QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CƠ SỞ TÍNH THUẾ NHÀ, ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của
Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất;
Căn cứ Thông tư số 83 TC/TCT ngày 7/10/1994 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ
qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục thuế tỉnh tại
Tờ trình số 1946/CT - TT ngày 13/9/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hoàn thiện cơ sở tính thuế nhà, đất trên địa
bàn tỉnh Hải Dương, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu của Đề án:
1. Nhằm đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong việc kê khai, tính thuế nhà, đất của các tổ chức, cá nhân
và khắc phục những tồn tại đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế nhà, đất.
2. Đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho Ngân
sách Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
và hiện đại hoá ngành thuế trong giai đoạn hiện nay.
3. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
việc sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng
đất tiết kiệm, có hiệu quả. Động viên sự đóng góp của chủ sử dụng diện tích đất
ở, đất xây dựng công trình vào Ngân sách nhà nước.
2. Cơ sở, cách xác định diện
tích tính thuế nhà, đất:
Diện tích chịu thuế nhà, đất là toàn bộ diện
tích đất ở, đất xây dựng công trình (không phân biệt đất có giấy phép hay không
có giấy phép sử dụng) trong cùng một khuôn viên đất ở, trừ diện tích đất thực tế
sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo qui định tại Điều 1 Luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp : bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản.
Cách xác định diện tích tính thuế nhà đất:
2.1. Đối với phần diện tích trong hạn mức đất ở:
Được xác định theo qui định tại Điều 50, 83, 84, 87 Luật Đất đai năm 2003 và
Quyết định số 4316/2006/QĐ - UBND ngày 14/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải
Dương “V/v Ban hành quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Cụ thể như sau:
- Hạn mức công nhận Diện tích đất ở thuộc khu vực
nông thôn đồng bằng: Đối với hộ gia đình có một nhân khẩu (hộ sống độc thân) là
300 m2/hộ; hộ gia đình có 2 nhân khẩu trở lên là 150 m2/khẩu
nhưng tổng diện tích đất tối đa bằng 5 lần hạn mức công nhận đất ở (750 m2/hộ).
- Hạn mức công nhận diện tích đất ở thuộc khu vực
miền núi: Đối với hộ có một nhân khẩu là 400 m2/hộ; hộ chịu thuế có
hai nhân khẩu trở lên là 200 m2/khẩu, nhưng tổng diện tích không vượt
quá 1.000 m2/hộ.
- Hạn mức công nhận đất ở thuộc khu vực đô thị:
Đối với hộ chịu thuế có một nhân khẩu là 200 m2/hộ; hộ gia đình có
hai nhân khẩu trở lên là 100 m2/khẩu nhưng tổng diện tích công nhận
đất ở tối đa bằng 5 lần hạn mức công nhận đất ở (500 m2/hộ). Phần diện
tích trên hạn mức đất ở của các hộ nội đô thị nếu không lập bộ, tính thuế sử dụng
đất nông nghiệp thì phải lập bộ, tính thuế nhà đất.
Trường hợp diện tích giao đất ở, công nhận đất ở
của hộ chịu thuế chưa bằng hạn mức đất ở thì diện tích phải chịu thuế nhà, đất
là diện tích thực tế của hộ đang quản lý sử dụng.
2.2. Đối với phần diện tích trên hạn mức đất ở
(kể cả đất lấn chiếm) nằm trong khuôn viên cùng thửa đất được xác định theo hiện
trạng sử dụng đất để tính thuế thích hợp theo qui định của luật thuế như sau:
- Nếu sử dụng làm đường đi, làm sân, nhà, công
trình xây dựng, vật kiến trúc hay bỏ trống hoặc đất lấn chiếm ngoài khuôn viên
đất ở không sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp mà chủ hộ chịu thuế đang
sử dụng thì phải lập bộ, tính thuế nhà, đất.
- Nếu sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp
như: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản thì lập bộ,
tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
3. Các giải
pháp thực hiện:
3.1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp
để triển khai thực hiện Đề án.
3.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc kê khai xác định diện tích tính
thuế nhà, đất đến tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để nâng
cao nhận thức cho nhân dân từ đó thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật
thuế.
3.3. Cục thuế phối hợp với Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị quán triệt nội dung triển khai thực hiện
Đề án, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cấp dưới mở các lớp tập huấn cho cán bộ nắm
vững các nội dung việc kê khai, xác định diện tích tính thuế nhà, đất nhằm nâng
cao nghiệp vụ trong việc thực thi nhiệm vụ.
3.4. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn
việc kê khai thuế nhà, đất cho các đối tượng sử dụng đất.
3.5. Hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, nhập
tờ khai và lập bộ thuế nhà, đất.
