Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, John C Tsang
Ngày ban hành: 16/12/2008 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬU THUẾ ĐI VỚI CÁC LOẠI THU ĐÁNH VÀO THU NHẬP

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,

Mong muốn ký kết một Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối vi các loại thuế đánh vào thu nhập,

Đã thoả thuận dưới đây:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Hiệp định này áp dụng đối với các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Bên ký kết.

Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định

1. Hiệp đnh này áp dụng đối với các loại thuế do một Bên ký kết đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các loại thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp trả, cũng như các loại thuế đánh trên phần giá trị tài sn tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập.

3. Các loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:

(a) trong trường hp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông:

(i) thuế lợi nhuận;

(ii) thuế tiền lương; và

(iii) thuế tài sản,

bất kể có được thu theo việc tính thuế của cá nhân hay không;

(b) trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

(i) thuế thu nhập doanh nghiệp; và

(ii) thuế thu nhập cá nhân.

4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng đối với bất kỳ các loại thuế nào có tính chất tương tự hoặc về cơ bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày ký Hiệp định y để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành, cũng như bất kỳ các loại thuế nào khác được liệt kê trong phạm vi các khoản 1 và 2 của Điều này mà một Bên Ký kết có thể đánh trong tương lai. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng Bên.

5. Các loại thuế hiện hành, cùng với các loại thuế được đánh sau khi ký Hiệp định này, dưới đây theo thứ tự được gọi là “thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông” và “thuế Việt Nam”.

Điều 3. Các định nghĩa chung

1. Theo nội dung của Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác:

(a) (i) thuật ngữ “Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông” có nghĩa là Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

(ii) thuật ngữ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi dùng theo nghĩa địa lý, thuật ngữ này có nghĩa là lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, vùng biển ngoài lãnh hải, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp vi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế;

(b) thuật ngữ “công ty” để chỉ các tổ chức công ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi là tổ chức công ty dưới giác độ thuế;

(c) thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa là:

(i) trong trường hợp đối với Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, là Tổng cục trưởng Tổng cục thu nội địa hoặc người đại diện được ủy quyền của Tổng cục trưởng hoặc bất kỳ đối tượng hoặc tổ chức nào được ủy quyền để thực hiện bất kỳ chức năng nào có thể được thực hiện bởi Tổng cục trưởng tại thời điểm đó hoặc các chức năng tương tự;

(ii) trong trường hợp đối vi Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng;

(d) thuật ngữ “Bên ký kết” có nghĩa là Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Việt Nam tùy ngữ cảnh đòi hỏi;

(e) thuật ngữ “doanh nghiệp của một Bên ký kết” và “doanh nghiệp của Bên ký kết kia” theo thứ tự có nghĩa là một doanh nghiệp được điều hành bởi một đối tượng cư trú của một Bên ký kết và một doanh nghiệp được điều hành bởi một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia;

(f) thuật ngữ “vận tải quốc tế” có nghĩa là bất kỳ sự vận chuyển nào bằng tàu thủy hoặc máy bay được thực hiện bởi một doanh nghiệp của một Bên ký kết, trừ trường hợp khi chiếc tàu thủy hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa nhng địa điểm trong Bên kết kia;

(g) thuật ngữ “đối tượng mang quốc tịch”, liên quan đến Việt Nam, có nghĩa là:

(i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của Việt Nam; và

(ii) bất kỳ pháp nhân, công ty hợp danh hoặc hiệp hội nào có tư cách được chấp nhận theo các luật có hiệu lực tại Việt Nam;

(h) thuật ngữ “đối tượng” bao gồm một cá nhân, một công ty, một tín thác, một hợp danh và bất kỳ tổ chức nào khác của các đối tượng;

(i) thuật ngữ “thuế” có nghĩa là thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc thuế Việt Nam tùy ngữ cảnh đòi hỏi.

2. Tại Hiệp định này, các thuật ngữ “thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông” và “thuế Việt Nam” không bao gồm bất kỳ tiền phạt hoặc lãi từ tiền cho vay được quy định theo các luật có hiệu lực tại mỗi Bên ký kết liên quan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng theo nghĩa của Điều 2.

3. Khi một Bên ký kết áp dụng Hiệp định này vào bất kỳ thi điểm nào, bất kỳ thuật ngữ nào chưa được định nghĩa tại Hiệp định này sẽ có nghĩa theo Nghị định nghĩa tại luật của Bên đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng vào thời điểm đó, bất kỳ nghĩa nào theo các luật thuế được áp dụng của Bên đó sẽ có giá trị cao hơn nghĩa của thuật ngữ đó theo các luật khác của Bên đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.

Điều 4. Đối tượng cư trú

1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Bên ký kếtcó nghĩa là:

(a) trong trường hợp đối với Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông,

(i) bất kỳ cá nhân nào cư trú thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;

(ii) bất kỳ cá nhân nào ở tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hơn 180 ngày trong một năm tính thuế hoặc hơn 300 ngày trong hai năm tính thuế liên tiếp mà một trong hai năm đó là năm tính thuế có liên quan;

(iii) một công ty đăng ký thành lập tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc đang bị quản lý hoặc bị kiểm soát một cách thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nếu đăng ký thành lập ngoài Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;

(iv) bất kỳ đối tượng nào được thành lập theo các luật của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc đang bị quản lý hoặc bị kiểm soát một cách thông thường tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nếu được thành lập ngoài Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;

(b) trong trường hợp đối với Việt Nam, bất kỳ đối tượng nào, mà theo các luật của Việt Nam, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơi cư trú, trụ sở đăng ký thành lập, trụ sở đăng ký, trụ sở điều hành hoặc các tiêu chuẩn khác có tính chất tương tự. Tuy nhiên, thuật ngữ này không bao gồm bất kỳ đối tượng nào là đối tượng chịu thuế tại Việt Nam chỉ đối với thu nhập từ các nguồn tại Việt Nam.

