UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
155/2004/QĐ-UB
|
Nha
Trang, ngày 15 tháng 7 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG LỀ ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ KINH DOANH BUÔN BÁN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/1l/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội riêng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2003/NQ-HĐND3 ngày 23/12/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hòa Khóa III - kỳ họp thứ 9 Quyết nghị về mức thu các loại phí do địa
phương quản lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí sử dụng lề đường, hè phố để kinh doanh buôn bán áp dụng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3: Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban,
Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành
phố Nha Trang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-Như điều 3
-TT TU,TTHĐNN,TTUBND tỉnh
-Bộ Tài chính
-Cục Kiểm tra VBPQPL BTP.
-Lưu VP+HL
-Vụ Pháp chế-Bộ TC
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hằng
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ
DỤNG LỀ ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ KINH DOANH, BUÔN BÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số. 155 /2004/QĐ-UB ngày 15/7/2004 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
Chương I
PHẠM VI ÁP DỤNG
VÀ MỨC THU
Điều 1: Phí sử dụng lề đường, hè phố là khoản thu vào các đối tượng
được phép sử dụng lề đường, hè phố vào mục đích kinh doanh, buôn bán hàng hóa,
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của nhà nước về quản lý sử dụng lề
đường, hè phố:
Điều 2: Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.Thực hiện thu phí sử dụng lề đường, hè phố (gọi chung là vỉa hè
các đường phố) thuộc khu vực nội thành, nội thị và thị trấn được cấp có thẩm
quyết cho phép sử dụng cả ngày đêm hoặc vào những thời điểm nhất định, đảm bảo
không gây ách tắc giao thông, giữ gìn vệ sinh và mỹ quan đường phố.
2. Diện tích thu phí sử dụng vỉa hè các đường phố bao gồm: diện tích
bày bán các loại hàng hóa và diện tích để xe của khách hàng.
3. Đối tượng chịu phí sử dụng vỉa hè các đường phố gồm: Tổ chức, cá
nhân hộ gia đình có sử dụng vỉa hè các đường phố được cấp có thẩm quyền cho
phép trong giới hạn thu phí.
Điều 3: Mức thu phí sử dụng vỉa hè các đường phố:
1.Bán hàng giải khát và hàng ăn các loại:
1.1: Bán đồ uống để tiêu dùng tại chỗ như: Cà phê, giải khát các loại
:
a. Bán vào buổi sáng:
+ Diện tích sử dụng dưới 10m2 :3.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 10m2 đến dưới 15 m2 : 4.500đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 6.000đ/m2/tháng
b. Bán vào buổi chiều và ban đêm:
+ Diện tích sử dụng dưới 10 m2 : 4.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử đụng từ 10 m2 đến dưới 15m2 : 6.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 8.000đ/m2/tháng
1.2: Bán hàng ăn đã chế biến sẵn để tiêu dùng tại chỗ:
a. Bán vào buổi sáng:
+ Diện tích sử dụng dưới 10 m2 : 4.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 10 m2 đến dưới 15 m2 : 6 .000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 8.000đ/m2/tháng
b. Bán vào buổi chiều và ban đêm:
+ Diện tích sử dụng dưới 10 m2 : 5.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 10 m2 đến dưới 15 m2 : 7.5 00đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 10.000đ/m2/tháng
l.3: Bán hàng ăn, uống, giải khát cả ban ngày lẫn ban đêm
:15.000đ/m2/tháng
2- Bán các loại hàng hóa khác:
2.1: Bán hàng quần áo may sẵn, vải, giầy, dép, cây cảnh:
a. Bán vào buổi sáng:
+ Diện tích sử dụng dưới 10 m2 : 2.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 10 m2 đến dưới 15 m2 : 3.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 4.000đ/m2/tháng
b. Bán vào buổi chiều và ban đêm:
+ Diện tích sử dụng dưới 10 m2 : 3.000đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 10 m2 đến dưới 15 m2 : 4.500đ/m2/tháng
+ Diện tích sử dụng từ 15 m2 trở lên : 6.000đ/m2/tháng
2.2: Bán các loại hàng hóa khác:
Bán hàng vào ban ngày : 4.000đ/m2/tháng
Bán hàng vào ban đêm : 3.500đ/m2/tháng
2.3: Bán các loại hàng hóa khác cả ban ngày lẫn ban đêm :
7.500đ/m2/tháng
3. Diện tích để xe của khách đối với :
- Các nhà hàng ăn uống : 15.000đ/m2/tháng
- Các cửa hiệu kinh doanh khác : 7 .500đ/m2/tháng
4. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè các
đường phố được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng, ngoài việc chịu phí sử dụng
vỉa hè các đường phố theo mức thu lại quyết định này còn phải thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
THU, NỘP QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG LỀ ĐƯỜNG HÈ PHỐ
Điều 4: Tổ chức thu, nộp:
1. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ:
- Tổ chức, quản lý thu phí đối với các đối tượng sử dụng vỉa hè các
đường phố được cấp có thẩm quyền quy định để kinh doanh, buôn bán các loại hàng
hóa thuộc địa bàn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý. (trừ những vỉa
hè được quy định làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy; khu vực quy hoạch họp chợ và
đường phố không được phép buôn bán).
