Mọi vi phạm về chính sách thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

2. Để tổ chức quản lý thu thuế đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản sát đúng, cơ quan Thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuỷ sản và tranh thủ sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp để bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất, tổ chức các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện đúng pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp cần thiết, ở những địa bàn phức tạp ở xa cơ quan Thuế, có thể uỷ nhiệm việc thu thuế hoạt động khai thác thuỷ sản cho cơ quan khác theo quyết định của Cục trưởng Cục Thuế, cơ quan nhận uỷ nhiệm thu thuế được trích thù lao 5% (năm phần trăm) trên số tiền thuế thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc thu thuế đối với hoạt động khai thác thuỷ sản.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2002; các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 03/2002/TT-BTC

Hanoi, January 14, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE TAX COLLECTION MANAGEMENT REGIME APPLICABLE TO AQUATIC RESOURCE-EXPLOITING ESTABLISHMENTS

Pursuant to May 10, 1997 Law No. 02/1997/QH9 on Value -Added Tax and documents guiding the implementation thereof;
Pursuant to May 10, 1997 Law No. 03/1997/QH9 on Enterprise Income Tax and documents guiding the implementation thereof;
Pursuant to the Ordinance on Natural Resource Tax promulgated on April 16, 1998 and documents guiding the implementation thereof;
In order to suit the characteristics of the aquatic and marine resource exploiting activities, after obtaining the opinion of the Ministry of Aquatic Resources, the Ministry of Finance hereby guides the tax collection management regime applicable to natural aquatic and marine resource-exploiting establishments as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. Domestic and foreign organizations and individuals (hereinafter called collectively as establishments) engaged in catching natural aquatic and marine resources (hereinafter called collectively as aquatic resources), that are liable to pay VAT, enterprise income tax, natural resource tax and other amounts (if any) under the provisions of the current tax laws and ordinances, are subjects of application of the tax collection management regime guided in this Circular.

2. This Circular shall not cover the following cases:

a/ Exploiting cultured aquatic resources.

b/ Producing, processing, dealing in, exporting and importing aquatic resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. METHODS OF DETERMINING THE TAX AMOUNTS PAYABLE BY EACH AQUATIC RESOURCE-EXPLOITING ESTABLISHMENT

1. According to the provisions of the current tax laws and ordinances, the aquatic resource exploitation is subject to the policies on license tax, natural resource tax, VAT and enterprise income tax and other payable amounts (if any) as prescribed below:

a/ License tax shall be paid in a lump sum right at the beginning of the year at the rate prescribed on the basis of the operation scope of each exploiting establishment;

b/ Natural resource tax, VAT, enterprise income tax and other payable amounts (if any) shall be paid on the basis of the amounts actually arising in each prescribed period, concretely:

- For aquatic resource-exploiting establishments which have fully and strictly complied with the regimes of accounting, invoices and vouchers, and managed to determine the accurate output, turnover from and expenses for exploiting activities, they shall calculate and pay natural resource tax, VAT, enterprise income tax and other amounts (if any) on the basis of the actually-arising amounts reflected on the accounting books and documents in accordance with the provisions of the current tax laws and ordinances as well as guiding documents.

- For aquatic resource-exploiting establishments which have not yet fully and strictly complied with the regimes of accounting, invoices and vouchers, they shall have to pay natural resource tax, VAT, enterprise income tax and other amounts (if any) at the rates fixed by the tax offices.

2. Method of determining fixed tax rates:

In order to determine the fixed rates of natural resource tax, VAT, enterprise income tax payable by each aquatic resource-exploiting establishment, the tax office must:

2.1. Determine the tax calculation turnover fixed for each aquatic resource-exploiting establishment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ In order to determine the fixed output of exploited aquatic resources (called collectively as fixed outputs), the tax offices should actively coordinate with the aquatic resource offices and grassroots local administrations in performing the following tasks:

- Organizing the survey of each establishment’s actual exploitation capability in the three preceding years as well as in the tax calculation year, in terms of the number and capacities (CV) of the means and fishing gear of each exploiting activity, the actual exploitation productivity, the number of laborers engaged in exploitation, inshore and offshore fishing grounds, fishing seasons so as to project the exploitation outputs in the tax calculation period for each type of means and each exploiting establishment.

- Organizing meetings with fishermen to guide and explain to them the State’s tax policy and notify them of the projected exploitation outputs in the period for their comments and suggestion of suitable exploitation outputs, ensuring democracy and fairness. The meetings with establishments must be recorded in minutes which are signed with the full names of the representatives of the tax offices, the aquatic resource offices, the local administrations, and the exploitation establishments.

