HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2016/NQ-HĐND
|
Lâm
Đồng, ngày 08 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ
VÀ LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 7241/TTr-UBND ngày
18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết
quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các loại phí và lệ phí thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức
thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực, các quy định
sau sẽ hết hiệu lực thi hành:
1. Nghị quyết số 101/2014/NQ-HĐND
ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định
danh mục, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí thuộc thẩm
quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
2. Nghị quyết số 121/2014/NQ-HĐND
ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí sử dụng
đường bộ đối với xe mô tô; phí tham gia đấu giá quyền khai
thác khoáng sản; phí vệ sinh và bổ sung mức
thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng một số loại lệ phí tại
Nghị quyết số 101/2014/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2014 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
3. Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND ngày
02 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức
thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí
cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
4. Nghị quyết số 124/2009/NQ-HĐND
ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc miễn lệ
phí hộ tịch cho người Lào di cư sang Việt Nam đã được cấp phép cư trú ổn định
và có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng Khóa IX, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- TTTU, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa IX;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trang TTĐT HĐND tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Trần Đức Quận
|
QUY ĐỊNH
MỨC THU, NỘP VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
CÁC KHOẢN PHÍ
Điều 1. Phí
bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân là
chủ cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng
giống đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu
dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Đối với bình tuyển, công nhận cây
mẹ, cây đầu dòng: 3.000.000 đồng/lần;
b) Đối với bình tuyển, công nhận vườn
giống cây lâm nghiệp, rừng giống: 7.500.000 đồng/lần.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi tiền phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp
ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Thông
tư số 156/2013/TT-BTC).
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 2. Phí sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân được
phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh
doanh theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng
lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản
lý lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Đối với xe:
Nội
dung
|
Mức
thu (đồng/xe/lần)
|
Ban
ngày
|
Ban
đêm
|
- Xe ba bánh, xe taxi
|
3.000
|
4.000
|
- Xe dưới 12 ghế ngồi; xe tải có trọng
tải dưới 02 tấn
|
10.000
|
15.000
|
- Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
xe tải có trọng tài từ 02 tấn đến dưới 04 tấn
|
15.000
|
20.000
|
- Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải
có trọng tải từ 4 tấn trở lên
|
20.000
|
30.000
|
b) Đối với người sản xuất, kinh
doanh: 20.000 đồng/ngày, đêm.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Định kỳ 05 ngày/lần, tổ chức thu
phí phải gửi tiền phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc
nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu
phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 3. Phí
thăm quan di tích lịch sử, bảo tàng
1. Người nộp phí: Người vào thăm quan
tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng và Khu di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.
2. Tổ chức thu phí: Bảo tàng tỉnh Lâm
Đồng.
3. Mức thu phí được áp dụng thống nhất
đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan như sau:
a) Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng: 15.000 đồng/người/lần;
b) Khu di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt:
10.000 đồng/người/lần.
4. Miễn phí thăm quan đối với:
a) Trẻ em;
b) Người khuyết tật đặc biệt.
5. Giảm 50% phí thăm quan đối với:
a) Người khuyết tật nặng;
b) Người cao tuổi;
c) Các đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hóa. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng
thụ văn hóa thì chỉ cần có giấy xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.
Người thuộc hai hay cả ba điểm a, b,
c nêu trên thì cũng chỉ được giảm 50% phí thăm quan.
6. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Định kỳ 05 ngày/lần, tổ chức thu
phí phải gửi tiền phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc
nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
7. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 50% tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí; nộp 50%
tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện
hành.
Điều 4. Phí thẩm
định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu
lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân nộp
hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ
thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Cấp lần đầu (cấp mới): 2.500.000 đồng/lần.
b) Cấp đổi, cấp lại: 1.250.000 đồng/lần.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, cơ quan thu phí phải gửi tiền phí đã thu vào Tài
khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 5. Phí thư
viện
1. Người nộp phí: Cá nhân cần cung cấp
các dịch vụ tra tìm vốn tài liệu của các thư viện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Các thư viện thuộc
tỉnh, huyện, thành phố.