4. Kinh phí
triển khai:
- Tổng nhu cầu kinh phí : 1.223.800.000 đồng
+ Ở cấp tỉnh: 873.800.000 đồng
+ Ở cấp huyện, thành phố: 350.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Chủ yếu được trích từ kinh phí của
ngành thuế do Tổng cục Thuế cấp.
5. Trách nhiệm các Sở,
Ngành, địa phương:
5.1. Cục thuế tỉnh:
- Lập kế hoạch, xây dựng đề án để triển khai thực
hiện việc kê khai xác định diện tích tính thuế nhà, đất đối với các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh để làm căn cứ lập bộ thuế nhà, đất năm
2007.
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu tờ khai để kê khai
diện tích tính thuế nhà, đất; hướng dẫn Chi cục Thuế các huyện, thành phố, các
ngành có liên quan ở huyện, thành phố tổ chức kê khai xác định diện tích tính
thuế nhà, đất.
- Giao cho Chi cục thuế các huyện, thành phố tổ
chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ thuế và cán bộ các ngành trực tiếp làm công
tác kê khai và phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phát tờ khai đến
tận tay người sử dụng đất.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố chỉ đạo việc kê khai xác định diện tích tính thuế nhà, đất trong toàn
tỉnh.
- Định kỳ tổng hợp kết quả triển khai thực hiện
Đề án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện,
thành phố phối hợp với Chi cục thuế kiểm tra hướng dẫn việc kê khai, xác định
diện tích tính thuế nhà, đất trong địa bàn huyện, thành phố, kiểm tra đo đạc,
xác định lại diện tích kê khai của các đối tượng kê khai trong một số trường hợp
cần thiết.
5.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố
phối hợp với Chi cục thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc kê khai
xác định diện tích tính thuế nhà, đất trong địa bàn huyện, thành phố.
- Xác định quĩ đất giao ổn định lâu dài cho nông
dân sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích đất ở các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân (nếu có) đang sử dụng để làm căn cứ xem xét xác định diện tích được trừ
khi tính thuế nhà, đất.
5.4. Sở Tài chính:
Chỉ đạo phòng Tài chính các huyện, TP phối hợp
Chi cục thuế kiểm tra, xác định căn cứ tính thuế nhà, đất làm căn cứ giao dự
toán thu chi ngân sách cho Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
5.5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo Chi cục thuế,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan, ban,
ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn quản lý kê khai diện tích tính
thuế nhà, đất thực tế đang sử dụng theo đề án được duyệt.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn và các ngành ở huyện tổ chức thực hiện tốt đề án.
- Chỉ đạo Đài phát thanh huyện, thành phố, Chi cục
thuế tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế nhà, đất cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân có sử dụng đất và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các ban,
ngành liên quan, cán bộ thuế, cán bộ uỷ nhiệm thu trực tiếp làm công tác này.
5.6. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải
Dương và các cơ quan tuyên truyền của địa phương.
- Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương
căn cứ đề án thu thuế nhà, đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổ chức đưa
tin tuyên truyền về chính sách thuế nhà, đất trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong toàn tỉnh.
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
chỉ đạo Đài phát thanh các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền các qui định về
nghĩa vụ nộp thuế nhà, đất ở theo Luật Đất đai năm 2003 và Pháp lệnh thuế nhà,
đất sâu rộng đến các tổ chức, hộ gia đình và các tầng lớp dân cư trên địa bàn
huyện, thành phố.
5.7. Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ
đạo ban địa chính và các ban ngành của xã, phường, thị trấn trong việc triển
khai Đề án và báo cáo cấp trên theo qui định.
- Phối hợp với Chi cục thuế, phòng Tài nguyên
& Môi trường, Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Nông nghiệp huyện, thành phố
thành lập các nhóm, tổ công tác để hướng dẫn người sử dụng đất kê khai, xác định
diện tích tính thuế nhà, đất theo đúng tiến độ và thu tờ khai theo đúng thời
gian qui định.
- Trong trường hợp cần thiết phải chỉ đạo cơ
quan địa chính xã, phường,thị trấn phối hợp với Đội thuế tiến hành đo đạc xác định
lại diện tích tính thuế nhà, đất cho sát thực tế đất sử dụng.
5.8. Đối với người sử dụng đất.
Thực hiện kê khai đầy đủ diện tích đất ở, đất
xây dựng công trình thực tế đang quản lý sử dụng theo đúng qui định của pháp luật
và mẫu biểu do cơ quan thuế cấp phát và thực hiện việc nộp thuế theo thông báo
thuế đúng thời gian qui định.
6. Các nội dung khác:
Như trong Đề án chi tiết kèm theo.
Điều 2. Đề án hoàn thiện cơ sở tính thuế nhà, đất trên địa bàn tỉnh
Hải Dương có hiệu lực thi hành và được áp dụng cho việc tính thuế nhà đất từ
năm 2007. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc
các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã. phường, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị liên
quan căn cứ quyết định thi hành./.