BỘ TƯ
PHÁP –
THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 10/2011/TTLT-BTP-TTCP
|
Hà Nội,
ngày 06 tháng 6 năm 2011
|
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG VIỆC KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH
VI HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 2004, 2005;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12
tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ thống nhất hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp
lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
liên tịch này (sau đây viết tắt là Thông tư) hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp
lý cho người được trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư
này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sau đây:
1. Cơ quan
thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Các cơ
quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại bao gồm: Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh và huyện.
3. Cơ quan
quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Người
thuộc diện được trợ giúp pháp lý có yêu cầu giúp đỡ để khiếu nại về vụ việc có
liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5. Trợ
giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý và luật sư làm
việc tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là người thực
hiện trợ giúp pháp lý).
6. Người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành chính nhà nước có liên quan
đến vụ việc giải quyết khiếu nại.
Chương
II
THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG VIỆC KHIẾU NẠI QUYẾT
ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH
Điều
3. Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung
tâm
1. Kiểm
tra diện người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm người được trợ giúp pháp lý có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và
Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007.
2. Cử người
thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại cho người
được trợ giúp pháp lý.
3. Phối
hợp với cơ quan hành chính nhà nước kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trợ giúp
pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của
người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định
của pháp luật trợ giúp pháp lý và pháp luật khiếu nại.
4. Cung
cấp cho Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan hành chính nhà nước khác trong
trường hợp cần thiết:
a) Bảng
thông tin về trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ
của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ,
điện thoại liên hệ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung
tâm);
b) Mẫu đơn
đề nghị trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các tài
liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý và phổ biến các quy định về trợ
giúp pháp lý khi có yêu cầu;
c) Thông
báo danh sách Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên của Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm
(sau đây viết tắt là Chi nhánh) trong phạm vi địa phương kèm theo địa chỉ liên
lạc, số điện thoại để cơ quan hành chính nhà nước có thể liên hệ trong trường
hợp cần thiết;
d) Thông
tin đầy đủ các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp có
sửa đổi, bổ sung cho cơ quan hành chính nhà nước.
Điều
4. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước
1. Cơ quan
thanh tra nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan thanh tra nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết khiếu nại
nếu phát hiện người khiếu nại thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp
lý quy định tại Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007
thì hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các
thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ liên lạc hoặc danh sách người thực
hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương.
Các cơ
quan và người có thẩm quyền trong cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan hành
chính nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, tạo điều kiện để người thực hiện trợ
giúp pháp lý giúp đỡ về pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định
trong quá trình khiếu nại.
2. Trong
quá trình giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý
có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan
thanh tra nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật
và thông báo cho Trung tâm, Chi nhánh và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
khác để xử lý theo thẩm quyền và thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Các cơ
quan thanh tra, Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan hành chính nhà nước khác được
yêu cầu phối hợp có trách nhiệm:
a) Niêm
yết công khai Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại địa điểm tiếp dân ở trụ sở
cơ quan mình;
b) Đặt Hộp
tin trợ giúp pháp lý để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ
giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý tại các
địa điểm tiếp dân của cơ quan mình để người dân có thể tiếp cận khi cần;
c) Chủ
động yêu cầu Trung tâm, Chi nhánh để phối hợp thực hiện các hoạt động truyền
thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.
Điều
5. Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi giúp đỡ người khiếu nại
về pháp luật
1. Khi
giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý có các
nhiệm vụ sau đây:
a) Hướng
dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại; trong các trường hợp người khiếu nại
không thể tự thực hiện và có yêu cầu thì giúp đỡ người khiếu nại liên hệ với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khiếu nại để thu thập thông tin,
tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại; đưa ra bằng chứng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
b) Hướng
dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
để thực hiện khiếu nại và chấp hành các thủ tục về khiếu nại;
c) Giải
đáp về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền khiếu
nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại;
d) Hướng
dẫn để thực hiện các quyền của người khiếu nại theo quy định của pháp luật để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
đ) Tham
gia cùng người khiếu nại gặp gỡ, đối thoại với người giải quyết khiếu nại trong
các trường hợp cần thiết;
e) Trong
các trường hợp không có căn cứ hoặc đã chấm dứt các điều kiện do pháp luật quy
định thì hướng dẫn cho người khiếu nại rút đơn, chấm dứt khiếu nại trong quá
trình giải quyết khiếu nại hoặc tham gia các hoạt động khắc phục hoặc ở giai
đoạn khác trong quá trình giải quyết khiếu nại;
g) Hướng
dẫn người khiếu nại về việc chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có
hiệu lực pháp luật;
h) Trong
quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện người giải quyết khiếu
nại có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây phiền hà, cản trở người thực hiện trợ
giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại, tố cáo
theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, đồng thời báo cáo về Trung tâm,
Chi nhánh và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác.
