ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
85/2004/QĐ-UB
|
Đồng
Hới, ngày 07 tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ
BIẾN BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về việc
thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự;
- Căn cứ Chỉ thị số 01/2004/CT-BTP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tư pháp về
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2004;
- Theo đề nghị của Giám đốc Tư pháp Quảng Bình tại Công văn số 1542/TP ngày 19
tháng 11 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004.
Điều 2: Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Quyết định
này.
Điểu 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp);
- Ban TV TỈnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Hội đồng PHCT PBGDPL tỉnh,
các huyện, thành phố;
- Lưu VT - NCVX.
|
TM.UBND
TỈNH QUẢNG BÌNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Công Thuật
|
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004
(Ban hành kèm Quyết định số 85/2004/QĐ-UBND tỉnh ngày 7 tháng 12 năm
2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Để các quy định của Bộ luật sớm đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng
tích cực, sâu rộng đến mọi người dân nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành
pháp luật trong cán bộ và nhân dân; bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân
sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật; đồng thời để triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004
của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tung Dân sự; Chỉ thị số 01/2004/CT-BTP
ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp năm 2004; Chương trình số 31-CTr/TU ngày 12/3/2004 của TỈnh ủy Quảng
Bình về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Bình xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho toàn thể cán bộ và nhân dân
trên địa bàn tỉnh về tư tưởng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong lĩnh vực tố tụng dân sự, về nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự,
nhằm góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của mọi cơ
quan, tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự. góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm.
- Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đặc biệt là đạo đức nghề
nghiệp của những người tiến hành tố tụng như: Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện
kiểm sát, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm soát viên và Thư ký Tòa án.
- Phân công trách nhiệm, phát huy vai trò của cơ quan chuyên trách
và đề cao tính tích cực chủ động của các cấp, các ngành tham gia vào việc tuyên
truyền, phổ biến Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004.
2. Yêu cầu:
- Việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 phải
được tiến hành một cách nghiêm túc, khẩn trương với các hình thức phù hợp, thiết
thực; nội dung tuyên truyền, phổ biến cần được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm,
cụ thể, dễ hiểu và phải bảo đảm tính toàn diện, phổ cập, sát hợp với từng nhóm
đối tượng và từng địa bàn.
- Gắn việc tuyên truyền, phổ biến với việc tổ chức thực hiện Bộ luật
và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tố tụng dân sự
với việc lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; đồng thời biểu dương,
khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích trong quá trình tuyên
truyền, phổ biến Bộ luật.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN
1. Nội dung cần tuyên tuyền, phổ biến:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 là một trong những Bộ luật lớn, có vị
trí hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta; nó được xây dựng
mang tính pháp điển hóa cao, tập hợp hầu hết các quy định của Nhà nước trong
lĩnh vực tố tụng, nhằm khắc phục những vấn đề bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn của
các văn bản về tố tụng hiện hành, đặc biệt là đáp ứng những yêu cầu cầu cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, việc tuyên
truyền, phổ biến cần chú trọng các nội dung sau:
- Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc ban hành bộ luật TTDS;
- Các quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng, ban hành Bộ luật TTDS;
- Phạm vi của Bộ luật TTDS;
Cơ cấu của Bộ luật TTDS;
Nội dung chủ yếu của Bộ luật TTDS;
- Việc thi hành Bộ luật TTDS năm 2004.
2. Đối tượng:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 phải được tuyên truyền, phổ biến sâu
rộng và thường xuyên cho toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong
đó, đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của chính quyền địa phương các xã, phường,
thị trấn; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật(báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật) và đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong các cơ quan bảo
vệ pháp luật (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án) phải được học tập,
nghiên cứu chuyên sâu.
3. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến:
Tùy theo điều kiện của từng địa phương, đơn vị, địa bàn và tùy theo
nhóm đối tượng để có sự lựa chọn, áp dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến
thích hợp, như:
- Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt;
- Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu;
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tìm hiểu nội dung của Bộ luật;
- Biên soạn, in ấn đề cương, tài liệu (sách bỏ túi, tờ gấp...) để cấp
phát cho các đối tượng; các cơ quan, ,đơn vị bổ sung thêm sách, tài liệu cho
các Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị mình;
- Tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình, trên hệ thống
truyền thanh cơ sở.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, BIÊN PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phân công trách nhiệm và biện pháp tổ chức thực hiện:
1.1) Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh và các huyện, thành phố
có trách nhiệm:
1.1.1) Tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt Bộ luật Tố tụng Dân
sự năm 2004 của cán bộ lãnh đạo cốt cán và cán bộ nghiệp vụ có liên quan của
các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện;
1.1.2) Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật;
1.1.3) Chỉ đạo các thành viên, các Ban của Hội đồng phối hợp tổ chức
phối hợp, triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Tố tụng Dân
sự cho mọi đối tượng;
1.2) Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tìm hiểu nội dung của Bộ luật;
biên soạn, in ấn đề cương, tài liệu (sách bỏ túi, tờ gấp...) để cấp phát cho
các đối tượng; hướng dẫn các ngành, các cấp và tham mưu giúp Hội đồng phối hợp
công tác PBGDPL tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế
hoạch này.
1.3) Sở Tư pháp, Hội luật gia, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân
tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, hội
viên của cơ quan, ngành, tổ chức mình học tập, nghiên cứu chuyên sâu về Bộ luật
Tố tụng Dân sự năm 2004.
1.4) Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình: Đài, Trạm
Truyền thanh các huyện, thị xã có kế hoạch tăng thêm thời lượng và số lượng tin,
bài có nội dung tuyên truyền, phố biến pháp luật nói chung và Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2004 nói riêng.
1.5) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đảm bảo kinh phí
(trích từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan) để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền,
phổ biến Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Riêng kinh phí phục vụ cho việc triển
khai thực hiện các nội dung ở điểm 1.1.1 và 1.1.2 khoản 1.1 phần này do cơ quan
Tư pháp lập trình UBND và cơ quan Tài chính cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Thời gian thực hiện:
- Đầu tháng 12/2004: tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt cho đội
ngũ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ có liên quan của các Sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND và Trưởng
phòng Tư pháp các huyện, thành phố.
- Cuối tháng 12/2004: tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt cho đội
ngũ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ có liên quan của các phòng, ban, ngành, tổ chức
đoàn thể của các huyện, thành phố; Báo cáo viên Pháp luật cấp huyện; Chủ tịch
(Phó Chủ tịch) UBND và cán bộ Tư pháp chuyên trách các xã, phường, thị trấn;
Tuyên truyền viên Pháp luật cấp xã, Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở.
- Bắt đầu từ tháng 12/2004 và thời gian tiếp theo: tùy theo điều kiện
của từng địa phương và đơn vị để việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật được thực
hiện thường xuyên, liên tục đến mọi đối tượng với các hình thức phong phú, đa dạng,
phù hợp và thiết thực.
Nhận được Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai
thực hiện có chất lượng và báo cáo kết quả đạt được cũng như phản ánh những khó
khăn, vướng mắc về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.