- Basing themselves on the results of the meetings with fishermen and further reference to the fixed exploitation outputs (if any) of the fishing grounds in the neighborly provinces, the provincial/municipal Tax Departments shall reach agreement with the provincial/municipal Aquatic Resource Services before submitting to the provincial/municipal People’s Committees for approval, decision and publicization the fixed exploitation outputs which shall be kept stable for a period of between three and five years so that the establishments can feel at ease in their exploitation (except for cases where establishments increase or reduce by 30% or more the fixed levels, thereby necessitating the re-consideration of such fixed outputs).

b/ The tax calculation prices are the average actual selling prices of each kind of exploited aquatic resource on the local market in the tax calculation period.

In order to ensure the tax calculation prices be close to the market ones, the provincial/municipal Tax Departments must regularly coordinate with the concerned local agencies (the Finance and Pricing Services, the Aquatic Services, etc.) in investigating the market prices and proposing appropriate tax calculation prices, then submit them to the provincial/municipal People’s Committees for setting the tax calculation prices of locally-exploited aquatic resources and publicizing them for implementation by fishermen.

For those provinces and/or cities sharing the common fishing grounds, before submitting the tax calculation prices to the provincial People’s Committees for decision, the provincial/municipal Tax Departments should consult with one another so as to reach agreement on the tax calculation prices, ensuring fair contribution on the one hand, and avoiding budget revenue losses on the other. Where the market prices of aquatic resources fluctuate (increase or decrease) by 20% or over, they must submit to the provincial People’s Committees for decision suitable adjustments.

2.2. Determining the proportion (%) of the payable tax to turnover (called collectively as the % proportion of payable tax) applicable to each aquatic resource-exploiting establishment:

In order to simplify the tax calculation and payment procedures for aquatic resource-exploiting establishments and have basis for accounting revenues of the State budget according to its classification index, it is required to determine the proportion (%) of the total payable tax amount (including natural resource tax, VAT and enterprise income tax) as well as the % proportion of each kind of payable tax to turnover according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The payable amount of each kind of tax shall be determined as follows:

- Natural resource tax = the fixed output of exploited aquatic resources x the tax calculation price set by the provincial People’s Committee x the tax rate.

- VAT = the added value (according to the % proportion of added value to turnover set by the provincial/municipal Tax Department for application to each business line and the fixed tax calculation turnover) x the VAT rate prescribed for the exploited aquatic goods.

- Enterprise income tax = the taxable income (according to the % proportion of taxable income to turnover, prescribed by the provincial/municipal Tax Department for application to each business line and the fixed tax calculation turnover) x the enterprise income tax rate.

b/ Turnover serving as basis for determining the proportion of the payable tax is the tax calculation turnover fixed at the time of determination of the proportion under the guidance at Point 2.1 of this Section.

On the basis of the % proportion of the payable tax as determined above, the provincial/municipal Tax Departments shall notify the establishments of tax declaration and payment. To help the exploiting establishments take initiative in developing their production and business and fulfill their obligation to pay taxes to the State, the proportions of the payable taxes notified to the exploiting establishments may be kept unchanged for three to five years; except for cases where the tax policies and exploitation conditions see big changes, they may be adjusted suitably.

2.3. Determining the total payable tax amount (including natural resource tax, VAT and enterprise income tax) set for each exploiting establishment by each tax, year and each period of the tax calculation year. Specifically:

- The tax amount payable for the whole year = the % proportion of the payable tax (notified by the provincial/municipal Tax Department) x the tax calculation turnover of the tax calculation year (according to the fixed exploitation output and the tax calculation price set by the provincial People’s Committee at the time of tax calculation).

- The tax amount payable for each period of the year is determined on the basis of the tax amount payable for the whole year divided by the time of actual aquatic resource exploitation in such year. For example: In province A the aquatic resource-exploitation season in a year lasts for nine months, the tax amount payable for each month shall be equal to (=) the total tax amount payable for the whole year divided by nine months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. TAX REGISTRATION, DECLARATION AND PAYMENT

1. According to the current tax laws and ordinances, the aquatic resource-exploiting establishments must register, declare and pay taxes into the State budget as follows:

a/ All aquatic resource -exploiting establishments must register the taxes (license tax, natural resource tax, VAT, enterprise income tax and other payable amounts, if any) with the tax offices which directly manage them in the localities where they are headquartered or in the places where the heads of the aquatic resource-exploiting households register their permanent residence, the exploitation business lines, the number of ships and the capacity of each ship engaged in the exploiting activities, the fishing gear capacity, the number of laborers engaged in exploiting activities, the expected fishing grounds, and the projected annual output of exploited aquatic resources, etc.