2. Trường hợp theo các quy định tại khoản 1, khi một cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, thì thân phận cư trú của cá nhân đó sẽ được xác định như sau:

(a) cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú; nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai Bên, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (“trung tâm của các quyền lợi chủ yếu”);

(b) nếu không thể xác định được Bên mà ở đó cá nhân đó trung tâm của các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở cả hai n, thìnhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó thường xuyên sng;

(c) nếu cá nhân đó thường xuyên sống ở cả hai Bên hoặc không thường xuyên sống Bên nào, thì cá nhân đó s được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó có quyền cư trú (trong trường hợp đối vi Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông) hoặc của Bên mà cá nhân đó là một đối tượng mang quốc tịch (trong trường hợp đối với Việt Nam);

(d) nếu cá nhân đó có quyền cư trú tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông và cũng là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, hoặc không có quyền cư trú tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông và cũng không là đối tượng mang quốc tịch, của Việt Nam, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ giải quyết vấn đề bằng thỏa thuận song phương.

3. Trường hp do những quy định tại khoản 1, khi một đối tượng không phải là cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, lúc đó các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của một Bên ký kết theo nghĩa của Hiệp định này bằng thoả thuận song phương.

Điều 5. Cơ sở thường trú

1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một địa điểm kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh của mình.

2. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:

(a) trụ sở điều hành;

(b) chi nhánh;

(c) văn phòng;

(d) nhà máy;

(e) xưởng;

(f) mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác;

(g) kho hàng, liên quan đến một đối tượng cung cấp các phương tiện lưu kho cho các đối tượng khác; và

(h) cấu trúc lắp đt hoặc thiết bị được sử dụng để thăm dò các nguồn tài nguyên thiên thiên.

3. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” cũng bao gồm:

(a) một địa điểm xây dựng, dự án xây dựng, lắp ráp hoặc lắp đặt hoặc các hoạt động giám sát liên quan, nhưng chỉ khi địa điểm, dự án hoặc các hoạt động này kéo dài hơn sáu tháng;

(b) việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn do một doanh nghiệp thực hiện thông qua những người làm công hoặc những đối tượng khác được doanh nghiệp, giao thực hiện các hoạt động trên, nhưng chỉ khi các hoạt động mang tính chất nêu trên kéo dài (trong cùng một dự án hoặc một dự án có liên quan) tại một Bên ký kết trong một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn gộp lại hơn 180 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng.

4. Mặc dù có các quy định trên của Điều này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” sẽ được coi là không bao gm:

(a) việc sử dụng các phương tiện chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp;

(b) việc duy trì kho hàng hóa của doanh nghiệp chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày;

(c) việc duy trì kho hàng hóa của doanh nghiệp chỉ với mục đích để cho doanh nghiệp khác gia công;

(d) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ với mục đích mua hàng hóa hoặc để thu thập thông tin cho doanh nghiệp;

(e) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ với mục đích tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác mang tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp.

5. Mặc dù có những quy định tại các khoản 1 và 2, trường hp một đối tượng - trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bi khoản 6 - hoạt động tại một Bên ký kết thay mặt cho một doanh nghiệp của Bên ký kết kia, doanh nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Bên ký kết thứ nhất đối với các hoạt động mà đối tượng trên thực hiện cho doanh nghiệp, nếu đối tượng đó:

(a) thường xuyên thực hiện tại Bên ký kết thnhất thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên doanh nghiệp, trừ khi các hoạt động của đối tượng đó chgiới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt động đó nếu được thực hiện thông qua một địa điểm kinh doanh cố định tín sẽ không làm cho địa điểm kinh doanh cố định đó trở thành một cơ sở thường trú theo những quy định tại khoản đó; hoặc

(b) không có thẩm quyền trên, nhưng thường xuyên duy trì tại Bên thứ nhất một kho hàng hóa, qua đó đối tượng này thường xuyên thực hiện giao, hàng hóa thay mặt cho doanh nghiệp.

6. Một doanh nghiệp sẽ không được coi là có một cơ sở thường trú tại một Bên ký kết chỉ vì doanh nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh tại Bên đó thông qua một đại lý môi gii, một đại lý hoa hồng, hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện các đối tượng này hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của họ. Tuy nhiên, khi các hoạt động của đại lý đó dành toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ thay mặt cho doanh nghiệp đó, và điều kiện được xác lập hoặc áp đặt giữa doanh nghiệp đó và đại lý đó trong quan hệ thương mại và quan hệ tài chính khác với điều kiện được tạo ra giữa các doanh nghiệp độc lập, đi lý đó sẽ không được coi là đại lý có tư cách, độc lập theo nghĩa của khoản này.

7. Việc một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên kia (có thể thông qua một cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác), sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.

Điều 6. Thu nhập từ bất đng sản

1. Thu nhập mà một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ bt động sản (kể cả thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) có tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Thuật ngữ “bất động sản” sẽ có nghĩa theo như luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó. Thuật ngữ này trong mọi trường hợp sẽ bao gồm cả những phần tài sản phụ kèm theo bất động sn, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền lợi được áp dng theo như các quy định tại luật chung vđiền sản, quyền sử dng bất động sn và các quyền được hưởng các khoản thanh toán cố định hoặc không cố đnh trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác các m, nguồn khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; các tàu thủy, thuyền và máy bay sẽ không được coi là bất động sản.

3. Các quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê, hoặc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khác của bất động sản.

4. Những quy định tại các khoản 1 và 3 cũng sẽ áp dụng đối với thu nhập tbất động sản của một doanh nghiệp và đối với thu nhập từ bất động sản được sử dụng để thực hiện các dịch vụ cá nhân độc lập.

Điều 7. Li nhun kinh doanh

1. Lợi nhuận của một doanh nghiệp của một Bên ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó, trừ trường hợp doanh nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia. Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị đánh thuế tại Bên kia nhưng chỉ trên phần lợi nhuận phân bổ cho:

(a) cơ sở thường trú đó;

(b) việc bán tại Bên kia những hàng hóa cùng loại hoặc tương tự như những hàng hóa bán qua cơ sở thường trú đó; hoặc

(c) các hoạt động kinh doanh khác được thực hiện tại Bên kia cùng loại hoặc tương tự với những hoạt động được thực hiện thông qua cơ sở thường trú đó;

quy định rằng điểm (b) hoặc (c) sẽ không áp dụng nếu một doanh nghiệp có khả năng chứng minh rằng việc bán hàng hóa hoặc các hoạt động kinh doanh được thực hiện với các do không phải đđạt được các lợi ích của hiệp định.

