UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2513/HD-STNMT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHO PHÒNG TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC QUẬN, HUYỆN VÀ THỊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Thực hiện Quyết định số 4166/QĐ-UBND của UBND
thành phố ngày 07/6/2014 về việc phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ văn bản số 2239/TCMT-KSON ngày
26/12/2013 của Tổng cục Môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ văn bản số 7169/UBND-KT ngày
18/9/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc
triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở sản xuất
có sử dụng nước sạch tập trung trên địa
bàn thành phố;
Căn cứ văn bản số 2862/UBND-KT ngày
04/5/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp;
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hướng
dẫn việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tới phòng Tài
nguyên và Môi trường các quận, huyện và thị xã như sau:
A. QUY ĐỊNH
CHUNG
I. Các căn cứ pháp lý
1- Nghị định
số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải;
2- Thông tư liên tịch số
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ: Tài chính - Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 25/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải;
3- Thông tư 06/2013/TT-BTNMT ngày
07/5/2013 ban hành danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa
kim loại nặng phục vụ tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
4- Quyết định số 4166/QĐ-UBND ngày 07/8/2014 của UBND Thành phố về việc phân cấp thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
5- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố về việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt;
II. Giải thích cụm từ
viết tắt
1- Nghị định
số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải gọi tắt là: Nghị định 25.
2- Thông tư liên tịch số
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ: Tài chính - Tài nguyên và
Môi trường gọi tắt là: Thông tư liên tịch 63
3- Thông tư 06/2013/TT-BTNMT ngày
07/5/2013 ban hành danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa
kim loại nặng phục vụ tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gọi tắt là: Thông
tư 06
4- Quyết định số 4166/QĐ-UBND ngày 07/8/2014 của UBND Thành phố về việc phân cấp thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
gọi tắt là: Quyết định 4166;
5- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố về việc
thu phí B VMT đối với nước thải sinh hoạt gọi tắt là: Quyết định 45.
6- Phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp gọi tắt là : phí nước thải công nghiệp.
7- Phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải sinh hoạt gọi tắt là: phí nước thải sinh hoạt
8- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp gọi tắt là: Tờ khai nộp phí
9- Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất,
chế biến có nước thải chứa kim loại nặng phục vụ tính phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải, gọi tắt là: Danh mục
III. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng thu phí:
1- Phí nước thải công nghiệp áp dụng
thu đối với nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy
sản thải ra ngoài môi trường; thuộc tất cả thành phần kinh tế hoạt động trên địa
bàn Thành phố, không phân biệt cơ sở sản xuất
đã có hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải và nguồn nước cấp phục vụ cho
hoạt động sản xuất.
2- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến quy
định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch 63 sử
dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch phải nộp phí nước thải công
nghiệp, không thuộc đối tượng nộp phí nước thải sinh hoạt.
3- Các khu, cụm công nghiệp đã có hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung thì phí nước thải công nghiệp áp dụng
thu đối với toàn bộ lượng nước thải của khu, cụm công nghiệp sau khi đã được xử
lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung và trước khi xả thải vào môi trường
tiếp nhận.
4- Các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung hoặc đã có nhưng chưa hoạt động thì
phí nước thải áp dụng thu đối với từng cơ sở sản xuất hiện đang hoạt động trong
khu, cụm công nghiệp.
5- Các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến
nằm trong khu, cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động
nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công
nghiệp thì phải nộp phí nước thải công nghiệp.
6- Nước thải từ cơ sở sản xuất, cơ sở
chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm
tập trung; cơ sở nuôi trồng thủy sản: theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư
liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC- BTNMT thì thuộc đối tượng chịu phí BVMT đối với
nước thải công nghiệp. Đối với những cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có quy mô hộ
gia đình, không đủ tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo
quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang
trại, nếu không có đủ căn cứ để xác định lượng nước thải trung bình trong năm
tính phí thì áp dụng như đối với trường hợp
được quy định đóng phí cố định 1.500.000 đồng 01 lần/năm.
