CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 117/2009/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 31 tháng
12 năm 2009
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
1. Nghị định này quy định về:
a) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt
và các biện pháp khắc phục hậu quả;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình
thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường;
các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động;
c) Biện pháp công khai thông tin về tình hình
ô nhiễm và vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà
không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi
phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về lập,
thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo
cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá
tác động môi trường), đề án bảo vệ môi trường;
b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản
lý chất thải;
d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ
môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;
đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ
môi trường hoạt động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực
hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành
vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường không trực tiếp quy định trong Nghị định này thì áp
dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các Nghị
định khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ
chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt
theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Trong
trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế
đó.
b) Cá nhân là người chưa thành niên có hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo quy
định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt
động, buộc di dời, cấm hoạt động theo quy định tại Chương III của Nghị định
này.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
3. Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 3. Hình thức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp
dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là
giấy phép, chứng chỉ hành nghề);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
sau đây:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng
ồn, độ rung, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, lây lan dịch bệnh và các biện pháp
bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu phế liệu, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không
đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường;
d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm
gây ô nhiễm môi trường; sinh vật ngoại lai xâm hại; sinh vật biến đổi gen và
các sản phẩm của chúng;
đ) Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án
bảo vệ môi trường;
e) Buộc vận hành đúng quy trình đối với công
trình xử lý môi trường; buộc xây lắp công trình xử lý môi trường; buộc tháo dỡ
công trình xử lý môi trường xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
g) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng
cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư;
h) Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di
dời ra khỏi khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức
khỏe và tính mạng con người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang
an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
i) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử
dụng hoặc thải bỏ theo quy định.
k) Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
m) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được
quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 4. Hình thức xử
lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng
Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo
quy định tại Nghị định này. Ngoài ra, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng còn bị áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:
1. Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi
thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
2. Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư
và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
3. Cấm hoạt động;
4. Bị công khai thông tin về tình hình ô
nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng khác.
Điều 5. Thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính
được thực hiện; nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc
có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định
đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này thì trong thời
hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người
đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong
trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày
người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này mà cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời
hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính đối với các trường hợp trên được tính lại, kể từ thời điểm thực hiện vi
phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh,
cản trở việc xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 6. Áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định
hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng
để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy
chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; trường hợp
chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ
thuật địa phương về môi trường bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh.
2. Số lần vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
được xác định trên cơ sở lấy kết quả quan trắc, giám sát có giá trị cao nhất
của một trong các thông số môi trường theo quy định của tiêu chuẩn bắt buộc áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).
Chương 2.
XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MỤC 1. HÀNH VI VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 7. Vi phạm các
quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và
quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không
đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều này;
b) Không có văn bản báo cáo cơ quan đã xác
nhận đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường
theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận
hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề
án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi
trường được xác nhận theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện
đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp
vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt
ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử
lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường
được xây dựng không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án
bảo vệ môi trường đã được xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này;
d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề
án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận theo quy
định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 8. Vi phạm các
quy định về lập, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo
không đúng thời hạn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội
dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Không niêm yết công khai tại địa điểm thực
hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Không có văn bản báo cáo, báo cáo không
đúng thời hạn hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch xây lắp các công trình xử lý môi
trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy
định;
d) Không xây dựng và gửi kế hoạch vận hành thử
nghiệm các công trình xử lý môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi
trường và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án theo quy định;
đ) Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo sai
sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về những điều
chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không dừng việc thi công, vận hành thử
nghiệm các công trình xử lý môi trường, không báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi
trường nơi thực hiện dự án và cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường trong trường hợp xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường khi triển khai
các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường;
b) Vận hành các công trình xử lý môi trường
đã bị điều chỉnh, thay đổi so với các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê
duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Không thực hiện việc giám sát chất thải,
giám sát môi trường xung quanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu
trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp
quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường bổ sung trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Đưa công trình vào sử dụng khi chưa được
cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung
bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến
170.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận
hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 điều
này;
b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt
ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử
lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường
xây dựng không đúng nội dung trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề
án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt theo quy
định đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 9. Vi phạm các
quy định về lập, thực hiện đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương
ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án bảo vệ
môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ
môi trường đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội
dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến
170.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận
hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường theo nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được
phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi không lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; buộc trong
thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi
phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường đối với trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường
xây dựng không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt đối
với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề
án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt theo quy
định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 10. Vi phạm các
quy định về xả nước thải
1. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày
(24 giờ);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 50m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 500m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày
đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày
đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày
đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày
(24 giờ) trở lên.
2. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24
giờ);
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 50m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 500m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày
đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày
đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày
đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày
(24 giờ) trở lên.
3. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần thì xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24
giờ);
b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 50m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 500m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới
2.000m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới
5.000m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới
10.000m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ)
trở lên.
4. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24
giờ);
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 50m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến
dưới 500m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới
2.000m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới
5.000m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới
10.000m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ)
trở lên.
5. Đối với trường hợp xả nước thải có chứa
chất nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải xử phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1; điểm a, b
và điểm c khoản 2; điểm a, b khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này mà trong nước
thải có chứa chất nguy hại;
b) Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1; điểm d, đ khoản
2; điểm c và điểm d khoản 3; điểm b và điểm c khoản 4 Điều này mà trong nước
thải có chứa chất nguy hại;
c) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1; điểm e và điểm g khoản
2; điểm đ, e và điểm g khoản 3; điểm d, đ, e và điểm g khoản 4 Điều này mà
trong nước thải có chứa chất nguy hại.
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm
xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với trường
hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 3, điểm e và điểm g khoản 4, 5 và khoản 6
Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 11. Vi phạm về
thải khí, bụi
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường.
2. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới
2.000m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới
8.000m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ
đến dưới 20.000m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ
đến dưới 60.000m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ
đến dưới 100.000m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
120.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ
trở lên.
3. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 2 lần thì bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới
2.000m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ
đến dưới 8.000m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ
đến dưới 20.000m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới
60.000m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 110.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới
100.000m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.
4. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 3 lần thì bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới
2.000m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới
8.000m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới
20.000m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 110.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới
60.000m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới
100.000m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.
5. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần thì bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến
dưới 2.000m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ
đến dưới 8.000m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ
đến dưới 20.000m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ
đến dưới 60.000m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ
đến dưới 100.000m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ
trở lên.
6. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới
2.000m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới
8.000m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới
20.000m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới
60.000m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới
100.000m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.
7. Đối với trường hợp thải khí, bụi có ít
nhất một thông số ô nhiễm nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất
thải thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản 2; điểm
a và điểm b khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa
chất thải nguy hại;
b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm e khoản 2; điểm c, d
và điểm đ khoản 3; điểm b, c và d khoản 4; điểm a, b và điểm c khoản 5; điểm a
và điểm b khoản 6 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa chất thải nguy hại;
c) Phạt tăng thêm từ 50% đến 60% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2; điểm e và điểm g khoản
3; điểm d, e và điểm g khoản 4; điểm d, đ, e và điểm g khoản 5; điểm c, d, đ, e
và điểm g khoản 6 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa chất thải nguy hại.
8. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi
trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các trường
hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 5, điểm e và điểm g khoản 6, 7 và khoản 8
Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 12. Vi phạm các
quy định về tiếng ồn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng
ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước
đến 6 giờ ngày hôm sau.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước
22 giờ.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng
ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ
ngày hôm sau.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3
và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện
pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường
hợp vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Vi phạm các
quy định về độ rung
1. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt
động xây dựng:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về độ rung trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 19 giờ đối với khu vực cần có
môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành
chính; từ 6 giờ đến 22 giờ đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch
vụ và sản xuất;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung
trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ sáng ngày hôm sau đối
với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà
nghỉ; trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối
với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
2. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt
động sản xuất:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về độ rung trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ đối với khu vực cần có môi
trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính,
khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về độ rung trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối
với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà
nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu độ rung đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản
1 và điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp giảm thiểu độ rung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các
trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi gây
ô nhiễm đất, nước hoặc không khí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm
ở thể rắn, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, các chất
thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và
gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản
5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản
3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất
gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường xung quanh đến dưới 3 lần đối với thông số nguy hại hoặc dưới 5
lần đối với thông số khác.
4. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản
5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản
3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất
gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường xung quanh từ 3 lần đến dưới 5 lần đối với thông số nguy hại hoặc
từ 5 lần đến dưới 10 lần đối với thông số khác.
5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản
5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản
3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất
gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường xung quanh từ 5 lần trở lên đối với thông số nguy hại hoặc từ 10
lần trở lên đối với thông số khác.
6. Tổng số tiền phạt đối với mỗi hành vi vi
phạm quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này tối đa không vượt 500.000.000
đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 15. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng
hình thức buộc di dời.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ
xử lý ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các biện pháp giảm thiểu,
xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục ô
nhiễm, phục hồi môi trường;
c) Không tiến hành các biện pháp ngăn chặn,
hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức
khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi môi trường do các hành vi vi
phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 16. Vi phạm các
quy định về vận chuyển, chôn lấp, thải chất thải rắn thông thường; vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu,
hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi trong khi tham gia giao
thông.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo đảm
không rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật
liệu, hàng hóa, chất thải.
3. Đối với hành vi chôn lấp, thải chất thải
rắn không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường thì
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn đến dưới 5m3;
b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 5m3 đến dưới
20m3;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 20m3 đến
dưới 50m3;
d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 50m3 đến
dưới 70m3;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 70m3 đến
dưới 100m3;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 100m3 đến
dưới 200m3;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 200m3 đến
dưới 500m3;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn đến từ 500m3
trở lên.
4. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt
so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều
này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại.
5. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật cho phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các
trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại điểm e, g và điểm h khoản
3; khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định
tại Điều này gây ra.
Điều 17. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại
cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không thực hiện việc kê khai chứng từ
chất thải nguy hại theo quy định;
b) Không có văn bản báo cáo gửi cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại
theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại sổ
đăng ký chủ nguồn thải cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi chấm dứt
hoạt động;
d) Không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy
hại, không điều chỉnh đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định;
b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho
các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại;
c) Không đăng ký, báo cáo theo quy định với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá
thời hạn phải xử lý, tiêu hủy trong trường hợp chưa tìm được chủ xử lý, tiêu
hủy phù hợp.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn
chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; không bố trí nơi
an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; không đóng gói, bảo quản chất
thải nguy hại theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp
ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát
tán ra môi trường; không dán nhãn theo quy định;
b) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại
cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu
hủy chất thải nguy hại theo quy định;
c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có
văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 18. Vi phạm các
quy định về vận chuyển chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có quy trình vận hành an toàn các
phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
b) Không có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo
vệ môi trường;
c) Không có kế hoạch về an toàn lao động và
bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và lái xe;
d) Không có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự
cố;
đ) Không có kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm
cho cán bộ, nhân viên và lái xe về vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị
chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa
và ứng phó sự cố;
e) Không gửi hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới
cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
g) Không có báo cáo bằng văn bản về tình hình
hoạt động quản lý chất thải nguy hại gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
h) Không thực hiện đúng quy trình kê khai và
sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
i) Không thông báo nội dung Giấy phép quản lý
chất thải nguy hại cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã theo quy định;
k) Không có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa
theo quy định; phương tiện vận chuyển không được lắp đặt thiết bị cảnh báo và
xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;
l) Không có kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ
môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động;
m) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại
Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt
hoạt động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy phép quản lý chất thải nguy
hại;
b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho
các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển không được đăng ký
lưu hành;
d) Không có cán bộ kỹ thuật thuộc chuyên
ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều
hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; hoặc không có đủ đội ngũ lái xe và nhân
viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết
bị;
đ) Không được trang bị hệ thống định vị vệ
tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải có tính nguy hại cao;
e) Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom,
vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không
được thiết kế bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
g) Không có hợp đồng nguyên tắc về việc vận
chuyển chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có Giấy phép hành nghề xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại;
h) Vận chuyển chất thải nguy hại không theo
tuyến đường, quãng đường, thời gian theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá
nhân khác hoặc bán, cho chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều
kiện về quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất
thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 1, các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 19. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải
nguy hại
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo nội dung Giấy phép quản lý
chất thải nguy hại cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi đặt cơ sở xử lý,
tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại;
b) Không có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm
quyền về tình hình hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không có hàng rào ngăn cách và biển hiệu
cảnh báo;
d) Không thực hiện đúng quy trình kê khai và
sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
đ) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại
Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt
hoạt động.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy phép quản lý chất thải nguy
hại;
b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho
các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (khai báo sai, báo cáo sai, làm
mất chứng từ quản lý chất thải nguy hại);
c) Không thực hiện đúng các quy định trong
Giấy phép quản lý chất thải nguy hại, nội dung hợp đồng xử lý, tiêu hủy, chôn
lấp chất thải nguy hại;
d) Không đăng ký và không có văn bản phê
duyệt của cơ quan có thẩm quyền thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Không có biện pháp bảo đảm an toàn về sức
khỏe và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy
hại theo quy định của pháp luật về lao động;
e) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và
sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy
hại;
g) Đưa vào vận hành trước khi được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp
nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại
cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu
hủy chất thải nguy hại theo quy định;
b) Khu xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải
nguy hại không được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không có biện pháp ngăn
cách hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất;
c) Không có trang thiết bị phòng ngừa và ứng
phó sự cố môi trường;
d) Không có các biện pháp bảo đảm các điều
kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;
đ) Không có khoảng cách an toàn về môi trường
đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất
thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 20. Vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương
tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, thiết bị,
phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ
Việt Nam mà chưa được phép hoặc chưa bị kiểm tra về môi trường của cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện
nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc
không có khả năng làm sạch;
b) Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, hóa chất, hàng hóa trong Danh mục Nhà nước cấm nhập khẩu gây ô nhiễm môi
trường;
c) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện
giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ không đúng với quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường;
d) Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn
theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện chuyên chở, chứa đựng sử
dụng để vi phạm hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Tịch thu sản phẩm
có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các
hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 21. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng
phế liệu nhập khẩu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Không có Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập
khẩu phế liệu;
b) Không có đủ điều kiện về năng lực, kho bãi
theo quy định;
c) Không có hợp đồng nhập khẩu ủy thác phế
liệu theo quy định của pháp luật;
d) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Tài
nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập
khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận
chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất trước khi
bốc dỡ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phế liệu không được phân loại,
làm sạch hoặc có lẫn vi trùng gây bệnh, vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập
khẩu theo quy định;
b) Không xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường đối với tạp chất đi cùng phế liệu nhập khẩu hoặc cho, bán tạp
chất đó.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa chất thải.
5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất nguy hại.
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chất phóng xạ;
nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện
nhập khẩu phế liệu từ 6 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi
phạm quy định tại điểm b, c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với trường
hợp vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp
luật;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các
hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 22. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với chủ khu chăn nuôi tập trung có một trong các hành vi
sau đây:
a) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước
thải, khí bụi, mùi hôi thối, mùi khó chịu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải;
b) Chất thải rắn trong chăn nuôi không được
quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn, phát tán ra ngoài môi trường;
c) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh không
được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với khu nuôi trồng thủy sản tập trung có một trong các hành
vi sau đây:
a) Chất thải không được thu gom, xử lý đạt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
b) Không phục hồi môi trường ngay sau khi
ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;
c) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh môi
trường, sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên
bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng
thủy sản.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các
hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 23. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ
gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ
quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy
định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ
phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại
khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa
và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên
biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực
hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê
duyệt;
b) Sử dụng các biện pháp, phương tiện, công
cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;
c) Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên,
khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển không tuân theo quy chế của ban quản
lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
d) Không xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên
biển;
đ) Đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng,
lạch xuống biển mà không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
120.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các
phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý đạt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống
biển mà không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng đối với hành vi không thu gom, lưu giữ và xử lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại đối với dầu, mỡ, dung dịch khoan, hóa chất và các chất độc
khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới,
khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.
7. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất
phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 6 và khoản
7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 24. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi,
giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu
vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh
ở nơi công cộng;
b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng,
phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi
trường theo quy định;
c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm
vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện
đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dể gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khỏe người và
gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
con người.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, khu
chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng
và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 51
Luật Bảo vệ môi trường.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi phạm
quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng
cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 25. Vi phạm về
bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000
đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể,
hài cốt không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vị trí, khoảng cách chôn cất, mai táng
không đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
b) Chôn cất, mai táng gây ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt, sản xuất;
c) Chôn cất, mai táng không đúng quy hoạch đã
được phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 26. Vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và bảo tồn thiên nhiên
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000
đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu
du lịch, điểm du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu bảo
tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm khoảng cách an toàn đối với khu
bảo tồn thiên nhiên;
b) Xâm phạm trái phép khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường gây suy thoái đa
dạng sinh học, suy thoái môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản
4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 27. Vi phạm quy
định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe
và tính mạng con người
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi sinh sống trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường
đối với sức khỏe và tính mạng con người.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động trái phép ở khu vực được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy
hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt các hoạt
động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm.
Điều 28. Vi phạm các
quy định về quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm của chúng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh,
sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật ngoại lai xâm
lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về an toàn sinh học theo quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây
hậu quả nghiêm trọng.
3. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện, công cụ được sử dụng để
vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất, đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 29. Vi phạm các
quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng trái
phép các chất dễ gây cháy nổ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh,
tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ; sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ
bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu
pháo nổ.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều
này gây sự cố môi trường.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy pháo nổ đối với trường hợp
vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi quy phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 30. Vi phạm quy
định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng
hoặc thải bỏ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô
nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử
dụng hoặc thải bỏ theo đúng quy định;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 31. Vi phạm các
quy định về phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài
nguyên thiên nhiên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế
biến quặng phóng xạ đã kết thúc hoạt động theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi
môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cho
cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường khi kết
thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết
thúc từng giai đoạn hoặc khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác
quặng phóng xạ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phục hồi môi trường theo đúng quy định
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 32. Vi phạm các
quy định về phòng, chống sự cố tràn dầu trong hoạt động dầu khí, hàng hải và
các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò
rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;
b) Không có phương án, phòng, chống rò rỉ
dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;
c) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu
với khối lượng dầu dưới 2 tấn.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu
với khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 50 tấn.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu
với khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu
với khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 2.000 tấn.
6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu
với khối lượng dầu trên 2.000 tấn.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 33. Vi phạm các
quy định về ứng cứu, khắc phục sự cố môi trường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát
hiện sự cố môi trường;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh
huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những biện pháp thuộc trách
nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường.
5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà
không thực hiện khắc phục sự cố môi trường.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường
do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 34. Vi phạm các
quy định về cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,
dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường, dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi
không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy
định tại Điều này gây ra.
Điều 35. Vi phạm các
quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường như sau:
a) Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền phí
chậm nộp đối với hành vi chậm nộp phí;
b) Phạt 10% số tiền phí thiếu đối với hành vi
kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp;
c) Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền phí đối với
hành vi trốn nộp phí.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không mua bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về
phí, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 36. Vi phạm các
quy định về thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi
trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000
đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu
thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường
không đúng chức năng, thẩm quyền;
b) Không công bố, cung cấp, công khai thông
tin, dữ liệu về môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ
liệu, thông tin về môi trường.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác
động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
theo quy định;
b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra,
khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu,
thông tin về môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi
trường.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán, kết quả điều
tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi
trường.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin gây hậu quả nghiêm trọng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4 và khoản 6 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy
định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo
vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000
đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các
công trình bảo vệ môi trường;
b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an
toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi
trường.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang
an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại các thiết bị và công trình bảo vệ
môi trường.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tháo dỡ, di
dời công trình, cây trồng trong trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản
3 Điều này;
b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền
xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải khôi phục lại
trình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây
ra.
Điều 38. Vi phạm quy
định về thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không công
khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về
tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với
môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu
đối thoại hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân
liên quan theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật
đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 39. Hành vi cản
trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên
cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người
có thẩm quyền;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc
phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;
c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm
tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo
hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của
người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ
thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm
hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh
tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện,
nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự
ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành các
quyết định hành chính, quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm
hành chính của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Hành hung người đang thi hành công vụ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các yêu cầu của người hoặc cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
MỤC 2. THẨM QUYỀN,
THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 40. Thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi
vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô
nhiễm môi trường;
g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện
đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo
vệ môi trường đã được xác nhận;
h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến
hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng
trái phép;
e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, h, i, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường
thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
buộc tái xuất chất thải, phế liệu, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu
không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào
trong nước;
h) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
i) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Cảnh sát môi trường đang thi hành
công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu hủy, hàng hóa, vật phẩm, gây ô
nhiễm môi trường;
g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện
đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo
vệ môi trường đã được xác nhận;
h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến
hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
3. Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng
Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường, buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, h, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi
trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện
đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo
vệ môi trường đã được xác nhận;
h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với
công trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến
hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi
trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi
trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ
được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm,
sinh vật gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi
phạm hành chính gây ra;
h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ,
e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà
nước và các tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy
định tại các Điều 40, 41 và Điều 42 của Nghị định này, những người có thẩm
quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát
hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc
lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 44. Thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng theo các quy định tại Chương
VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày
16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính quy định tại Điều 40; khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và khoản
4 Điều 42 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc ủy
quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách
nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và
trước pháp luật.
Đối với các trường hợp khác, việc thực hiện
ủy quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính.
Điều 45. Tước quyền
sử dụng giấy phép
1. Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy
phép môi trường, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền
sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ hoạt động.
Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được
thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều 40; khoản 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và 4 Điều 42 và Điều
43 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng
thời thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
Người có thẩm quyền quy định tại Điều 40, 41,
42 và 43 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường
thu hồi giấy phép.
2. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử
phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân
được sử dụng giấy phép.
Điều 46. Những quy
định khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều
40, 41, 42 và Điều 43 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực
tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện
pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn
mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định.
Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách
nhiệm.
3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi
hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm
chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều
60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 47. Thu, nộp,
quản lý và sử dụng tiền phạt.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt tại nơi mà quyết
định xử phạt đã ghi và được nhận biên lai thu tiền phạt.
2. Thủ tục thu, nộp tiền
phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành
chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài chính chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về việc thu,
nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi
phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường và bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường
Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.
Chương 3.