3. Mức thu phí:
a) Phí thẻ mượn, thẻ đọc:
- Trẻ em: 10.000 đồng/thẻ/năm;
- Học sinh, sinh viên: 20.000 đồng/thẻ/năm;
- Các đối tượng còn lại: 30.000 đồng/thẻ/năm.
b) Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện,
phòng đọc tài liệu quý hiếm và các phòng đọc đặc biệt khác:
- Trẻ em: 30.000 đồng/thẻ/năm;
- Người lớn: 100.000 đồng/thẻ/năm.
4. Miễn phí thư viện đối với người
khuyết tật đặc biệt.
5. Giảm 50% phí thư viện đối với:
a) Người khuyết tật nặng;
b) Các đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hóa. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng
thụ văn hóa thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi đối tượng cư trú.
6. Kê khai, nộp
phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu phí phải gửi tiền phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản phí mở tại Kho bạc
nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
7. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 100% tiền phí thu được để chi cho công
tác thu phí và hoạt động của thư viện.
Điều 6. Phí thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân
khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường của các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Chi cục Bảo vệ
môi trường tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu:
Đơn vị:
triệu đồng/báo cáo
Nội
dung
|
Tổng mức vốn đầu tư
|
Đến
50 tỷ đồng
|
Từ
trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
|
Từ
trên 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng
|
Từ
trên 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng
|
Trên
500 tỷ đồng
|
- Nhóm 1: Dự án xử lý chất thải và
cải thiện môi trường
|
5,0
|
6,5
|
12,0
|
14,0
|
17,0
|
- Nhóm 2: Dự án công trình dân dụng
|
6,9
|
8,5
|
15,0
|
16,0
|
25,0
|
- Nhóm 3: Dự án hạ tầng kỹ thuật
|
7,5
|
9,5
|
17,0
|
18,0
|
25,0
|
- Nhóm 4: Dự án nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản
|
7,8
|
9,5
|
17,0
|
18,0
|
24,0
|
- Nhóm 5: Dự án giao thông
|
8,1
|
10,0
|
18,0
|
20,0
|
25,0
|
- Nhóm 6: Dự án công nghiệp
|
8,4
|
10,5
|
19,0
|
20,0
|
26,0
|
- Nhóm 7: Dự án khác (không thuộc
nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6 nêu trên)
|
5,0
|
6,0
|
10,8
|
12,0
|
15,6
|
b) Thẩm định bổ sung hoặc thẩm định lại:
Mức thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện
công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu
phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 7. Phí thẩm
định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bổ sung
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân khi
nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án cải tạo, hồi
phục môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của các dự án
đầu tư theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Chi cục Bảo vệ
môi trường tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu:
Tổng
vốn đầu tư
|
Mức
thu
(đồng/phương án)
|
- Đến 50 tỷ đồng
|
8.400.000
|
- Trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
|
10.500.000
|
- Trên 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng
|
19.000.000
|
- Trên 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng
|
20.000.000
|
- Trên 500 tỷ đồng
|
26.000.000
|
b) Thẩm định bổ sung hoặc thẩm định lại:
Mức thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp
ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 8. Phí thẩm
định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Người nộp phí: Tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
2. Tổ chức thu phí: Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu:
Nội
dung
|
Mức
thu
(đồng/hồ sơ)
|
- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
|
|
+ Diện tích dưới 100 m2
|
100.000
|
+ Diện tích từ 100 m2 đến
dưới 300 m2
|
200.000
|
+ Diện tích từ 300 m2 đến
dưới 500 m2
|
300.000
|
+ Diện tích từ 500 m2 đến
dưới 1.000 m2
|
500.000
|
+ Diện tích từ 1.000 m2
đến dưới 3.000 m2
|
700.000
|
+ Diện tích trên 3.000 m2
|
1.000.000
|
- Đối với tổ chức:
|
|
+ Diện tích dưới 100 m2
|
200.000
|
+ Diện tích từ 100 m2 đến
dưới 300 m2
|
400.000
|
+ Diện tích từ 300 m2 đến
dưới 500 m2
|
600.000
|
+ Diện tích từ 500 m2 đến
dưới 1.000 m2
|
900.000
|
+ Diện tích từ 1.000 m2
đến dưới 3.000 m2
|
1.200.000
|
+ Diện tích từ 3.000 m2 đến
dưới 10.000 m2
|
1.500.000
|
+ Diện tích từ 1 ha đến dưới 10 ha
|
2.000.000
|
+ Diện tích từ 10 ha đến dưới 50 ha
|
3.000.000
|
+ Diện tích từ 50 ha đến dưới 100
ha
|
5.000.000
|
+ Diện tích từ 100 ha đến dưới 500
ha
|
6.300.000
|
+ Diện tích trên 500 ha
|
7.500.000
|
b) Trường hợp cấp đổi, cấp lại hồ sơ:
Mức thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Miễn thu phí đối với các trường hợp:
a) Cấp quyền sử dụng đất lần đầu đối
với cá nhân, tổ chức đang sử dụng ổn định;
b) Cấp đổi theo chủ trương của Nhà nước;
c) Cấp đổi do điều chỉnh diện tích đối
với trường hợp Nhà nước thu hồi đất; hiến đất để xây dựng các công trình công cộng,
phúc lợi xã hội.