7- Đối với cơ sở sản xuất, cơ sở chế
biến hoạt động theo mùa vụ thì việc xác định lượng nước thải trung bình trong
năm tính phí (trên hay dưới 30m3/ngày đêm) phục vụ cho việc phân loại
đối tượng nộp phí cố định hay bao gồm cả phí biến đổi (theo quy định Khoản 2 Điều
6 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT) được tính bằng tổng lượng nước
thải thải ra trong cả năm chia cho 365 ngày.
8- Nước thải phát sinh từ hoạt động
văn phòng, hoạt động phí sản xuất khác trong các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến
cũng thuộc đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ không kèm theo hoạt động sản xuất, chế biến thì thuộc đối tượng
chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều
1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT- BTC-BTNMT.
B. QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
I- Đối tượng nộp phí
nước thải công nghiệp (Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch 63): Đối tượng chịu
phí nước thải công nghiệp là nước thải thải ra môi trường từ:
1- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến:
nông sản, lâm sản, thủy sản;
2- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực
phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
3- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc,
gia cầm tập trung;
4- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
5- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp
trong các làng nghề;
6- Cơ sở: thuộc da, tái chế da;
7- Cơ sở: khai thác, chế biến khoáng sản;
8- Cơ sở: dệt, nhuộm, may mặc;
9- Cơ sở sản xuất: giấy, bột giấy, nhựa,
cao su;
10- Cơ sở sản xuất: phân bón, hóa chất,
dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
11- Cơ sở: cơ khí, luyện kim, gia công
kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
12- Cơ sở sản xuất: linh kiện, thiết bị
điện, điện tử;
13- Cơ sở: sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu
cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
14- Nhà máy cấp nước sạch;
15- Hệ thống xử lý nước thải tập trung
khu, cụm công nghiệp, khu đô thị (trừ các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật);
16- Cơ sở sản xuất công nghiệp khác.
II- Đối tượng không
phải nộp phí nước thải công nghiệp (Khoản 2, Thông tư liên tịch 63)
1- Nước thải từ bể biogas của các cơ sở
chăn nuôi dùng để tưới cây trong phạm vi khuôn viên của cơ sở.
2- Nước thải từ cơ sở sản xuất nằm
trong khu, cụm công nghiệp; xả nước thải vào trạm xử lý nước thải công nghiệp tập
trung và trạm đã đi vào hoạt động.
3- Nước tuần hoàn từ cơ sở sản xuất sử
dụng quay vòng tuần hoàn trở lại trong quy trình công nghệ hoặc làm mát thiết bị,
không xả ra ngoài môi trường.
4- Nước làm mát thiết bị, máy móc
không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng với các nguồn thải khác.
5- Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
III - Danh mục lĩnh vực,
ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng phục vụ tính phí nước
thải công nghiệp
1- Thuộc da, tái chế da;
2- Khai thác than; khai thác, chế biến
khoáng sản kim loại;
3- Nhuộm vải,
sợi;
4- Sản xuất hóa chất;
5- Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại,
chế tạo máy, phụ tùng;
6- Sản xuất linh kiện, thiết bị, điện,
điện tử;
7- Tái chế kim loại; tái chế chất thải
luyện kim, chất thải công nghiệp khác;
8- Phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
9- Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
tập trung (có tiếp nhận nước thải từ cơ sở thuộc lĩnh vực, ngành sản xuất, chế
biến nằm trong Danh mục này)
IV - Mức tính phí nước
thải công nghiệp
1 - Đối với các cơ sở có hai lượng nước thải phát sinh từ 30 m3/ngày
đêm trở lên:
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn người nộp phí kê khai, nộp phí nước
thải công nghiệp định kỳ hàng quý theo công thức tính phí quy định tại Khoản 2,
Điều 5, Thông tư liên tịch 63, sử dụng mức thu phí quy định tại Khoản 2, Điều
4, Thông tư liên tịch 63.
2- Đối
với các cơ sở có lưu lượng nước thải phát
sinh dưới 30m3/ngày đêm: Phòng Tài nguyên và
Môi trường các quận, huyện và thị xã ra Thông báo nộp phí nước thải công nghiệp
theo các mức sau:
+ Đối với những cơ sở không thuộc Danh
mục, nộp phí theo mức cố định 01 lần trong năm là: 1.500.000 đồng/năm (bằng
chữ: Một triệu năm trăm ngàn đồng).