TẠM THỜI
ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, BUỘC DI DỜI, CẤM HOẠT ĐỘNG, CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐỐI VỚI CƠ
SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NGHIÊM TRỌNG
Điều 48. Các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động,
buộc di dời hoặc cấm hoạt động, công khai thông tin
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị
áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
trong Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng do cơ quan có thẩm quyền ban hành mà không thực hiện các biện pháp xử lý
môi trường trong thời hạn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc
đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đã bị xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại điểm g khoản 2, điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm
g khoản 4, điểm b, c và điểm d khoản 5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 3, điểm
e và điểm g khoản 4, điểm đ, e và điểm g khoản 5, điểm d, đ, e và điểm g khoản
6, điểm b và điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 và khoản 5 Điều 14; điểm
h khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 4 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều
33 của Nghị định này.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc
đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vi phạm các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường liên tục, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
chấp hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị
áp dụng hình thức buộc di dời:
a) Cơ sở sản xuất, kho tàng bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản 3 Điều 26 của
Nghị định này;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị
cấm hoạt động:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã bị
tạm thời đình chỉ hoạt động mà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được xác nhận
đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 49
của Nghị định này nhưng tiếp tục thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48
của Nghị định này;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị cấm hoạt động theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị
công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm trên trang thông tin điện
tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tài nguyên và Môi trường và thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác đối với các vi phạm quy định
tại điểm g khoản 2; điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm g khoản 4; khoản
5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 4, điểm e và điểm g khoản 5, điểm đ, e và điểm
g khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 Điều 12; điểm b khoản 2 Điều 13;
Điều 15; điểm đ, e, g và điểm h khoản 3; khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 3 Điều
17; khoản 3 Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 20; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều
21; khoản 3 Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 3 Điều 24; khoản
2, 3, 4 và khoản 5 Điều 26; khoản 2 Điều 28; khoản 4 Điều 29; khoản 2 và khoản
3 Điều 31; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 32; khoản 4 và khoản 5 Điều 33; khoản
2 Điều 34.
Điều 49. Thẩm quyền,
thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động
1. Thẩm quyền áp dụng hình thức tạm thời đình
chỉ hoạt động:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong
các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
Công an cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện quyết định áp dụng
hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và xác nhận đã hoàn thành các biện pháp
bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình
chỉ hoạt động:
a) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ thời điểm phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc trường hợp
quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định áp dụng hình
thức tạm thời đình chỉ hoạt động.
b) Trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm
d khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, sau khi ban hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoành chỉnh hồ sơ, trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời
đình chỉ hoạt động trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt là
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi
trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và
người có thẩm quyền xử phạt khác mà thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức tạm
thời đình chỉ hoạt động thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
ra quyết định xử phạt phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và
một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ
hoạt động.
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt
động.
Quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình
chỉ hoạt động phải ghi rõ lý do tạm thời đình chỉ hoạt động, thời hạn tạm thời
đình chỉ hoạt động để bảo đảm thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường,
thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ, các biện pháp bảo vệ môi
trường phải thực hiện, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị
buộc áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể
từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động phải
được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt
động, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy
móc, trang thiết bị của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình
chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động
được ghi trong quyết định.
3. Nội dung quyết định áp dụng hình thức tạm
thời đình chỉ hoạt động được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang
thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ
Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và
Môi trường.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ
được được phép hoạt động trở lại sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm
tra, xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường ghi trong quyết
định tạm thời đình chỉ hoạt động.
Điều 50. Thẩm quyền,
thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời
1. Thẩm quyền áp dụng hình thức buộc di dời:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng
hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của
Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này.
2. Thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời đối
với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Nghị định này:
a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ có hành vi vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản
3 Điều 26 của Nghị định này thì trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể
từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời
theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một
bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định
của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời, trong thời hạn 05 (năm) ngày
làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải gửi văn bản
kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với trường
hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc
cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp buộc di dời thuộc
thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ thuộc thẩm quyền;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình
thức buộc di dời.
d) Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời
phải ghi rõ lý do buộc di dời, thời điểm bắt đầu áp dụng hình thức buộc di dời,
thời hạn phải hoàn thành việc di dời, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm
của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức buộc di dời.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ
ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải được gửi cho cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.
3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức
buộc di dời quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 của Nghị định này, trong thời
hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định ban hành Danh mục cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức
buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên
quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ bị buộc di dời.
Trong thời hạn thực hiện quyết định cưỡng chế
buộc di dời, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ buộc di dời bị áp dụng hình
thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này.
Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định
bao gồm cả việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và biện pháp
cưỡng chế buộc di dời.
5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức buộc
di dời được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử
của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.
Điều 51. Thẩm quyền,
thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động
1. Thẩm quyền áp dụng hình thức cấm hoạt
động:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng
hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động
của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này;
2. Thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động
đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này:
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày
phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường, người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm
theo một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với
trường hợp cấm hoạt động thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động;
d) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng
hình thức cấm hoạt động;
đ) Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động
phải ghi rõ lý do cấm hoạt động, thời điểm phải chấm dứt hoạt động, thời hạn
thực hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt
động, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình
thức cấm hoạt động;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ
ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải được gửi cho cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cấm hoạt động, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.
3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức
cấm hoạt động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này, trong thời hạn
30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền có hiệu lực, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình
thức cấm hoạt động với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản
lý.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên
quan tổ chức giám sát thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức cấm
hoạt động quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.
6. Cơ sở bị cấm hoạt động phải thực hiện các
biện pháp di dời, bảo quản, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với
các chất dễ cháy, dễ gây nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có chất độc hại
đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm, phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ con người và giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh khi cơ sở bị cấm
hoạt động theo quy định của pháp luật.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình
thức cấm hoạt động:
Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt
hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt
động không chấm dứt hoạt động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định
cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Điều 52. Biện pháp
cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Biện pháp cưỡng chế:
a) Ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ
có liên quan;
b) Cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc,
thiết bị;
c) Phong tỏa tài khoản tiền gửi;
d) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng
hóa đơn;
đ) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
chấp hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di
dời, cấm hoạt động thì bị cưỡng chế như sau:
a) Bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản
1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động;
b) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định buộc di
dời;
c) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định
tại khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định cấm hoạt động.
3. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời
đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Thủ tướng Chính phủ
(sau đây gọi là quyết định cưỡng chế).
Điều 53. Quyết định
cưỡng chế
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng
hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động chỉ được thực
hiện khi có quyết định cưỡng chế.
2. Quyết định cưỡng chế bao gồm các nội dung
chính sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ
tên, chức vụ đơn vị của người ra quyết định cưỡng chế; tên cơ sở, địa chỉ trụ
sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian,
địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết
định cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định
cưỡng chế; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng
chế.
3. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho đối
tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm)
ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 54. Thủ tục ban
hành quyết định cưỡng chế
1. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình
thức tạm thời đình chỉ hoạt động:
a) Quá thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp
tạm thời đình chỉ hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn tiếp tục
hoạt động hoặc khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự ý tháo dỡ
niêm phong thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra quyết định cưỡng chế;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.
2. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình
thức buộc di dời:
a) Quá thời hạn phải hoàn thành việc di dời
mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa hoàn thành việc di dời thì Sở Tài
nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định
cưỡng chế;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.
3. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình
thức cấm hoạt động:
a) Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt
hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa chấm dứt hoạt động thì Sở
Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết
định cưỡng chế;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.
Điều 55. Trách nhiệm
tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
thực hiện quyết định cưỡng chế.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng
chế.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đối tượng
bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện
việc cưỡng chế.
3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm
bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn
kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi
hành quyết định cưỡng chế.
Điều 56. Trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng
bị cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm
hoạt động có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế khi có yêu cầu.
2. Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch
vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp dịch vụ cho cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cưỡng chế kể từ thời điểm thực hiện cưỡng
chế quy định trong quyết định cưỡng chế.
3. Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và
tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể
từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.
4. Thủ trưởng cơ quan thuế thu hồi mã số
thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định
trong quyết định cưỡng chế.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy
phép hành nghề theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm cưỡng chế quy định
trong quyết định cưỡng chế.
Điều 57. Thời hiệu
thi hành quyết định cưỡng chế
1. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động do người có
thẩm quyền quyết định trong quyết định cưỡng chế.
2. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời do người có thẩm quyền quyết
định trong quyết định cưỡng chế.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định
áp dụng hình thức cấm hoạt động chấm dứt hiệu lực kể từ khi cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ hoàn thành thủ tục giải thể cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
Điều 58. Thẩm quyền,
thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm, quyết định áp dụng hình thức tạm thời
đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có thẩm quyền áp dụng biện pháp
công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
2. Trong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời,
cấm hoạt động phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình
hình ô nhiễm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai
thông tin.
3. Người đã ra quyết định áp dụng hình thức
tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động, thủ trưởng cơ quan nơi
người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi bản sao quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt
động, buộc di dời, cấm hoạt động và văn bản đề nghị công khai thông tin đến
báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc,
kể từ ngày ra quyết định.
Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: tên
đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt
động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ
chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường;
quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện
pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả.
4. Báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử
khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ
các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó.
Điều 59. Trách nhiệm
của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt
động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động,
buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 60. Hiệu lực thi
hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm 05 mẫu biên bản và 14 mẫu
quyết định để sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
Điều 61. Trách nhiệm
hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn
và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phối hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và lực lượng Cảnh sát môi trường trong
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU
BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
Chính phủ)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm
hành chính.
2. Mẫu biên bản số
02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Mẫu biên bản số 03:
Biên
bản khám người theo thủ tục hành chính.
4. Mẫu biên bản số 04:
Biên
bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.
5. Mẫu biên bản số 05:
Biên
bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
6. Mẫu quyết định
số 01:
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
7. Mẫu quyết định
số 02:
Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
8. Mẫu quyết định
số 03: Quyết
định khám người theo thủ tục hành chính.
9. Mẫu quyết định
số 04:
Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
10. Mẫu quyết định
số 05: Quyết
định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản.
11. Mẫu quyết định số
06: Quyết
định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.
12. Mẫu quyết định số
07: Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính
13. Mẫu quyết định số
08:
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
14. Mẫu quyết định số
09:
Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong
trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.
15. Mẫu quyết định số
10:
Quyết định áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
16. Mẫu quyết định số
11:
Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường kéo dài/ hoặc nghiêm trọng.
17. Mẫu quyết định số
12:
Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo
tồn thiên nhiên và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
18. Mẫu quyết định số
13:
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm
thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời.
19. Mẫu quyết định số
14:
Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế buộc di dời.
Mẫu biên bản số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /BB-VPHC
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm
…………. tại .......................................
Chúng tôi gồm3:
1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
………..
Với sự chứng kiến của: 4
1. Ông/bà ………………. Nghề nghiệp/chức vụ……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………;
Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp:
…………; Nơi cấp: …………….................... ;
2. Ông/bà ………………. Nghề nghiệp/chức vụ……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………;
Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp:
…………; Nơi cấp: …………….................... ;
………………………………………………..,
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về
bảo vệ môi trường đối với:
Ông (bà)/tổ chức 5: ………… Nghề
nghiệp/Lĩnh vực hoạt động: ............................................. ;
Địa chỉ: ………………………;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD .............................................
Cấp ngày …………. tại ……………..;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau6:
.......................;
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều …….. khoản
…….. điểm ………….. của Nghị định số 2009/NĐ-CP ngày tháng năm
2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu
có)7:
Họ và tên/tên tổ chức: ………………….;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD …………;
Cấp ngày …………. tại ……………….
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành
chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: .............. ;
Ý kiến trình bày của người làm chứng:
......................;
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức
bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):
.............................................................................................................................................
Người có thẩm quyền đã yêu cầu Ông (bà)/tổ
chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
được áp dụng gồm:..........................................
Hành vi chống lại người thi hành công vụ (nếu
có)8:
Chúng tôi tạm giữ (nếu có) những tang vật,
phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ……… để cấp có thẩm
quyền giải quyết.
STT
|
Tên tang vật,
phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ, tình trạng9
|
Ghi chú10
|
…
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ
nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có
mặt tại 11 ……….. lúc ………….. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm để giải
quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành …….. bản có nội dung
và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm
một bản và ………. 12
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt
đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc
có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)13:
Biên bản này gồm …………. trang, được những
người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người/đại diện tổ
chức vi phạm
(Ký,
ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người/đại diện tổ
chức bị thiệt hại
(Ký,
ghi rõ họ tên)
Đại diện chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người có thẩm quyền xử phạt 14
Vi phạm hành chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Lý do người vi phạm, dại diện tổ chức vi phạm
không ký biên bản 15: ..........;
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị
thiệt hại không ký biên bản 16: ..........;
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương …; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh …; xã, phường, thị trấn
… mà không cần ghi cơ quan chủ quản; nếu biên bản do thành viên Đoàn thanh tra,
kiểm tra lập thì ghi tên cơ quan thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi rõ họ tên, chức
vụ người lập biên bản.
4 Họ và tên người làm
chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ
5 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Ghi cụ thể giờ,
ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
7 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
8 Mô tả cụ thể hành
vi, căn cứ vào Điều 39 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường;
9 Nếu là phương tiện
ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.
10 Ghi rõ tang vật,
phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm thì trên niêm phong phải có
chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến
của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu
không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) …
11 Ghi rõ địa chỉ trụ
sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
12 Ghi cụ thể những
người, tổ chức được giao biên bản.
13 Những người có ý
kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến
khác, ký và ghi rõ họ tên
14 Trong trường hợp
người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là
người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản.
15 Người lập biên bản
phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
16 Người lập biên bản
phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
Mẫu biên bản số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
/BB-TGTVPT
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
BIÊN BẢN
Tạm
giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính số ………… ngày ……… tháng ………… năm do 4
……………………. chức vụ ……………….. ký;
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm
hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm
…………. tại .......................................
Chúng tôi gồm5:
1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
………..
Người vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức 6: ……….……………;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): …………………………;
Địa chỉ: ……………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD ……………;
Cấp ngày ………………… tại …………………….;
Với sự chứng kiến của 7:
1. Ông/bà …………………………... Nghề nghiệp/chức vụ:
………………..;
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………….; Ngày
cấp: ……………; Nơi cấp ............................
2. Ông/bà …………………………... Nghề nghiệp/chức vụ:
………………..;
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………….; Ngày
cấp: ……………; Nơi cấp ............................
………………………………………………..,
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm:……….
STT
|
Tên tang vật,
phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 8
|
Ghi chú9
|
…
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên,
chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung
và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.
Biên bản này gồm ………… trang, được cá nhân/đại
diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng
trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt
đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản
hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)10:....;
Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký,
ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người ra quyết định
tạm giữ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh, …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ
quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi họ tên, chức vụ
của người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
5 Họ tên, chức vụ
người lập biên bản.
6 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
7 Họ và tên người làm
chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
8 Nếu là phương tiện
phải ghi số đăng ký;
9 Ghi rõ tang vật,
phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong
phải có chữ ký của người vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại
diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự
chứng kiến của Ông (bà) …
10 Những người có ý
kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến
khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /BB-KN
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
BIÊN BẢN
Khám
người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số /2009/NĐ-CP
ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục
hành chính số ………… ngày ……… tháng ………… năm do 4 ……………………. chức vụ
……………….. ký hoặc căn cứ ……………..5;
Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm
…………. tại .......................................
Chúng tôi gồm6:
1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
………..
Với sự chứng kiến của: 7
1. Ông (bà)……….…………… Nghề nghiệp/chức
vụ………………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: ………….. Ngày cấp:
………………; Nơi cấp: .......................... ;
2. Ông (bà)……….…………… Nghề nghiệp/chức
vụ………………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: ………….. Ngày cấp:
………………; Nơi cấp: .......................... ;
……………………………………………………,
Tiến hành khám người và lập biên bản về việc
khám người đối với
Ông (bà) ........................,
Tuổi…………………………….;
Nghề nghiệp: ……………………;
Địa chỉ: ……………………………;
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………….;
Cấp ngày …………….. tại …………………………..;
Sau khi khám người, chúng tôi thu giữ được
những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
STT
|
Tên đồ vật, tài
liệu, phương tiện
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ
|
Ghi chú
|
…
|
|
|
|
|
Việc khám kết thúc vào hồi ……….. ngày ………..
giờ …………. tháng ………. năm ................
Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và
giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được
gửi cho …………. 8 và một bản lưu hồ sơ.
Biên bản này gồm ………… trang, được người vi
phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt
đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản
hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)9:.................................
Người bị khám
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người khám
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ
quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi họ tên, chức vụ
của người ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính
5 Nếu người quyết định
khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành
khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu
tán, tiêu hủy; Họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người trong trường
hợp này.
6 Ghi rõ họ tên, chức
vụ người lập biên bản.
7 Họ và tên người làm
chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
8 Nếu người quyết định
khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ
trưởng.
9 Những người có ý
kiến khác về nội dung biên bản tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký
và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
/BB-KPTVTĐV
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
BIÊN BẢN
Khám
phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm
…………. tại .......................................
Chúng tôi gồm4:
1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
………..
Với sự chứng kiến của:5
1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
…………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
…………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
……………………………………………………………….
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật
là: 6......................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận
tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều
khiển phương tiện vận tải)7:
1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
Phạm vi khám: ………………
Những tang vật vi phạm hành chính bị phát
hiện gồm:
STT
|
Tên tang vật,
phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ, tình trạng
|
Ghi chú
|
…
|
|
|
|
|
Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo
thủ tục hành chính kết thúc hồi …………. giờ …….. ngày ……….. tháng ……….. năm
…………………
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung
và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương
tiện vận tải ……….. được giao một bản.
Biên bản này gồm ………… trang, được người vi
phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt
đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản
hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)8: ..............................................................................................
|
Người quyết định
khám
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Chủ phương tiện vận
tải,
đồ vật hoặc người điều khiển Phương tiện
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người tham gia khám
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
1Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
…; huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi rõ họ tên, chức
vụ người lập biên bản
5 Họ và tên người làm
chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
6 Ghi rõ loại phương
tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện).
7 Ghi rõ họ tên chủ
phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải
8 Những người có ý
kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến
khác, ký và ghi rõ họ, tên.
Mẫu biên bản số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
/BB-KNCGTVPT
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
BIÊN BẢN
Khám
cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Căn cứ quyết định khám cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………….. ngày
………….. tháng ……………. năm do 4 …………….. chức vụ …………….. ký;
Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm
…………. tại .......................................
Chúng tôi gồm5:
1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;
………..
Với sự chứng kiến của:6
1. Ông/bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
…………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
2. Ông/bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
……………………………………………………………….
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật
là: 6......................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận
tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều
khiển phương tiện vận tải)7:
1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ
……………;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):
…………………………………………...;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp:
……………; Nơi cấp: ............................ ;
………………………………………….
- Tiến hành khám: 7 ………………………
Là cơ sở gây ô nhiễm môi trường (hoặc nơi cất
giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám).
Người chủ nơi bị khám là: 8
Ông (bà)/tổ chức 9: ……………………;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………….;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD ……..;
Cấp ngày: ……………… tại ………………………..
Mô tả cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Nguồn gây ô nhiễm10:
Hiện trạng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường:
Thực trạng xử lý ô nhiễm môi trường:
……….. (các tình tiết khác, nếu có).
Hành vi chống lại người thi hành công vụ (nếu
có)11:
Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT
|
Tên tang vật,
phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ, tình trạng12
|
Ghi chú13
|
…
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên,
chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Việc khám kết thúc vào hồi ……….. ngày …
giờ…………. tháng …………. năm .......................
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung
và giá trị như nhau, được giao cho chủ nơi bị khám một bản.
Biên bản này gồm ………….. trang, được cá
nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận
vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt
đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản
hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)14
Chủ nơi bị khám
hoặc người thành
niên trong gia đình
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người ra quyết định
tạm giữ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
khám
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm
không ký biên bản 15: ………….;
Lý do người người bị thiệt hại, đại diện tổ
chức bị thiệt hại không ký biên bản 16: ………….;
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh…, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ
quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi họ tên, chức vụ
của người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính.
5 Ghi rõ họ tên, chức
vụ người lập biên bản.
6 Họ và tên người làm
chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
7 Ghi rõ địa chỉ nơi
bị khám.
8 Ghi rõ tên người
quản lý hoặc người điều hành hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất của cơ sở gây
ô nhiễm, nếu người này vắng mặt thì ghi tên người cấp phó hoặc người trực tiếp điều
hành nguồn gây ô nhiễm. Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người
thành niên trong gia đình họ.
9 Nếu là nơi bị khám
là của tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
10 Mô tả chủng loại,
công suất, công dụng, loại nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào và loại thải ra …
11 Mô tả cụ thể hành
vi, căn cứ vào Điều 39 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường;
12 Nếu có phương tiện
phải ghi rõ biển kiểm soát.
13 Ghi rõ tang vật,
phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong
phải có chữ ký của người vi phạm có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại
diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự
chứng kiến của Ông (bà) …
14 Những người có ý
kiến khác về nội dung biên bản tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký
và ghi rõ họ tên.
15 Người lập biên bản
phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản
16 Người lập biên bản
phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản
Mẫu quyết định số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /QĐ-TGN
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
QUYẾT
ĐỊNH
Tạm
giữ người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người
theo thủ tục hành chính để ……….;4
Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;
Đơn vị ………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm giữ Ông (bà) ………………………… Tuổi ………………………;
Nghề nghiệp: …………………;
Địa chỉ: ………………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………….;
Cấp ngày ………….. tại ………..;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 6
……….. quy định tại điểm …………….. khoản ……….. Điều …………….. của …………… Nghị định
số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7.
Thời hạn tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm
bắt đầu giữ là hồi: ………. giờ ……. ngày ………. tháng …….năm …………….
Ví lý do 8: ………… nên thời hạn tạm
giữ được kéo dài là ……………… giờ
Theo yêu cầu của Ông (bà)9 ……………,
việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập
là:10
Vì Ông (bà) …………. là người chưa thành niên và
tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo
vào hồi ……….. giờ ………. ngày …… tháng ……. năm …….. cho cha mẹ/người giám hộ là:
……………….. Địa chỉ …………………..
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà): …………. để chấp hành;
2. ………….;
3. …………...
Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng
dấu giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
1 Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không
ghi cơ quan chủ quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi rõ lý do tạm giữ
người như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây
thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan
trọng làm căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
5 Họ tên người ra
Quyết định tạm giữ.
6 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
8 Nếu thời hạn tạm giữ
dài hơn 12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.
9 Nếu người bị tạm giữ
không có yêu cầu thì ghi không có yêu cầu.
10 Ghi rõ tên, địa chỉ
người được thông báo.
Mẫu quyết định số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /QĐ-TGTVPT
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
QUYẾT
ĐỊNH
Tạm
giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Xét ……….;4
Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;
Đơn vị ………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm giữ: ……………………. 6 (Tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính) của
Ông (bà)/tổ chức 7: ………..;
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …………………;
Địa chỉ: ………………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD: …………….;
Cấp ngày ………….. tại ………..;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 8
...
Quy định tại điểm ………. khoản …………. Điều
……………. Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 9.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: …………. để chấp hành;
2. ………….10;
3. …………...
Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng
dấu giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm
giữ 11: ...........................................................
1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật,
phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi rõ lý do tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ
để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu
người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm
giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu
hủy.
5 Họ tên người ra
Quyết định tạm giữ.
6 Ghi rõ tang vật,
phương tiện; mô tả chi tiết chủng loại, đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương
tiện, tang vật bị tạm giữ;
7 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
9 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
10 Trường hợp người
Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người
có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết
định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm
giữ.