2. Th theo các quy đnh tại khoản 3, khi một doanh nghiệp của một Bên ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia, thì tại mỗi Bên ký kết sẽ có những khoản lợi nhuận được phân bcho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở thường trú đó có thể thu được nếu nó là một doanh nghiệp riêng và tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động như nhau hoặc tương tự trong cùng các điều kiện như nhau hoặc tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp mà cơ sở - đó được coi là cơ sở thường trú hoặc độc lập với các doanh nghiệp khác có quan hệ với cơ sở này.

3. Trong khi xác định lợi nhuận của một cơ sở thường trú, cơ sở này sẽ được phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh của cơ sở thường trú này, bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung cho dù chi phí đó phát sinh tại Bên nơi cơ sở thường trú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính vào các khoản chi phí được trừ bất kỳ khoản tiền nào, nêu có, do cơ sở thường trú trả cho (trừ khi là khoản thanh toán các chi phí thực tế) trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hoặc bất kỳ khoản thanh toán tương tự nào khác để được phép sử dụng bằng phát minh hoặc các quyền khác, hoặc dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hoặc trả cho công việc quản lý, hoặc dưới hình thức lãi tính, trên tiền cho cơ sở thường trú vay, trừ trường hợp tiền lãi của tổ chức ngân hàng. Tương tự như vậy, khi xác định lợi nhuận của cơ sở thường trú sẽ không tính đến các khoản tiền (trừ các khoản tiền thanh toán các chi phí thực tế) do cơ sở thường trú thu từ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp, dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hoặc các khoản thanh toán tương tự để cho phép sử dụng bằng phát minh hoặc các quyền khác, hoặc dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hoặc trả cho công việc quản lý, hoặc dưới hình thức lãi tính trên tiền cho trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào của doanh nghiệp vay, trừ trường hợp lãi từ tiền cho vay của tổ chức ngân hàng.

4. Trường hợp tại một Bên ký kết vẫn thường xác đnh các khoản lợi nhuận được phân bổ cho một cơ sở thường trú trên cơ sở phân chia tổng các khoản li nhuận của doanh nghiệp thành những phần khác nhau, không có nội dung nào tại khoản 2 ngăn cản Bên ký kết đó xác định lợi nhuận chịu thuế theo cách phân chia theo thông lệ trên; tuy nhiên, phương pháp phân chia được áp dụng nvậy phải đưa ra kết quả phù hợp với những nguyên tắc nêu tại Điều này.

5. Nếu thông tin sẵn có là không thỏa đáng để cơ quan thuế của một Bên ký kết xác định lợi nhuận phân bổ cho cơ sở thường trú của một doanh nghiệp, không có quy định nào tại Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng bất kỳ luật nào của Bên ký kết đó liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của một đối tượng với điều kiện là luật đó sẽ được áp dng phù hp vi các nguyên tắc của Điều này, trong chừng mực mà thông tin sẵn có cho cơ quan thuế cho phép.

6. Theo nội dung các khoản trên, các khoản lợi nhuận được phân bổ cho cơ sở thường trú sẽ được xác đnh theo cùng một phương pháp giữa các năm trừ khi có đủ lý do chính đáng để xác định theo phương pháp khác.

7. Khi lợi nhuận bao gồm các khoản thu nhập được đề cập riêng tại các Điều khác của Hiệp định này, thì các quy định của các Điều đó không bị ảnh hưởng bởi các quy định tại Điều này.

Điu 8. Vận tải biển và vận tải hàng không

1. Lợi nhuận do một doanh nghiệp của một Bên ký kết thu được từ hoạt động của tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ chịu thuế tại Bên ký kết đó.

2. Các quy định tại khoản 1 cũng sẽ áp dụng cho các khoản lợi nhuận từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh hoặc một hãng hoạt động quốc tế.

Điều 9. Các doanh nghiệp liên kết

1. Khi

(a) một doanh nghiệp ca một Bên ký kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của Bên ký kết kia; hoặc

(b) các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của một Bên ký kết và vào một doanh nghiệp ca Bên ký kết kia,

và trong cả hai trường hợp, trong mối quan hệ thương mại hoặc tài chính giữa hai doanh nghiệp trên có những điều kiện được xác lập hoặc áp đặt khác với điều kiện được đưa ra giữa các doanh nghiệp độc lập, lúc đó mọi khoản li nhuận mà một doanh nghiệp có thể thu được nếu không có các điều kiện trên, nhưng nay những điều kiện này mà doanh nghiệp đó không thu được, sẽ vẫn được tính vào các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đó và bị đánh thuế tương ứng.

2. Khi một Bên ký kết tính vào các khoản lợi nhuận của một doanh nghiệp tại Bên đó - và đánh thuế tương ứng - các khoản lợi nhuận mà một doanh nghiệp tại Bên ký kết kia đã bị đánh, thuế ở Bên kia và những khoản lợi nhuận được tính vào như vậy là những khoản lợi nhuận lẽ ra thuộc về doanh nghiệp tại Bên thứ nhất nếu như những điều kiện xác lập giữa hai doanh nghiệp trên là những điều kiện được xác lập giữa các doanh nghiệp độc lập, khi đó Bên kia sẽ điều chnh các khoản thuế tại Bên mình đối với các khoản lợi nhuận trên cho phù hp. Trong khi xác định sự điều chỉnh trên sẽ xem xét đến các quy định khác của Hiệp định này và vì mục đích này các nhà chức trách có thẩm quyền của các Bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau khi cần thiết.

Điều 10. Tiền lãi cổ phần

1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế ở Bên kia.

2. Tuy nhiên, các khoản tiền lãi cổ phần đó cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú và theo các luật của Bên đó, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần.

