BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 876/QĐ-TCT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 6
năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THUẾ CHO CÔNG CHỨC MỚI
TUYỂN DỤNG VÀO NGÀNH THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số
41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số
15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP
ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV
ngày 8/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTC
ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức ngành Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Trường
Nghiệp vụ Thuế - Tổng cục Thuế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuế
cho công chức mới tuyển dụng vào ngành Thuế (chi tiết nội dung chương trình
đính kèm).
Điều 2. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Trường Nghiệp vụ
Thuế hướng dẫn triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung chương trình
quy định tại Điều 1.
Trường Nghiệp vụ Thuế có trách nhiệm
phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu hàng
năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trường nghiệp vụ Thuế, Chánh Văn
phòng Tổng cục thuế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo TCT;
- Lưu: VT, TNV (3 bản).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ DÀNH CHO CÔNG CHỨC MỚI TUYỂN DỤNG VÀO NGÀNH THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 876/QĐ-TCT ngày 03/6/2022 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế)
A. Đối tượng bồi
dưỡng
Công chức mới tuyển dụng vào ngành
Thuế (bao gồm công chức mới được tuyển dụng thông qua thi tuyển thuộc tất cả các
ngạch công chức và công chức chuyển từ ngành khác sang).
B. Mục tiêu bồi dưỡng
Trang bị cho công chức mới tuyển dụng
vào ngành Thuế các kiến thức cơ bản và cần thiết, làm nền tảng ban đầu cho công
chức trong con đường chức nghiệp sau này bao gồm: kiến thức khái quát về ngành
Thuế, lịch sử ngành Thuế; chiến lược cải cách hệ thống thuế; nội dung cơ bản của
các Luật thuế và Luật quản lý thuế; khái quát về hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin ngành Thuế, các quy định nội bộ ngành Thuế về văn hóa, đạo đức, quy
chế làm việc, quyền và nghĩa vụ của công chức ngành Thuế.
C. Nội dung, thời
lượng bồi dưỡng
STT
|
Tên
chuyên đề bồi dưỡng
|
Thời
lượng (tiết)
|
1
|
Tổng quan về lịch sử phát triển của
ngành Thuế; Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế
|
08
|
2
|
Tổng quan về chiến lược cải cách hệ
thống thuế
|
08
|
3
|
Nội dung cơ bản của các Luật thuế
|
04
|
4
|
Nội dung cơ bản của Luật quản lý
thuế
|
04
|
5
|
Tổng quan về hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin của ngành Thuế
|
08
|
6
|
Các quy định về văn hóa công sở, đạo
đức công chức; Quy chế làm việc; Quyền, nghĩa vụ của công chức ngành Thuế
|
04
|
7
|
Viết bài thu hoạch; Khai giảng, bế
giảng.
|
04
|
|
Tổng
cộng
|
40
|
D. Đề cương chi tiết
các chuyên đề
CHUYÊN ĐỀ 1:
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUẾ; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH THUẾ
I. Lịch sử ngành Thuế trước năm
1990
1. Khái quát chính sách thuế thời
Bắc thuộc
2. Thời phong kiến
3. Thời Pháp thuộc
4. Sau cách mạng Tháng 8/1945
5. Giai đoạn 1954-1975
6. Thuế giai đoạn 1976-1985
7. Thuế giai đoạn 1986-1990
II. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
bộ máy ngành Thuế
1. Một số vấn đề chung về tổ chức bộ
máy quản lý thuế
1.1. Vai trò của tổ chức bộ máy quản
lý thuế
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn để
thiết kế bộ máy quản lý thuế
1.3. Một số mô hình tổ chức quản lý
thuế trên thế giới
2. Quá trình phát triển và hoàn thiện
tổ chức bộ máy ngành Thuế Việt Nam
2.1. Giai đoạn 1990-2003
2.2. Giai đoạn 2003 - 05/2007
2.3. Giai đoạn 05/2007 - 09/2009
2.4. Giai đoạn 09/2009 - 09/2018
