ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
05/2011/QĐ-UBND
|
Huế,
ngày 28 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ VỆ SINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số
45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 63/2002/TT-BTC ;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 15n/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 15 về mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 54/STC-QLNS ngày 13 tháng
01 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng nộp phí là các
tổ chức, hộ gia đình ở những nơi có hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Mức thu phí vệ sinh:
1. Rác thải
thông thường:
a) Rác thải từ
hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh:
Địa bàn loại
1: Các phường có dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tương đối tốt: Mặt
tiền 16.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 11.000 đồng.
Địa bàn loại
2: Các phường có dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải mức trung bình,
thị trấn, trung tâm huyện lỵ, chợ nông thôn (trừ khu vực nông thôn): Mặt tiền
11.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 8.000 đồng.
Địa bàn loại
3: Các khu vực nông thôn: 7.000 đồng/hộ/tháng.
b) Rác thải từ
hộ gia đình có sản xuất, kinh doanh:
- Rác thải từ
0,5 m3/tháng trở xuống:
+ Nhóm 1:
Kinh doanh ăn uống, nhà trọ, vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến các loại thực
phẩm bánh kẹo, rau, hoa quả, thực phẩm tươi sống, sản xuất gia công hàng thủ
công:
Địa bàn loại
1: Mặt tiền 30.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 20.000 đồng. Địa bàn loại 2: Mặt tiền
20.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 15.000 đồng.
+ Nhóm 2:
Kinh doanh điện máy, xe máy, dịch vụ quảng cáo, sửa chữa bão dưỡng ôtô xe máy,
dịch vụ rửa xe, lương thực, may mặc, chim cá cảnh, ăn uống hàng rong tại vỉa
hè, tạp hóa và các dịch vụ khác:
Địa bàn loại
1: Mặt tiền 25.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 15.000 đồng. Địa bàn loại 2: Mặt tiền
15.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 10.000 đồng.
+ Nhóm 3: Hộ
sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn: 8.000 đồng/tháng.
- Rác thải
trên 0,5 m3/tháng:
Nhóm 1 và
nhóm 2 mức thu 80.000 đồng/m3, nhóm 3 là 30.000 đồng/m3.
c) Rác thải từ
các đối tượng khác:
- Đối tượng
có thuyền du lịch trên sông: 50.000 đồng/thuyền/tháng.
- Hộ có phòng
cho học sinh, sinh viên thuê trọ, mức thu 3.000 đồng/phòng/tháng (ngoài mức thu
phải nộp theo quy định đối với hộ không sản xuất).
d) Rác thải từ
các tổ chức:
- Cửa hàng,
khách sạn, nhà hàng, nhà ga, bến xe, bến thuyền, chợ, bệnh viện, trạm y tế và
các tổ chức, cơ sở khác.
+ Rác từ 01
m3/tháng trở xuống: 100.000 đồng/tháng.
+ Rác trên 01
m3/tháng trở lên: 120.000 đồng/m3
- Trường học,
nhà trẻ, cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở làm việc của doanh nghiệp
+ Rác từ 01
m3/tháng trở xuống: 80.000 đồng/tháng.
+ Rác trên 01
m3/tháng trở lên: 100.000 đồng/tháng.
2. Rác thải
công nghiệp, xây dựng không nguy hại:
a) Rác thải từ
hoạt động xây dựng (xà bần, đất đá …) 60.000 đồng/m3
b) Rác thải
công nghiệp (vụn da, giẻ, nhựa, kính…) 150.000 đồng/m3.
3. Rác thải
nguy hại (rác thải y tế, công nghiệp nguy hại, chế biến nông thủy sản, giết mỗ
gia súc):
a) Rác thải
nguy hại (rác thải công nghiệp, y tế nguy hại…):
Đối với rác
thải nguy hại, tổ chức có nhu cầu thu gom rác thải phải hợp đồng với tổ chức được
giao nhiệm vụ thu gom theo khối lượng rác thải thực tế và với mức thu để bù đắp
cho hoạt động gom và vận chuyển tối đa không quá:
- Rác thải có
khối lượng dưới 5 kg/tháng: 140.000 đồng.
- Rác thải có
khối lượng từ 5 kg đến dưới 10 kg/tháng: 26.000 đồng/kg
- Rác thải từ
10 kg/tháng đến dưới 40 kg/tháng: 24.000 đồng/kg
- Rác thải từ
40 kg/tháng trở lên: 22.000 đồng/kg.
b) Rác thải từ
chế biến nông thủy sản, giết mổ gia súc 150.000 đồng/m3.
Điều 3. Chế độ quản lý và sử dụng
phí:
a) Phí vệ
sinh được để lại cho tổ chức thu để bù đắp một phần chi phí cho hoạt động thu
phí trên địa bàn, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước cấp huyện.
Hàng năm, Ủy
ban Nhân dân thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện (gọi chung là huyện)
có trách nhiệm phê duyệt dự toán, thanh quyết toán việc thu và sử dụng phí vệ
sinh thu được, đồng thời thực hiện việc hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp
huyện theo quy định hiện hành.
b) Chi trả
cho tổ chức thu phí:
Tỷ lệ để lại
cho tổ chức thu phí Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ có quy định riêng.
Số tiền để lại
cho tổ chức thu phí để chi thực hiện các nhiệm vụ:
- Các khoản
tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền
lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí;
- Chi phí trực
tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại,
điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
- Sửa chữa
thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho
công tác thu phí;
- Mua sắm vật
tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí;
- Trích quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị.
Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một
người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn
năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc
bằng năm trước.
- Hoạt động
phối hợp của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các tổ chức
thu, Ủy ban Nhân dân các xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán phí để
lại cho đơn vị mình đúng mục đích, theo quy định tại các Thông tư: số
63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện các quy
định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006 của
Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ; Thông tư số
97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phí, lệ phí thuộc
thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 4. Các biện pháp xử lý vi
phạm:
Các đối tượng
thu phí không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí theo quy định thì không được phục
vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 5. Tổ chức thực hiện:
a) Ủy ban
Nhân dân các huyện có trách nhiệm:
- Triển khai
phân loại địa bàn; rác thải từ các đối tượng để thu phí vệ sinh trên địa bàn đảm
bảo đúng mức thu, chế độ quản lý và sử dụng phí quy định tại quyết định này.
- Phối hợp với
Sở Tài chính để chủ động tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực
HĐND tỉnh điều chỉnh tăng mức thu phí cho phù hợp với tình hình thực tế (bình
quân mức thu phí sau điều chỉnh tăng tối đa không quá 20% so với mức thu trước
khi điều chỉnh và không vượt mức thu tối đa cho từng loại đối tượng theo qui định
của nhà nước tại thời điểm điều chỉnh mức thu).
b) Ủy ban
Nhân dân các xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thu để làm tốt việc đôn đốc,
kiểm tra thu, tuyên truyền, phát động phong trào vệ sinh môi trường; quản lý và
sử dụng kinh phí để lại theo quy định này.
c) Các đơn vị
được giao nhiệm vụ thu và sử dụng nguồn thu phí: Tổ chức việc thu phí theo qui
định này và các qui định hiện hành của nhà nước.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực
kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011; thay thế Quyết định số 4581/2004/QĐ-UB ngày 30
tháng 12 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về thu, quản lý và sử dụng phí vệ
sinh môi trường.
Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy
ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch Ủy
Ban Nhân dân thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, các huyện và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
|