Besides, for exploiting establishments which move to other fishing grounds, apart from the fishing grounds in the localities where their head offices are based or their permanent residence is registered, they must also make tax registration with the tax offices in the localities where they move to within 10 days counted from the time they start exploiting in the new fishing grounds.

b/ Tax declaration and payment in the localities shall comply with the following regulations:

- Natural resource tax shall be paid in the localities where the aquatic resources are actually exploited.

- License tax, VAT, enterprise income tax and other payable amounts (if any) shall be paid in the localities where the exploiting establishments are headquartered or the heads of the aquatic resource-exploiting households register their permanent residence.

2. On the basis of the tax payment notices sent in by the tax offices, the aquatic resource-exploiting establishments shall pay money into the State treasuries according to the deadlines and addresses indicated therein.

If in a locality the State treasury has no convenient tax-collection place for the exploiting establishments to pay money directly, the tax office therein shall collect taxes or may authorize the commune People’s Committees to directly collect the taxes for remittance into the State budget. When collecting the taxes from each exploiting establishment, the collector must issue tax collection receipts to the establishment; such a receipt must be inscribed with the total tax amount already paid and the specific amounts of natural resource tax, VAT and enterprise income tax in compliance with the State budget classification index. The tax offices or the commune People’s Committees that directly collect taxes must remit the collected tax amounts into the State budget in time according to current regulations, must not retain the tax money for illegal spending.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For exploiting establishments moving to other fishing grounds (other than those in the localities where they make tax registration), while moving to other fishing grounds, they may temporarily postpone the natural resource tax payment in the localities where they make tax registration, but shall register and declare tax payment with the tax offices in the localities where they move in. Concretely:

a/ For exploiting establishments paying fixed tax amounts by fishing seasons, if they have exploited aquatic resources for the whole season, they must pay (without postponement) the whole tax amounts in the localities where they have made tax registration before moving to other fishing grounds; after moving to the new fishing grounds, they shall have to register, declare and pay natural resource tax in the localities where they move in.

b/ For exploiting establishments paying fixed tax amounts by year, which are evenly divided by month or quarter, before moving, they must pay all tax debts to the budget toward the moving date and may temporarily postpone the payment of payable natural resource tax amounts already recorded in the tax books during the time of moving to new fishing grounds, but shall register, declare and pay taxes in the localities where they move in.

The exploiting establishments temporary postponement of natural resource tax payment during the time of moving to new fishing grounds shall be decided by the tax offices that directly manage the exploiting establishments (where the establishments have made tax registration) on the basis of the written requests for temporary postponement of tax payment due to their moving to new fishing grounds, which are sent in by the exploiting establishments. Such requests need to clearly state the time of moving to new fishing grounds, the payable tax amounts, the already-paid tax amounts, the remaining tax amounts to be paid before moving and the natural resource tax amount for postponed payment. The commune or ward tax teams (or sections) which directly manage the tax payment by the exploiting establishments and receive such written requests shall have to examine them, compare with the tax books so as to determine whether or not the establishments have any tax debts, ask the establishments to pay in full such tax debts, if any; make a list thereof and send it to the leading officials of the district Tax Sub-Departments (or of the provincial/municipal Tax Departments, for tax sections attached to the Tax Departments) for approval, then send written notices on the temporary postponement of natural resource tax payment to the establishments for use as basis for deduction into the exploiting establishments tax amounts payable during the time they move to new fishing grounds. Within 15 days as from the date on which the temporary postponement decisions are issued, the district Tax Sub-Departments must report to the provincial/municipal Tax Departments on the natural resource tax amounts of which the exploiting establishments may temporarily postpone the payment due to their moving to new fishing grounds.

Within 30 days after the end of the duration of moving to new fishing grounds, the exploiting establishments must present to the commune or ward tax teams (or sections) where they have made tax registration the receipts (original) of natural resource tax payment in the localities where they exploit natural resources, compatible with the actual duration of moving to new fishing grounds (according to the establishments written requests).