Khoản này sẽ không ảnh hưởng ti việc đánh thuế công ty đối với lợi nhuận dùng để chia lãi cổ phần.

3. Thuật ngữ “tiền lãi cổ phần” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần hoặc các quyền khác, không phải các khoản nợ, được hưởng lợi nhuận, cũng như thu nhập từ các quyền li công ty khác cùng chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ phần theo các luật của Bên nơi công ty thực hiện phân chia là đối tượng cư trú.

4. Những quy định tại các khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng trong trường hợp đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú của một Bên ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú thông qua một cơ sthường trú nằm tại Bên ký kết đó, hoặc tiến hành tại Bên kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Bên kia, và việc nắm giữ mà theo đó các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định nói trên. Trong trường hp như vậy, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.

5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của mt Bên ký kết nhận được lợi nhuận hoặc thu nhập phát sinh, từ Bên ký kết kia, thì Bên kia có thể: không đánh thuế đối với những khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả, trừ trường hợp các khoản tiền lãi cổ phần này được trả cho một đối tượng cư trú của Bên kia hoặc việc nắm giữ mà theo đó các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định tại Bên kia, đồng thời Bên kia cũng không buộc các khoản lợi nhuận không chia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi nhuận không chia của công ty, cho dù các khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi nhuận không chia bao gồm toàn bộ hoặc một phần các khoản lợi nhuận hoặc thu nhập phát sinh tại Bên kia.

Điều 11. Lãi từ tiền cho vay

1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Bên ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế ở Bên ký kết nơi phát sinh lãi và theo luật pháp của Bên đó, nhưng nếu đối tượng thực hưởng khoản tiền lãi này là đối tượng cư trú của  Bên ký kết kia, thì mức thuế khi có được tính sẽ không quá 10 phần trăm tổng số khoản lãi từ tiền cho vay.

3. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 2 của Điều này,

(a) lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông sẽ được miễn thuế tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nếu lãi từ tiền cho vay này được trả cho:

(i) Chính phủ của việt Nam;

(ii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

(iii) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;

(iv) tổ chức tài chính khác mà toàn bộ vốn của tổ chức này thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam;

(v) tổ chức tài chính do Chính phủ Việt Nam chỉ định và được các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết thoả thuận song phương;

(b) lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam sẽ được miễn thuế tại Việt Nam nếu lãi từ tiền cho vay này được trả cho:

(i) Chính quyền của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông;

(ii) Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông;

(iii) tổ chức tài chính do Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông chỉ định và được các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận song phương.

4. Thuật ng“lãi từ tiền cho vay” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp, và có hoặc không có quyền được hưởng lợi nhuận của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán do Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc do Chính phủ Việt Nam phát hành và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu công ty, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu công ty đó. Các khoản phạt trả chậm sẽ không được coi là lãi từ tiền cho vay theo quy định của Điều này.

5. Những quy định tại các khoản 1, 2 và 3 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay là Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đi tượng cư trú của một Bên ký kết đó tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia nơi phát sinh các khoản lãi từ tiền cho vay, thông qua một cơ sở thường trú tại Bên kia, hoặc thực hiện tại Bên kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một Cơ sở cố định tại Bên kia và khoản nợ có các khoản lãi từ tiền cho vay được trả có sự liên hệ thực tế với (a) cơ sở; thường trú hoặc cơ sở cố định, đó, hoặc với (b) các hoạt động kinh doanh, nêu tại điểm khoản 1 Điều 7. Trong trường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.

6. Lãi từ tiền cho vay sẽ được coi là phát sinh tại một Bên ký kết khi người trlà Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả lãi, cho dù đối tượng đó là Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó hay không, có ở một Bên ký kết một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định liên quan, đến các khoản nợ đã phát sinh các khoản lãi này, và khoản tiền lãi đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì dù đối tượng có là đối tượng cư trú của một Bên ký kết hay không, khoản tiền lãi này sẽ vẫn được coi là phát sinh ở Bên nơi có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó.

7. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng lãi hoặc giữa cả hai đối tượng trên và các đối tượng khác, khoản lãi từ tiền cho vay liên quan đến khoản cho vay có số tiền lãi được trả, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ này, thì khi đó, các quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ đặc biệt trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của từng Bên ký kết có xem xét tới các quy định khác của Hiệp định này.

Điều 12. Tiền bản quyền

1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Bên ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Tuy nhiên, các khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi phát sinh tiền bản quyền và theo các luật của Bên đó, nhưng nếu người thực hưởng tiền bản quyền đó là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia thì mc thuế được tính sẽ không vượt quá:

(a) 7 phần trăm tổng số tiền bn quyền nếu số tiền này được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bất kỳ bằng phát minh, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật nào;

(b) 10 phần trăm tổng số tiền bn quyền trong tất cả các trường hợp khác.

3. Thuật ngữ “tiền bản quyền” được sử dụng tại Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán dưới bất k hình thức nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bất kỳ bản quyền tác giả nào của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả phim điện nh, hoặc các loại phim hoặc băng dùng cho phát thanh hoặc truyền hình, bất kỳ bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hoặc trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học hoặc trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.

4. Những quy định tại các khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền là Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia nơi có khon tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Bên ký kết kia, hoặc tiến hành tại Bên kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định có tại Bên kia, và quyền hoặc tài sản có các khoản tiền bn quyền được trả có sự liên hệ thực tế với (a) cơ sở thường trú hoặc với cơ sở cố định đó, hoặc (b) các hoạt động kinh doanh được nêu tại điểm (c) khoản 1 Điều 7. Trong trường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.

5. Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại một Bên ký kết khi đối tượng trả tiền bản quyền là Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả tiền bản quyền, cho dù đối tượng đó là Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó hay không, có ở một Bên ký kết một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh và tiền bản quyền đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì khoản tiền bản quyền này sẽ vẫn được coi là phát sinh ở Bên nơi có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó.

6. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên với các đối tượng khác, khoản tiền bản quyền được trcho việc sử dụng, quyền hoặc thông tin có số tiền bản quyền được trả, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì các quy định ca Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ vẫn bị đánh thuế theo các luật của từng Bên ký kết có xem xét đến các quy định khác của Hiệp định này.

Điều 13. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản

1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được từ chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Điều 6 và có tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là một phần của tài sn kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Bên ký kết có tại Bên ký kết kia, hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết có ở Bên ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập, kể cả thu nhập từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (chuyển nhượng riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ doanh nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

3. Thu nhập do một doanh nghiệp của một Bên ký kết nhận được tviệc chuyển nhượng tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế hoặc từ chuyển nhượng động sản gắn liền vi việc hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay đó sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.

4. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được từ việc chuyển nhượng các cổ phần hoặc sự tham gia có thể so sánh được trong một công ty, có tài sản bao gồm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ yếu là bất động sản nằm tại Bên ký kết kia, có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

5. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần không phải là các cổ phần được đề cập tới tại khoản 4, không ít hơn 15 phần trăm (%) toàn bộ vốn cổ phần trong một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.

6. Thu nhập từ chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.

Điều 14. Dịch vụ cá nhân độc lập

1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của mt Bên ký kết thu được từ các dịch vụ ngành nghề hoặc các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ bị đánh thuế tại Bên đó trừ các trường hợpới đây, khi đó các khoản thu nhập đó cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia:

(a) nếu đối tượng đó thường xuyên có tại Bên ký kết kia một cơ sở cố định để thực hiện các hoạt động này; trong trường hp đó, chỉ phần thu nhập phân bổ cho cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia; hoặc

(b) nếu đối tượng đó có mặt tại Bên ký kết kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại đến hoặc vượt quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng liên tục bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tài chính có liên quan; trong trường hp đó, chỉ phần thu nhập phát sinh từ các hot động của đối tượng đó được thực hiện tại Bên kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Thuật ngữ “dịch vụ ngành nghề” bao gồm chủ yếu các hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy mang tính chất độc lập cũng như các hoạt động độc lập của các thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên.

Điu 15. Dịch vụ cá nhân phụ thuộc

1. Thể theo những quy định tại các Điều 16, 18, 19 và 20, các khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của Bên ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện ti Bên ký kết kia. Nếu lao động làm công được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ lao động làm công tại Bên ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên thứ nht nếu;

(a) người nhận tiền công hiện có mặt tại Bên kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thi gian gộp lại không quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng liên tục bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tài chính có liên quan; và

(b) chủ lao động hay đối tượng đại điện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Bên kia; và

(c) số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà chủ lao động có tại Bên kia.

3. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, tiền công thu được; từ lao động làm trên tàu thủy hoặc máy bay do một doanh nghiệp của một Bên ký kết điều hành trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.

Điều 16. Thù lao giám đốc

Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được với tư cách là thành viên của ban giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

Điều 17. Nghệ sĩ và vận động viên

1. Mặc dù có những quy định tại các Điều 14 và 15, thu nhập của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được với tư cách người biểu diễn như diễn viên sân khấu, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ phát thanh hoặc truyn hình, hoặc nhạc công, hoặc với tư cách là vận động viên từ những hoạt động cá nhân ca mình thực hiện tại Bên ký kết kia, có thbị đánh thuế ở Bên kia.

2. Trường hp thu nhập liên quan đến các hoạt động trình diễn cá nhân của người biểu diễn hoặc vận động viên nhưng không được trả cho bản thân người biểu diễn hoặc vận động viên, mà trả cho một đối tượng khác thì thu nhập này có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi diễn ra những hoạt động trình diễn của người biểu diễn hoặc vận động viên, mặc đã có những quy định tại các Điều 7, 14 và 15.

3. Mặc dù đã có những quy định tại các khoản 1 và 2, thu nhập do các nghệ sĩ hoặc vận động viên là đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ các hoạt động trình diễn tại Bên ký kết kia theo một chương trình trao đổi văn hóa giữa Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam sẽ được miễn thuế tại Bên ký kết kia.

Điều 18. Tiền lương hưu

1. Thể theo các quy định tại khoản 2 Điều 19, tiền lương hưu và các khoản thù lao tương tự khác (kể cả số tiền thanh toán một lần) được trả cho một đối tượng cư trú của một Bên ký kết do việc làm công hoặc tự - làm công trước đây sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.

2. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 1, tiền lương hưu và các khoản tiền thanh toán khác (kể cả số tiền thanh toán mt lần) được trả theo một chương trình lương hưu hoặc về hưu mà là:

(a) một chương trình công thuộc một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội của một Bên ký kết; hoặc

(b) một hình thức tổ chức mà các cá nhân có thể tham gia để bảo đảm có các lợi ích khi về hưu và được công nhận cho mục đích thuế tại một Bên ký kết,

sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.

Điều 19. Phục vụ Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam

1. (a) Tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác, trừ tiền lương hưu, do Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam trả cho một cá nhân đi với việc phục vụ cho Bên đó sẽ chbị đánh thuế tại Bên đó.

(b) Tuy nhiên, khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao ơng tự khác nêu trên sẽ chbị đánh thuế tại Bên ký kết kia nếu việc phục vụ này được thực hiện tại Bên kia và cá nhân này là đối tượng cư trú của Bên kia, đồng thời:

(i) trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, là đối tượng có quyền cư trú tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông và trong trường hợp của Việt Nam, là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam; hoặc

(ii) không trở thành đối tượng cư trú của Bên kia chỉ đơn thuần vì thực hiện những công việc trên.

2. (a) Bất kỳ khoản tiền lương hưu nào (kể cả số tiền thanh toán một lần) do Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc do các quỹ của Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam lập ra hoặc đóng góp trả cho một cá nhân đối với công việc phục vụ cho Bên đó sẽ chỉ bị đánh thuế ở Bên đó.

