Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 810/QĐ-VKSTC công tác Kiểm sát thi hành án dân sự thi hành án hành chính 2016

Số hiệu: 810/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Thị Thủy Khiêm
Ngày ban hành: 20/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Thêm nội dung kiểm sát việc ra quyết định THADS

Quyết định 810/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính được ban hành ngày 20/12/2016.

Theo đó, bổ sung thêm các nội dung cần kiểm sát khi VKSND kiểm sát việc ra quyết định thi hành án (THA) dân sự, quyết định hành chính: 

- Việc thỏa thuận thi hành án trước khi Cơ quan THADS ra quyết định thi hành án.

- Việc chấp hành quy định về thời hiệu yêu cầu THA; việc ra quyết định THA trong các trường hợp:

+ Chủ động ra quyết định THA hoặc theo đơn yêu cầu;

+ Ra quyết định THA để thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới;

+ Ủy thác THA, Cơ quan THADS cấp trên lấy lên để thi hành, việc THA có yếu tố nước ngoài, trong trường hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ THA;

- Việc Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính.

Quyết  định 810/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 810/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thay thế Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 255/2013/QĐ-VKSNDTC- V10 ngày 19/6/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đ/c PVT VKSNDTC;
- Lưu: VT, V11.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thủy Khiêm

QUY CHẾ

CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí của kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính

Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi là thi hành án dân sự, hành chính) là một trong các công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Điều 2. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính là việc tuân theo pháp Luật của Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự (THADS), Chấp hành viên (CHV), Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính; quyết định giải quyết phá sản của Tòa án; bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại, Trọng tài nước ngoài (sau đây gọi chung là bản án, quyết định dân sự, hành chính) đã có hiệu lực pháp Luật hoặc chưa có hiệu lực pháp Luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp Luật và việc tuân theo pháp Luật của Cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính.

Điều 3. Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của Tòa án, Cơ quan THADS, CHV, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại từ khi bản án, quyết định dân sự, hành chính có hiệu lực thi hành cho tới khi kết thúc việc thi hành án; việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính được giải quyết xong, có căn cứ và đúng quy định của pháp Luật.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

1.Khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân căn cứ vào quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật THADS 2014); Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật dân sự , Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật phá sản năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2015 và các văn bản pháp Luật có liên quan làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm sát.

Khi kiểm sát và đánh giá hoạt động thi hành án dân sự diễn ra tại thời điểm nào phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp Luật có hiệu lực tại thời điểm đó và đối chiếu với văn bản quy phạm pháp Luật đang có hiệu lực thi hành.

Khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; các Điều 12, 38, 62, 64, 160, 161 Luật THADS 2014; Điều 315 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 159 Luật THADS 2014; các Điều 315, 343 Luật tố tụng hành chính năm 2015 và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ- VKSNDTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi là Quy chế 51).

Chương II

NỘI DUNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH

Điều 5. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định; giải thích, đính chính, sửa chữa, bổ sung; giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

1. Kiểm sát việc Tòa án cấp, chuyển giao bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp Luật hoặc chưa có hiệu lực pháp Luật nhưng được thi hành ngay, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Cơ quan THADS, người được thi hành án, người phải thi hành án (sau đây gọi là đương sự) theo quy định tại các Điều 27, 28, 29 Luật THADS 2014; các Điều 139, 212, 214, 217, 268, 269, 315, 336, 350, 357, 484 và 485 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 75, 196, 197, 244, 264, 279 và 286 Luật tố tụng hành chính năm 2015; các Điều 229, 254 và 288 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (các Điều 262, 395 và 403 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015); kiểm sát việc chuyển giao biên bản bàn giao tài sản tạm giữ, vật chứng và vật chứng kèm theo cho Cơ quan THADS (nếu có); bảo đảm việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án được đầy đủ, đúng thời hạn, đúng đối tượng.

2. Kiểm sát việc Tòa án giải thích, đính chính, sửa chữa, bổ sung; giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định theo quy định tại Điều 179 Luật THADS 2014; các Điều 268, 486 và 487 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 310 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

3. Khi phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định cho đương sự, Cơ quan THADS; vi phạm trong việc giải thích, đính chính, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị Tòa án thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp Luật.

Điều 6. Kiểm sát việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án dân sự, hành chính

Khi kiểm sát việc nhận, từ chối nhận yêu cầu thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát về thẩm quyền và nội dung yêu cầu, thủ tục yêu cầu, việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu của Cơ quan THADS; bảo đảm việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu thi hành án có căn cứ, đúng quy định của Điều 31 Luật THADS 2014; Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi hành án dân sự” (sau đây gọi là Nghị định 62/2015/NĐ- CP).

Điều 7. Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án dân sự, yêu cầu, đôn đốc thi hành bản án, quyết định hành chính

Khi kiểm sát việc ra quyết định thi hành án dân sự, yêu cầu, đôn đốc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung sau:

1.Việc thỏa thuận thi hành án trước khi Cơ quan THADS ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP;

2. Việc chấp hành quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 30 Luật THADS 2014; Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ- CP; việc ra quyết định thi hành án trong các trường hợp chủ động hoặc theo đơn yêu cầu; việc ra quyết định thi hành án để thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2015/NĐ- CP; việc ra quyết định thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành án (Điều 57 Luật THADS 2014), trong trường hợp Cơ quan THADS cấp trên lấy lên để thi hành, trong trường hợp việc thi hành án có yếu tố nước ngoài (Điều 35 Luật THADS 2014), trong trường hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án (Điều 54 Luật THADS 2014);

3. Căn cứ để ra quyết định thi hành án (như bản án, quyết định cần đưa ra thi hành của Tòa án, đơn yêu cầu thi hành án); thẩm quyền, thời hạn, thủ tục ra quyết định thi hành án; nội dung quyết định thi hành án có đúng với bản án, quyết định được đưa ra thi hành theo quy định tại các Điều 23, 35 và 36 Luật THADS 2014; các Điều 6, 7 và 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP;

4. Việc Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính, việc Cơ quan THADS đôn đốc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo quy định tại Điều 312 Luật tố tụng hành chính 2015.

Điều 8. Kiểm sát nội dung quyết định, việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; việc gửi quyết định hoặc thông báo về thi hành án

1. Sau khi nhận được các quyết định về thi hành án do Cơ quan THADS gửi đến, Viện kiểm sát nhân dân phải kiểm sát về tính hợp pháp và tính có căn cứ của các quyết định. Nếu nhận thấy các quyết định về thi hành án không hợp pháp hoặc không có căn cứ thì ban hành văn bản yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị với cơ quan, người ban hành văn bản thu hồi, sửa đổi hoặc bổ sung quyết định.

2. Kiểm sát việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật THADS 2014.

3. Kiểm sát việc gửi quyết định về thi hành án, thông báo về thi hành án theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43 Luật THADS 2014; Điều 12 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; bảo đảm tất cả các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp Luật.

Điều 9. Kiểm sát việc ủy thác thi hành án dân sự

1. Khi kiểm sát việc ủy thác thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát căn cứ ủy thác, thẩm quyền ủy thác, việc thực hiện ủy thác theo quy định tại các Điều 55, 56 và 57 Luật THADS 2014; Điều 16 và khoản 2 Điều 35 Nghị định 62/2015/NĐ- CP.

2. Khi nhận được quyết định ủy thác của Cơ quan THADS mà nhận thấy quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp Luật thì Viện kiểm sát nhân dân có văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị với Cơ quan THADS đã ủy thác thu hồi quyết định ủy thác thi hành án.

Trường hợp quyết định ủy thác có căn cứ, đúng pháp Luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định ủy thác, Viện kiểm sát nơi ủy thác thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác biết để kiểm sát. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Viện kiểm sát nơi ủy thác, Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác thông báo lại bằng văn bản cho Viện kiểm sát nơi ủy thác biết.

Điều 10. Kiểm sát việc xác minh Điều kiện thi hành án dân sự

Khi kiểm sát việc xác minh Điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung sau:

1.Việc bảo đảm thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật THADS 2014; việc chấp hành thời hạn xác minh quy định tại Điều 44 Luật THADS 2014;

2. Văn bản, tài liệu thể hiện hoạt động thực tế xác minh Điều kiện thi hành án của CHV; hình thức, thành phần tham gia xác minh, việc lập biên bản xác minh theo quy định tại Điều 44 Luật THADS 2014, Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

3. Nội dung kết quả xác minh, thể hiện rõ người phải thi hành án có Điều kiện hay không có Điều kiện thi hành án; trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản để thi hành án thì xác định rõ tình trạng tài sản, tình trạng sở hữu, sử dụng với tài sản; tài sản đó có được giao dịch trước hoặc sau khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc có tranh chấp hay đang do người thứ ba giữ; có được dùng bảo đảm cho giao dịch dân sự hay không v.v…

4. Việc phân loại việc có Điều kiện hoặc chưa có Điều kiện thi hành án; thẩm quyền, căn cứ của việc ra quyết định về việc chưa có Điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a Luật THADS 2014; Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ- CP; việc công khai thông tin người phải thi hành án chưa có Điều kiện thi hành theo Điều 44a Luật THADS 2014Điều 11 Nghị định 62/2015/NĐ- CP.

5. Khi phát hiện có vi phạm trong việc xác minh, phân loại việc có Điều kiện hoặc không có Điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm, xác minh đầy đủ, toàn diện Điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.

Điều 11. Kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, tiếp tục thi hành án dân sự, đình chỉ thi hành án dân sự

1. Kiểm sát việc Thủ trưởng Cơ quan THADS ra các quyết định hoãn, tạm đình chỉ, tiếp tục thi hành án hoặc đình chỉ thi hành án dân sự theo quy định tại các Điều 48, 49 và 50 Luật THADS 2014; Điều 332 và Điều 354 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 3 Điều 5 và Điều 14 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

Kiểm sát việc Cơ quan THADS tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án khi Tòa án thụ lý hoặc khi ra quyết định mở thủ tục phá sản hoặc hủy bỏ các quyết định nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 71 Luật Phá sản năm 2014 và theo Điều 20 của Quy chế này.

2. Khi kiểm sát các nội dung tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vấn đề sau: Thẩm quyền ra các quyết định, căn cứ pháp Luật, căn cứ thực tế của việc ra các quyết định; nội dung của các quyết định, việc thực hiện các thời hạn hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc tiếp tục thi hành án.

Khi phát hiện các quyết định nói trên không hợp pháp hoặc không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị với cơ quan, người ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

Điều 12. Kiểm sát việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án

1.Kiểm sát việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án bảo đảm đúng theo quy định của Bộ Luật dân sự; quy định tại Điều 54 Luật THADS 2014, Điều 15 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (với các trường hợp chuyển giao do hợp nhất, sáp nhập; chia, tách; giải thể, phá sản, do người được hoặc người phải thi hành án là cá nhân bị chết).

Riêng đối với trường hợp kiểm sát việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án có liên quan đến hợp đồng mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng với Công ty mua bán nợ (VAMC) thì căn cứ Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 05/4/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP .

2. Khi kiểm sát việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Cơ quan THADS xác minh và cung cấp tài liệu xác minh hoặc phân công Kiểm sát viên trực tiếp xác minh; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp Luật để bảo đảm việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án đúng pháp Luật.

Điều 13. Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

1. Kiểm sát việc CHV áp dụng các biện pháp bảo đảm như: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản theo quy định tại các Điều 66, 67, 68 và 69 Luật THADS 2014; các Điều 13, 18, 19, 20 và 34 Nghị định 62/2015/NĐ- CP.

2. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân cần kiểm sát thẩm quyền, căn cứ, thời hạn, thủ tục áp dụng từng biện pháp.

Điều 14. Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các nội dung cơ bản sau đây:

- Thẩm quyền, căn cứ, đối tượng, thời hạn, thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp cưỡng chế; việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng;

- Việc dự toán, tạm ứng, thanh toán, miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án (theo Điều 73 Luật THADS 2014; các Điều 43, 44 và 45 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc bảo quản tài sản thi hành án; việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung, tài sản có tranh chấp để thi hành án;

- Việc tổ chức thẩm định giá, bán tài sản (theo quy định tại các Điều 98, 99, 101, 102, 103 và 104 Luật THADS 2014; các Điều 25, 26, 27, 30 và 31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản);

- Việc thu, quản lý tiền thi hành án; trả tài sản và thu phí thi hành án; mức phí, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm phí thi hành án; những trường hợp không phải chịu phí thi hành án theo quy định tại Điều 60 Luật THADS 2014; các Điều 46, 47 và 48 Nghị định 62/2015/NĐ-CP); việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (theo quy định tại Điều 47 Luật THADS 2014, Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

2. Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án có thể thông qua biện pháp cử Kiểm sát viên trực tiếp tham gia và kiểm sát việc cưỡng chế hoặc kiểm sát hồ sơ, tài liệu việc thi hành án có cưỡng chế.