11 Thủ trưởng của người
ra Quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều
45 Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.
Mẫu quyết định số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /QĐ-KN
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
QUYẾT
ĐỊNH
Khám
người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Xét ……….;4
Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;
Đơn vị ………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Khám người Ông (bà): ………..; Tuổi:
……………;
Nghề nghiệp: …………………;
Địa chỉ: ………………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số…………….;
Cấp ngày ………….. tại ………..;
Quyết định khám người này đã được thông báo
cho Ông (bà) 6 ..................
Việc khám người có người chứng kiến là Ông (bà)
7 …………….;
Nghề nghiệp: ……………;
Địa chỉ: ………………….;
Giấy chứng minh nhân dân số: ………..;
Cấp ngày ……..; tại ……….;
Việc khám người được lập biên bản (kèm theo
Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà):…………. để chấp hành;
2. ………….;
3. …………...
Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng
dấu giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
1 Nếu Quyết định khám người theo thủ tục
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi rõ căn cứ khám
người là Ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm
hành chính.
5 Họ tên người ra
Quyết định khám người;
6 Họ tên người bị
khám.
7 Họ và tên người
chứng kiến
Mẫu quyết định số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /QĐ-KNCGTV-PT
|
A2………,
ngày ….. tháng ……. năm ………
|
QUYẾT
ĐỊNH
Khám
cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính
Căn cứ vào Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;
Xét ……….;4
Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….; Đơn
vị ………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Khám: 6
Chủ nơi bị khám là: Ông(bà)/ Đại diện tổ
chức: 7
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động: …………….; Địa
chỉ: .......................................................... ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD: ………..
Cấp ngày ………. tại ………………….. Lý do: ........................................................................ ;
(Việc khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc
nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm
theo Quyết định này).
Quyết định này được………………………………;
1. Giao cho: Ông/bà/đại diện tổ chức: ………………
để chấp hành;
2. Gửi ……………8;
3…………………..;
Quyết định này gồm ………. trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở:
...................................................................................................................................
1 Nếu Quyết định khám cơ sở gây ô nhiễm
môi trường hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi
cơ quan chủ quản;
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi rõ căn cứ cho
rằng ở nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5 Họ tên người ra
quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
6 Ghi rõ địa điểm bị khám.
7 Nếu không có người
chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là …
8 Trường hợp người
quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người
có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết
định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra quyết định tạm
giữ.
Mẫu quyết định số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-XPHC
|
A2….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Xử
phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về bảo vệ môi trường theo
thủ tục đơn giản
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …. Nghị định số /2009/NĐ-CP
ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường3;
Xét hành vi vi phạm hành chính do …….. thực
hiện;
Tôi,……. 4; Chức vụ: ……… ; Đơn
vị …………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:
Ông (bà)/tổ chức 5: ……..;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..; Địa
chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 6
…………..
Quy định tại điểm ……. khoản …….. Điều …… của
Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết
vụ vi phạm:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức8 …………….để chấp
hành; 2. ………..
Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Nếu Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
5 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Nếu có nhiều hành
vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
8 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
Mẫu quyết định số 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-XPHC
|
A2….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Xử
phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền về bảo vệ môi trường theo thủ
tục đơn giản
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …. Nghị định số /2009/NĐ-CP
ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường3;
Xét hành vi vi phạm do4 …….. thực
hiện;
Tôi,……. 5; Chức vụ: ……… ;
Đơn vị …………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ
tục đơn giản đối với:
Ông (bà)/tổ chức6: ……..;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là:
......... đồng (Ghi bằng chữ………).
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính:7……………..
Hành vi của Ông (bà)/tổ chức ………… đã vi phạm
quy định tại điểm ……….. khoản ……. Điều ……. của Nghị định số /2009/NĐ-CP
ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường8.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết
vụ vi phạm:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được
giao Quyết định xử phạt là ngày …….. tháng …….. năm ………… trừ trường hợp……….9.
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ………… cố tình không chấp hành Quyết định
xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp
ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc
tại điểm thu phạt số …… của Kho bạc Nhà nước …….. 10 trong vòng mười
ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức ………………… có quyền khiếu nại,
khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: …………….để chấp
hành;
2. Kho bạc …………….. để thu tiền phạt;
3. …………………….
Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Nếu Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi họ tên người/đại
diện tổ chức vi phạm.
5 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
6 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
7 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
8 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
9 Ghi rõ lý do.
10 Ghi rõ tên, địa chỉ
Kho bạc.
Mẫu quyết định số 07
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-XPHC
|
A2….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Xử
phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ..…. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường3;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do4
…….. lập hồi ……..giờ ………ngày ……..tháng ……..năm ….....tại …………..;
Tôi,……. 5; Chức vụ: ……… ;
Đơn vị …………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức6: ……..;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là: ………đồng.
(Viết bằng chữ………).
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề:…………….
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính gồm: ...................
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả và thời
hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính:7……………..
Quy định tại điểm …….. khoản ……… Điều ……….
của Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường8.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết
vụ vi phạm:...................................................
4. Buộc công khai thông tin về tình hình ô
nhiễm và vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường,
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường; đăng trên 03 số báo liên
tiếp của Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên ….., như sau (nếu có):
a) Nội dung đăng9:
b) Lý do đăng: theo quy định tại khoản 4 Điều
48 Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được
giao Quyết định xử phạt là ngày …….. tháng …….. năm …… trừ trường hợp được hoãn
chấp hành hoặc …….10.
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức …………
cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào
tài khoản số: …….. của Kho bạc Nhà nước …….. 11 trong vòng mười
ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức ………………… có quyền khiếu nại,
khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
…… tháng ….. năm …….12.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được
gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: …………….để chấp
hành;
2. Kho bạc ………………….. để thu tiền phạt;
3. …………………………….
Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Nếu Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
3 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
4 Ghi họ tên, chức vụ
người lập biên bản.
5 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
6 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
7 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
8 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
9 Nội dung công khai
thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
10 Ghi rõ lý do.
11 Ghi rõ tên, địa chỉ
Kho bạc.
12 Ngày ký Quyết định
hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.
Mẫu quyết định số 08
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-CC
|
A2….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về số ……. ngày ….. tháng …. năm …… của ………..;
Tôi,…………………… 3; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi
hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …… ngày …… tháng …… của …….về
……………..
Đối với ………………………;
Ông (bà)/tổ chức 4: ………..;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
* Biện pháp cưỡng chế:5
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm
chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực
hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
……
Quyết định có ……. trang, được đóng dấu giáp
lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức
……….. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ………………. để ………… 6
2. ………………. để ………… 7
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Nếu Quyết định cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ
quản.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
3 Ghi họ tên, chức vụ
người ra Quyết định cưỡng chế.
4 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
5 Ghi cụ thể biện pháp
cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
6 Nếu biện pháp cưỡng
chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại
ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc
hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
7 Nếu biện pháp cưỡng
chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc
tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho
sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định
được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để
phối hợp thực hiện.
Mẫu quyết định số 09
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-KPHQ
|
A2….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường
hợp không áp dụng xử phạt về bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều ……….3 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Điều ……… Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm
2008;
Căn cứ Điều ……… Nghị định số /2009/NĐ-CP
ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường4;
Vì ……………. 5 nên không áp dụng xử
phạt vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành
chính gây ra,
Tôi,…………………… 6; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do
vi phạm hành chính đối với Ông (bà)/tổ chức 7: ………..;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 8 …………….
Quy định tại điểm ……… khoản ………….. Điều …………
của Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường9.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết
vụ vi phạm:…………………..
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính:
………………………
Hậu quả cần khắc phục là:
Biện pháp để khắc phục hậu quả là:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao
Quyết định là ngày …… tháng …… năm ……… trừ trường hợp …………. 10. Quá
thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng
chế thi hành.
Ông (bà)/tổ chức ………….. có quyền khiếu nại,
khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
…… tháng ….. năm …….11.
Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được
gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:………………… để chấp hành;
2. ………………. ;
3. ……………….
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Nếu Quyết định áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
3 Nếu Quyết định khắc
phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì ghi căn cứ vào Điều 10, nếu
trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56
của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
5 Ghi rõ lý do không
xử phạt.
6 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
7 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
9 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
10 Ghi rõ lý do.
11 Ngày ký Quyết định
hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
Mẫu quyết định số 10
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-TĐCHĐ
|
A1….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Áp
dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …… Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày …. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;
Xét đề nghị của …….3 tại văn bản
số ….. ngày …… tháng ….. năm ……. về việc …………..;
Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra,
Tôi,…………………… 4; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ
hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với tổ
chức 5: ………..;
Lĩnh vực hoạt động: ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường:6 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều
………… của Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với:
….................................................................................................................
Hậu quả vi phạm cần khắc phục ô nhiễm môi
trường là:....................................................
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chậm
nhất là:....................................................
Thời hạn khắc phục ô nhiễm môi trường chậm
nhất là: .....................................................
Điều 2. Tổ chức ………..8 phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực, trừ trường hợp …………9. Quá thời hạn này, nếu tổ chức
……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..10 và các cơ quan có liên
quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của ……… 11 bị
tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình
chỉ theo Quyết định này.
Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
…… tháng ….. năm …….
Quyết định này gồm …….trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được
gửi cho:
1. Tổ chức:………………… để chấp hành;
2. ………………. ;
3. ……………….
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
2 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường;
3 Cơ quan, tổ chức
kiến nghị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 48 Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường;
4 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
5 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;
6 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
8 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ.
9 Ghi rõ lý do.
10 Tên huyện nơi có cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;
11 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.
Mẫu quyết định số 11
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP …
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-DD
|
A1….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Áp
dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vi
phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên
nhiên và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ……. (nếu thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố
(nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh)….. tại các văn bản số …. ngày …… tháng …..
năm ……. về việc …………..;
Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra,
Tôi,…………………… 3; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng hình thức buộc di dời do vi
phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư/khu bảo tồn thiên
nhiên/cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với tổ chức4:
………..;
Lĩnh vực hoạt động: ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường:5 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều
………… của Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với:
…...................................................................................................................
Thời hạn di dời là: ………… (năm/tháng/ngày), kể
từ ngày …… tháng …… năm ……….
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và
khắc phục hậu quả vi phạm khác sau khi di dời (nếu có) là:
Điều 2. Tổ chức ………..7 phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực, trừ trường hợp …………8. Quá thời hạn này, nếu tổ chức
……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..9 và các cơ quan có liên
quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ……… 10.
Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
…… tháng ….. năm …….
Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được
gửi cho:
1. Tổ chức:………………… để chấp hành;
2. ………………. ;
3. ……………….
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
2 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường;
3 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
4 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;
5 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
6 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
7 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;
8 Ghi rõ lý do.
9 Tên huyện nơi có cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;
10 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời;
Mẫu quyết định số 12
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP ……
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-DD
|
A1….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Áp
dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………. Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ……. (nếu thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố
(nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh)….. tại các văn bản số ….. ngày …… tháng
….. năm ……. về việc …………..;
Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra,
Tôi,…………………… 3; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng hình thức cấm hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với tổ chức 4: ………..;
Lĩnh vực hoạt động: ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường:5 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều
………… của Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với:
…...................................................................................................................
Thời gian cấm hoạt động, kể từ ngày ……tháng
……năm……….
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và
khắc phục hậu quả vi phạm khác sau khi bị cấm hoạt động (nếu có) là:......................................................................................................................................
Điều 2. Tổ chức ………..7 phải nghiêm
chỉnh chấp hành Quyết định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này
có hiệu lực, trừ trường hợp …………8. Quá thời hạn này, nếu tổ chức
……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..9 và các cơ quan có liên
quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ……… 10.
Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
…… tháng ….. năm …….
Quyết định này gồm …….trang, được đóng dấu
giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được
gửi cho:
1. Tổ chức:………………… để chấp hành;
2. ………………. ;
3. ……………….
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
2 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường;
3 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
4 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.
5 Nếu có nhiều hành vi
thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
6 Ghi cụ thể từng điều,
khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
7 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;
8 Ghi rõ lý do.
9 Tên huyện nơi có cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;
10 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt động.
Mẫu quyết định số 13
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-CC
|
A1….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Cưỡng
chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt
động, buộc di dời2
Căn cứ khoản 2 Điều 52 Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Để đảm bảo thi hành Quyết định áp dụng hình
thức cấp hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời đối với cơ sở……..
số …….. ngày …… tháng ….. năm ……. của ………;3
Tôi,…………………… 4; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc
di dời số .…..ngày……tháng…..năm ……. của ……… về …………
Đối với: ………..;
Ông (bà)/tổ chức5: ………………;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành
lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
* Biện pháp cưỡng chế:6
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm
chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực
hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
……….
Quyết định có………..trang, được đóng dấu giáp
lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức
…………… để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ………………. để ………….7
2. ………………. để ………….8
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
2 Cưỡng chế đối với
quyết định nào thì ghi quyết định đó.
3 Ghi rõ tên cơ sở bị
cưỡng chế, số quyết định áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di
dời, cấm hoạt động.
4 Ghi họ tên, chức vụ
người ra Quyết định cưỡng chế.
5 Nếu là tổ chức ghi
họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Ghi cụ thể biện pháp
cưỡng chế căn cứ Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
7 Nếu biện pháp cưỡng
chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại
ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc
hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
8 Nếu biện pháp cưỡng
chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây
hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì
Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc
cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
Mẫu quyết định số 14
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: /QĐ-TĐCHĐ
|
A1….. ,
ngày ….. tháng …. năm ….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Áp
dụng biện pháp cưỡng chế buộc di dời, áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động,
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 48 Nghị định
số /2009/NĐ-CP ngày …..tháng……năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;
Để đảm bảo thi hành Quyết định Áp dụng hình
thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với ….. số
…..ngày……tháng…..năm ……. của …………..;
Xét đề nghị của ……. 3 tại văn bản
số …..ngày……tháng…..năm ……. về việc …………..;
Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra,
Tôi,………………… 4; Chức vụ:
…………….. ;
Đơn vị …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi
hành Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời và áp dụng hình thức tạm thời
đình chỉ hoạt động đối với tổ chức 5: ………..;
Lĩnh vực hoạt động: ………..;
Địa chỉ: ……………………..;
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;
Cấp ngày …………….tại …………..;
1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết
định áp dụng hình thức buộc di dời số ….. ngày …… tháng ….. năm ……. của ………….
về ……...
…..6
2. Áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt
động
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Nghị định số
/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hậu quả vi phạm cần khắc phục ô nhiễm môi
trường là: ...................................................
Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường là:
..............................................................
Thời hạn khắc phục ô nhiễm môi trường chậm
nhất là: .....................................................
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..7 và các cơ quan có liên
quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của …… 8
bị tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình
chỉ theo Quyết định này.
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:……… phải nghiêm chỉnh
thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các
biện pháp cưỡng chế.
Tổ chức ……. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối
với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
……
Quyết định có …….trang, được đóng dấu giáp
lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức
………. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ……………để ……….9
2 ……………để ………. 10.
|
Người ra quyết định
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
1 Ghi địa danh hành
chính cấp tỉnh.
2 Ghi cụ thể điều, khoản
của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường;
3 Cơ quan, tổ chức
kiến nghị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 48 Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường;
4 Họ tên người ra
Quyết định xử phạt.
5 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.
6 Ghi cụ thể biện pháp
cưỡng chế căn cứ Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
7 Tên huyện nơi có cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;
8 Tên cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.
9 Nếu biện pháp cưỡng
chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại
ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc
hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
10 Nếu biện pháp cưỡng
chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây
hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì
Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc
cưỡng chế để phối hợp thực hiện.