(b) Tuy nhiên, khoản tiền lương hưu này (kể cả số tiền thanh toán một lần) sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết kia nếu cá nhân này là đối tượng cư trú của Bên kia và, trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, là đối tượng có quyền cư trú tại Khu: Hành chính đặc biệt Hồng Kông và trong trường hp của Việt Nam, là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, và khoản tiền lương hưu (kể cả số tiền thanh toán một lần) được trả cho các công việc được nêu tại điểm (b) khoản 1 của Điều này.

3. Những quy định của các Điều 15, 16, 17 và 18 sẽ áp dụng đối với những khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác, và tiền lương hưu (kể cả số tiền thanh toán một lần) đối với các công việc liên quan đến một hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam.

Điều 20. Sinh viên

1. Những khoản tiền mà một sinh viên hoặc thực tập sinh hoặc người học nghề nhận được để trang trải các khoản chi phí sinh hoạt, học tập hoặc đào tạo mà người sinh viên hoặc thực tập sinh hoặc người học nghnày ngay trước khi đến một Bên ký kết là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia và hiện có mặt tại Bên thứ nhất chỉ với mục đích học tập hoặc đào tạo, sẽ không bị đánh thuế tại Bên đó, với điều kiện những khoản tiền đó có nguồn gốc từ bên ngoài Bên đó.

2. Mặc dù đã có các quy định tại Điều 15, khoản tiền thù lao trả cho các hoạt động dịch vụ do một sinh viên được đề cập đến tại khoản trước thực hiện tại một Bên ký kết sẽ không bị đánh thuế tại Bên đó, với điền kiệncác hoạt động dịch vụ như vậy có liên quan ti việc học tập của đối tượng đó.

Điều 21. Thu nhập khác

1. Các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết, cho dù phát sinh ở đâu, chưa được đề cập đến tại những Điều trên của Hiệp định này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.

2. Các quy định tại khoản 1 sẽ không áp dụng đối với thu nhập, trừ thu nhập từ bất động sản được định nghĩa tại khoản 2 Điều 6, nếu đối tượng thực hưởng thu nhập là đối tượng cư trú của một Bên ký kết, có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Bên kia hoặc thực hiện tại Bên kia những hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Bên kia, và quyền hoặc tài sản liên quan đến số thu nhập được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định như trên. Trong trường hợp như vậy những quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tuỳ từng trường hợp, sẽ được áp dụng.

3. Mặc dù có những quy định tại các khoản 1 và 2, các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết chưa được đề cập đến tại các Điều trên của Hiệp định này và phát sinh tại Bên ký kết kia cũng có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

Điều 22. Các biện pháp xoá bỏ việc đánh thuế hai lần

1. (a) Trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, căn cứ vào các quy định của luật pháp Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông liên quan đến việc cho phép khu trừ vào thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông số thuế đã nộp tại vùng thực hiện quyền thực thi pháp luật ngoài Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông (không ảnh hưởng đến những nguyên tắc chung của Điều này), số thuế Việt Nam đã nộp theo các luật của Việt Nam và phù hp với Hiệp đnh này, cho dù là nộp trực tiếp hoặc vi khoản thu nhập do một đối tượng là đối tượng cư trú của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông nhận được từ các nguồn tại Việt Nam, sẽ được phép khấu trừ vào thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông tính trên thu nhập đó, với điều kiện là số thuế được phép khấu trừ không vượt quá số thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông tính trên khoản thu nhập đó phù hợp với các luật thuế của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông

(b) Theo nội dung của khoản 1 (a) của Điều này, thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam sẽ được coi là bao gồm bất kỳ khoản thuế nào lẽ ra sẽ phải nộp với tính chất là thuế Việt Nam trong bất kỳ năm nào nhưng được miễn hoặc giảm thuế trong năm đó hoặc bất kỳ thời gian nào trong năm đó do việc áp dụng các quy định của luật Việt Nam về các ưu đãi thuế có thi hạn nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vì mục đích phát triển. Quy định, của điểm này sẽ chỉ áp dụng trong thời hạn 10 năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo khoản 2 Điều 28.

2. (a) Trong trường hợp của Việt Nam, khi một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thu nhập, lợi nhuận hoặc thu nhập từ chuyển nhượng tài sản mà theo các luật của Khu Hành chính đc biệt Hồng Kông và phù hợp với Hiệp định này, có thể bị đánh thuế tại Khu Hành chính đc biệt Hồng Kông, khi đó Việt Nam sẽ cho phép hưởng một khoản khấu trừ thuế đối với thu nhập, lợi nhuận hoặc thu nhập từ chuyển nhượng tài sản tương đương với số thuế đã np tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông. Tuy nhiên, số thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế đối với thu nhập, lợi nhuận hoặc thu nhập tchuyển nhượng tài sản đó phân bổ trên thu nhập, lợi nhuận hoặc thu nhập từ chuyển nhượng tài sản có thể bị đánh thuế tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, như đã được tính trước khi cho phép trừ.

(b) Trường hợp, phù hợp với bất kỳ quy định nào của Hiệp định này, thu nhập do một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được được miễn thuế tại Việt Nam, tuy nhiên, khi tính số thuế trên thu nhập còn lại, Việt Nam có thể tính đến khoản thu nhập được miễn đó.

3. Trường hợp một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết trả tiền lãi cổ phần cho một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia và công ty nhận lãi cổ phần, trực tiếp hoặc gián tiếp, kiểm soát không ít hơn 10 phần trăm (%) cổ phần của công ty trả tiền lãi cổ phần, khoản khấu trừ mà công ty là một đối tượng cư trú của Bên kia được quyền bao gồm khoản thuế do công ty trả tin lãi cổ phần nộp đối với khoản lợi nhuận mà tiền lãi cphần phát sinh trên đó (nhưng không vượt quá tỷ lệ tương ứng của phần lợi nhuận trên đó khoản tiền lãi cổ phần phát sinh).

