BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1054/QĐ-TCT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG PHỤC VÀ THẺ CỦA NGÀNH THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày
13/6/2019;
Căn cứ Luật Cán bộ công chức ngày
28/11/2008; Luật ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật viên chức;
Căn cứ Quyết định số 593/QĐ-TTg
ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển
hiệu công chức, viên chức ngành thuế;
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài
chính; Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021
sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết
định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 85/2013/TT-BTC
ngày 26/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng phù
hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu ngành thuế;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BCA
ngày 16/02/2016 của Bộ Công an quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 947/QĐ-BTC
ngày 06/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số
2156/QĐ-BTC và Quyết định số 2158/QĐ-BTC ngày
15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ Thông tin trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 828/QĐ-BTC
ngày 08/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế văn hóa công sở tại
các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2181/QĐ-TCT ngày 27/12/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy định Tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành Thuế;
Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TCT
ngày 24/10/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về
trang phục đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sử dụng
Trang phục thuế đối với công chức, viên chức đang công tác trong ngành Thuế (dưới
đây gọi chung là công chức thuế) và trang phục đối với lao động hợp đồng theo
Nghị định 68/2000/NĐ-CP .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Thủ trưởng đơn vị
căn cứ Quy định tại Quy chế này và tiến độ tiếp nhận, trang bị trang phục, phụ
kiện của đơn vị để tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục Thuế (Vụ Tổ chức
cán bộ) để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCCB (5b).
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG TRANG PHỤC VÀ THẺ CỦA NGÀNH THUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-TCT ngày 01/7/2021 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế)
Sử dụng Trang phục thuế của công chức,
viên chức đang công tác trong ngành Thuế (dưới đây gọi chung là công chức thuế)
thể hiện tính văn minh, lịch sự và thống nhất trong toàn ngành, góp phần xây dựng
ngành Thuế Việt Nam ngày càng chính quy và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu
thời kỳ mới là: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính -
Đổi mới”. Tổng cục Thuế ban hành Quy định sử dụng Trang phục Thuế Việt Nam đối
với công chức thuế và trang phục đối với lao động hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP (dưới đây gọi là lao động hợp đồng) như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc quản
lý, sử dụng các loại trang phục sau:
a) Trang phục thuế quy định tại Quyết
định số 593/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phù hiệu, cấp hiệu,
trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế.
b) Trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ
quan quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BCA ngày 16/02/2016 của Bộ Công an quy
định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
c) Trang phục cho người làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động (trừ lực lượng bảo vệ cơ quan) quy định tại Quyết định
số 1898/QĐ-TCT ngày 24/10/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về trang phục
đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo
Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu
có).
2. Quy định này áp dụng cho tất cả
công chức và người lao động đang công tác trong ngành Thuế.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Trang phục thuế Việt Nam (sau đây gọi
là Trang phục thuế) theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ do Tổng cục Thuế
trang bị, cấp phát cho công chức Thuế.
2. Trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ
quan theo quy định của Bộ Công an do các đơn vị chủ động mua sắm, cấp phát từ
nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
3. Trang phục cho người làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo quy định của Tổng cục
Thuế được Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho người lao động.
4. Thường phục dân sự: Là các loại
trang phục công sở ngoài quy định tại điểm 1, 2, 3 điều này.
5. Thẻ công chức: Là công cụ để nhận
biết và xác định vị trí, chức danh của từng công chức trong cơ quan, đơn vị
theo quy định tại Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV ngày 22/12/2008 của Bộ Nội vụ.
Thẻ công chức được cơ quan thuế các cấp phát cho công chức, người lao động
trong ngành Thuế theo quy định.
Điều 3. Nguyên
tắc khi mang, mặc trang phục
1. Trang phục thuế phải sử dụng đúng mục
đích theo quy định. Công chức mặc Trang phục thuế phải đồng bộ, thống nhất theo
quy định của từng loại Trang phục thuế; khi mặc trang phục phải gọn gàng, sạch
sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa. Công chức mặc trang phục
xuân hè phải để áo trong quần, juýp (nữ), khi mặc trang phục không đeo khăn che
mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ hoặc
theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền), không sử dụng các phụ kiện hoặc
trang sức khác quy định của Trang phục thuế để đeo phía ngoài làm thay đổi, ảnh
hưởng đến kết cấu của Trang phục thuế, gây phản cảm hoặc trái với phong tục,
truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Nghiêm cấm viết, vẽ lên trang phục;
sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục.
3. Nghiêm cấm công chức sử dụng phù
hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế vào mục
đích cá nhân. Không sử dụng Trang phục thuế khi không thực thi nhiệm vụ.