2.5. Giai đoạn 09/2018 - 03/2021
2.6. Giai đoạn 03/2021 đến nay
3. Khái quát tổ chức Đảng, Đoàn thể;
Mối quan hệ cơ quan Thuế các cấp với cấp ủy, chính quyền địa phương
3.1. Khái quát tổ chức Đảng, các tổ
chức Đoàn thể tại cơ quan thuế các cấp
3.2. Mối quan hệ của ngành thuế với cấp
ủy, chính quyền địa phương các cấp
CHUYÊN ĐỀ 2:
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ
I. Kết quả thực hiện chiến lược cải
cách hệ thống thuế
1. Kết quả đạt được
1.1. Về cải cách chính sách thuế
1.2. Về cải cách quản lý thuế
2. Những hạn chế, tồn tại
2.1. Về chính sách thuế
2.2. Về quản lý thuế
II. Xu hướng cải cách hệ thống thuế
trên thế giới
1. Xu hướng cải cách chính sách thuế
2. Xu hướng cải cách công tác quản lý
thuế
III. Định hướng chiến lược cải
cách hệ thống thuế
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
1.1. Bối cảnh bên ngoài
1.2. Bối cảnh bên trong
2. Quan điểm
3. Mục tiêu tổng quát
4. Nội dung giải pháp cải cách hệ thống
thuế
4.1. Về chính sách thuế
4.2. Về quản lý thuế
CHUYÊN ĐỀ 3:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC LUẬT THUẾ
I. Hệ thống chính sách thuế hiện
hành của Việt Nam
1. Khái niệm
2. Phân loại
II. Nội dung chủ yếu của các Luật
thuế
1. Luật thuế Giá trị gia tăng
2. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt
3. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
4. Luật thuế Thu nhập cá nhân
5. Luật thuế Tài nguyên
6. Luật thuế Bảo vệ môi trường
7. Một số Luật thuế và khoản thu khác
CHUYÊN ĐỀ 4:
NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
I. Những vấn đề chung về quản lý
thuế
1. Khái niệm
2. Đối tượng áp dụng
3. Nguyên tắc quản lý thuế
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế
4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản
lý thuế
II. Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế,
ấn định thuế
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền
chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ
4. Quản lý thông tin người nộp thuế;
tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và
thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính về quản lý thuế
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản
lý thuế
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về
thuế
10. Hợp tác quốc tế về thuế
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp
thuế
CHUYÊN ĐỀ 5:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH THUẾ
I. Tổng quan về quá trình phát triển
hệ thống công nghệ thông tin ngành Thuế
1. Quá trình phát triển hệ thống công
nghệ thông tin
2. Cơ cấu tổ chức hệ thống công nghệ
thông tin ngành Thuế
II. Hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin ngành Thuế
1. Tổng quan về hệ thống phần mềm ứng
dụng công nghệ thông tin ngành Thuế
2. Chi tiết hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin ngành Thuế
III. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin ngành Thuế
1. Hệ thống hạ tầng truyền thông
ngành Thuế
2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngành
Thuế
3. Quản lý sử dụng tài sản công nghệ
thông tin
IV. Hệ thống an toàn thông tin
ngành Thuế
1. Tổng quan về hệ thống an toàn
thông tin ngành Thuế
2. Các chính sách, quy định về an
toàn thông tin
CHUYÊN ĐỀ 6:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC, QUY CHẾ LÀM VIỆC,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ
I. Quy định về văn hóa công sở, đạo
đức công chức, quy chế làm việc của cơ quan Thuế
1. Các văn bản quy định của Nhà nước
về văn hóa công vụ và đạo đức công chức
2. Một số quy định của Tổng cục Thuế
về văn hóa công sở và đạo đức công chức ngành Thuế
3. Quy chế làm việc của cơ quan thuế
II. Quyền và nghĩa vụ của công chức
ngành Thuế
1. Quyền của công chức thuế
2. Nghĩa vụ của công chức thuế
3. Một số quy định về chế độ chính sách
đối với công chức mới tuyển dụng vào ngành Thuế./.