ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/2015/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 04 tháng 6 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH MỨC
THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ THEO ĐẦU PHƯƠNG TIỆN ĐỐI VỚI XE MÔ
TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH”
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Nghị định số
18/2012/NĐ-CP ngày 13.3.2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Nghị định số 56/2014/NĐ-CP
ngày 30.05.2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
18/2012/NĐ-CP ,
Căn cứ Thông tư số 133/2014/TT-BTC
ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện;
Căn cứ Nghị quyết
số 143/2014/NQ-HĐND17 ngày 10/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, kỳ
họp thứ 12 về việc quy định tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ
đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 148/2014/NQ-HĐND17
ngày 10/12/2014 của HĐND tỉnh về Thực hiện dự toán ngân sách năm 2014; Dự toán
ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2015;
Xét đề nghị của Sở
Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định mức thu, quản
lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
kí. Thời gian thực hiện từ năm ngân sách 2015.
Quyết định này thay
thế Quyết định số 205/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh về
việc Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương
tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban,
ngành thuộc UBND tỉnh, Cục thuế Bắc Ninh, Kho bạc nhà nước Bắc ninh; UBND các
huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính
phủ(b/c);
- Các Bộ: TC, TP (b/c);;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo BN, Đài PTTH, TTXVN tại BN;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, PVPKTTH, CVP.
|
TM. UBND
TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lương Thành
|
QUY ĐỊNH
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ THEO ĐẦU
PHƯƠNG TIỆN ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2015/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của
UBND tỉnh Bắc Ninh )
Điều
1. Đối tượng nộp phí: Xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung
là mô tô, trừ các trường hợp được miễn phí theo quy định tại khoản 6, khoản 7
Điều 3, Thông tư 133/2014/TT-BTC .
Điều
2. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân sở
hữu; sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện)
thuộc đối tượng chịu phí theo quy định tại Điều 1 Quy định này là người nộp phí
sử dụng đường bộ.
Điều
3. Đơn vị thu phí: Uỷ ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) là cơ quan thu phí
đối với xe mô tô.
Điều
4. Phương thức khai, nộp phí: Thực
hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư 133/2014/TT-BTC .
Điều
5. Chứng từ thu phí: Giao cơ quan Thuế
thực hiện việc in, quản lý, phát hành biên lai thu phí theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát
hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách
nhà nước.
Điều
6. Mức thu phí (không bao gồm xe máy
điện):
STT
|
Loại phương tiện chịu phí
|
Mức thu phí
(nghìn đồng/năm)
|
1
|
Loại có dung tích xy
lanh đến 100 cm3
|
80
|
2
|
Loại có dung tích xy
lanh trên 100 cm3
|
120
|
Điều
7. Quản lý và sử dụng phí:
1. Tỷ
lệ phần trăm (%) phí để lại cho đơn vị thu phí:
- Đối
với các phường, thị trấn được để lại 10% số phí thu được;
- Đối
với các xã được để lại 20% số phí thu được.
2. Phí còn lại sau khi
trừ phần để lại trang trải chi phí tổ
chức thu theo quy định, được phân chia như sau:
- Đối với các xã: phân
chia 100% về ngân sách xã để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới;
- Đối với các phường, thị
trấn: Nộp 100% vào Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh để đầu tư trở lại cho công tác bảo
trì hệ thống đường do UBND cấp huyện quản lý.
3.
Quản lý, sử dụng:
3.1.
Đối với phí được để lại: Số tiền phí
được để lại được hoà chung vào nguồn kinh phí của UBND cấp xã và quản lý, sử
dụng theo quy định Luật ngân sách nhà nước.
3.2. Đối với số phí còn lại:
a) Các phường, thị trấn: UBND các phường, thị trấn phải nộp
(hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì địa phương mở tại Kho bạc nhà nước và
sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ;
b) Các xã:
- Phí bảo trì đường bộ là nguồn thu của NSNN, UBND các xã
phải nộp vào tài khoản thu của ngân sách mở tại KBNN, khoản thu này được phân
chia 100% về ngân sách xã. Căn cứ nguồn thu phí bảo trì đường bộ hàng năm, UBND
các xã thực hiện việc lập, trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
đường giao thông nông thôn theo quy định về quản lý đầu tư XDCB hiện hành;
- Nguồn thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô được theo
dõi, quản lý riêng. Kết thúc năm ngân sách, số tiền phí chưa chi trong năm được
phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định, không sử dụng
cho mục đích khác.
Điều 8. Trách
nhiệm thi hành.
1. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, các ngành
liên quan theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, giao kế hoạch thu kiểm tra, theo
dõi. đôn đốc việc thực hiện thu phí bảo trì đường bộ của các xã nộp NSNN;
2. Cơ quan Thuế có trách nhiệm in (hoặc đặt in), thông báo
phát hành, bán biên lai cho các xã phường, thị trấn để tổ chức thu phí;
3. Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành
liên quan hướng dẫn, giao kế hoạch, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu phí
bảo trì đường bộ của các phường, thị trấn nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì địa
phương;
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn tổ chức thu phí, quản lý và sử dụng
phí bảo đảm đúng quy định;
5. UBND xã, phường, thị trấn:
- Rà soát, thống kê số lượng phương tiện thuộc phạm vi thu
phí trên địa bàn quản lý, hàng năm lập dự toán thu phí bảo trì đường bộ và tổ
chức thu, nộp theo quy định tại Điều 7 - Thông tư 133/2014/TT-BTC ;
- Đăng ký mua biên lai thu phí của cơ quan Thuế để cấp biên
lai thu phí cho người nộp phí theo quy định./.