5. Giảm 50% phí thẩm định hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các đối tượng được ưu đãi theo Pháp lệnh
người có công; hộ nghèo và hộ cận nghèo.
6. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền
phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho
bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 90% tiền phí thu được để phục vụ công
tác thu phí; nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà
nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 9. Phí thẩm
định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân nộp
hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định đề án, báo cáo thăm dò,
đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu (mới):
- Đối với báo cáo kết quả thi công giếng
thăm dò có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm: 400.000 đồng/đề án,
báo cáo;
- Đối với báo cáo kết quả thăm dò có
lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm:
1.100.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối với báo cáo kết quả thăm dò có
lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm:
2.600.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối với báo cáo kết quả thăm dò có
lưu lượng nước từ 1.000m3
đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 5.000.000 đồng/đề án, báo cáo;
b) Thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức
thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
c) Thẩm định cấp lại: Mức thu bằng
30% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 10. Phí thẩm
định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân nộp
hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu: 1.400.000 đồng/hồ
sơ.
b) Thẩm định gia hạn, bổ sung:
700.000 đồng/hồ sơ.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 11. Phí thẩm
định đề án khai thác, sử dụng nước mặt
1. Người nộp
phí: Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm
định đề án khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu (mới):
- Đề án khai thác, sử dụng nước mặt
các mục đích khác với lưu lượng nước dưới 500 m3/ngày đêm: 600.000 đồng/đề
án;
- Đề án khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3 đến dưới 0,5 m3/giây;
hoặc để phát điện với công suất từ 50
kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3
đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 1.800.000 đồng/đề án;
- Đồ án khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3 đến dưới 1 m3/giây;
hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000
kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3 đến dưới
20.000 m3/ngày đêm: 4.400.000 đồng/đề án;
- Đề án khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục
đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3 đến dưới 50.000 m3/ngày
đêm: 8.400.000 đồng/đề án.
b) Thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức
thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
c) Thẩm định cấp lại: Mức thu bằng
30% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 12. Phí thẩm
định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân
khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định đề án xả nước thải
vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí:
a) Thẩm định đề án xả nước thải vào
nguồn nước: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
b) Thẩm định đề án xả nước thải vào
công trình thủy lợi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Thẩm định lần đầu (mới):
- Đề án có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày
đêm: 600.000 đồng/đề án;
- Đề án có lưu lượng nước từ 100m3
đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.800.000 đồng/đề án;
- Đề án có lưu lượng nước từ 500 m3
đến dưới 2.000 m3/ngày đêm: 4.400.000 đồng/đề án;
- Đề án có lưu lượng nước từ 2.000 m3
đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 8.400.000 đồng/đề án;
- Đề án có lưu lượng nước từ trên
10.000 m3 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động
nuôi trồng thủy sản: 11.600.000 đồng/đề án;
- Đề án lưu lượng nước từ trên 20.000
m3 đến dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng
thủy sản: 14.600.000 đồng/đề án.
b) Thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức
thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu.
c) Thẩm định cấp lại: Mức thu bằng
30% mức thu thẩm định lần đầu.
4. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày
thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp
100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước
hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do
ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước.