Khi tham gia và trực tiếp kiểm sát việc cưỡng chế, Kiểm sát viên nghiên cứu trước các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc cưỡng chế, nếu phát hiện có vi phạm trong việc tổ chức cưỡng chế thể hiện trong tài liệu thi hành án thì báo cáo Lãnh đạo viện để yêu cầu hoặc kiến nghị, kháng nghị khắc phục; nếu phát hiện vi phạm tại nơi tổ chức cưỡng chế thì có quan điểm yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục, sau đó báo cáo Lãnh đạo viện.

Khi cần thiết kiểm sát hoạt động thẩm định giá hoặc bán đấu giá tài sản, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá hoặc Cơ quan THADS cung cấp hồ sơ việc thi hành án hoặc hồ sơ thẩm định giá, hồ sơ bán đấu giá để kiểm sát.

3. Khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây:

a) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án với tài sản là tiền: Khấu trừ tiền trong tài khoản (theo các Điều 76, 77 Luật THADS 2014; Điều 21 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (theo Điều 78 Luật THADS 2014); thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án (theo Điều 79 Luật THADS 2014; Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc do người thứ ba giữ (theo các Điều 80 và 81 Luật THADS 2014; Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); kê biên phần vốn góp (bằng tiền) theo Điều 92 Luật THADS 2014;

b) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án với tài sản là giấy tờ có giá: Thu giữ, bán giấy tờ có giá (theo các Điều 82, 83 Luật THADS 2014); Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP;

c) Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ: Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ; định giá, bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ (theo các Điều 84, 85 và 86 Luật THADS 2014; các Điều 30, 31 Nghị định 62/2015/NĐ- CP);

d) Biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là vật:

- Thủ tục kê biên tài sản nói chung (chú ý những tài sản không được kê biên, thủ tục kê biên với các loại tài sản khác nhau theo các Điều 87, 88 Luật THADS 2014; Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm (theo Điều 89 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp (theo Điều 90 Luật THADS 2014; Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

- Việc kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ (theo Điều 91 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 74 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản là vốn góp (bằng vật) (Điều 92 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản là đồ vật bị khóa, đóng gói (Điều 93 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên tài sản gắn liền với đất (Điều 94 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên nhà ở (Điều 95 Luật THADS 2014);

- Việc kê biên phương tiện giao thông, kê biên hoa lợi (các Điều 96, 97 Luật THADS 2014);

Khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là vật, cần kiểm sát các nội dung sau đây: Kiểm sát việc kê biên tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm (theo Điều 89 Luật THADS 2014); kiểm sát việc thẩm định giá, định giá và định giá lại tài sản kê biên (theo Điều 98 và Điều 99 Luật THADS 2014); kiểm sát việc giao tài sản, bán tài sản đã kê biên để thi hành án (trong đó có việc bán đấu giá tài sản kê biên); việc bảo đảm quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án; việc hủy kết quả bán đấu giá, việc xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá hoặc bán đấu giá không thành; việc giải tỏa kê biên; việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản; thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (theo quy định tại các Điều 100, 101, 102, 103, 104, 105 và 106 Luật THADS 2014; các Điều 27, 28 và 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

đ) Việc kê biên đối với tài sản là quyền sử dụng đất, trong đó chú ý kiểm sát những trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên, thủ tục kê biên, việc tạm giao quản lý, sử dụng, khai thác diện tích đất đã kê biên; việc xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên (theo quy định tại các Điều 89, 110, 111, 112 và 113 Luật THADS 2014);

e) Biện pháp cưỡng chế khai thác đối với tài sản (theo quy định tại các Điều 107, 108 và 109 Luật THADS 2014);

g) Việc cưỡng chế trả vật, giấy tờ; chuyển quyền sử dụng đất; trả nhà, giao nhà (theo quy định tại các Điều 114, 115, 116 và 117 Luật THADS 2014);

h) Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định (theo quy định tại các Điều 118, 119, 120 và 121 Luật THADS 2014).

Điều 15. Kiểm sát việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại

1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc của cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 68 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Điều 17 và Điều 70 Luật phá sản năm 2014. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp Luật THADS (theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 70 Luật phá sản năm 2014; các Điều 130, 131, 132 và 133 Luật THADS 2014).

Trong quá trình giải quyết việc kiện theo thủ tục trọng tài thương mại, Trọng tài thương mại có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều 8, 48, 49, 50, 51 và 53 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

2. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc Cơ quan THADS thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại theo quy định của pháp Luật THADS (các Điều 130, 131, 132 và 133 Luật THADS 2014; Điều 35 Nghị định 62/2015/NĐ-CP).

Điều 16. Kiểm sát việc thi hành khoản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tiêu hủy tài sản; hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự

1. Kiểm sát việc chuyển giao, tiếp nhận vật chứng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cho Cơ quan THADS (theo quy định tại Điều 122 và Điều 123 Luật THADS 2014). Chú ý kiểm sát về thành phần, thủ tục giao nhận; nhất là với các trường hợp vật chứng bị niêm phong.

Kiểm sát việc bảo quản vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ (theo Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02/7/2013 sửa đổi một số Điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ).

2. Kiểm sát việc xử lý tài sản tạm giữ, vật chứng bị tuyên tịch thu, sung quỹ Nhà nước (theo quy định tại Điều 124 Luật THADS 2014; Điều 32 Nghị định 62/2015/NĐ- CP); trong đó chú ý kiểm sát thủ tục, thành phần giao tài sản tạm giữ, vật chứng nói trên cho cơ quan tài chính; việc xử lý tài sản tạm giữ, vật chứng đã xử lý nhưng có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tịch thu do phát hiện có sai lầm.

3. Kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, tài sản (theo quy định tại Điều 125 Luật THADS 2014; Điều 33 Nghị định 62/2015/NĐ- CP).

4. Kiểm sát việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự (theo quy định tại Điều 126 Luật THADS 2014).

Điều 17. Kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

1. Kiểm sát việc thực hiện đúng nguyên tắc và Điều kiện xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là nghĩa vụ thi hành án) theo quy định tại Điều 61 Luật THADS 2014, Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 về hướng dẫn việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 12/2015).

2. Kiểm sát việc Cơ quan THADS xác minh, lập hồ sơ; thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại các Điều 61, 62 và 63 Luật THADS 2014; Điều 488 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp xác định rõ người phải thi hành án có đủ Điều kiện để được xét miễn, giảm nhưng cơ quan THADS không lập hồ sơ thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Trường hợp miễn, giảm khoản tiền phạt thì phải có văn bản đề nghị gửi cho Cơ quan THADS (theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật THADS 2014).

Khi kiểm sát hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Viện kiểm sát có ý kiến bằng văn bản. Trường hợp việc thi hành án đang do Cơ quan THADS cấp tỉnh tổ chức thi hành thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản rồi chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở Cơ quan THADS cấp tỉnh để tham gia phát biểu tại phiên họp xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án. Văn bản do lãnh đạo Viện ký. Trường hợp ký thừa ủy quyền thì ý kiến của Viện kiểm sát phải được lãnh đạo Viện duyệt.

Trường hợp xét miễn tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều 61 Luật THADS 2014, xét giảm việc chấp hành phần hình phạt tiền còn lại đối với người chưa thành niên theo quy định của Bộ Luật hình sự mà việc thi hành án đang do Cơ quan THADS cấp tỉnh tổ chức thi hành thì Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản đề nghị gửi cho Cơ quan THADS cùng cấp để chuyển vào hồ sơ; gửi Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở Cơ quan THADS cấp tỉnh để tham gia phiên họp xét miễn, giảm thi hành án (Điều 488 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 63 Luật THADS 2014).

3. Kiểm sát việc Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 63 và Điều 64 Luật THADS 2014; Điều 9 và Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2015.

Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp, trình bày quan điểm của Viện kiểm sát (đã được lãnh đạo Viện duyệt) về việc xét miễn, giảm; thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Khi Tòa án mở phiên họp xét kháng nghị thì Viện kiểm sát cùng cấp phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

4. Kiểm sát việc thi hành quyết định của Tòa án về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2015.

Điều 18. Kiểm sát việc tổ chức thi hành án dân sự cho các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù

Kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của cơ quan THADS trong việc phối hợp với Trại giam (Cơ quan thi hành án hình sự), Trại tạm giam (cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự), Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc tổ chức thi hành phần quyền, nghĩa vụ dân sự cho các đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án) đang chấp hành hình phạt tù trong các Trại giam, Trại tạm giam, tại Công an cấp huyện (sau đây gọi là việc THADS liên quan đến các phạm nhân) theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật THADS 2014; Điều 16 và Điều 17 Luật thi hành án hình sự.

Điều 19. Kiểm sát việc thi hành các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án

1. Kiểm sát việc Cơ quan THADS thi hành các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm trong các trường hợp: (1) giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp Luật; giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp Luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy, sửa; (2) tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp Luật và (3) tuyên sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp Luật theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 Luật THADS 2014; Điều 343 và Điều 347 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 36 Nghị định 62/2015/NĐ- CP.

2. Kiểm sát việc Cơ quan THADS thi hành các quy định về trình tự, thủ tục; về thông báo cho Tòa án ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm việc thi hành án đã xong; việc thỏa thuận hoặc cưỡng chế trả tài sản cho chủ sở hữu; việc giải quyết bồi hoàn giá trị tài sản và việc yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 20. Kiểm sát việc thi hành quyết định về phá sản

Khi kiểm sát việc thi hành quyết định về phá sản, cần kiểm sát các nội dung cơ bản sau đây:

1. Việc cơ quan THADS áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 17 và Điều 70 Luật phá sản năm 2014; Điều 13 và Điều 14 của Quy chế này;

Việc trả lại tài sản do thuê, mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo Điều 56 Luật phá sản năm 2014; việc chấp hành viên (CHV) định giá lại tài sản theo Điều 123 Luật phá sản năm 2014;

2. Việc Cơ quan THADS ra các quyết định tạm đình chỉ thi hành án (khi Tòa án thụ lý vụ việc phá sản theo Điều 137 Luật THADS 2014, Điều 41 Luật phá sản năm 2014); việc ra quyết định đình chỉ thi hành án (sau khi Tòa án có quyết định về việc mở thủ tục phá sản theo Điều 137 Luật THADS 2014, Điều 71 Luật phá sản năm 2014); quyết định thi hành án, quyết định ủy thác thi hành án, thông báo cho Tòa án giải quyết việc phá sản về kết quả đã thi hành án; kiểm sát việc khôi phục thi hành án trong trường hợp Tòa án có quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh;

3. Việc CHV được phân công mở tài khoản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) phá sản; thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản; trong đó chú ý hoạt động hoàn trả lại khoản vay đặc biệt và thứ tự phân chia tài sản đối với tổ chức tín dụng bị phá sản theo quy định tại các Điều 100, 101 Luật phá sản năm 2014; việc trả lại các tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản theo Điều 102 Luật phá sản năm 2014;

4. Việc CHV thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản (Điều 120 Luật phá sản năm 2014);

5. Việc Cơ quan THADS xử lý, thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật phá sản năm 2014;

Việc Cơ quan THADS thực hiện quyết định của Tòa án về phân chia tài sản theo quy định tại Điều 127 Luật phá sản năm 2014; CHV thi hành quyết định của Tòa án về việc thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 125 Luật phá sản năm 2014.

Điều 21. Kiểm sát việc thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.

1. Kiểm sát việc thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại theo quy định của Luật THADS 2014; các Điều 8, 48, 49, 50, 51, 53, 62, 66 và 67 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

2. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành ở Việt Nam hoặc được đương nhiên công nhận ở Việt Nam; bảo đảm việc thi hành đúng theo quy định tại các Điều 427, 428, 429 và 431 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và quy định của Luật THADS 2014.

Điều 22. Kiểm sát việc bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án

1. Kiểm sát việc người phải thi hành án được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 65 Luật THADS 2014; các Điều 39, 40, 41 và 42 Nghị định 62/2015/NĐ-CP;

2. Khi kiểm sát việc bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án, cần chú ý kiểm sát về đối tượng và Điều kiện được bảo đảm; thẩm quyền quyết định và thủ tục bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.

Điều 23. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.

1. Kiểm sát việc thi hành quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.

Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành theo quy định của pháp Luật về THADS (điểm h khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính năm 2015).