Điều 4. Quy định
sử dụng Trang phục thuế đối với công chức thuế
1. Công chức thuế mặc Trang phục thuế
ít nhất 02 ngày/tuần là ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, khuyến khích mặc Trang
phục thuế trong tất cả các ngày làm việc trong tuần.
2. Trường hợp công chức thuế làm nhiệm
vụ ở những vị trí công việc hoặc có thời điểm thường xuyên
tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế tại cơ quan thuế hoặc trụ sở người nộp
thuế đều phải mang, mặc Trang phục thuế theo đúng quy định.
3. Công chức thuế khi tham dự các hội
nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, báo cáo chuyên đề của đơn vị hoặc ngành Thuế
thì đều phải mang, mặc Trang phục thuế hoặc lễ phục Thuế (khi có yêu cầu) theo
đúng quy định. Tùy theo tính chất công việc, Thủ trưởng đơn vị quy định và nêu
rõ trên giấy mời triệu tập công chức của đơn vị để đảm bảo tính trang nghiêm,
thuận lợi trong việc thực hiện nội quy, quy định của cơ quan.
Điều 5. Quy định
thời gian sử dụng Trang phục thuế
1. Thời gian mang, mặc trang phục
xuân hè, thu đông như sau:
a) Trang phục xuân hè: từ tháng 4 đến
hết tháng 10 hàng năm.
b) Trang phục thu đông: từ tháng 11
năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
2. Căn cứ vào nhiệt độ của môi trường
làm việc, thời tiết tại từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị điều chỉnh thống nhất thời
gian sử dụng trang phục xuân hè, thu đông tại điểm a, b khoản 1 điều này: nếu
nhiệt độ thời tiết hoặc môi trường làm việc dưới 20°C thì công
chức, viên chức, người lao động mặc trang phục thu đông, nếu nhiệt độ từ 20°C
trở lên thì mặc trang phục xuân hè nhưng khi sinh hoạt tập trung
phải mặc loại trang phục do thủ trưởng đơn vị quyết định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Quy định
về sử dụng lễ phục
1. Lễ phục được sử dụng trong các trường
hợp sau đây:
a) Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của
các tổ chức chính trị-xã hội.
b) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà
nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).
c) Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương,
danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).
d) Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện
quan trọng cấp tỉnh trở lên.
e) Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có
yêu cầu).
2. Mặc lễ phục trong các trường hợp
khác do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.
3. Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng
phải mặc đồng bộ theo quy định bao gồm: áo lễ phục, áo sơ mi dài tay mặc trong
áo lễ phục đông, quần lễ phục hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, caravat, giày
da đen, tất chân, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) lễ phục, thắt lưng, biển hiệu, cành
tùng theo quy định. Trên ngực áo bên trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương,
Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng
thưởng.
Điều 7. Quy định
về sử dụng trang phục xuân hè, thu đông
1. Trang phục xuân hè, thu đông được
sử dụng khi làm nhiệm vụ, tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của
ngành trừ các trường hợp mặc thường phục dân sự quy định tại khoản 2 Điều 4
(ngoài ngày quy định bắt buộc mặc trang phục Thuế), khoản
1 Điều 13 và mặc lễ phục quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6 Quy định này).
2. Khi mang, mặc trang phục xuân hè,
thu đông, người sử dụng phải mặc trang phục đồng bộ theo quy định trong đó:
a) Trang phục xuân hè đồng bộ cho
nam, nữ gồm: áo ngắn tay, quần hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất
chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
b) Trang phục thu đông đồng bộ cho
nam, nữ gồm: áo thu đông, áo sơ mi mặc trong hang phục thu đông, quần hoặc hoặc
juýp (nữ), caravat, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển
hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
Điều 8. Quy định
về sử dụng mũ kê pi, mũ mềm (nữ)
1. Mũ kê pi, mũ mềm (nữ) sử dụng khi
mang mặc trang phục Thuế tương ứng và trong các trường hợp sau:
a) Làm việc, học tập, huấn luyện, dự
lễ ở ngoài trời (trừ trường hợp sử dụng xe mô tô, xe gắn
máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật).
b) Trao và nhận huân chương, huy chương,
danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng khác.
2. Mũ có gắn phù hiệu Thuế. Khi đội
mũ phải đội ngay ngắn, Phù hiệu Thuế hướng ra phía trước, mũ kê pi, mũ mềm (nữ)
nếu có yêu cầu gài quai thì quai phải được gài sát cằm.