Điều 13. Phí
khai thác và sử dụng tài liệu đất đai
1. Người nộp phí: Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
Loại
tài liệu
|
Đơn
vị tính
|
Thông
tin dạng giấy
|
Thông
tin dạng số
|
a) Cung cấp trực tiếp:
|
|
|
|
- Hồ sơ tài liệu
|
đồng/01
trang
|
39.000
|
32.000
|
- Các loại bản đồ
|
đồng/01
mảnh
|
95.000
|
78.000
|
- Hồ sơ khác
|
đồng/10
thửa
|
46.000
|
-
|
b) Cung cấp qua đường bưu điện,
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử:
|
|
|
|
- Hồ sơ tài liệu
|
đồng/01
trang
|
41.000
|
34.000
|
- Các loại bản đồ
|
đồng/01
mảnh
|
100.000
|
82.000
|
- Hồ sơ khác
|
đồng/10
thửa
|
48.000
|
-
|
- Mức tính phí khai thác hồ sơ tài liệu
tính cho 01 trang, mỗi trang tăng thêm tính bằng 0,11;
- Mức tính phí khai thác các loại bản
đồ tính cho 01 mảnh, mỗi mảnh tăng thêm tính bằng 0,11;
- Mức tính phí khai thác các loại hồ
sơ khác tính cho 10 thửa, nếu số thửa thay đổi thì mức
tính theo tỷ lệ thuận với mức phí nêu trên;
- Mức thu phí nêu trên tối đa không
quá 300.000 đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ,
tài liệu).
4. Miễn thu phí đối với các trường hợp:
a) Trường hợp cung cấp dữ liệu đất
đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp
của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp
dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ
quan;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ
quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân
các cấp được cung cấp dữ liệu đất đai để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về đất đai.
5. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 90% tiền phí thu được để chi cho công tác thu phí; nộp 10%
tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện
hành.
Điều 14. Phí
cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Đối với tổ chức: 35.000 đồng/trường
hợp.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
25.000 đồng/trường hợp.
4. Miễn thu phí đối với các trường hợp:
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp văn bản
chứng nhận nội dung đăng ký trong trường hợp đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên;
b) Chấp hành viên yêu cầu cung cấp
thông tin về tài sản kê biên;
c) Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm
phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng;
d) Chỉnh lý thông tin về khách hàng
thường xuyên sau khi đã được cấp mã số khách hàng thường
xuyên.
5. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản phí chờ nộp
ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 90% tiền phí thu được để chi cho công
tác thu phí; nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân
sách nhà nước hiện hành.
Điều 15. Phí
đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân
yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu phí: Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu phí:
a) Đối với tổ chức:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm: 100.000 đồng/hồ
sơ;
- Đăng ký văn bản thông báo về việc xử
lý tài sản bảo đảm: 85.000 đồng/hồ sơ;
- Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch
bảo đảm đã đăng ký: 70.000 đồng/hồ sơ;
- Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm:
25.000 đồng/hồ sơ.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Nội
dung
|
Mức
thu (đồng/hồ sơ)
|
Tại
các phường, thị trấn
|
Tại
các xã
|
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
|
60.000
|
40.000
|
- Đăng ký văn bản thông báo về việc
xử lý tài sản bảo đảm
|
50.000
|
30.000
|
- Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký
|
40.000
|
20.000
|
- Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm
|
20.000
|
15.000
|
4. Miễn thu phí đối với các trường hợp:
a) Cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký
giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh;
b) Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội
dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của Đăng ký
viên;
c) Thông báo việc kê biên tài sản thi
hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xóa thông báo việc kê biên.
5. Kê khai, nộp phí:
a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp
phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào
Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức
thu phí được để lại 90% tiền phí thu được để chi cho công tác thu phí; nộp 10%
tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện
hành.
Chương II
CÁC KHOẢN LỆ PHÍ
Điều 16. Lệ phí
đăng ký cư trú
1. Người nộp lệ phí: Người đăng ký cư
trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ phí: Công an các
huyện, thành phố; công an xã, phường, thị trấn.