2. Khi
giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bị đề
xuất xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật nếu có một trong những hành vi
sau:
a) Kích
động, mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép người khiếu nại khiếu nại sai sự thật;
b) Lợi
dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống, xâm phạm trật tự công cộng, gây
thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Thực
hiện những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp
lý và pháp luật về khiếu nại.
Điều
6. Về thủ tục tham gia quá trình giải quyết khiếu nại của người thực hiện trợ
giúp pháp lý
Khi tham
gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật,
người thực hiện trợ giúp pháp lý phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
1. Đối với
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm
và Chi nhánh:
a) Thẻ Trợ
giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cùng với thẻ luật sư;
b) Quyết
định của Trung tâm hoặc Chi nhánh cử người hoặc thay đổi người tham gia quá
trình giải quyết khiếu nại (Mẫu số 1 và mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với
luật sư làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư có đăng ký tham gia trợ giúp
pháp lý phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 3, Điều 3
Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:
a) Thẻ luật
sư;
b) Giấy
yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại;
c) Giấy
giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Đối với
luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi
nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải
xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Thẻ luật
sư;
b) Quyết
định của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật
cử người hoặc thay đổi người tham gia quá trình giải quyết khiếu nại (Mẫu số 3
và mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều
7. Về kiến nghị đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết
khiếu nại
1. Khi có
đủ căn cứ cho rằng cơ quan hành chính nhà nước chưa giải quyết vụ việc hoặc kết
quả giải quyết vụ việc chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại
cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến
nghị với cơ quan hành chính nhà nước đó xem xét giải quyết hoặc giải quyết lại
vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
2. Trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp
pháp lý về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm xem xét,
giải quyết theo quy định của pháp luật và trả lời bằng văn bản cho tổ chức thực
hiện trợ giúp pháp lý đã có kiến nghị; trong trường hợp có lý do chính đáng thì
thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác về thời hạn trả lời và các vụ việc giải quyết theo quy trình
pháp luật tố tụng.
Nếu quá
thời hạn nói trên mà cơ quan hành chính nhà nước không trả lời thì tổ chức thực
hiện trợ giúp pháp lý được kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
trực tiếp của cơ quan đó để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết. Cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết vụ việc
trên bằng văn bản và thông báo cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý về kết
quả giải quyết vụ việc.
Điều
8. Về việc tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Cơ quan tư
pháp, cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước khác khuyến
khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan mình
tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người được
trợ giúp pháp lý. Việc tư vấn pháp luật phải phù hợp với quy định của pháp luật
và nội quy, quy chế của ngành Tư pháp, ngành Thanh tra và của cơ quan hành
chính nhà nước.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
9. Trách nhiệm thực hiện
1. Bộ Tư
pháp và Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra các đơn vị có liên quan do mình quản lý triển khai thực hiện Thông tư này.
Trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thanh tra
Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá Thông tư này; thống kê và báo
cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính; định kỳ sơ kết, tổng kết để đánh giá về việc thực hiện Thông
tư này; đề nghị hoặc thực hiện khen thưởng và xử lý những trường hợp vi phạm
theo thẩm quyền; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Thông
tư này.
2. Cơ quan
thanh tra địa phương, thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với cơ quan tư
pháp địa phương, tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu giúp Uỷ
ban nhân dân các cấp và Bộ, ngành chủ quản quán triệt cho cán bộ, công chức,
viên chức tại cơ quan mình triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tư
pháp có trách nhiệm quán triệt cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa
phương tổ chức thực hiện nội dung của Thông tư này.
Điều
10. Kinh phí thực hiện
1. Kinh
phí thực hiện khoản 4 Điều 3 Thông tư này được dự toán trong
kinh phí ngân sách hàng năm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy
định về việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của
cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.
2. Kinh
phí tổ chức quán triệt thực hiện Thông tư này được dự toán trong kinh phí ngân
sách nhà nước hàng năm về phổ biến, giáo dục pháp luật của từng cơ quan, tổ
chức.
Điều
11. Hiệu lực thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011.
2. Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới
phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm phản ánh về
Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ để xem xét hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
KT. TỔNG
THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Trần Đức Lượng
|
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|