ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2018/QĐ-UBND
|
Bình
Dương, ngày 06 tháng 03 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC XÁC ĐỊNH SỐ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT PHẢI NỘP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 154/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính tại Tờ trình số 28/TTr-STC ngày 23 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xác
định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp trên địa bàn
tỉnh Bình Dương như sau:
Số phí phải nộp
(đồng)
|
=
|
Số lượng nước sạch sử dụng (m3)
|
x
|
Giá
bán nước sạch (đồng/m3)
|
x
|
Mức
thu phí
|
1. Xác định số lượng nước sạch sử dụng
a) Đối với người nộp phí sử dụng nước
từ các đơn vị cung cấp nước sạch:
- Đối với người nộp phí đã gắn đồng hồ đo lường nước sạch tiêu thụ thì số lượng nước
sạch sử dụng xác định theo đồng hồ đo
lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.
- Đối với các đối tượng sử dụng nước
của đơn vị cung cấp nước sạch chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước:
+ Đối với hộ gia đình: khối lượng
nước sạch bình quân (4m3/người/tháng đối với phường, thị trấn và 3,5
m3/người/tháng đối với xã) nhân (x) với số người trong hộ gia đình.
+ Đối với tổ chức, cơ sở kinh doanh,
dịch vụ: khối lượng nước xác định trên cơ sở kê khai thực tế và được thẩm định
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Đối với các đối tượng sử dụng nước
tự khai thác:
- Đối với hộ gia đình: khối lượng
nước sạch bình quân là 120 lít/người/ngày đối với phường, thị trấn và 80 lít/người/ngày đối với xã (áp dụng “định mức khoán” theo tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình -
tiêu chuẩn thiết kế theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17 tháng 3 năm 2006
của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 “cấp nước - mạng lưới đường ống và công
trình - tiêu chuẩn thiết kế”) nhân (x) với số người trong hộ gia đình.
- Đối với các tổ chức, cơ sở kinh
doanh, dịch vụ: khối lượng nước xác định trên cơ sở kê khai thực tế và được
thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Xác định giá bán nước sạch
- Trường hợp người nộp phí sử dụng
nước từ đơn vị cung cấp nước sạch: Giá bán nước sạch là giá do đơn vị cung cấp
nước sạch xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy
định quản lý giá trên địa bàn. Giá áp dụng theo phương án giá được duyệt từng
thời điểm.
- Trường hợp người nộp phí tự khai
thác nước sạch (nước dưới đất và nước mặt) để sử dụng:
+ Đối với các địa phương (phường, xã,
thị trấn) có một hay nhiều đơn vị cung cấp nước sạch thì giá bán nước sạch được
tính theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch có giá bán thấp nhất.
+ Đối với các địa phương (phường, xã,
thị trấn) chưa có đơn vị cung cấp nước sạch thì giá bán nước sạch được tính
theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch ở địa phương lân cận và có mức giá
bán thấp nhất.
3. Xác định mức thu phí
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt là 10% giá bán của 1 m3 nước sạch (chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng) như quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này cho
tất cả các đối tượng sử dụng nước từ các đơn vị cung cấp nước sạch và các hộ
gia đình tự khai thác nước để sử dụng.
Điều 2. Phân
chia nguồn thu:
- Đối với phần phí thu được do các tổ
chức, đơn vị cung cấp nước sạch thu: phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã,
thành phố Thủ Dầu Một thì ngân sách cấp huyện đó hưởng.
- Đối với phần phí thu được do Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn thu: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nào
thu thì ngân sách xã, phường, thị trấn đó hưởng.
Hàng năm, khi thẩm định quyết toán
ngân sách nếu địa phương nào có nguồn thu lớn hơn chi theo
đúng quy định, Sở Tài chính sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh điều về ngân sách tỉnh để bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh.
Điều 3. Giao
trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một hướng dẫn, kiểm
tra thực hiện việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Điều 5. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Sở Tư pháp (Cơ sở dữ liệu quốc gia về PL);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố TDM;
- Trung tâm công báo tỉnh Bình Dương;
- Website tỉnh Bình Dương;
- LĐVP (Lg, Th), Ch, KSTT, HCTC, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng
|