On the basis of the tax payment receipts of the establishments, after comparing them with the dossiers and tax payment postponement decisions, the commune or ward tax teams (or sections) shall certify the reduced tax amounts of the exploiting establishments and send the dossiers to the Tax Sub-Departments (or Tax Departments) for examination and approval of the reduced amounts of the taxes payable in the places of tax registration and notify the establishments thereof within 15 days after receiving the complete dossiers from the commune or ward tax teams (or sections). The natural resource tax amounts to be reduced in the tax registration places are the tax amounts actually paid by the establishments as inscribed in the tax payment receipts issued in the exploitation places, which, however, must be no more than the natural resource tax amounts payable at the rate calculated on turnover already recorded into the tax books in the tax registration places.

IV. TAX EXEMPTION AND REDUCTION

The tax exemption and reduction for aquatic resource-exploiting establishments shall comply with Article 10 of the Ordinance on Natural Resource Tax; Article 28 and Clause 26, Article 4 of the Value Added Tax Law; Articles 17, 18, 19, 20 and 21 of the Enterprise Income Tax Law; Articles 20, 21, 22, 23, 24, 25 and 26 of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 3/1998/QH10 of May 20, 1998.

To ensure the correct implementation of the preferential policies towards aquatic resource-exploiting establishments, the tax offices which directly manage these establishments shall have the responsibility to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Guide the exploiting establishments to complete the dossiers and procedures of application for tax exemption and/or reduction according to the provisions of the current tax legislation.

For establishments actually engaged in off-shore fishing and eligible for preferences under the provisions of the Ordinance on Natural Resource Tax, the Enterprise Income Tax Law and the Domestic Investment Promotion Law (including establishments which have or have not implemented the cost-accounting accountancy regime as prescribed), apart from the dossiers and procedures as currently prescribed, they must add the following:

- Business registration certificate issued by a competent State body to the establishment, clearly stating that fishing activities are conducted in off-shore sea areas.

- Ship registry certificate, clearly stating the criteria: ship’s tonnage and capacity, fishing methods (hooking, trawl, seine, dredge, etc.).

- The offshore fishing ships must have the main engine (hydraulic engine or other substitute engine fit to the ship) of a capacity of 90 CV or higher and the minimum tonnage as below:

Ordinal number

Fishing method

Ship tonnage (in tons)

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

2

Trawl, seine

20

3

Dredge

40

3. The consideration of the tax exemption and reduction for each exploiting establishment must be made on an annual basis.

Where in a year or in a period the exploitation outputs and tax-to-turnover proportions (%) are kept stable as mentioned above (including cases where the tax dossiers have been compiled), but if deeming that the establishments are eligible for tax exemption and/or reduction according to the provisions of the tax laws and the Domestic Investment Promotion Law (or not subject to VAT as prescribed in Clause 26, Article 4 of the VAT Law) and due to the occurrence of natural disasters, typhoons, floods, unexpected accidents, material losses (ships, fishing gear), they were forced to stop fishing or reduce the fishing outputs, the product consumption met with difficulties, the prices fell, thus affecting turnover and incomes of fishermen, the tax offices must consider in time and refrain from collecting taxes or issue decisions on tax reduction or exemption on a case-by-case basis according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The directors of the provincial/municipal Tax Departments shall consider and decide on tax exemption and reduction for exploiting establishments under their management.

- The directors of the Tax Sub-Departments shall consider and decide on tax exemption and reduction for exploiting establishments under their management.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Aquatic resource-exploiting organizations and individuals must comply with the tax laws and ordinances as guided and specified in this Circular. All breaches of the tax policies shall be penalized according to the provisions of the current tax legislation.

2. In order to organize the strict management of tax collection with regard to the aquatic resource-exploiting establishments, the tax offices ought to closely coordinate with the aquatic resource offices and make use of the leadership of the People’s Committees at all levels so as to ensure the concentrated and unified direction, urging the aquatic resource-exploiting establishments to comply with laws and guidance in this Circular. In case of necessity, in complicated localities situated far away from the tax offices, other agencies may be authorized to collect taxes on aquatic resource-exploiting activities under decisions of the provincial/municipal Tax Department directors, which, before remitting the taxes into the State budget, may enjoy a remuneration equal to 5% (five per cent) of the actually-collected tax amounts to cover expenses for the collection of taxes on aquatic resource-exploiting activities.

3. This Circular takes implementation effect as from February 1, 2002; all previous provisions contrary to this Circular are hereby annulled.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2002/TT-BTC ngày 14/01/2002 hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.114

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.41.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!