+ Đối với những cơ sở thuộc Danh mục,
nộp phí theo mức cố định 01 lần trong năm là 3.000.000 đồng/năm (bằng chữ:
Ba triệu đồng).
V - Nguyên tắc và quy
trình phân loại đối tượng nộp phí và thu phí
1- Nguyên tắc phân loại
đối tượng nộp phí
- Phân loại đối tượng nộp phí nước thải
công nghiệp chỉ thực hiện một (01) lần trong năm, thông báo tới đối tượng nộp
phí không muộn hơn ngày 10 tháng 3 hàng năm.
- Đối với những cơ sở có lưu lượng nước
thải phát sinh không ổn định, dao động giữa 2 loại đối tượng ³ 30m3/ngày
đêm và <30 m3/ngày đêm:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Tài nguyên và Môi trường quận, huyện và thị xã tổ chức hướng dẫn kê khai nộp
phí, thẩm định, ra thông báo nộp phí và thu phí đối với các cơ sở theo kết quả
phân loại đối tượng nộp phí đầu năm.
+ Sử dụng kết quả phân loại lưu lượng
nước thải phát sinh của cơ sở trong quý IV hàng năm để thực hiện phân loại đối
tượng nộp phí trong năm tiếp theo.
- Lưu lượng nước thải trung bình trong
năm tính phí của các cơ sở sản xuất, chế biến được xác định dựa trên thông tin
về hoạt động sản xuất, chế biến của cơ sở do Phòng Tài nguyên và Môi trường quản
lý; do cơ sở tự kê khai; từ kết quả thanh
tra, kiểm tra về môi trường và tài nguyên nước đối với cơ sở nhưng không quá 12 tháng. Trên cơ sở đó, Phòng Tài
nguyên và Môi trường lập danh sách đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi, đối
tượng nộp phí thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục, gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường tổng hợp chung.
2 - Quy trình phân loại
đối tượng nộp phí:
- Trước ngày 31/01 hàng năm phòng Tài
nguyên và Môi trường các quận, huyện và thị xã rà soát, cập nhật và tổng hợp
danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp trên địa bàn
gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (thông qua Chi cục Bảo vệ môi trường) để tổng
hợp, lập danh sách phân loại đối tượng nộp phí theo mẫu biểu số 01.
- Trước ngày 28/02 hàng năm, trên cơ sở
các danh sách do phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện và thị xã cung
cấp; Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng
hợp danh sách kết quả phân loại đối tượng nộp phí của năm, thông báo tới phòng
Tài nguyên và Môi trường các đối tượng nộp phí thuộc thẩm quyền của Sở Tài
nguyên và Môi trường và của phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện và
thị xã để làm cơ sở thông báo nộp phí tới các đối tượng nộp phí theo đúng quy định.
3- Thông báo thu phí
+ Hàng năm, Phòng Tài nguyên và
Môi trường các quận, huyện và thị xã căn cứ vào Thông báo kết quả phân loại đối
tượng nộp phí nước thải công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổng
hợp, ra thông báo nộp phí một (01) lần/ năm cho các cơ sở thuộc đối tượng quản
lý trên địa bàn quận, huyện và thị xã theo mẫu mẫu
biểu số 02 và 03; nhưng chậm
nhất không quá ngày 10 tháng 3 của năm.
+ Các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến sử
dụng nguồn nước cấp của các công ty kinh doanh nước sạch, đã thực hiện nghĩa vụ
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt sau thời điểm Quyết định
45/2014/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành; sẽ
thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo
thông báo của Phòng Tài nguyên và Môi trường; số phí nước thải sinh hoạt đã nộp
sẽ được khấu trừ vào số phí nước thải công nghiệp trong các lần thông báo nộp
phí tiếp theo.
C. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I- Trách nhiệm của
các cơ quan có liên quan
Đối với cơ sở sản xuất,
cơ sở chế biến:
1- Sau khi nhận được thông báo số phí
phải nộp, chủ cơ sở có trách nhiệm nộp đủ và đúng hạn số tiền phí phải nộp theo
thông báo, nhưng chậm nhất không quá 10 (mười) ngày kể từ khi có Thông báo về số
phí phải nộp của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường
các quận, huyện và thị xã.