Điều 23. Không phân biệt đối xử

1. Các đối tượng, trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, là đối tượng có quyền cư trú hoặc đã đăng ký thành lập hoặc được thành lập tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, và trong trường hợp của Việt Nam, là đối tượng mang quốc tịch ca Việt Nam, sẽ không phải chịu tại Bên ký kết kia bất kỳ chế độ thuế nào hoặc bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến chế độ thuế đó khác với hoặc nặng hơn chế độ thuế và các yêu cầu liên quan hiện đang và có thể áp dng cho những đối tượng có quyền cư trú hoặc đã đăng ký thành lập hoặc được thành lập tại Bên kia (khi Bên đó là Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông), hoặc những đối tượng mang quốc tịch của Bên kia (khi Bên đó là Việt Nam), trong cùng những hoàn cảnh như nhau, đặc biệt là trên phương diện cư trú.

2. Chế độ thuế áp dụng đối với một cơ sở thường trú của một doanh nghiệp của một Bên ký kết có tại Bên ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn tại Bên kia so với chế độ thuế áp dụng cho các doanh nghiệp của Bên kia cùng tiến hành các hoạt động tương tự.

3. Trừ trường hợp áp dụng những quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 7 Điều khoản 6 Điều 12, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền và các khoản thanh toán khác do một doanh nghiệp của một Bên ký kết trả cho đối tượng cư trú của Bên ký kết kia khi xác định các khoản lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp đó sẽ được tính vào chi phí theo cùng các điều kiện như các khoản đồ được trả cho đối tượng cư trú của Bên thứ nhất.

4. Các doanh nghiệp của một Bên ký kết có toàn bộ hoặc một phần vốn do một hoặc nhiều đối tượng cư trú của Bên ký kết kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ không phải chịu tại Bên thứ nhất bất kỳ chế độ thuế hoặc yêu cầu liên quan đến chế độ thuế đó khác với hoặc nặng hơn chế độ thuế và những yêu cầu liên quan hiện đang hoặc có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp tương tự khác của Bên thứ nhất

5. Không có nội dung nào của Điều này sẽ được giải thích là buộc một Bên ký kết cho phép các đối tượng cư trú của Bên ký kết kia hưởng bất kỳ khoản giảm trừ cá nhân, miễn và giảm dưới giác độ thuế mà Bên ký kết đó cho các đối tượng cư trú của mình hưởng vì tư cách công dân hoặc các trách nhiệm đối với gia đình.

6. Mặc dù có những quy định tại Điều này, cho tới khi Việt Nam tiếp tục cấp giấy phép cho các nhà đầu tư theo Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam, trong đó quy định, hình thức thuế mà nhà đầu tư sẽ phải chịu, khi đó, việc áp dụng hình thức thuế đó sẽ không được coi là vi phạm các điều khoản tại khoản 2 và 4 của Điều này.

Điều 24. Thủ tục thoả thuận song phương

1. Trường hợp một đối tượng nhận thấy rằng việc giải quyết của một hoặc cả hai Bên ký kết làm cho hoặc sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng với những quy đnh của Hiệp định này, đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Bên ký kết mà đối tượng đó là đối tượng cư trú, hoặc nếu trường hợp của đối tượng đó thuộc khoản 1 Điều 23, với nhà chức trách có thẩm quyền của Bên ký kết nơi đối tượng đó có quyền cư trú hoặc đã đăng ký thành lập hoặc được thành lập (trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông), hoặc là đối tượng mang quốc tịch (trong trường hợp của Việt Nam), mặc dù trong nội luật của hai Bên đã quy định về chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo giải quyết đầu tiên dẫn đến chế độ thuế áp dụng không đúng với những quy định của Hiệp định này.

2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lý và nếu bản thân nhà chức trách, đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Bên ký kết kia để cùng giải quyết trường hp khiếu nại bằng thỏa thuận chung, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này. Mọi thỏa thuận đạt được sẽ được thực hiện không căn cứ vào những gii hạn thời gian ghi trong nội luật của hai Bên ký kết.

3. Nhà chức trách có thẩm quyền ca hai Bên ký kết sẽ cùng nhau cgắng giải quyết mọi khó khăn hoặc vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này. Nhà chức trách có thm quyn của hai Bên cũng có thể trao đổi với nhau nhằm xoá bỏ việc đánh thuế hai ln trong các trường hợp không được quy đnh tại Hiệp định.

4. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết có thể liên hệ trực tiếp với nhau, bao gồm cả việc liên hệ thông qua một ủy ban chung gồm các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết hoặc đại diện của nhà chức trách có thẩm quyền, nhằm mục đích đạt được một thỏa thuận theo nội dung những khoản trên đây.

Điều 25. Trao đổi thông tin

1. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin cần thiết cho việc thực hiện những quy định của Hiệp định này hoặc nội luật của các Bên ký kết liên quan đến các loại thuế mà Hiệp đnh này áp dụng để sao cho việc đánh thuế theo nội luật không trái với Hiệp định này cũng như để ngăn ngừa việc trn thuế liên quan đến các loại thuế đó. Mọi thông tin do một Bên ký kết nhận được sẽ được giữ bí mật ging như thông tin thu nhận theo nội luật của Bên này và thông tin đó sẽ chđược cung cấp cho các đối tượng hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán hoặc thu, cưỡng chế hoặc truy tố hoặc xác định các khiếu nại vcác loại thuế mà Hiệp định này áp dụng. Các đối tượng hoặc các cơ quan chc năng này sẽ chỉ sử dụng các thông tin đó vào các mục đích nêu trên. Các đối tượng và các cơ quan đó có thể cung cấp các thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án, hoặc trong các quyết định của tòa án, bao gồm, trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, là quyết định của Ủy ban Thẩm tra lại. Thông tin sẽ không được cung cấp cho bất kỳ Ủy ban có quyền tài phán thứ ba nào với bất kỳ mục đích nào mà không có sự đồng ý của Bên ký kết cung cấp thông tin ban đầu.

2. Không có trường hợp nào mà những quy định tại khoản 1 được giải thích là buộc một Bên ký kết có nghĩa vụ:

(a) thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp hoặc thông lệ về quản lý hành chính của Bên ký kết đó hoặc của Bên ký kết kia;

(b) cung cấp các thông tin không thể tiết lộ được theo các luật hoặc theo như quá trình quản lý hành chính thông thường của Bên ký kết đó hoặc ca Bên ký kết kia;

(c) cung cấp các thông tin có thể làm tiết lộ bí mật về mua bán, kinh doanh, công nghiệp, thương mại hoặc bí mật nghề nghiệp hoặc các quy trình kinh doanh, hoặc cung cấp các thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với chính sách nhà nước.