3. Khi vào phòng làm việc, không đội
mũ, mũ được để ngay ngắn trên giá hoặc treo trên tường (nơi trang trọng) theo
quy định thống nhất của đơn vị. Nếu để trên giá, Phù hiệu Thuế hướng ra ngoài,
nếu treo trên tường, Phù hiệu Thuế hướng xuống dưới.
4. Khi tham dự các lớp học, tập huấn,
đào tạo, hội nghị của ngành, nếu có bàn làm việc, mũ đặt lệch bên trái chỗ ngồi
của mình, Phù hiệu Thuế hướng về phía trước.
Điều 9. Quy định
về sử dụng cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu
1. Cấp hiệu được cài trên vai áo, phần
cúc, sao cấp hiệu (đầu chếch nhọn) về phía cổ áo, phần vạch cấp hiệu tại đầu
vai áo.
2. Cành tùng cài ngay ngắn, cân đối
trên ve cổ áo lễ phục và trang phục thu - đông tại vị trí đã được thùa định vị
sẵn.
3. Biển hiệu được cấp cho công chức sử
dụng để đeo trên áo trang phục Thuế khi thi hành nhiệm vụ.
a) Vị trí đeo biển hiệu: Đeo tại vị
trí đã được thùa định vị sẵn trên áo trang phục. Biển hiệu được đeo ngay ngắn,
cân đối, đúng chiều.
b) Công chức có trách nhiệm quản lý,
giữ gìn biển hiệu, không làm cong vênh, thất lạc, không được cho mượn biển hiệu
dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 10. Quy định
về sử dụng trang phục chống rét
1. Áo chống rét được sử dụng đối với công
chức thuế công tác tại vùng khí hậu lạnh (dưới 15°C). Khi sử dụng phải thống nhất,
đồng bộ, có yêu cầu phải đeo phù hiệu, cấp hiệu Thuế thì đeo phù hiệu, cấp hiệu
Thuế theo đúng quy định.
2. Caravat, thắt lưng, tất chân phải
được sử dụng đồng bộ như theo quy định sử dụng Trang phục thuế khi sử dụng
trang phục chống rét.
3. Thủ trưởng đơn vị quy định thống
nhất việc mang, mặc trang phục chống rét đảm bảo đồng bộ, thống nhất, đáp ứng
nhu cầu sử dụng của cá nhân, đơn vị.
Điều 11. Quy định
về sử dụng trang phục bảo vệ
1. Lực lượng bảo vệ sử dụng trang phục
theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BCA ngày 16/02/2016 của Bộ Công an quy
định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
2. Lực lượng bảo vệ trong ngành Thuế
làm việc trong công sở đều phải mang, mặc trang phục theo quy định của của Bộ
Công an.
Điều 12. Quy định
về sử dụng trang phục cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định
tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (trừ lực lượng bảo
vệ quy định tại Điều 11 Quy chế này)
1. Người lao động hợp đồng sử dụng
trang phục theo quy định tại Quyết định số 1898/QĐ-TCT ngày 24/10/2013 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế về trang phục đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng
lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế (nếu có).
2. Người lao động hợp đồng trong
ngành Thuế làm việc trong công sở đều phải mang, mặc trang phục lao động hợp đồng
theo quy định của ngành Thuế.
Điều 13. Quy định
về mặc thường phục dân sự
1. Một số trường hợp được mặc thường
phục dân sự khi thi hành công vụ:
- Thực hiện các công tác của ngành
Thuế theo yêu cầu phải giữ bí mật.
- Công chức thuế tham dự các lớp học,
tập huấn, khóa đào tạo do ngoài ngành Thuế tổ chức hoặc trong ngành Thuế tổ chức
(nếu không có yêu cầu phải mang, mặc Trang phục thuế).
- Công chức thuế là nữ mang thai từ
tháng thứ 3 trở đi đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.
- Công chức (ngoài ngày quy định mặc
trang phục Thuế) tại khoản 2, Điều 4 Quy định này.
- Công chức chưa được cấp trang phục
thuế.
2. Khi mặc thường phục dân sự phải đảm
bảo theo quy định văn minh văn hóa công sở và đạo đức công chức viên chức của
nhà nước, của Bộ Tài chính, của ngành thuế và phù hợp với truyền thống văn hóa
của Dân tộc Việt Nam. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp quy định cụ thể việc mặc
thường phục của công chức thuế.
Điều 14. Quy định
về Thẻ công chức
1. Cấp thẻ, sử dụng thẻ, bảo quản thẻ:
a) Cấp thẻ: Công chức, người lao động
hợp đồng thuộc ngành Thuế được cấp thẻ theo mẫu thống nhất quy định của Bộ Nội
vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc quy định mẫu thẻ.
b) Sử dụng thẻ:
- Thẻ công chức được dùng làm thẻ ra
vào cơ quan, được quy định cho từng đối tượng được cấp.