3. Mức thu lệ phí:
Nội
dung công việc
|
Mức
thu
|
Tại
các phường
|
Tại
các khu vực khác
|
- Cấp lại, đổi sổ hộ khẩu; sổ
tạm trú
|
20.000
đồng/lần đăng ký
|
10.000
đồng/lần đăng ký
|
- Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên
đường phố, số nhà
|
10.000
đồng/lần cấp
|
5.000
đồng/lần cấp
|
- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ
hộ khẩu, sổ tạm trú
|
8.000
đồng/lần đính chính
|
4.000
đồng/lần đính chính
|
4. Miễn thu lệ phí đối với các trường
hợp:
a) Đăng ký cấp sổ hộ khẩu, cấp sổ tạm
trú lần đầu;
b) Công dân là bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng
chính sách như thương binh; bệnh binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình
nghèo; công dân thường trú thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban
Dân tộc;
c) Đính chính lại địa chỉ do Nhà nước
quy định thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số
nhà;
d) Xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm
trú.
5. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản lệ phí
chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu lệ phí theo chế
độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 17. Lệ phí
cấp chứng minh nhân dân
1. Người nộp lệ phí: Người được cơ
quan công an cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ phí: Công an các
huyện, thành phố.
3. Mức thu lệ phí (không bao gồm tiền
ảnh) đối với trường hợp cấp lại, cấp đổi:
a) Các phường thuộc thành phố: 9.000
đồng/lần cấp.
b) Các xã, thị trấn: 4.000 đồng/lần cấp.
4. Miễn thu lệ phí đối với các trường
hợp:
a) Công dân dưới 16 tuổi đề nghị cấp
mới, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân;
b) Cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà
nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
c) Cấp mới, cấp đổi, cấp lại chứng
minh nhân dân cho công dân là bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con
dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính
sách như thương binh; bệnh binh; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của
pháp luật;
d) Cấp mới, cấp đổi, cấp lại chứng
minh nhân dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương
tựa;
e) Cấp đổi chứng minh nhân dân khi có
sai sót về thông tin trên chứng minh nhân dân do lỗi của cơ quan quản lý chứng
minh nhân dân.
5. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước
vào Tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức
thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 18. Lệ phí
hộ tịch
1. Người nộp lệ phí: Người được cơ
quan có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp
luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ
phí: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Sở
Tư pháp.
3. Mức thu lệ
phí:
a) Đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn:
- Khai sinh quá hạn; đăng ký lại khai
sinh: 8.000 đồng/trường hợp;
- Khai tử quá hạn; đăng ký lại khai tử:
8.000 đồng/trường hợp;
- Kết hôn, đăng ký lại kết hôn:
30.000 đồng/trường hợp;
- Nhận cha, mẹ, con: 15.000 đồng/trường
hợp;
- Cấp bản sao trích lục hộ tịch:
3.000 đồng/bản sao;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người
chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch: 15.000 đồng/trường hợp;
- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân: 15.000 đồng/trường hợp;
- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ
tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
8.000 đồng/trường hợp;
- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác: 8.000 đồng/trường
hợp.
b) Đăng ký tại Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố:
- Khai sinh; khai sinh quá hạn; đăng
ký lại khai sinh: 75.000 đồng/trường hợp;
- Khai tử; khai tử quá hạn; đăng ký lại
khai tử: 75.000 đồng/trường hợp;
- Kết hôn, đăng ký lại kết hôn:
1.500.000 đồng/trường hợp;
- Giám hộ: 75.000 đồng/trường hợp;
- Nhận cha, mẹ, con: 1.500.000 đồng/trường
hợp;
- Cấp bản sao trích lục hộ tịch:
8.000 đồng/bản sao;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người
chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc: 28.000 đồng/trường hợp;
- Ghi vào Sổ hộ
tịch việc thay đổi hộ tịch của công dân Việt Nam đã được
giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài: 75.000 đồng/trường hợp;
- Xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch
các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác: 75.000 đồng/trường hợp.
c) Đăng ký tại Sở Tư pháp: Cấp bản sao trích lục hộ tịch: 8.000 đồng/bản sao.
4. Miễn thu lệ phí đối với các trường
hợp:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc
gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn,
giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Người Lào di cư sang Việt Nam đã
được cấp giấy phép cư trú ổn định và có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam
theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản lệ phí
chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức
thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 19. Lệ phí
cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người nộp lệ phí: Người sử dụng
lao động khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy
phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao
động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ phí: Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được
cấp giấy phép.
3. Mức thu lệ phí:
a) Cấp mới: 1.000.000 đồng/giấy phép.
b) Cấp lại: 800.000 đồng/giấy phép.
4. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản lệ phí
chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu lệ phí theo chế
độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 20. Lệ phí
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất:
1. Người nộp lệ phí: Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ phí: Văn phòng Đăng
ký đất đai tỉnh Lâm Đồng.
3. Mức thu lệ phí:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Nội
dung
|
Mức
thu
|
Tại
các phường
|
Tại
các xã, thị trấn
|
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
|
|
|
+ Cấp lần đầu (cấp mới)
|
100.000
đồng/giấy
|
50.000
đồng/giấy
|
+ Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng
nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào
giấy chứng nhận
|
50.000
đồng/lần cấp
|
25.000
đồng/lần cấp
|
- Trường hợp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có
nhà và tài sản khác gắn liền với đất):
|
|
|
+ Cấp lần đầu (cấp mới)
|
25.000
đồng/giấy
|
10.000
đồng/giấy
|
+ Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng
nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận
|
20.000
đồng/lần cấp
|
10.000
đồng/lần cấp
|
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất
đai
|
25.000
đồng/lần
|
10.000
đồng/lần
|
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản,
số liệu hồ sơ địa chính
|
15.000
đồng/ lần
|
10.000
đồng/lần
|
b) Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo:
- Cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 500.000 đồng/giấy;
- Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác
gắn liền với đất): 100.000 đồng/giấy;
- Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng
nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào
giấy chứng nhận: 50.000 đồng/lần cấp;
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất
đai: 30.000 đồng/lần;
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản,
số liệu hồ sơ địa chính: 30.000 đồng/lần.
4. Miễn thu lệ phí đối với:
a) Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định
88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất có hiệu lực thi hành mà có nhu cầu cấp đổi lại giấy chứng nhận;
b) Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn;
hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ tại các phường, thị trấn;
các đối tượng ưu đãi theo Pháp lệnh người có công đối với cách mạng.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại
các phường thuộc thành phố được cấp giấy chứng nhận ở nông
thôn thì không được miễn lệ phí.
6. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước
vào Tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số
156/2013/TT-BTC .
7. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu lệ phí theo chế
độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 21. Lệ phí
cấp giấy phép xây dựng
1. Người nộp lệ phí: Người xin cấp giấy
phép xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổ chức thu lệ phí: Sở Xây dựng tỉnh
Lâm Đồng; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Mức thu lệ phí:
a) Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng
lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép):
- Cấp mới: Tại các phường: 80.000 đồng/giấy
phép; tại các xã, thị trấn: 50.000 đồng/giấy phép;
- Gia hạn giấy phép: Tại các phường:
20.000 đồng/giấy phép; tại các xã, thị trấn: 10.000 đồng/giấy phép;
b) Cấp giấy phép xây dựng các công
trình khác:
- Cấp mới: 200.000 đồng/giấy phép.
- Gia hạn giấy phép: 50.000 đồng/giấy
phép.
4. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản lệ phí
chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán
năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số
156/2013/TT-BTC .
5. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức
thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 22. Lệ phí
đăng ký kinh doanh
1. Người nộp lệ
phí: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập,
bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập; cơ sở văn hóa thông tin trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức thu lệ phí: Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Lâm Đồng; Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố.
3. Mức thu lệ phí:
a) Hợp tác xã;
cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập;
cơ sở văn hóa thông tin do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đăng ký kinh
doanh: 100.000 đồng/lần cấp;
b) Liên hiệp hợp
tác xã; cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân,
dân lập; cơ sở văn hóa thông tin do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng ký
kinh doanh: 200.000 đồng/lần cấp;
c) Chứng nhận đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh: 30.000 đồng/lần (chứng nhận hoặc thay đổi);
d) Cấp bản sao đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh
doanh: 3.000 đồng/bản;
e) Cung cấp thông tin về đăng ký kinh
doanh: 15.000 đồng/lần cung cấp.
4. Miễn thu lệ phí cung cấp thông tin
về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan quản lý nhà nước.
5. Kê khai, nộp lệ phí:
a) Người nộp lệ phí thực hiện kê
khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.
b) Trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức
thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu của tháng trước vào Tài khoản lệ phí
chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
c) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê
khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
6. Quản lý lệ phí: Tổ chức thu lệ phí
nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức
thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước./.