TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
******
|
VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số:
410-NCTH
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 05 năm 1959
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU TỐ
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Kính
gửi: Các tòa án nhân dân phúc thẩm, thành, tỉnh, khu vực.
Theo Công văn số 78-VP ngày
19-09-1958 chúng tôi đã sao gửi Thông tư số 436-TTg ngày 13-09-1958 của Thủ tướng
Chính phủ.
Để các địa phương nghiên cứu thi
hành, giải quyết tốt các đơn khiếu nại, tố giác - gọi tắt đơn khiếu tố. Đến
nay, qua một thời gian thực hiện, chúng tôi thấy cần nói rõ thêm một số vấn đề:
I. PHÂN ĐỊNH
PHẠM VI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC NGHIÊN CƯU GIẢI
QUYẾT CÁC ĐƠN KHIẾU TỐ
Thông tư số 436-TTg của Thủ tướng
Chính phủ đã quy định:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
“1) Trách nhiệm giải quyết các vụ
khiếu nại hoặc tố giác chủ yếu thuộc về cơ quan nơi phát sinh vấn đề, và trước
hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan. Trường hợp toàn thể cơ quan hoặc thủ
trưởng cơ quan bị khiếu tố thì cơ quan cấp trên có trách nhiệm xét và giải quyết.
Trường hợp nhân dân khiếu tố lên
cấp trên thì tùy tính chất của vấn đề và tùy trường hợp cụ thể cấp trên có thể
tiến hành điều tra và giải quyết, hoặc chuyển đến cơ quan nơi phát sinh vấn đề
để giải quyết”.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
“3) Đối với các loại thư yêu cầu
xét lại các án hình sự, dân sự đã được sử chung thẩm thì Tòa án Tối cao xét và
giải quyết”.
Vận dụng tinh thần Thông tư của
Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi thấy trách nhiệm chung của các tòa án các cấp là
nghiên cứu giải quyết các loại đơn khiếu tố về các loại việc hình sự, dân sự của
tòa án đã thụ lý đang chuẩn bị xét xử, hoặc đã xử sơ thẩm, chung thẩm đã có hiệu
lực pháp luật.
Căn cứ vào thẩm quyền quyết định
của tòa án các cấp, việc giải quyết đơn khiếu tố cụ thể như sau:
1. Thuộc án đang thời kỳ
chuẩn bị xét xử:
- Đơn khiếu tố về các vụ án đang
ở thời kỳ lập hồ sơ hỏi cung ở Công an hay Công tố Viện thì thuộc phạm vi ngành
Công tố viện nghiên cứu giải quyết.
- Đơn khiếu tố về các vụ tòa án
đã thụ lý đang chuẩn bị đưa ra xét xử thì tòa án sơ thẩm nghiên cứu giải quyết.
2. Thuộc án đã xử sơ thẩm:
Đơn khiếu tố về các vụ án đã xử sơ thẩm: Nếu những án còn trong thời kỳ kháng
cáo thì kết hợp việc nghiên cứu giải quyết trong khi xử phúc thẩm. Nếu những án
đã hết hạn kháng cáo, bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì tòa án phúc thẩm
nghiên cứu. Sau khi đã xác minh nội dung vụ án xét thấy sai thì báo cáo tòa án
Nhân dân tối cao, có đề nghị giải quyết, nếu xét thấy đúng nhưng đương sự hoặc
thân nhân can phạm khiếu tố thì giải quyết.
3. Thuộc án đã xử chung
thẩm, hoặc những án sơ thẩm hết hạn kháng cáo đã có hiệu lực pháp luật: Sau khi
xác minh nội dung vụ án, báo cáo Tòa án Nhân dân tối cao, có đề nghị cách giải
quyết. Tuy nhiên để giải quyết đúng đắn các đơn khiếu tố về các bản án đã có hiệu
lực pháp luật, tòa án cấp trên trong khi nghiên cứu xem xét việc không thể tách
rời đơn vị “nơi phát sinh vấn đề”, nơi đã giải quyết vấn đề lúc đầu, do đó
trong Thông tư số 436-TTg Thủ tướng Chính phủ đã không quên nhấn mạnh đến vai
trò chủ chốt của cơ quan “nơi phát sinh vấn đề”. Theo tinh thần trên, các Tòa
án Nhân dân tỉnh, thành, ngoài việc giải quyết các đơn khiếu tố thuộc quyền hạn
của địa phương, đối với đơn khiếu tố về các bản án đã xử sơ thẩm hay chung thẩm
do nhân dân hay bị can gửi đến, hoặc của tòa án trên gửi về hay cử cán bộ về
cùng địa phương nghiên cứu giải quyết, thì trách nhiệm của địa phương là phải cố
gắng thu xếp để xác minh lại sự việc, xem xét lại các kết luận trước và có những
ý kiến cụ thể đề nghị cách giải quyết với những lý do xác đáng. Cần tránh lối
làm việc quá đơn giản mà một hai địa phương đã làm là chuyển đơn lên cấp trên
“để xét”.