Điều 26. Thành viên của các phái đoàn Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam

Không nội dung nào tại Hiệp định này ảnh hưởng đến các ưu đãi về thuế của các thành viên của các phái đoàn Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông hoặc Chính phủ Việt Nam, kể cả cơ quan lãnh sự theo các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế hoặc các quy định tại các hiệp định đc biệt.

Điều 27. Các quy định khác

Không có quy định nào tại Hiệp định này sgây tổn hại về quyền áp dụng nội luật và các biện pháp liên quan đến tránh thuế của mỗi Bên ký kết, cho dù có được đề cập như vậy hay không.

Điều 28. Hiệu lc

1. Mỗi Bên ký kết sẽ thông báo cho Bên kia biết bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật pháp bên mình để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp đnh này sẽ có hiệu lực vào ngày nhn được thông báo sau cùng.

2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi hành:

(a) tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông:

đối với khoản thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, đối với các năm tính thuế bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 4 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực;

(b) tại Việt Nam:

(i) đối với các khoản thuế khấu trừ tại nguồn, liên quan đến các khoản thu nhập được trả hoặc bị khấu trừ thuế vào ngày hoặc sau ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực; và

(ii) đối với các khoản thuế khác, liên quan đến các năm tính thuế bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 29. Chấm dứt hiệu lực

Hiệp đnh này có hiệu lực cho đến khi một Bên ký kết chấm dứt hiệu lực. Từng Bên ký kết có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi cho Bên ký kết kia thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định vào ngày hoặc trước ngày 30 tháng 6 ca bt kỳ năm dương lịch nào bắt đầu từ sau thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Trong trường hợp này, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành:

(a) tại Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông:

đối với khoản thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, đối với các năm tính thuế bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 4 của năm dương lịch tiếp sau năm gửi thông báo kết thúc hiệu lực;

(b) tại Việt Nam:

(i) đối với các khoản thuế khấu trừ tại nguồn, liên quan đến các khoản thu nhập chịu thuế được trả hoặc bị khấu trừ thuế vào ngày hoặc sau ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch tiếp sau năm dương lịch gửi thông báo kết thúc hiệu lực, và trong bất kỳ năm dương lịch tiếp theo; và

(iii) đối với các khoản thuế khác, liên quan đến thu nhập, lợi nhuận hoặc thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phát sinh trong năm dương lịch tiếp sau năm dương lịch gửi thông báo kết thúc hiệu lực, và trong bất kỳ năm dương lịch tiếp theo.

Đ LÀM BNG những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức, đã ký vào Hiệp định này.

HIỆP ĐỊNH LÀM tại Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2008, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau./.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH






Đỗ Hoàng Anh Tuấn

THAY MẶT CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
CỤC TRƯỞNG TÀI CHÍNH





John C Tsang

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

Tại thời điểm ký kết Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (“Hiệp định”), các Bên ký kết đã thoả thuận các điều khoản dưới đây sẽ là một bộ phận hợp thành của Hiệp định.

1. Theo các nội dung của Điều 3 khoản 2 và trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, thuật ngữ “tiền phạt hoặc lãi từ tiền cho vay” bao gồm, nhưng không giới hạn, bất kỳ số tiền nào được bổ sung vào thuế Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông vì lý do không trả được và truy thu sau đó, và số thuế được tính bổ sung vì sự vi phạm hoặc không tuân thủ các luật thuế của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông.

2. Theo các nội dung của Điều 7 khoản 3, thuật ngữ “tổ chức ngân hàng” có nghĩa là, trong trường hợp của Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông, một tổ chức tài chính được định nghĩa theo Quy định về Tổng cục thu nội địa, Chương 112 của Luật Hồng Kông.

3. Theo các nội dung của Điều 13 khoản 4, thuật ngữ “tài sản” sẽ được hiểu là giá trị của tài sản, và thuật ngữ “chủ yếu” sẽ được hiểu là “không ít hơn 50 phần trăm”.

ĐLÀM BẰNG những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức, đã ký vào Nghị định thư này.

NGHỊ ĐỊNH THƯ LÀM tại Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2008, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau./.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH






Đỗ Hoàng Anh Tuấn

THAY MẶT CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
CỤC TRƯỞNG TÀI CHÍNH





John C Tsang

 

FOR THE GOVERNMENT OF
THE HONG KONG SPECIAL
ADMINISTRATIVE REGION OF
THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA




John C Tsang
Financial Secretary

FOR THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM




Do Hoang Anh Tuan

Vice-Minister
Ministry of Finance

 

PROTOCOL

At the time of signing the Agreement between the Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam for the avoidance of double taxation and the prevention of fiscal evasion with respect to taxes on income (the “Agreement”), the Contracting Parties have agreed upon the following provisions which shall form an integral part of the Agreement.

1. For the purposes of Article 3 paragraph 2 and in the case of the Hong Kong Special Administrative Region, the term “penalty or interest” includes, without limitation, any sum added to Hong Kong Special Administrative Region tax by reason of default and recovered therewith, and additional tax assessed for infringement of or failure to comply with its tax laws.

2. For the purposes of Article 7 paragraph 3, the term “banking enterprise” means, in the case of the Hong Kong Special Administrative Region, a financial institution as defined under the Inland Revenue Ordinance, Chapter 112 of the Laws of Hong Kong.

3. For the purposes of Article 13 paragraph 4, the term “assets” shall be read as the value of the assets, and the term “mainly” shall be read as “not less than 50 per cent”.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, duly authorized thereto, have signed this Protocol.

DONE in duplicate at Hanoi this 16th day of December 2008 in the English and Vietnamese languages, both texts being equally authentic.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM




Do Hoang Anh Tuan

Vice-Minister
Ministry of Finance

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hồng Kông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.878

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.158.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!