- Đeo thẻ: Đối với công chức được quy
định tại Điều 13 của Quy chế này khi thực hiện nhiệm vụ tại công sở phải đeo thẻ
thống nhất tại vị trí phía trên ngực bên trái (hoặc dây đeo trước ngực) trong
cơ quan (kể cả các trường hợp đến cơ quan làm việc ngoài giờ hành chính, ngày
nghỉ).
c) Công chức, người lao động hợp đồng
phải giữ gìn, bảo quản thẻ của mình. Nghiêm cấm việc cho mượn thẻ, dùng thẻ vào
việc khác.
2. Thay thẻ, thu hồi thẻ.
a) Công chức được bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, thay đổi ngạch công chức sẽ được
đổi thẻ mới, nộp lại thẻ cũ.
b) Đơn vị trực tiếp quản lý công chức,
người lao động hợp đồng khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác sang cơ quan
khác phải thu hồi lại thẻ công chức.
c) Công chức, người lao động hợp đồng
làm mất thẻ, làm hỏng thẻ phải báo cáo bằng văn bản, có xác nhận của thủ trưởng
đơn vị và gửi về bộ phận (đơn vị) làm thẻ để làm lại thẻ mới và tự chịu chi phí
làm thẻ.
Điều 15. Quản lý
trang phục
1. Công chức, người lao động hợp đồng
khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng
đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm chuyển trang phục được cấp dưới mọi
hình thức (cho, tặng, mượn, đổi, bán, ...) cho tổ chức, cá
nhân khác trong và ngoài ngành Thuế.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức,
người lao động khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có
trách nhiệm thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) đã cấp.
3. Công chức, người lao động khi nghỉ
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không
phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp
phát.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
1. Việc chấp hành tốt quy định mang,
mặc Trang phục và thẻ của ngành Thuế sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá
thi đua, xếp loại hàng tháng và bình xét, đánh giá thi đua, phân loại hàng quý,
cuối năm đối với tập thể và cá nhân trong ngành Thuế.
2. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm
Quy định mang, mặc Trang phục và thẻ của ngành Thuế chưa đến mức phải xử lý kỷ
luật thì khi đánh giá phân loại hàng tháng, thực hiện như sau:
Trong tháng không mang, mặc Trang phục,
thẻ của ngành thuế theo quy định không quá 02 lần thì nhắc nhở, phê bình; lần
thứ ba: xếp loại B; lần thứ tư: xếp loại C; lần thứ năm: xếp loại D.
3. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm
Quy định mang, mặc Trang phục, thẻ của ngành thuế trên 05 lần trong tháng sẽ bị
xem xét hạ mức đánh giá phân loại cuối năm và không đề nghị khen thưởng cuối
năm.
4. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm
Quy định mang, mặc Trang phục, thẻ của ngành thuế nhiều lần (trên số lần vi phạm
nêu trên) sẽ bị phê bình, nhắc nhở trước toàn đơn vị. Cá nhân vi phạm nhiều lần,
tùy theo nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp áp
dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp bán, cầm cố, tặng, cho mượn
trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ công chức dẫn đến người khác sử
dụng vào việc trái pháp luật; mang, mặc trang phục thuế khi ăn, uống ở hàng
quán; viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc
và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.
Điều 17. Trách
nhiệm của đơn vị, cá nhân
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc
và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến công chức,
người lao động hợp đồng trong đơn vị mình và triển khai tổ
chức thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị, trên
cơ sở tiêu chuẩn Trang phục thuế, trang phục lao động hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP , chịu trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm trình Lãnh đạo Tổng cục
phê duyệt và tổ chức mua sắm, cấp phát trang phục cho toàn
ngành Thuế đảm bảo quy định.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng chủ
trì, cùng các đơn vị chức năng giúp lãnh đạo Tổng cục kiểm tra, giám sát, đôn đốc
các đơn vị trong ngành thực hiện Quy định này; kịp thời phát hiện và đề xuất
lãnh đạo Tổng cục xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng quy định
và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét thi đua, khen
thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân chấp hành tốt hoặc không đúng Quy định
này.
4. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp chịu
trách nhiệm hướng dẫn mặc thường phục dân sự phù hợp với từng địa phương, dân tộc,
vùng miền đáp ứng yêu cầu văn minh văn hóa công sở ngành thuế.
5. Mọi công chức, người lao động phải
có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này.
6. Trong quá trình triển khai nếu có
vướng mắc phát sinh, các đơn vị báo cáo về Tổng cục Thuế (qua Vụ tổ chức cán bộ)
để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần)./.