- Thông báo, hướng dẫn cho các đối tượng có nhu cầu đến Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn đăng ký và kê khai diện tích vỉa hè cần sử dụng vào mục
đích kinh doanh, buôn bán để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí đúng quy định
và thu phí. Niêm yết công khai về mức thu phí đối với từng đối tượng tại trụ sở
làm việc Khi thu tiền phải cấp biên lai thu phí cho người nộp.
- Phối hợp với lực lượng thanh niên xung kích và các cơ quan chức
năng cấp huyện thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vỉa hè các đường
phố của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã được cấp giấy phép sử dụng, đảm bảo
trật tự an toàn giao thông đô thị. Kịp thời xử phạt theo thẩm quyền đối với các
hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đô thị, đảm bảo giữ vệ sinh chung
và mỹ quan đường phố trong phạm vi địa phương quản lý.
2. Chứng từ thu phí do cơ quan Thuế phát hành. Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nhận biên lai thu phí tại Chi Cục thuế các huyện, thị xã,
thành phố và thực hiện quyết toán biên lai thu phí với cơ quan thuế theo quy định
hiện hành.
Điều 5: Quản lý và sử dụng phí:
1. Toàn bộ số tiền phí thu được, ngân sách xã, phường được hưởng
100% và được sử dụng như sau:
a. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được tách để lại 50% trên tổng
số tiền thu được để phân bổ chi cho các nội dung sau:
- 10% chi cho lực lượng phối hợp của các cơ quan cấp huyện, bao gồm
chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát,
duy trì trật tự kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè các đường phố và các cá nhân
liên quan đến công tác chỉ đạo thực hiện.
- 40% chi cho các hoạt động liên quan đến thu phí của cấp xã, bao gồm
các nội dung sau:
+ Chi cho người trực tiếp thực hiện việc thu phí là 10%.
+ Chi cho các bộ phận và cá nhân ở xã, phường, thị trấn có liên quan
đến tổ chức , quản lý việc thu phí là 15 % .
+ 15% còn lại chi cho các nội dung sau:
. Chi mua văn phòng phẩm, biên lai ấn chỉ phục vụ cho công tác thu
phí và xử lý các vi phạm của các đối tượng trong quá trình kinh doanh, buôn bán
trên vỉa hè. Chi mua sắm phương tiện làm việc, vật tư, thiết bị phục vụ trực tiếp
cho công tác kiểm tra, thu phí.
. Chi cho các khoản chi khác có liên quan đến công tác thu phí.
b. Số tiền còn lại 50% trên tổng số thu được nộp vào ngân sách xã,
phường, thị trấn theo Chương 160D, loại 10, khoản 05, mục 036, tiểu mục 17 mục
lục ngân sách nhà nước.
2. Toàn bộ số tiền trích để lại tại (điểm a, khoản 1, điều 5 ) nói
trên, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách theo dõi, quản lý và
sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định. Trường hợp
15% dùng để mua văn phòng phẩm, mua sắm... cuối năm không sử dụng hết thì nộp
toàn bộ số còn lại vào ngân sách xã, phường, thị trấn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 6: Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc
thu phí:
1. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng lề đường, hè phố đúng các
quy định tại Quyết định này.
2. Thủ trưởng các cơ quan liên quan thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát, duy
trì trật tự, vệ sinh, bảo đảm mỹ quan và giao thông thông suất trên vỉa hè các
đường phố,
- Kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sắp xếp một phần vỉa hè đường phố
được phép kinh doanh, buôn bán nhưng không được vi phạm trật tự an toàn giao
thông, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Xem xét những tuyến đường để
bố trí chuyên bán hàng quán trên vỉa hè vào ban đêm, đảm bảo các điều kiện về vệ
sinh công cộng, mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông, báo cáo Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, quy định cụ thể phần vỉa hè được
sử đụng cho kinh doanh, buôn bán để không làm ảnh hưởng đến người đi bộ. Tăng
cường công tác kiểm tra việc buôn bán hàng quán trên các vỉa hè đường phố, tham
mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp xử phạt kịp thời đối với những trường hợp vi
phạm các quy định đã đề ra cũng như các quy định về trật tự an toàn giao thông
đô thị
Điều 7: Trách nhiệm của cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính:
1 . Cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm cung cấp chứng từ thu phí,
kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp phí sử dụng lề đường, hè phố theo
đúng quy định hiện hành.
2. Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm tra quyết toán chi
phí từ nguồn thu phí được tách để lại theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản
ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem
xét, giải quyết./.