2- Quyết toán tiền phí phải nộp hàng
năm với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường
các quận, huyện và thị xã trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày 01
tháng 01 của năm tiếp theo.
Phòng Tài nguyên và
Môi trường các quận, huyện và thị xã:
1- Phòng Tài nguyên và Môi trường các
quận, huyện và thị xã phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ động rà soát, điều
chỉnh phân loại đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp trên địa bàn để cập nhật
danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí.
2- Ra Thông báo đến người nộp phí số
phí nước thải công nghiệp phải nộp không muộn hơn ngày 10 tháng 3 hàng năm.
3 - Mở sổ
sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí nước thải công nghiệp của người
nộp phí trên địa bàn; theo dõi và quản lý, sử dụng tiền phí thu được theo quy định
tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 63.
4- Hàng năm, trong thời hạn 60 (sáu
mươi) ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, thực hiện quyết toán với cơ
quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí nước thải công nghiệp của năm trước
trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
5- Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn.
6- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng
chứng từ thu, công khai chế độ thu phí nước thải công nghiệp theo quy định tại
Khoản 4, Điều 7, Thông tư liên tịch 63
7- Đôn đốc UBND các phường, xã, thị trấn
thuộc địa bàn quản lý về việc thu phí nước thải sinh hoạt theo Quyết định 45.
8- Tổng
hợp số liệu hàng năm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (nước thải
công nghiệp và nước thải sinh hoạt) của địa phương theo mẫu biểu tại phụ lục 2,
Quyết định 4166, báo cáo UBND các quận,
huyện, thị xã và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp
theo.
II - Quản lý và sử dụng
tiền phí thu được
1- Để lại 20% (hai mươi phần trăm)
trên tổng số tiền phí thu được cho đơn vị thu (Phòng Tài nguyên và Môi trường
các quận, huyện và thị xã) để trang trải chi phí cho việc thu phí (điều tra, thống
kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí...).
2- Số phí còn lại (80% tổng số tiền
phí thực thu) nộp vào ngân sách Nhà nước và được sử dụng theo hướng dẫn tại Khoản
3, Điều 7, Thông tư liên tịch 63.
D. KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
I. Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các trường hợp khiếu nại, tố cáo và việc
giải quyết khiếu nại tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí nước thải được
thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí,
lệ phí.
II- Xử lý vi phạm
1- Các hành vi vi phạm của đối tượng nộp
phí thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật về phí, lệ phí và các quy định khác
của pháp luật.
2- Các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm
thu phí, nếu có biểu hiện thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực trong thi
hành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số
5086/HD-STNMT ngày 12/9/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc Thực hiện
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho phòng Tài nguyên và
Môi trường các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
PCT UBND tp Vũ Hồng Khanh; (để b/c)
- PCT UBND tp Nguyễn Văn Sửu; (để b/c)
- GĐ Nguyễn Trọng Đông; (để b/c)
- PGĐ Nguyễn Hữu Nghĩa; (để b/c)
- PGĐ Phạm Văn Khánh (để chỉ đạo)
- UBND các quận, huyện và thị xã (để
chỉ đạo);
- Phòng TNMT các quận, huyện và thị xã (để thực hiện);
- Sở TC, Cục thuế TP, KBNN (để biết);
- Quỹ BVMT, VP Sở (để phối hợp t/h):
- Lưu: VT, CCMT
|
KT. GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Khánh
|
Mẫu biểu số
01
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số /HD-STNMT ngày tháng năm 2015)
UBND
QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ…
PHÒNG
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../………
|
............. , ngày tháng năm
|
DANH SÁCH
PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ ……………………
NĂM
…………………………
STT
|
Tên cơ sở
|
Địa chỉ (cơ
sở sản xuất)
|
Ngành nghề
|
Nguồn nước
sử dụng (nước máy / nước tự khai thác)
|
Kết quả
phân loại
|
Ghi chú
(tình trạng cơ sở tại thời điểm thống
kê)
|
Thuộc danh
mục nước thải có chứa KLN
|
Đối tượng
có lượng nước thải < 30m3/ngày đêm
|
Đối tượng
có lượng nước thải từ 30m3/ngày đêm trở lên
|
1.
|
Công ty A
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
Cơ sở B
|
|
|
|
|
|
|
|
3.
|
Xí nghiệp C
|
|
|
|
|
|
|
|
4.
|
…………….
|
|
|
|
|
|
|
|
5.
|
……………..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.............