Khi kiểm sát nội dung này, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định dân sự quy định tại Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo quy định tại Điều 311 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

3. Kiểm sát việc Tòa án ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính; quyết định đôn đốc thi hành án hành chính của Cơ quan THADS và trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc của Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 312 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Khi kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo các nội dung tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 315 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Điều 24. Kiểm sát việc kết thúc thi hành án

Khi kiểm sát việc kết thúc thi hành án, cần kiểm sát việc xác nhận kết quả thi hành án theo quy định tại Điều 53 Luật THADS 2014; Điều 37 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; kiểm sát việc kết thúc thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ thi hành án và vào sổ thụ lý để theo dõi.

Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Cơ quan THADS cung cấp văn bản xác nhận đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ hoặc cung cấp quyết định đình chỉ thi hành án để kiểm sát; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp Luật.

Điều 25. Kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự

1.Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp Luật đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, bao gồm cơ quan, tổ chức và cá nhân sau đây:

- Tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản trong việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án (thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy chế này);

- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ đăng ký giao dịch, quyền sở hữu, quyền sử dụng khi thực hiện các hoạt động có liên quan đến việc thi hành án dân sự;

- Cơ quan, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thi hành án dân sự.

2. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Việc trực tiếp kiểm sát tại cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thi hành án dân sự chỉ tiến hành khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.

Điều 26. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án

1. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 và 159 Luật THADS 2014; Điều 38 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Quy chế 51 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự chỉ thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi là Đơn) khi có dấu thụ lý của đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (gọi tắt là đơn vị 12) hoặc dấu của cơ quan (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

3. Khi nhận được Đơn, Viện kiểm sát vào sổ thụ lý và phân công người nghiên cứu.

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, người được giao nghiên cứu đơn có báo cáo gửi lãnh đạo quản lý trực tiếp, lãnh đạo Viện (lãnh đạo Vụ) bằng văn bản về kết quả nghiên cứu. Văn bản nêu rõ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm nhận đơn; họ tên, địa chỉ người khiếu nại, tố cáo; nội dung khiếu nại, tố cáo; quan điểm đề xuất xử lý đơn theo một trong các hướng:

- Trả lại Đơn cho đơn vị 12 vì nội dung đơn không đúng thẩm quyền thụ lý;

- Chuyển Đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và yêu cầu thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo và cho Viện kiểm sát biết theo quy định của pháp Luật;

- Chuyển Đơn cho Viện kiểm sát cấp dưới yêu cầu kiểm sát việc thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát biết. Sau khi nhận được báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát nhân dân nơi chuyển đơn đi có trách nhiệm xem xét để có biện pháp giải quyết tiếp.

- Yêu cầu Cơ quan THADS bị khiếu nại, tố cáo tự kiểm tra việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát biết.

- Tiến hành xác minh tình tiết, tài liệu để làm rõ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

- Yêu cầu người khiếu nại, tố cáo cung cấp thêm tài liệu cần thiết; yêu cầu Cơ quan THADS có việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo và hồ sơ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát để kiểm sát trong các trường hợp sau đây:

+ Có cơ sở để nhận thấy việc thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp Luật nghiêm trọng;

+ Khi thấy cần thiết trực tiếp kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo.

Kỹ năng nghiên cứu, kiểm sát hồ sơ và ban hành kết luận kiểm sát hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này.

3. Trong thời hạn không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ thi hành án và hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo; Viện kiểm sát phân công người nghiên cứu, ban hành kết luận kiểm sát hồ sơ gửi cho Cơ quan THADS. Kết luận phải nêu rõ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo có vi phạm pháp Luật hay không; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có đúng quy định của pháp Luật; việc khiếu nại, tố cáo của đương sự có đúng pháp Luật và có cơ sở hay không; yêu cầu cơ quan, người bị khiếu nại, tố cáo rút kinh nghiệm đối với các vi phạm hoặc đề nghị xử lý kỷ Luật người vi phạm; chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét trách nhiệm hình sự với người vi phạm (nếu có).

Sau khi ban hành kết luận, Viện kiểm sát làm văn bản thông báo kết quả kiểm sát gửi cho người khiếu nại, tố cáo.

4. Việc ký các văn bản trả lại đơn, chuyển đơn do không đúng thẩm quyền xử lý của đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; chuyển đơn và yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; chuyển đơn và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Lãnh đạo đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính ký; ở Viện kiểm sát cấp huyện thì do lãnh đạo Viện ký.

Đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, các văn bản yêu cầu cung cấp hồ sơ việc thi hành án có liên quan đến khiếu nại, tố cáo để kiểm sát; văn bản kết luận sau khi kiểm sát hồ sơ; văn bản yêu cầu Cơ quan THADS tự kiểm tra và báo cáo kết quả việc thi hành án và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; văn bản chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự; đề nghị xử lý cán bộ thi hành án có vi phạm phải do lãnh đạo Viện ký.

Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, việc ký các văn bản nêu trên theo sự phân công của Vụ trưởng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ kiểm sát thi hành án dân sự. Riêng đối với việc đề nghị xử lý kỷ Luật cán bộ thi hành án, chuyển đơn và hồ sơ kiểm sát cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự với người vi phạm thì Vụ trưởng phải báo cáo Lãnh đạo Viện trước khi ký ban hành.

5. Việc kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự bị khiếu nại, tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan THADS trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này.

Điều 27. Kiểm sát việc xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, hành chính

1. Kiểm sát việc xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, hành chính theo quy định tại các Điều từ 162 đến 165 Luật THADS 2014; Điều 314 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP .

2. Khi kiểm sát việc xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, hành chính; cần chú ý kiểm sát về căn cứ xác định vi phạm, thẩm quyền và mức xử phạt; về giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, hành chính.

Điều 28. Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại

Khi kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của Thừa phát lại trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ- CP; Thông tư liên tịch số 03/2014 ngày 17/01/2014 giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về “Hướng dẫn việc xác minh Điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng”; Thông tư liên tịch số 09/2014 ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tài chính về “Hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012 ngày 23/11/2012 của Quốc hội”; Hướng dẫn số 03/HD-VKSNDTC-V10 ngày 07/01/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Hướng dẫn công tác kiểm sát hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại”.

Chương III

PHƯƠNG THỨC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH

Điều 29. Lập sổ, hồ sơ và sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

1. Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải lập hệ thống sổ sách theo dõi và lập hồ sơ kiểm sát thi hành án.

2. Hệ thống sổ trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính gồm có: Sổ thụ lý, theo dõi việc nhận, xử lý các quyết định về thi hành án; Sổ thụ lý, theo dõi việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án; Sổ nhật ký đoàn trực tiếp kiểm sát…Các Viện kiểm sát có thể mở các sổ theo dõi chuyên sâu như: Sổ thụ lý, theo dõi việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án; Sổ thụ lý, theo dõi việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; Sổ theo dõi các việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; Sổ theo dõi các việc chưa có Điều kiện thi hành án; Sổ theo dõi việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án v.v…

Các văn bản, tài liệu được gửi đến và gửi đi phải được đăng ký vào sổ sách văn thư theo quy định.

3. Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát trong các trường hợp sau: Trực tiếp kiểm sát; Kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; Việc xác định chưa có Điều kiện thi hành án, áp dụng thời hiệu; Kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án; Kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; Kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án;

Trong hồ sơ kiểm sát thi hành án cần lưu giữ đầy đủ các văn bản, quyết định, tài liệu cần thiết liên quan đến việc xử lý vụ việc như: Bản án, quyết định của Tòa án cần thi hành; các quyết định, văn bản về thi hành án do Cơ quan THADS gửi hoặc do Viện kiểm sát trực tiếp thu thập được; các văn bản ghi lại tác nghiệp của Kiểm sát viên; bút tích ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện cùng cấp hoặc cấp trên và các tài liệu liên quan khác.

Các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát được đánh số bút lục; được lưu giữ, bảo quản theo quy định của Ngành. Khi giao, nhận hồ sơ kiểm sát phải thực hiện đúng thủ tục bàn giao. Khi Kiểm sát viên chuyển công tác khác, nghỉ chế độ hoặc thay đổi Kiểm sát viên khác thụ lý vụ việc thì phải bàn giao đầy đủ cho người thay thế theo đúng quy định của pháp Luật và của Ngành.

4. Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân các cấp sử dụng hệ thống văn bản biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

Điều 30. Kiểm sát các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính

1. Các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại Điều 38 Luật THADS 2014. Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu CHV, Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới gửi các quyết định về thi hành án và các tài liệu liên quan kèm theo để kiểm sát (Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 12 Luật THADS 2014).

2. Khi nhận được các quyết định về thi hành án, Viện kiểm sát vào sổ thụ lý, phân công người nghiên cứu. Người nghiên cứu phải đối chiếu với các quy định của pháp Luật, nghiên cứu các nội dung như thẩm quyền, thời hạn, thủ tục ban hành quyết định, thời hạn gửi cho Viện kiểm sát; nội dung quyết định có phù hợp với bản án, quyết định của Tòa án và phù hợp với các quy định của pháp Luật về thi hành án dân sự.

Khi nhận thấy các quyết định về thi hành án có vi phạm pháp Luật thì người được phân công nghiên cứu ghi rõ vi phạm vào phiếu kiểm sát, đề xuất báo cáo phương án xử lý vi phạm.

Việc xử lý các quyết định về thi hành án có vi phạm pháp Luật thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

Điều 31. Kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính

1. Kỹ năng kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính quy định tại Điều này được áp dụng trong trường hợp kiểm sát hồ sơ thi hành án trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan và trong trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan THADS, cơ quan có liên quan cung cấp hồ sơ để kiểm sát việc thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.

Việc giao, nhận hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính phải được lập biên bản; được kiểm tra kỹ số lượng, thứ tự bút lục và nội dung phù hợp của tài liệu trong hồ sơ và ký xác nhận giữa hai bên. Trong trường hợp hồ sơ được gửi cho Viện kiểm sát qua đường bưu điện thì khi nhận hồ sơ, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ bút lục tài liệu trong hồ sơ, có chữ ký của người nhận hồ sơ và cán bộ được phân công nghiên cứu.

2. Khi nghiên cứu hồ sơ phải làm rõ các vấn đề cơ bản sau đây:

- Nội dung của bản án, quyết định cần phải thi hành;

- Các quyết định về thi hành án trong hồ sơ có phù hợp với bản án, quyết định phải thi hành và phù hợp với các quy định của pháp Luật về thi hành án dân sự hay không;

- Trình tự, thủ tục thi hành án có phù hợp với các quy định của pháp Luật hay không;

- Tính có căn cứ trong việc ra các quyết định về thi hành án và trong việc thực hiện các hoạt động thi hành án;

- Có hay không các vi phạm pháp Luật trong quá trình thi hành án? Nội dung, mức độ vi phạm như thế nào; Hình thức khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm và người có vi phạm.

3. Khi kiểm sát hồ sơ thi hành án mà phát hiện có vi phạm pháp Luật, Kiểm sát viên lập Phiếu kiểm sát theo mẫu; ghi rõ và đầy đủ các vi phạm, quan điểm của Kiểm sát viên về biện pháp khắc phục vi phạm, sau đó thông báo với CHV phụ trách việc thi hành án (hoặc với người có trách nhiệm thụ lý giải quyết vụ việc) về nội dung của Phiếu kiểm sát; ghi ý kiến của CHV hoặc công chức thụ lý việc thi hành án đó; báo cáo kết quả kiểm sát hồ sơ và quan điểm đề xuất xử lý vi phạm với Trưởng đoàn; gửi báo cáo cho cán bộ làm nhiệm vụ thư ký, tổng hợp của Đoàn trực tiếp kiểm sát để tập hợp, chuẩn bị xây dựng kết luận.

Trường hợp kiểm sát hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án do Viện kiểm sát yêu cầu cung cấp thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Quy chế này.

Sau khi nghiên cứu xong, hồ sơ thi hành án được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu, chuyển giao lại cho Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc bàn giao hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 32. Trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan

1.Viện kiểm sát nhân dân các cấp trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự tại Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới, CHV, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án theo quy định tại Điều 28 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 12 và Điều 159 Luật THADS 2014.

2. Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kế hoạch, chương trình công tác của Viện kiểm sát cấp trên và của đơn vị mình để thường kỳ trực tiếp kiểm sát. Phạm vi nội dung kiểm sát trực tiếp thường kỳ có thể kiểm sát toàn diện hoạt động THADS hoặc kiểm sát các nội dung trọng tâm trong hoạt động THADS.

Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp kiểm sát đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy hoặc Hội đồng nhân dân, hoặc khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng trong thi hành án dân sự.