Cũng như các tòa án cấp trên,
khi nhận được đơn khiếu tố có thể tiến hành việc nghiên cứu bằng nhiều cách
như: báo cho địa phương gửi hồ sơ vụ án lên để nghiên cứu lại, cử cán bộ về địa
phương cùng nghiên cứu lại vấn đề, đi trực tiếp gặp phạm nhân ở trại cải tạo,
trực tiếp gặp những người ký gửi đơn, chuyển đơn đến cơ quan nơi phát sinh vấn
đề để giải quyết, tuy nhiên nên cố gắng hạn chế vận dụng hình thức sau này.
Ngoài những đơn khiếu tố thuộc
phạm vi và trách nhiệm tòa án các cấp giải quyết hiện nay, các tòa án còn thường
nhận được nhiều đơn khiếu tố không những về bản án mà còn có khi kêu về “quy định
thành phần sai”, “xử trí oan trong chỉnh đốn tổ chức”, v.v… là những vấn đề có
thể thuộc loại tồn tại về sửa sai cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức và có
liên quan mật thiết đến việc giải quyết bản án, thì các tòa án địa phương cần
liên hệ với các Ban thanh tra tỉnh, thành để nghiên cứu giải quyết.
Trường hợp có sự tranh chấp ý kiến
hoặc có khó khăn trong đường lối giải quyết, địa phương cần chuyển đơn của
đương sự với ý kiến nhận xét, đề nghị lên tòa án Nhân dân tối cao để
chúng tôi cùng Ban thanh tra nghiên cứu giải quyết cho thỏa đáng.
Ngay trong vấn đề giải quyết các
đơn khiếu tố thuộc phạm vi ngành tòa án, nếu giữa tòa án địa phương với các
ngành Công tố, Công an, Thuế v.v… hay với Ủy ban Hành chính có những phương hướng
giải quyết chưa nhất trí, cũng cần chuyển đơn và hồ sơ vụ án kèm theo báo cáo đầy
đủ về kết quả công tác xác minh và ý kiến giải quyết của các ngành, Hội đồng thẩm
phán, kể cả các ý kiến thiểu số để Tòa án tối cao có cơ sở giải quyết.
Nhân đây chúng tôi thấy cần nhắc
lại một điểm về thủ tục pháp lý là đối với những việc tồn tại sau 03 bước trả lại
tự do trong sửa sai thì vẫn áp dụng đúng Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày
29-09-1956 và Thông tư số 04-TP ngày 03-02-1959 chỉ áp dụng trong khi thi hành
Thông tư số 556-TTg.
II. CẦN CHỈNH
ĐỐN CÔNG TÁC TIẾP DÂN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI
Theo tinh thần Thông tư của Thủ
tướng phủ, các đồng chí ở Hội đồng Thẩm phán phải coi việc tiếp dân và giải quyết
đơn khiếu tố là một trong những trách nhiệm trong phạm vi được phân công phụ
trách hình sự hay dân sự.
Nên tránh lối làm việc khoán trắng
cho cán bộ nghiên cứu, cố gắng trực tiếp nghe người đến đưa đơn: các đồng chí
nào trình bày sự việc trực tiếp nghiên cứu lại hồ sơ đã xử để phát hiện vấn đề
sai lệch nếu có. Cần tăng cường lối làm việc sát dân đi sâu vào hồ sơ, kết hợp
với lắng nghe đầy đủ ý kiến của các bộ phận chuyên trách trước khi có ý kiến giải
quyết vấn đề.
Cần bố trí nơi tiếp thân nhân bị
can cho sạch sẽ, chu đáo vừa thể hiện được tính chất một cơ quan chính quyền vừa
thể hiện sự quan tâm của cơ quan Nhà nước đối với quyền lợi chính đáng và hợp
pháp của nhân dân. Khi tiếp dân nên kiên nhẫn giải thích cho họ yên tâm chờ đợi
sự giải quyết. Cũng như khi nhận được đơn khiếu tố phải báo tin cho đương sự biết.
Để tiện việc theo dõi, các tòa án nên có một sổ tiếp nhận đơn riêng, và từ nay
trong báo cáo 03 tháng có thêm mục báo cáo về tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu
tố (đã tiếp nhận bao nhiêu đơn, phân loại hình sự 1, hình sự 2, dân sự, đã giải
quyết được bao nhiêu, còn tồn tại bao nhiêu: khó khăn trở ngại, đề nghị…).
Trên đây là một số ý kiến nói rõ
thêm việc thi hành Thông tư số 436-TTg của Thủ tướng phủ trong phạm vi tòa án
các cấp. Đề nghị các địa phương kết hợp nghiên cứu Thông tư này với Thông tư của
Thủ tướng Chính phủ, có biện pháp chỉnh đốn công tác tiếp nhận và giải quyết
đơn khiếu tố, đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng phủ.
Thông tư này còn xác nhận và nói
rõ thêm một số điểm đã nêu lên trong cuộc hội ý ngày 06 tháng 04 năm 1959 tại
Tòa án Nhân dân tối cao để các địa phương có căn cứ cụ thể thực hiện.
|
Q.
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Trần Công Tường
|