, ngày tháng năm ….
PHÒNG TN&MT QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ……
|
Mẫu biểu số 02
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số /HD-STNMT ngày tháng năm 2015)
UBND
QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ…
PHÒNG
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../………
|
............. , ngày tháng năm ……
|
THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Năm
…………
(Thông
báo lần……….với cơ sở
không thuộc Danh mục)
- Tên người nộp phí:.....................................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
Căn cứ kết quả điều tra, thống kê, rà soát, phân loại đối tượng nộp phí cố định
và phí biến đổi, đối tượng nộp phí thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục theo
Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2015 của Chính
phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải trên địa bàn bàn thành phố Hà nội; Phòng Tài nguyên và Môi trường
.... (quận, huyện, thị xã cụ thể) thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp
như sau:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Giá trị
theo kê khai, rà soát
|
Giá trị sau
thẩm định
|
Ghi chú
|
1
|
Lưu lượng nước thải trung bình:
(m3/ngày đêm)
|
<30
|
<30
|
|
2
|
Số phí phát sinh: F (đồng)
|
1.500.0000
|
1.500.000
|
|
3
|
Số phí từ năm trước chưa nộp hoặc nộp
thiếu (nếu có): (đồng)
|
|
|
|
4
|
Số phí nộp thừa từ năm trước (nếu có): (đồng)
|
|
|
|
5
|
Số phí phải nộp vào NSNN (2 + 3 - 4):
(đồng)
|
|
|
|
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước (viết bằng chữ):……………………………………………………………………………..
1. Trường hợp nộp bằng chuyển khoản:
§ Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo
này vào Tài khoản số: .............................. tại Kho bạc Nhà nước
.............................................
2. Trường hợp nộp bằng tiền mặt:
§ Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo
trên đây vào tại .........................................
Thời hạn nộp phí
trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra thông báo
Nơi nhận:
|
TRƯỞNG
PHÒNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(Áp dụng Mẫu số 03 kèm theo Thông tư liên
tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Mẫu biểu số 03
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số /HD-STNMT ngày tháng năm 2015)
UBND
QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ…
PHÒNG
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../………
|
............. , ngày tháng năm …….
|
THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Năm
…………
(Thông
báo lần……….với cơ sở
không Danh mục)
- Tên người nộp phí:.....................................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
Căn cứ kết quả điều tra, thống kê, rà soát, phân loại đối tượng nộp phí cố định
và phí biến đổi, đối tượng nộp phí thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục theo
Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2015 của Chính
phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải trên địa bàn bàn thành phố Hà nội; Phòng Tài nguyên và Môi trường
.... (quận, huyện, thị xã cụ thể) thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp
như sau:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Giá trị
theo kê khai, rà soát
|
Giá trị sau
thẩm định
|
Ghi chú
|
1
|
Lưu lượng nước thải trung bình: (m3/ngày
đêm)
|
<30
|
<30
|
|
2
|
Số phí phát sinh: F (đồng)
|
3.000.0000
|
3.000.000
|
|
3
|
Số phí từ năm trước chưa nộp hoặc nộp
thiếu (nếu có): (đồng)
|
|
|
|
4
|
Số phí nộp thừa từ năm trước (nếu có): (đồng)
|
|
|
|
5
|
Số phí phải nộp vào NSNN (2 + 3 - 4):
(đồng)
|
|
|
|
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước (viết bằng chữ):……………………………………………………………………………..
1. Trường hợp nộp bằng chuyển khoản:
§ Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo
này vào Tài khoản số: .............................. tại Kho bạc Nhà nước
.............................................
2. Trường hợp nộp bằng tiền mặt:
§ Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo
trên đây vào tại .............
Thời hạn nộp phí
trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra thông báo
Nơi nhận:
|
TRƯỞNG
PHÒNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(Áp dụng Mẫu số 03 kèm theo Thông tư liên
tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)