3. Trước khi trực tiếp kiểm sát, Lãnh đạo Viện phải ban hành quyết định trực tiếp kiểm sát, trong đó nêu rõ kiểm sát trực tiếp thường kỳ hay đột xuất; tên cơ quan, đơn vị được trực tiếp kiểm sát; thời điểm và thời gian kiểm sát; các nội dung chính sẽ kiểm sát; thành phần Đoàn trực tiếp kiểm sát, trong đó quy định rõ Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên. Khi trực tiếp kiểm sát cơ quan THADS cấp dưới, có thể huy động Kiểm sát viên của Viện kiểm sát cấp dưới tham gia khi thấy cần thiết. Quyết định trực tiếp kiểm sát theo mẫu quy định.

Trường đoàn trực tiếp kiểm sát phải lập Kế hoạch trực tiếp kiểm sát, trong đó nêu rõ các nội dung cơ bản sau đây: Mục đích, yêu cầu của việc trực tiếp kiểm sát; các nội dung cần kiểm sát; cách thức tiến hành trực tiếp kiểm sát; trách nhiệm của đơn vị được kiểm sát. Kế hoạch trực tiếp kiểm sát phải trình đồng thời với Quyết định trực tiếp kiểm sát để lãnh đạo Viện xem xét và do Trưởng đoàn ký sau khi lãnh đạo Viện đã ký Quyết định trực tiếp kiểm sát. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch trực tiếp kiểm sát do Trưởng đoàn ký sau khi báo cáo Vụ trưởng để Vụ trưởng báo cáo lãnh đạo Viện duyệt.

Quyết định và kế hoạch trực tiếp kiểm sát phải được gửi cho cơ quan, tổ chức được trực tiếp kiểm sát ít nhất trước 15 ngày kể từ ngày sẽ trực tiếp kiểm sát (trừ trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất); gửi cho Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền để báo cáo; gửi cho cơ quan chủ quản của cơ quan, tổ chức được kiểm sát để phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Trong quá trình trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan được kiểm sát cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự để kiểm sát.

4. Trình tự trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan đến thi hành án dân sự theo các bước sau:

a) Tổ chức công bố Quyết định, Kế hoạch trực tiếp kiểm sát và nghe cơ quan được kiểm sát báo cáo tình hình thi hành án. Thành phần tham gia công bố do Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát thống nhất với cơ quan được kiểm sát, gồm có: Lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo và các CHV, công chức của cơ quan, tổ chức được kiểm sát và cơ quan chủ quản cấp trên của họ; các thành viên Đoàn trực tiếp kiểm sát;

b) Tiến hành trực tiếp kiểm sát các nội dung theo Kế hoạch trực tiếp kiểm sát. Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, các thành viên Đoàn trực tiếp kiểm sát thông qua Trưởng đoàn để yêu cầu cung cấp sổ sách, hồ sơ thi hành án; các báo cáo, văn bản, tài liệu về thi hành án; gặp hỏi người có liên quan, yêu cầu người liên quan giải trình; tiến hành xác minh tại cơ quan, tổ chức có liên quan như kho bạc nhà nước, ngân hàng, kho bảo quản vật chứng, tài sản thi hành án; các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Những nội dung đã được kiểm sát xong phải ghi phiếu kiểm sát hoặc lập biên bản sự việc, nêu rõ quan điểm đánh giá của cán bộ kiểm sát, trao đổi và nêu ý kiến của CHV hoặc công chức thụ lý việc thi hành án, có ký xác nhận của đại diện bên được kiểm sát và người trực tiếp kiểm sát. Sau khi kết thúc kiểm sát việc thi hành án, thành viên Đoàn kiểm sát báo cáo kết quả kiểm sát với Trưởng đoàn để tổng hợp, xây dựng dự thảo kết luận. Việc nhận hoặc bàn giao hồ sơ, sổ sách thi hành án, các văn bản, tài liệu về thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp Luật và quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế này;

c) Khi cần thiết mở rộng phạm vi nội dung hoặc gia hạn thời gian kiểm sát so với kế hoạch đã được duyệt, Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát phải báo cáo lãnh đạo Viện duyệt và ban hành Quyết định gia hạn thời gian hoặc mở rộng phạm vi nội dung trực tiếp kiểm sát;

d) Người được phân công có trách nhiệm tập hợp kết quả trực tiếp kiểm sát của các thành viên trong Đoàn để xây dựng dự thảo Kết luận, trình Trưởng đoàn xem xét. Nội dung Kết luận trực tiếp kiểm sát theo mẫu quy định; trong đó nêu rõ quá trình trực tiếp kiểm sát, các việc mà Đoàn kiểm sát đã làm; kết quả đạt được (ưu điểm) và tồn tại, hạn chế, các vi phạm trong hoạt động THADS hoặc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự ; yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm; trong việc xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân. Khi kết luận về các vi phạm, cần viện dẫn đầy đủ chứng cứ, các căn cứ pháp Luật làm cơ sở cho việc kết luận;

đ) Tổ chức công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát. Tùy theo phạm vi kiểm sát trực tiếp, kết quả kiểm sát, tính chất và mức độ vi phạm của cơ quan được kiểm sát mà bảo đảm thành phần tham gia công bố Kết luận có đại diện lãnh đạo VKSND các cấp, cơ quan chủ quản của cơ quan, tổ chức được kiểm sát. Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát tiếp thu các ý kiến tại buổi công bố kết luận; ký kết luận và chịu trách nhiệm về kết luận trực tiếp kiểm sát.

e) Trường hợp qua trực tiếp kiểm sát mà phát hiện có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng cần đề xuất xử lý kỷ Luật hoặc xem xét trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm thì Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát phải báo cáo lãnh đạo Viện (ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì báo cáo Vụ trưởng để Vụ trưởng báo cáo lãnh đạo Viện) trước khi ký Kết luận trực tiếp kiểm sát.

g) Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp Luật trong hoạt động thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Viện kiểm sát ban hành kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa theo quy định của pháp Luật. Việc ký kháng nghị, kiến nghị thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Quy chế này.

5. Sau khi trực tiếp kiểm sát, nếu thấy cần thiết, Viện kiểm sát ban hành Thông báo rút kinh nghiệm về các dạng vi phạm pháp Luật trong hoạt động THADS, về nhận thức và áp dụng quy định của pháp Luật, về kỹ năng kiểm sát và gửi cho các Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm chung; gửi Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo.

Trong trường hợp cần phòng ngừa các dạng vi phạm pháp Luật được phát hiện qua trực tiếp kiểm sát, Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu Cơ quan THADS cấp dưới tự kiểm tra việc thi hành án và báo cáo cho Viện kiểm sát biết. Việc yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Quy chế này.

6. Tiến hành kiểm sát (phúc tra) việc thực hiện các yêu cầu trong Kết luận trực tiếp kiểm sát. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau 01 năm kể từ ngày kết thúc trực tiếp kiểm sát, Vụ kiểm sát thi hành án dân sự phải phúc tra việc thực hiện kết luận trực tiếp kiểm sát.

Việc phúc tra thực hiện bằng phúc tra trực tiếp hoặc yêu cầu tự kiểm tra và báo cáo bằng văn bản. Khi phúc tra trực tiếp, Viện kiểm sát phải ban hành Quyết định phúc tra, trong đó nêu rõ thành phần Đoàn phúc tra, nội dung phúc tra tập trung vào kết quả thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát trong Kết luận trực tiếp kiểm sát. Kết thúc phúc tra, Trưởng đoàn ban hành kết luận phúc tra, gửi cho cơ quan, tổ chức được phúc tra và cơ quan chủ quản của họ; gửi Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo.

7. Hồ sơ trực tiếp kiểm sát phải lưu giữ đầy đủ các tài liệu, văn bản có liên quan đến quá trình trực tiếp kiểm sát và quá trình kiểm sát việc thực hiện các yêu cầu trong Kết luận trực tiếp kiểm sát. Hồ sơ kiểm sát được bảo quản, xử lý theo quy định của pháp Luật và của Ngành.

8. Quá trình trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, Trưởng đoàn phải ghi Sổ nhật ký Đoàn trực tiếp kiểm sát. Sổ nhật ký Đoàn trực tiếp kiểm sát theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát có trách nhiệm quản lý Sổ nhật ký và hàng ngày ghi những công việc mà Đoàn trực tiếp kiểm sát đã tiến hành mỗi ngày, những yêu cầu, đề nghị của cơ quan được kiểm sát; khó khăn, vướng mắc trong quá trình trực tiếp kiểm sát và ký xác nhận. Sổ nhật ký Đoàn trực tiếp kiểm sát được lưu trữ trong hồ sơ trực tiếp kiểm sát.

Điều 33. Thực hiện quyền yêu cầu

1.Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Tòa án, Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới, CHV, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, Thừa phát lại thực hiện các việc theo quy định tại khoản 6 Điều 28 và khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; điểm b khoản 2 Điều 12 Luật THADS năm 2014.

Khi thực hiện quyền “Yêu cầu thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp Luật” (mục b điểm 6 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014), tùy theo quy định của pháp Luật quy định cơ quan bị yêu cầu cần phải thi hành về vấn đề gì mà Viện kiểm sát sử dụng quyền yêu cầu thực hiện vấn đề đó, như yêu cầu Cơ quan THADS xem xét việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án v.v…

2. Việc yêu cầu phải bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện (hoặc lãnh đạo Vụ) ký. Nội dung văn bản nêu rõ lý do cần yêu cầu; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu; nội dung cần yêu cầu, thời gian thực hiện và trả lời cho Viện kiểm sát.

3. Việc yêu cầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự hoặc hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án thực hiện theo Điều 26 và Điều 32 Quy chế này.

Điều 34. Thực hiện quyền kháng nghị

1.Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với quyết định và hành vi của Thủ trưởng, CHV Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới, Thừa phát lại khi có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự và trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự để yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định có vi phạm pháp Luật trong việc thi hành án và trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; chấm dứt hành vi vi phạm pháp Luật theo Điều 28 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 12 và Điều 160 Luật THADS 2014;

2. Kháng nghị phải bảo đảm đúng thời hạn theo quy định tại Điều 160 Luật THADS 2014; phải bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện ký. Nội dung kháng nghị phải nêu rõ tên cơ quan bị kháng nghị; chức vụ, chức danh của cá nhân bị kháng nghị; quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp Luật bị kháng nghị; các yêu cầu cần thực hiện, thời hạn trả lời kháng nghị. Khi nêu các vi phạm, cần viện dẫn đầy đủ các quy định của pháp Luật làm căn cứ xác định vi phạm.

Kháng nghị được gửi cho đối tượng bị kháng nghị, cho cơ quan chủ quản của họ và cho Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo.

3. Viện kiểm sát đã kháng nghị có trách nhiệm theo dõi việc trả lời và thực hiện kháng nghị theo quy định tại Điều 161 Luật THADS 2014. Khi cần thiết thì tổ chức phúc tra việc thực hiện các yêu cầu trong kháng nghị; hoặc thông qua trực tiếp kiểm sát định kỳ để phúc tra việc thực hiện kháng nghị.

4. Trường hợp đối tượng bị kháng nghị không nhất trí với kháng nghị thì Viện kiểm sát đã kháng nghị phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (cả trong trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị với hành vi, quyết định của Cơ quan THADS cấp dưới), kèm theo tài liệu cần thiết. Báo cáo phải nêu rõ nội dung sự việc, quan điểm của Viện kiểm sát về kháng nghị và về quan điểm không chấp nhận kháng nghị của cơ quan bị kháng nghị.

Kể từ ngày nhận được báo cáo và tài liệu kèm theo của Viện kiểm sát cấp dưới và báo cáo của Cơ quan THADS cấp dưới bị kháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm xem xét và trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc phải ban hành văn bản trả lời. Trường hợp đồng ý với kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới thì nêu rõ quan điểm của mình. Trường hợp không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới thì nêu rõ quan điểm, đồng thời yêu cầu Viện kiểm sát đã kháng nghị rút, sửa đổi kháng nghị hoặc trực tiếp ra quyết định rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.

Trường hợp xét thấy văn bản trả lời của Thủ trưởng Cơ quan THADS cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý THADS thuộc Bộ Tư pháp không có căn cứ, trái với quan điểm của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo Vụ kiểm sát thi hành án dân sự để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu thấy kháng nghị có căn cứ, đúng pháp Luật thì Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét lại văn bản trả lời của Thủ trưởng Cơ quan THADS cấp tỉnh và Thủ trưởng cơ quan quản lý THADS thuộc Bộ Tư pháp.

5. Việc kháng nghị đối với quyết định của Tòa án trong việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật THADS 2014, Điều 36 Quy chế này và theo mẫu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

Điều 35. Thực hiện quyền kiến nghị

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiến nghị với Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, CHV, Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án dân sự, hành chính và trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định tại Điều 28 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 12 và Điều 159 Luật THADS 2014; Điều 315 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

2. Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị khi phát hiện vi phạm pháp Luật ở mức độ ít nghiêm trọng, tình trạng vi phạm lặp đi lặp lại hoặc có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng nhưng đã hết thời hạn kháng nghị. Kiến nghị phải thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện ký. Nội dung kiến nghị phải nêu rõ tên cơ quan, chức danh, chức vụ của cá nhân bị kiến nghị; vi phạm hoặc tình trạng vi phạm pháp Luật bị kiến nghị; nguyên nhân và Điều kiện phát sinh vi phạm hoặc tình trạng vi phạm; yêu cầu khắc phục và phòng ngừa vi phạm hoặc tình trạng vi phạm đó. Cần viện dẫn đầy đủ chứng cứ và căn cứ pháp lý để kết luận về vi phạm.

Kiến nghị được gửi cho đối tượng bị kiến nghị, cơ quan chủ quản của họ và cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để báo cáo.

Trường hợp đối tượng bị kiến nghị không đồng ý với kiến nghị của Viện kiểm sát thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Quy chế này.

3. Viện kiểm sát đã kiến nghị có trách nhiệm theo dõi, phúc tra việc thực hiện kiến nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Quy chế này.

Điều 36. Thực hiện quyền tham gia và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tham gia và phát biểu quan điểm tại phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 Luật THADS 2014; Điều 9 và Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015;

2. Trường hợp xét thấy có đủ Điều kiện xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án (trong đó có việc xét miễn, giảm khoản tiền phạt) cho người phải thi hành án thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị xét miễn, giảm; gửi cho Cơ quan THADS có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm theo mẫu quy định, nêu rõ đối tượng, Điều kiện và mức xét miễn, giảm.

3. Kiểm sát viên được phân công có trách nhiệm chuẩn bị văn bản thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát về hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, báo cáo lãnh đạo Viện phê duyệt. Văn bản nêu rõ ý kiến của Kiểm sát viên về việc đồng ý hoặc không đồng ý và nêu rõ cơ sở pháp lý của các quan điểm đó. Kiểm sát viên có trách nhiệm tham gia phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm.

4. Sau phiên họp, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện về kết quả phiên họp, đề xuất kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án không có căn cứ, trái pháp Luật theo quy định tại Điều 64 Luật THADS 2014. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án cấp dưới. Việc kháng nghị phúc thẩm phải đúng thời hạn quy định tại Điều 64 Luật THADS 2014.

Quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo mẫu quy định; nội dung kháng nghị phải nêu rõ ngày, tháng, năm kháng nghị; số, ngày, tháng, năm và tên Tòa án đã ban hành quyết định bị kháng nghị; vi phạm pháp Luật của Tòa án trong việc xét miễn, giảm; quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét. Quyết định kháng nghị do Lãnh đạo Viện ký, gửi cho Tòa án đã ra quyết định bị kháng nghị và gửi Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo.

Trước hoặc tại phiên họp, Viện kiểm sát đã kháng nghị và Kiểm sát viên tham gia phiên họp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; Kiểm sát viên chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên họp, Kiểm sát viên phải báo cáo với Lãnh đạo Viện về kết quả phiên họp.

Điều 37. Thực hiện quyền đề nghị xem xét khởi tố vụ án

1. Thông qua kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị kiểm sát THADS, HC thông báo cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét theo quy định của Ngành về tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Văn bản gửi Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ nội dung sự việc thi hành án có dấu hiệu tội phạm, người có dấu hiệu đã thực hiện hành vi phạm tội, quan điểm đề nghị. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo Viện ký. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản đề nghị do Vụ trưởng Vụ kiểm sát thi hành án dân sự ký sau khi đã báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hồ sơ, tài liệu về việc thi hành án có dấu hiệu tội phạm được gửi kèm theo văn bản đề nghị.

3. Viện kiểm sát (hoặc đơn vị) có văn bản đề nghị có trách nhiệm theo dõi kết quả xử lý của Cơ quan Điều tra để tiến hành các hoạt động kiểm sát thi hành án phù hợp với quy định của pháp Luật.

Chương IV

QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 38. Quan hệ lãnh đạo và quản lý công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công một đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách chỉ đạo công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp phụ trách hoặc phân công 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phải phân công Kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.

2. Vụ trưởng Vụ kiểm sát thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng kiểm sát thi hành án dân sự của các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Thủ trưởng các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự) thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp Luật, Quy chế này, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và quy định của ngành.

3. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp và sơ cấp, công chức khác làm nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp Luật và theo sự phân công, chỉ đạo của Thủ trưởng các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự và Lãnh đạo Viện trên cơ sở các quy định của Ngành và Quy chế tổ chức, hoạt động của đơn vị.

Trong trường hợp công chức được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ độc lập thì báo cáo lại với lãnh đạo trực tiếp và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp từ lãnh đạo đã giao nhiệm vụ.

4. Khi có ý kiến khác nhau giữa công chức với người lãnh đạo trực tiếp thì báo cáo lãnh đạo cấp trên giải quyết.

Báo cáo phải thể hiện bằng văn bản. Việc báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên phải do lãnh đạo Viện ký. Các văn bản về thỉnh thị và trả lời thỉnh thị phải lưu hồ sơ kiểm sát đầy đủ.

Điều 39. Quan hệ giữa các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự với các đơn vị khác trong Ngành

1.Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Kiểm sát viên, công chức phải thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong Ngành, với Kiểm sát viên thực hiện các công tác khác để bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, văn phòng và các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp Luật của Tòa án; các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính của Cơ quan THADS thì cần gửi (hoặc sao gửi) cho đơn vị hoặc cho KSV làm nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính để thực hiện kiểm sát thi hành án.

3. Trường hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành nhưng có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng thì đơn vị kiểm sát thi hành án có văn bản gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền (các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Vụ 7, Vụ 9, Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để đề nghị xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Khi có yêu cầu hoãn thi hành án, có kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định tạm đình chỉ thi hành án (kể cả trường hợp không do đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính đề nghị) thì đơn vị đã ban hành văn bản gửi cho đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính để kiểm sát thi hành án.

4. Kiểm sát viên kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phối hợp với các đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự theo sự phân công của lãnh đạo Viện để kiểm sát việc Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án, người được thi hành án là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù.

5. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự phối hợp với Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phát hiện, cung cấp thông tin về tội phạm trong hoạt động thi hành án dân sự, hành chính; trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính; đề nghị Cơ quan Điều tra xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội trong hoạt động thi hành án dân sự, hành chính.

6. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác trong Ngành để trao đổi, thống nhất về các khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp Luật có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.

Điều 40. Chế độ báo cáo, thỉnh thị và trả lời thỉnh thị

1.Đơn vị hoặc công chức làm kiểm sát thi hành án dân sự phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của Ngành; báo cáo thống kê liên ngành.

2. Khi có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; đơn vị kiểm sát thi hành án thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Khi thỉnh thị phải gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan. Báo cáo thỉnh thị phải do lãnh đạo Viện cấp thỉnh thị ký, nêu rõ nội dung sự việc, các vấn đề có khó khăn, vướng mắc và nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát cấp thỉnh thị.

3. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự cấp trên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu và văn bản thỉnh thị của cấp dưới. Trong thời hạn theo quy định của Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát cấp trên phải có văn bản trả lời thỉnh thị. Văn bản trả lời thỉnh thị phải nêu rõ quan điểm, luận cứ và cơ sở pháp lý của quan điểm đó. Trong trường hợp không thể trả lời đúng hạn thì phải thông báo cho Viện kiểm sát đã thỉnh thị biết.

Văn bản trả lời thỉnh thị nghiệp vụ do Lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính ký; văn bản trả lời thỉnh thị về đường lối giải quyết việc thi hành án do lãnh đạo Viện ký. Viện kiểm sát cấp dưới phải nghiêm túc thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên. Trường hợp không nhất trí toàn bộ hoặc một phần ý kiến trả lời của đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên thì có văn bản nêu rõ quan điểm, lý do với đơn vị trả lời thỉnh thị và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trả lời thỉnh thị để chỉ đạo.

Điều 41. Chế độ kiểm tra

1. Định kỳ hàng tháng, đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phải tự mình kiểm tra tiến độ thực hiện các công việc đặt ra trong kế hoạch, chương trình công tác; đối chiếu với chỉ tiêu công tác, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; đề ra các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

2. Hàng năm, Viện kiểm sát cấp trên phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính của Viện kiểm sát cấp dưới. Qua kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế, tồn tại của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; nguyên nhân của kết quả và tồn tại để chỉ đạo nghiệp vụ đối với đơn vị được kiểm tra cũng như cho toàn Ngành. Có thể kiểm tra đột xuất khi thấy cần thiết.

3. Quá trình kiểm tra phải thực hiện theo quy định của Ngành về kiểm tra, thanh tra; phải ban hành quyết định kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó nêu rõ nội dung cần kiểm tra, thời gian và thời điểm kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể làm việc với các cơ quan có liên quan để qua đó đánh giá về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính của đơn vị được kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra và công bố kết luận kiểm tra. Sau khi kiểm tra từng đơn vị hoặc sau đợt kiểm tra mà xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên ban hành thông báo rút kinh nghiệm chung cho toàn Ngành.

Điều 42. Chế độ bảo mật

1. Kiểm sát viên, công chức thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phải giữ bí mật thông tin các vụ việc. Việc cung cấp thông tin về vụ việc kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phải được phép của lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị. Phải giữ bí mật ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị, không cung cấp cho người không có trách nhiệm biết. Các văn bản chỉ đạo về đường lối, về nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên phải lưu vào hồ sơ kiểm sát, không lưu trong hồ sơ thi hành án. Việc cung cấp văn bản, tài liệu, thực hiện chế độ báo cáo với cấp ủy, Hội đồng nhân dân do Viện trưởng quyết định.

2. Công chức được phân công giải quyết vụ việc không được tiếp đương sự có liên quan đến việc thi hành án dân sự, hành chính ở ngoài trụ sở làm việc cơ quan.

3. Hồ sơ, tài liệu kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phải được bảo quản chặt chẽ; chống bị mất cắp, thất lạc. Việc mang hồ sơ, tài liệu ra khỏi trụ sở cơ quan phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính hoặc của lãnh đạo Viện. Công chức làm việc ngoài giờ tại trụ sở cơ quan phải tuân theo quy định của lãnh đạo Viện.

Điều 43. Phối hợp liên ngành

1. Phương thức phối hợp liên ngành thực hiện theo Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 về Phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự; các Quy định, Quy chế liên ngành mà Viện kiểm sát nhân dân (hoặc đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính) ký kết với các đơn vị khác.

2. Thông qua các cuộc họp định kỳ hàng năm giữa lãnh đạo Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo công tác thi hành án; cuộc họp giữa Tổng cục THADS Bộ Tư pháp, Vụ kiểm sát thi hành án dân sự , Tòa án nhân dân tối cao; giữa các Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cơ quan THADS ở địa phương để trao đổi, thống nhất các vấn đề còn vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp Luật, trong giải quyết các việc THADS có vướng mắc;

Tổ chức các cuộc họp đột xuất để trao đổi, thống nhất giải quyết các việc THADS có quan điểm khác nhau giữa các ngành, các cấp; việc phức tạp, kéo dài, được dư luận quan tâm hoặc các việc cần thiết khác.

3. Thông qua việc gửi các quyết định trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính cho cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên để phối hợp chỉ đạo cấp dưới; khi cần thiết thì thành lập các đoàn kiểm tra công tác liên ngành để kiểm tra công kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính và công tác thi hành án dân sự, hành chính.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt Quy chế này tới Kiểm sát viên, công chức trong đơn vị và cấp dưới. Trên cơ sở quy định của Quy chế này, Viện kiểm sát nhân dân các cấp quán triệt vào việc xây dựng các Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát cấp mình hoặc của đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự; quán triệt trong xây dựng các quy định, quy chế phối hợp liên ngành giữa Viện kiểm sát nhân dân các cấp hoặc giữa đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính với các ngành.

2. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Quy chế thì các đơn vị có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Vụ kiểm sát thi hành án dân sự để tập hợp, giải đáp hoặc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp và việc thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát quân sự trung ương hướng dẫn thực hiện Quy chế này cho phù hợp.

Điều 45. Hiệu lực thi hành

Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Quyết định ban hành và thay thế cho Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, ban hành kèm theo Quyết định số 255/2013/QĐ-VKSNDTC-V10 ngày 19/6/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

THE SUPREME OF PEOPLE’S PROCURACY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 810/QD-VKSTC

Hanoi, December 20, 2016

 

DECISION

PROMULGATING REGULATIONS ON SUPERVISION OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT, ADMINISTRATIVE JUDGMENT ENFORCEMENT

THE CHIEF PROCURATOR OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY

Pursuant to the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014;

Pursuant to the Law on Civil Judgment Enforcement (amended in 2014);

At the request of the Director of Department of Supervision of Civil Judgment Enforcement;

HEREBY DECIDES:

Article 1. Issue together with this Decision the Regulation on supervision of civil judgment enforcement, administrative judgment enforcement, superseding the Regulation on supervision of civil judgment enforcement issued together with Decision No. 255/2013/QD-VKSNDTC-V10 dated June 19, 2013 of the Chief Procurator of the People’s Supreme Procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. The heads of units affiliated to the Supreme People’s Procuracy, Chief Procurators of the Superior People’s Procuracies, Chief Procurators of the People’s Procuracies in provinces and central-affiliated cities, Chief Procurators of the Central Military Procuracy shall implement this Decision./.

 

 

 

PP. THE CHIEF PROSECUTOR
DEPUTY CHIEF PROSECUTOR




Nguyen Thi Thuy Khiem

 

REGULATION

ON SUPERVISION OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT, ADMINISTRATIVE JUDGMENT ENFORCEMENT
(Issued herewith Decision No. 810/QD-VKSTC-V11 dated December 20, 2016 of the Chief Prosecutor of the Supreme People’s Procuracy)

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Position of supervision of civil judgment enforcement, administrative judgment enforcement

Supervision of civil judgment enforcement, administrative judgment enforcement (hereinafter referred to as civil and administrative judgment enforcement) means one of tasks of procuratorial judicial activities of the People’s Procuracies in accordance with the Constitution and the Law on Organization of the People’s Procuracies 2014.

Article 2. Subject of supervision of civil and administrative judgment enforcement

Subject of supervision of civil and administrative judgment enforcement (hereinafter referred to as enforcement supervision) is the observance of the law of People’s Court, civil enforcement agencies, enforcers, bailiff offices, bailiffs; entities relevant to enforcement of court's judgment on civil, marriage and family, business, trade, labor and administrative matters; court’s decision on bankruptcy; foreign court’s judgment/decision recognized by the Vietnamese court and being executed in Vietnam; fines, confiscation of assets, collection of money and property claimed as unjust enrichment; decision on settlement of competitions cases made by council of competition case settlement in connection with property of judgment debtor; commercial or foreign arbitral award (hereinafter referred to as civil and administrative judgment which have legal effect or has not had legal effect but will be executed promptly as per the law; and the observance of the law of authorities in charge of settling claims about civil and administrative enforcement.

Article 3. Scope of enforcement supervision

When carrying out enforcement supervision, the People’s Procuracy shall supervise the observance of the law of courts, civil enforcement agencies, enforcers, entities relevant to civil judgment enforcement, bailiff offices and bailiffs from the effective date of the civil or administrative judgment until the completion of the execution; or when the claim about civil or administrative judgment enforcement is completely settled with justifiable grounds as per the law.

Article 4. Tasks and powers of the People’s Procuracy when carrying out enforcement supervision

1. When carrying out enforcement supervision, the People’s Procuracy shall base on regulations of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014, the amended Law on Civil Judgment Enforcement 2014 (hereinafter referred to as the Law on Civil Judgment Enforcement 2014); Criminal Code, the Criminal Procedure Code, the Civil Code, Civil Procedure Code 2015, the Law on Administrative Procedure 2015, the Law on Bankruptcy 2014, the Law on Land 2013, the Law on Housing 2015 and relevant law provisions as the legal basis for the supervision.

When supervising or evaluating the civil judgment enforcement happening at a certain time, the People’s Procuracy must base on legislative documents in force at that time and compare with other applicable legislative documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When supervising the handling of complaints about civil or administrative judgment enforcement, the People’s Procuracy has tasks and powers prescribed in Article 30 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014; Article 159 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 315, 343 of the Law on Administrative Procedures 2015 and Regulations on reception of citizens, handling of complaints and supervision of handling of complaints in judicial activities, issued together with Decision No. 51/QD-VKSNDTC-V12 dated February 2, 2016 of Chief Procurator of the People’s Supreme Procuracy (hereinafter referred to as Regulation 51).

Chapter II

ENFORCEMENT SUPERVISION

Article 5. Supervising issuance and transfer of judgments; explanation, correction, modification; handling of claims against courts’ judgments

1. Supervise if the court issues and transfers the entire of a judgment or a part of judgment which is legally effective or not legally effective but to be executed instantly, a decision on application of temporary emergency measures to the civil enforcement agency, judgment creditor, judgment debtor (hereinafter referred to as litigants) in accordance with Articles 27, 28, 29 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 139, 212, 214, 217, 268, 269, 315, 336, 350, 357, 484 and 485 of the Civil Procedure Code 2015; Articles 75, 196, 197, 244, 264, 279 and 286 of the Law on Administrative Procedures 2015; Articles 229, 254 and 288 of the Criminal Procedure Code 2003 (Articles 262, 395 and 403 of the Criminal Procedure Code 2015); supervise the transfer of reports on handover of property in seizure or exhibits and exhibits enclosed to the civil enforcement agency (if any); supervise if the court issues or transfers the judgment adequately, within the time limit and to the statutory entities.

2. Supervise if the court makes explanation, correction, modification and settle claims against judgment in accordance with Article 179 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 268, 486 and 487 of the Civil Procedure Code 2015, Article 310 of the Law on Administrative Procedures 2015.

3. If the People’s Procuracy identifies that the court violates regulations on issuance or transfer of judgments to litigants and civil enforcement agencies or regulations on explanation, correction, modification of judgments, the People’s Procuracy shall request the court to fulfill their duties as per the law.

Article 6. Supervising receipt and refusal of requests for civil and administrative judgment enforcement

When supervising the receipt or refusal of a request for judgment enforcement, the People’s Procuracy shall supervise if the person who makes the request, the content of the request, procedures for submitting the request, the receipt or refusal of the civil enforcement agency are compliant with Article 31 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 4 of Government's Decree No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on guidelines for the Law on Civil Judgment Enforcement (hereinafter referred to as Decree No. 62/2015/ND-CP).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When supervising the process to make a decision on civil judgment enforcement or expedite the administrative judgment enforcement, the People’s Procuracy shall supervise:

1. if the arrangement of judgment enforcement before the civil enforcement agency makes a decision on judgment enforcement conforms to Article 5 of Decree No. 62/2015/ND-CP;

2. if the request for judgment enforcement is made within the time limit prescribed in Article 30 of the Law on Civil Judgment Enforcement and Article 4 of Decree No. 62/2015/ND-CP; if the enforcement agency complies with Clause 2 Article 6 and Clause 3 Article 7 of Decree No. 62/2015/ND-C when making a decision on judgment enforcement by themselves or upon others' requests and make a decision on judgment enforcement related to join rights or obligations  if the enforcement agency complies with Article 57 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 when making a decision on judgment enforcement in case of entrustment, if the enforcement agency complies which Article 35 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 when the superior enforcement agency takes up the case for further execution or the case involving foreign elements is executed, or if relevant entities comply with Article 54 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 when transferring the judgment execution right or obligation;

3. if the basis for making a decision on judgment enforcement (such as a court’s decision to be executed or a request for judgment enforcement), authority, time limit and procedures for making a decision on judgment enforcement and the equivalence of content between the decision on judgment enforcement and the judgment to be executed conforms to Articles 23, 35, and 36 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 6, 7 and 9 of Decree No. 62/2015/ND-CP; and

4. if the court issues a decision to compel the administrative judgment enforcement or the civil enforcement agency expedites the enforcement of a court’s administrative judgment in accordance with Article 312 of the Law on Administrative Procedures 2015.

Article 8. Supervising content of decisions on judgment enforcement, revocation, amendment and annulment of decisions on judgment enforcement; sending of decisions on or notices of judgment enforcement

1. After receiving a decision on judgment enforcement from a civil enforcement agency, the People’s Procuracy shall supervise whether the decision is legitimate and has justifiable basis. If the decision is considered illegitimate and has no justifiable basis, the People’s Procuracy shall request or appeal to the issuer in writing to revoke or amend such decision.

2. Supervise if the decision on judgment enforcement is revoked, amended or annulled in accordance with Article 37 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014.

3. Supervise if the decision on or notice of judgment enforcement is sent as prescribed in Articles 38, 39, 40, 41, 42 and 43 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 and Article 12 of Decree No. 62/2015/ND-CP; ensure that every decision on judgment enforcement must be sent to the Procuracies and relevant entities as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The People’s Procuracy shall supervise if the basis, authority, and performance of entrustment of the civil judgment enforcement conform to Articles 55, 56 and 57 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 16 and Clause 2 Article 35 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

2. On receiving an entrustment decision from the civil enforcement agency, if the People’s Procuracy considers that it is illegitimate or has no justifiable basis, the People’s Procuracy shall request or appeal to the civil enforcement agency to revoke such an entrustment decision.

If the entrustment decision is legitimate and has justifiable basis, within 3 working days from the receipt date, the People’s Procuracy that receives the entrustment from the enforcement agency shall send a notice to the People’s Procuracy which initiates the entrustment.  Within 3 working days from the receipt date, the People’s Procuracy that initiates the entrustment shall send an acknowledgement of notice to the People’s Procuracy.

Article 10. Supervising verification of judgment debtor's financial capacity

When supervising the verification of the judgment debtor’s financial capacity, the People’s Procuracy shall supervise:

1. if the judgment debtor conforms to the time limit for voluntary judgment enforcement as prescribed in Clause 1 Article 45 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; if the enforcer conforms to the time limit for verification as prescribed in Article 44 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014;

2. if documents representing actual verification of the judgment debtor’s financial capacity by the enforcers; methods and participants in the verification, and the verification report conform to Article 44 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 and Article 9 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

3. the verification result, clearly showing that whether the judgment debtor’s financial capacity satisfies the judgment debt; if the judgment debtor has property to satisfy the judgment debt, the property status and ownership and use must be specified; supervise if such property is transacted before or after the court issues the judgment or if the property is under dispute or held by a third party or put up as collateral for another civil transaction etc.

4. if the classification of whether the judgment debtor's financial capacity satisfies the judgment debt, power and basis for making a decision to confirm that the judgment debtor's financial capacity has not satisfied the judgment debt conform to Article 44a of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 9 of Decree No. 62/2015/ND-CP; if the disclosure of the judgment debtor who has not financial capacity conform to Article 44a of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014 and Article 11 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Supervising delay, suspension, resumption and termination of civil judgment enforcement

1. Supervise if the head of civil enforcement agency issues a decision on delay, suspension, resumption or termination of civil judgment enforcement in accordance with Articles 48, 49 and 50 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 332 and 354 of the Civil Procedure Code 2015; Clause 3 Article 5 and Article 14 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

Supervise if the civil enforcement agency suspends or terminates the judgment enforcement after the court accepts or issues a decision on initiation of bankruptcy process or annul above decisions in accordance with Article 41 and Article 71 of the Law on Bankruptcy 2014 and Article 20 of this Regulation.

2. When supervising matters prescribed in Clause 1 hereof, the People’s Procuracy shall supervise the following matters: the power to make decision, legal basis, actual basis for making decisions; contents of decisions; compliance with time limit for delay, suspension, termination or resumption of judgment enforcement.

When detecting any decision which is illegitimate or has not basis, the People’s Procuracy shall request or appeal to the issuer in writing to revoke, amend or annul it as prescribed in Article 8 of this Regulation.

Article 12. Supervising transfer of judgment execution right or obligation

1. Supervise if the judgment execution right or obligation is transferred in accordance with the Civil Code, Article 54 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 15 of Decree No. 62/2015/ND-CP (transfer due to consolidation, acquisition; division; dissolution, bankruptcy or the judgment creditor or debtor's death).

The People’s Procuracy shall supervise the transfer of judgment execution right or obligation related to a debt purchase contract between a credit institution and VAMC based on Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 on establishment, organization and operation of Asset Management Company of Vietnamese credit institutions and Decree No. 34/2015/ND-CP dated April on amendments to Decree No. 53/2013/ND-CP.

2. When supervising the transfer of judgment execution right or obligation, the People’s Procuracy has authority to request the civil enforcement agencies to verify and provide proof of verification or assign procurators to verify in person; perform other entitlements as per the law to ensure the legal transfer of judgment execution right or obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Supervise if the enforcer adopt security interests such as: freezing of account; lien on property or documents; suspension of registration, transfer or change in current conditions of property as prescribed in Articles 66, 67, 68 and 69 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 13, 18, 19, 20 and 34 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

2. When supervising the adoption of security interests for judgment enforcement, the People’s Procuracy shall supervise the power, basis, time limit and procedures for each security interest.

Article 14. Supervising enforcement actions taken

1. When supervising enforcement actions taken, the People’s Procuracy shall supervise the following matters:

- The power, basis, statutory entities, time limit and applied procedures for each enforcement action; plan for enforcement actions if forces must be mobilized;

- The estimates, provisional sums, payments, remission of enforcement action fees (as prescribed in Article 73 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 43, 44 and 45 of Decree No. 62/2015/ND-CP);

- The maintenance of property related to judgment enforcement; determination, distribution of common property, property under dispute for judgment enforcement;

- The valuation or sale of property (as prescribed in Articles 98, 99, 101, 102, 103 and 104 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 25, 26, 27, 30 and 31 of Decree No. 62/2015/ND-CP; Decree No. 17/2010/ND-CP dated March 4, 2010 on property auction);

- The collection and management of judgment enforcement fees; return of property and collection of judgment enforcement fees; amount, procedures for collection and payment, remission of judgment enforcement fees; cases of exemption for judgment enforcement fees as prescribed in Article 60 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 46, 47 and 48 of Decree No. 62/2015/ND-CP; the payment and return of property related to judgment enforcement as prescribed in Article 47 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 49 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When supervising the enforcement actions at the premises, the enforcer shall examine in advance documents relevant to the enforcement actions and report any violation to the head of the People’s Procuracy; and then if the enforcer detects any violation at the premises, he/she shall request the enforcement agency for correct the violation and report it to the head of the People’s Procuracy.

Whenever necessary to supervise valuation or auction of property, the People’s Procuracy has power to request the valuer and auction organizations or the civil enforcement agency to provide judgment enforcement dossier, valuation dossier or auction dossier for supervision.

3. When supervising enforcement actions to be taken, the People’s Procuracy shall supervise following:

a) Enforcement actions as to property being money: Deduction of money from accounts (as prescribed in Articles 76, 77 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 21 of Decree No. 62/2015/ND-CP); subtraction of incomes of judgment debtors (as prescribed in Article 78 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014); collection of money from business activities of judgment debtors (as prescribed in Article 79 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 22 of Decree No. 62/2015/ND-CP); collection of sums of money held by judgment debtors or third parties (as prescribed in Articles 80 and 81 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 23 of Decree No. 62/2015/ND-CP); distraint of contributed capital (in cash) as prescribed in Article 92 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014;

b) Enforcement actions as to property being valuable papers: Retention or sale of valuable papers (as prescribed in Articles 82, 83 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 18 of Decree No. 62/2015/ND-CP);

c) Enforcement actions as to property being intellectual property rights:  Distraint and use of intellectual property rights; valuation and auction of intellectual property rights (as prescribed in Articles 84, 85 and 86 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Articles 30, 31 of Decree No. 62/2015/ND-CP);

d) Enforcement actions as to property being objects:

- Procedures for distraint of property in general (taking account of property not being distrained, procedures for distraint of different kinds of property as prescribed in Article 87, 88 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 24 of Decree No. 62/2015/ND-CP);

- Distraint of property being land use right, property requiring ownership registration or secured transaction registration (as prescribed in Article 89 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Distraint of property of the judgment debtor held by a third party (as prescribed in Article of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of property under common ownership (as prescribed in Article 74 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of property being contributed capital (in kind) (as prescribed in Article 92 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of property locked or packed things (as prescribed in Article 93 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of property on land (as prescribed in Article 94 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of housing (as prescribed in Article 95 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

- Distraint of means of transport, yields (as prescribed in Articles 96, 97 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

When supervising distraint actions against property being things, the following matters must be supervised: distraint of property requiring registration of ownership or secured transactions (Article 89 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014); valuation and re-valuation of property being distrained (Article 98 and Article 99 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014); handover or sale of property being distrained (including auction); protection of buyer and receiver of property being auctioned; cancellation of auction result, dealing with property under an auction which has no participant or is not successful; distraint release; registration and assignment of right to own or right to use property; payment and return of property (as prescribed in Articles 100, 101, 102, 103, 104, 105 and 106 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Articles 27, 28 and 49 of Decree No. 62/2015/ND-CP);

dd) Distraint of property being land use right, taking account of land use rights which cannot be distrained, distraint procedures, temporary handover for management and use of land area being distrained; actions taken against property on land being distrained (as prescribed in Articles 89, 110, 111, 112 and 113 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Procedures for coercive return of objects; documents; land use rights; housing (as prescribed in Articles 114, 115, 116 and 117 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014);

h) Coercive performance of the obligation to do or not to do certain jobs (as prescribed in Articles 118, 119, 120 and 121 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

Article 15. Supervising application of provisional urgent measures of courts and commercial arbitrators

1. During settling a civil case or matter, an administrative case, or a request for initiation of bankruptcy process, the court has power, at their discretion or at the request of litigants, legal representative of litigants or relevant entities which file a lawsuit to protect legitimate rights and interests of others, to apply one or multiple provisional urgent measures as prescribed in Article 114 of the Civil Procedure Code 2015; Article 68 of the Law on Administrative Procedures 2015, Article 17 and Article 70 of the Law on Bankruptcy 2014. The decision on application, change, or cancellation of provisional urgent measures shall be made as prescribed in the Law on Civil Judgment Enforcement (in accordance with Article 142 of the Civil Procedure Code 2015; Article 70 of the Law on Bankruptcy 2014; Articles 130, 131, 132 and 133 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

While processing a lawsuit under commercial arbitration procedures, the commercial arbitrator has authority to apply provisional urgent measures as prescribed in Articles 8, 48, 49, 50, 51 and 53 of the Law on Commercial Arbitration 2010.

2. The People’s Procuracy shall supervise if civil enforcement agencies implement decisions on application of provisional urgent measures of courts and commercial arbitrators in accordance with the Law on Civil Judgment Enforcement (Articles 130, 131, 132 and 133 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 35 of Decree No. 62/2015/ND-CP).

Article 16. Supervising confiscation into the state budget; destruction of assets; refund of sums of money or return of assets which are distrained or seized under criminal judgments or rulings

1. Supervise handover and receipt of seized material evidence between presiding agencies and civil enforcement agencies (as prescribed in Article 122 and Article 123 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014); carefully supervising composition and receipt procedures; especially material evidence being sealed.

Supervise the preservation of material evidence, seized property (as prescribed in Decree No. 70/2013/ND-CP dated July 2, 2013 on amendments to the Regulation on management of material evidence issued together with Decree No. 18/2002/ND-CP dated February 18, 2002).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Supervising destruction of material evidence and property (as prescribed in Article 125 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 33 of Decree No. 62/2015/ND-CP).

4. Supervising return of seized money and assets to involved parties (as prescribed in Article 126 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

Article 17. Supervising consideration of remission of judgment execution obligation remission regarding state budget remittances

1. Supervise the compliance with rules and conditions for judgment execution obligation remission regarding state budget remittances (hereinafter referred to as judgment execution obligation) as prescribed in Article 61 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Joint Circular No. 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC dated September 15, 2015 on guidelines for remission of judgment execution obligation regarding state budget remittances (hereinafter referred to as Joint Circular No. 12/2015).

2. Supervise the compliance of civil enforcement agencies to verify and compile dossiers; power, procedures for considering judgment execution obligation remission  as prescribed in Articles 61, 62 and 63 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 488 of the Civil Procedure Code 2015.

If the civil enforcement agency fails to make a dossier although the judgment debtor meets all conditions for remission, the People’s Procuracy shall request the civil enforcement agency to make such a dossier. In case of remission of fines, a request must be sent to the civil enforcement agency as prescribed in Clause 1 Article 62 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

When supervising an application dossier for judgment execution obligation remission, the People’s Procuracy shall give opinions in writing. If a judgment is being enforced by a provincial civil enforcement agency, the provincial People’s Procuracy shall give opinions in writing and send it to the People’s Procuracy of district where the provincial civil enforcement agency is headquartered and then express verbal opinions in a meeting to consider judgment execution obligation remission. The written opinion is signed by the head of the People’s Procuracy. If the written opinion is signed by an authorized person, it must be approved by the head of the People’s Procuracy.

In case of considering remission of a fine prescribed in Clause 4 Article 61 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, considering remission of remaining fine applicable to a minor as prescribed in the Criminal Code and the related judgment is being enforced by the provincial civil enforcement agency, the provincial People’s Procuracy shall request the provincial civil enforcement agency in writing to include the remission in the dossier; send the chief procurator of the People’s Procuracy of district where the provincial civil enforcement agency is headquartered to participate in a meeting to consider judgment enforcement remission (Article 488 of the Civil Procedure Code 2015, Article 63 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

3. Supervise the consideration of judgment execution obligation remission as prescribed in Article 63 and Article 64 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 9 and Article 10 of Joint Circular No. 12/2015.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Supervise the implementation of the court’s decision on judgment execution obligation remission as prescribed in Article 11 of Joint Circular No. 12/2015.

Article 18. Supervising enforcement of civil judgment involved entities of which are prisoners

Supervise the compliance with law of civil enforcement agencies in cooperation with the prisons (criminal enforcement agencies), detention centers (agencies authorized to perform certain criminal judgment enforcement duties), the criminal enforcement agencies of police department of the district in performing civil rights and obligations  litigants (judgment debtor, judgment creditor) who are serving an imprisonment sentence in the prisons, detention centers, at police department of the district (hereinafter referred to as civil judgment enforcement relevant to prisoners) as prescribed in Article 128 and Article 129 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 16 and Article 17 of the Law on Criminal Judgment Enforcement.

Article 19. Supervising implementation of court’s cassation or re-opening judgment

1. Supervise the civil enforcement agency’s enforcement of the cassation or re-opening judgment in the following cases: (1) uphold legally effective judgment; uphold lawful judgment of the inferior court which is annulled or amended; (2) quash legally effective judgment and (3) modify legally effective judgment as prescribed in Articles 134, 135 and 136 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 343 and Article 347 of the Civil Procedure Code 2015; Article 36 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

2. Supervise the civil enforcement agency’s implementation of regulations on procedures, notices of complete judgment enforcement sent to the court which makes the cassation or re-opening judgment; agreement or coercive return of property to the owner; reimbursement of property and compensation claims.

Article 20. Supervising implementation of bankruptcy decision

When supervising the implementation of a bankruptcy decision, the People’s Procuracy must supervise if the following regulations are complied with:

1. Security interests or enforcement actions taken by the civil enforcement agency to enforce the court's decision on adoption of provisional urgent measures while settling the bankruptcy case as prescribed in Article 17 and Article 70 of the Law on Bankruptcy 2014; Article 13 and Article 14 of this Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The civil enforcement agency’s making of decision on temporary suspension of judgment enforcement (when the court accepts the bankruptcy case as prescribed in Article 137 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 41 of the Law on Bankruptcy 2014); making of decision on suspension of judgment enforcement (after the court issues a decision on initiation of bankruptcy process as prescribed in Article 137 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 71 of the Law on Bankruptcy 2014); decision on judgment enforcement, entrustment of judgment enforcement, notice sent to the bankruptcy court of judgment enforcement result; supervise the resumption of judgment enforcement in a case where the court issues a decision on suspension of bankruptcy process or business resumption;

3. Assigned enforcers opening accounts to deposit confiscated money of the insolvent entity; distributing the assets according to the decision of declaration of bankruptcy; taking account of repayment on special loans and sequence of distribution of assets of a bankrupt credit institution as prescribed in Articles 100 and 101 of the Law on Bankruptcy 2014; return of assets when credit institutions are declared bankrupt and assets are liquidated as prescribed in Article 102 of the Law on Bankruptcy 2014;

4. Enforcement of the asset confiscation and transfer the assets to the buyers in bankruptcy cases as prescribed in Article 120 of the Law on Bankruptcy 2014;

5. Civil enforcement agency’s liquidation of assets as prescribed in Clause 4 Article 121 of the Law on Bankruptcy 2014;

Civil enforcement agency’s implementation of the court’s decision on distribution of assets as prescribed in Article 127 of the Law on Bankruptcy 2014; enforcer’s implementation of the court’s decision on confiscation of assets in case of violation due to a civil transaction declared null and void as prescribed in Article 125 of the Law on Bankruptcy 2014.

Article 21. Supervising enforcement of commercial arbitral awards, foreign civil judgments and foreign arbitral awards recognized and permitted for enforcement in Vietnam by Vietnamese courts

1. Supervise enforcement of commercial arbitral awards as prescribed in the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Articles 8, 48, 49, 50, 51, 53, 62, 66 and 67 of the Law on Commercial Arbitration 2010.

2. Supervise if enforcement of foreign civil judgments and foreign arbitral awards recognized and permitted for enforcement in Vietnam by Vietnamese courts complies with Articles 427, 428, 429 and 431 of the Civil Procedure Code 2015 and the Law on Civil Judgment Enforcement 2014.

Article 22. Supervising financial assurance of judgment enforcement from the state budget

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When supervising the financial assurance of judgment enforcement from the state budget, the People’s Procuracy should carefully supervise eligible entities, conditions, competence and procedures for financial assurance of judgment enforcement.

Article 23. Supervising execution of court judgments in administrative cases

1. Supervise execution of court judgments in administrative cases in terms of property in administrative cases.

Rulings on assets in the court judgment or ruling shall be executed in accordance with the law on enforcement of civil judgments (Point h Clause 1 Article 311 of the Law on Administrative Procedures 2015).

When supervising this matter, the People’s Procuracy has powers and duties as the same as civil judgment enforcement as prescribed in Article 28 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014. 

2. Supervise adherence to the law of litigants, entities relevant to the administrative judgment enforcement as prescribed in Article 311 of the Law on Administrative Procedures 2015.

3. Supervise the process that the court makes a decision on compulsion of execution of administrative judgment; decision on expedition of administrative judgment enforcement of the civil enforcement agency and responsibilities of the head of superior body of the judgment debtor to supervise and expedite the execution as prescribed in Article 312 of the Law on Administrative Procedures 2015.

When supervising the execution of the court’s administrative judgments according to Clause 2 and Clause 3 hereof, the People’s Procuracy shall have duties and entitlements prescribed in Article 315 of the Law on Administrative Procedures 2015.

Article 24. Supervising conclusion of judgment enforcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In exceptional circumstances, the People’s Procuracy shall request the civil enforcement agencies to provide a proof that litigants have completely performed their rights and obligations or a decision on judgment enforcement termination for supervision; and perform other entitlements as per the law.

Article 25. Supervising observance of the law of entities relevant to civil judgment enforcement

1. The People’s Procuracy shall supervise the observance of the law of entities relevant to civil judgment enforcement below:

- Valuation organizations, auction organizations prescribed in Clause 2 Article 14 of this Regulation;

- Authorities in charge of registration of transactions, right to ownership, right to use when performing tasks in conjunction with civil judgment enforcement;

- Other agencies relating to civil judgment enforcement.

2. When supervising observance of the law of entities related to civil judgment enforcement, the People’s Procuracy shall have duties and powers as prescribed in Clauses 2, 5, 6 and 7 Article 28 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014.

A supervision visit to the premises of an entity relevant to civil judgment enforcement only is undertaken when there are grounds for presuming that such entity commits a serious violation pertaining to their operation.

Article 26. Supervising handling of complaints about judgment enforcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A civil judgment enforcement supervising unit may receive a claim or denunciation (hereinafter referred to as Claim) only when the Claim bears the acceptance stamp of the unit in charge of supervision and handling of claims in judicial activities (herein Unit 12) or the seal of the People’s Procuracy of district.

3. On receiving a Claim, the People’s Procuracy shall record it in the logbook and assign certain persons for examining.

Within 10 working days from receipt of the Claim, the assigned persons shall send a report on examining result to the superior person or the head of the People’s Procuracy (the head of Department). The report must specify: date of receipt; full name and address of claimant; claim contents; options for settling the Claim:

- Returning the Claim to the Unit 12 because it is beyond the acceptance authority of the People’s Procuracy; 

- Refer the Claim to an authority competent to handle claims and request this authority to notify the claimant and the People’s Procuracy of the processing result as per the law;

- Refer the Claim to the inferior People's Procuracy and request this Procuracy to supervise the civil or administrative judgment enforcement against which the Claim is made and the handling of the Claim, and then send a report on supervising result to the People's Procuracy. After receiving the report from the inferior People’s Procuracy, the People’s Procuracy from which the Claim is referred shall consider taking further actions.

- Request the civil enforcement agency against which the Claim is made to self-review their judgment enforcement, the handling of the Claim and notify the People's Procuracy of the result.

- Verify facts and documentation to clarify the judgment enforcement against which the Claim is made and the handling of the Claim.

- Request the claimant to provide additional documents deemed necessary; request the civil enforcement agency against which the Claim is made to provide the dossier of handling of the Complaint and the dossier of judgment enforcement for the People’s Procuracy for supervision in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ When it deems necessary to supervise the dossier of civil or administrative judgment enforcement against which the Claim is made.

The skills to examine and supervise the dossier and make a conclusion of supervision shall comply with Article 31 of this Regulation.

3. Within 1 month after receiving the dossier of judgment enforcement and the dossier of handling of the Claim; the People's Procuracy shall assign certain persons to examine and then send a conclusion of supervision to the civil enforcement agency. The conclusion must specify that if the judgment enforcement in question violates the law; if the handling of the Claim complies with law; if the Claim is made in accordance with the law and has legitimate basis; request the defendant to withdraw lessons as to their violations or impose a discipline action against the defendant; refer the dossier to the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy for considering criminal liability (if any).

After making a conclusion, the People’s Procuracy shall send a notice of result to the claimant.

4. The head of the unit in charge of supervising civil or administrative judgment enforcement shall sign documents to return the Claim or refer Claim to other units because it is beyond authority of that unit; refer the Claim and request the authority in charge of handling of the Claim; refer the Claim and request the inferior People’s Procuracy to supervise the handling of the Claim and the  People’s Procuracy of district.

With regard to the People’s Procuracies of district and provinces, the head of the People’s Procuracy has authority to sign a document to request dossier of judgment enforcement related to the Claim; a conclusion after examining the dossier; a document to request the civil enforcement agency to self-review and report the judgment enforcement result and the handling of the Claim; a document to refer dossier to the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy to consider criminal liability; and a document to take actions against enforcers who commit violations.

With regard to the Supreme People’s Procuracy, the above documents shall be signed according to the designation of the Director of Department according to the Regulation on organization and operation of Department of Civil Judgment Enforcement Supervision. Particularly for a request for disciplinary actions against the enforcer, referral of Claim and supervision dossier to the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy for considering criminal liability, the Director shall report it to the head of the People's Procuracy before signing.

5. The supervision of the civil judgment enforcement dossier against which the Claim is made and the process of handling of the Claim by the civil enforcement agency at the premises of the civil enforcement agency shall comply with Article 32 of this Regulation.

Article 27. Supervising penalties for administrative violations in civil and administrative judgment enforcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When supervising the penalties for administrative violations in civil and administrative judgment enforcement, taking account of basis for determination of violations, powers and penalty levels; handling of complaints about penalties for administrative violations in civil and administrative judgment enforcement.

Article 28. Supervising activities of bailiffs and bailiff offices

When supervising activities of bailiffs and bailiff offices, the People’s Procuracy have duties and powers to supervise the observance of the law of bailiffs in performing tasks prescribed in Decree No. 61/2009/ND-CP dated July 24, 2009 and Decree No. 135/2013/ND-CP dated October 18, 2013 on amendments to Decree No. 61/2009/ND-CP; Joint Circular No. 03/2014 dated January 17, 2014 between the Ministry of Justice and the State Bank of Vietnam on “Guidelines for verification of enforcement conditions of bailiffs at credit institutions”; Joint Circular No. 09/2014 dated February 28, 2014 of the Ministry of Justice, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of Finance on “Guidelines for pilot implementation of bailiff institution as prescribed in Resolution No. 36/2012 dated November 23, 2012 of the National Assembly”; Guidance No. 03/HD-VKSNDTC-V10 dated January 7, 2014 of the Supreme People’s Procuracy on “Guidelines for supervision of activities of bailiff offices".

Chapter III

METHODS OF ENFORCEMENT SUPERVISION

Article 29. Preparing records, dossiers and using forms for enforcement supervision

1. When supervising civil and administrative judgment enforcement, the People’s Procuracy must prepare a system of records and prepare dossiers of enforcement supervision.

2. The system of records includes: a logbook to supervise the receipt and processing of decisions on judgment enforcement; a logbook to supervise the handling of claims about judgment enforcement; a journal of procuracy inspectorate etc. The People’s Procuracy may open other intensive logbooks as follows:  a logbook to supervise the application of measures to ensure execution of judgments; a logbook to supervise the application of enforcement actions; a logbook to supervise cases eligible for judgment execution obligation remission; a logbook to supervise cases in which judgment debtor's financial capacity is not satisfied; a logbook to supervise delay and suspension of judgment enforcement etc.

All received and sent documents must be registered in the record books as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In a supervision dossier, the following documents must be kept: The court’s judgment to be executed; decisions on judgment enforcement sent by civil enforcement agencies or collected by the People’s Procuracy; records of operation of procurators; written direction of the head of the People’s Procuracy at the same level or superior level and relevant documents.

Each document in the supervision dossier is assigned a file number; and kept as prescribed by the People's Procuracy. The supervision dossier shall be handed over as prescribed. If a procurator in charge of the case is transferred to another workplace, takes statutory leave or is replaced with another procurator, the transfer procedures must be conformable with the law and the People’s Procuracy’s regulations.

4. When supervising civil judgment enforcement, the People’s Procuracy must use the forms for enforcement supervision promulgated by the Chief Procurator of the People’s Supreme Procuracy.

Article 30. Supervision of decisions on civil and administrative judgment enforcement

1. Decisions on civil and administrative judgment enforcement shall be sent to the People's Procuracy at the same level as prescribed in Article 38 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014. The People’s Procuracy has authority to request the enforcers, the same-level and inferior civil enforcement agencies to send decisions on judgment enforcement and relevant documents for supervision purpose (Article 28 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014, Article 12 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014).

2. On receiving decisions on judgment enforcement, the People’s Procuracy shall record it in the logbook and assign certain procurators for examining. The assigned person shall examine if decisions comply with laws and regulations, study contents such as power, time limit, procedures for issuance of decisions, time limit for sending decisions to the People’s Procuracy; examine if the content of decisions are conformable with the court’s judgment and in accordance with laws and regulations on civil judgment enforcement.

If the People’s Procuracy considers that a decision on judgment enforcement violates the law, the assigned person shall specify the violation in the supervision note and suggest actions against violation.

Actions against decisions on judgment enforcement that violate the law shall be taken in accordance with Article 8 of this Regulation.

Article 31. Supervision of dossiers of civil and administrative judgment enforcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The handover and receipt of the dossier of civil and administrative judgment enforcement must be recorded; quantity, order of file number and appropriateness of documents in the dossier must be checked carefully and the record must bear signatures of the both parties. If the dossier is sent to the People’s Procuracy by post, upon receiving, the People’s Procuracy must make a record to have documents in the dossier numbered; the record must bear signatures of the recipient and the assigned person.

2. When examining the dossier, the assigned person must clarify the following:

- Content of the judgment to be executed;

- Examine if the decision on judgment enforcement therein conforms to the judgment to be executed and in accordance with laws and regulations on civil judgment enforcement;

- Examine if procedures for judgment enforcement comply with laws and regulations;

- If grounds for making the decision on judgment enforcement  and performing judgment enforcement activities are justifiable;

- Examine if there is any violation of law during the judgment enforcement process. Content and extent of violation; remedial measures, actions against violation and violating entities.

3. When supervising the dossier of judgment enforcement, if detecting any violation of law, the procurator shall make a supervision note using the given form; clarify all violations and viewpoint of the procurator on the remedial measures, then notify the enforcer in charge (or another official in charge) of the content of the supervision note; state opinions of the enforcer or official in charge; report the supervision result and suggestion of actions against violation to the inspectorate head; send the report to the official who deal with paperwork of the inspectorate so as to prepare the conclusion.

When supervising a dossier of judgment enforcement or handling of complaints required by the People’s Procuracy, Clause 3 Article 26 of this Regulation shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 32. Supervision visit to premises of civil enforcement agencies, relevant entities

1. The People’s Procuracy shall undertake a supervision visit to the premises of same-level and inferior civil enforcement agencies, enforcers, and entities relevant to civil judgment enforcement as prescribed in Article 28 and Article 30 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014; Article 12 and Article 159 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014.

2. The People’s Procuracy shall, based on Directives of Chief Procurator of the People’s Supreme Procuracy; operation plans and programs of superior People's Procuracy and theirs, undertake regular supervision visits to the premises of civil enforcement agencies and relevant entities. The content scope of regular supervision visit may be comprehensive supervision of civil judgment enforcement or key matters in civil judgment enforcement.

The People’s Procuracy shall undertake a surprise supervision visit at the request of Party executive committee or People’s Council, or there are justifiable grounds for determining serious violations of law in civil judgment enforcement.

3. Before undertaking a supervision visit, the head of the People’s Procuracy shall promulgate a decision, stating whether it is a regular or surprise supervision visit; name of the supervised entity; point of time and period of time for supervision; key matters to be supervised; composition of the inspectorate, specifying the head, deputy head and members. When undertaking a supervision visit to the inferior civil enforcement agency, procurators of the inferior civil enforcement agency may be mobilized when necessary.  The decision shall be made using the form as prescribed.

The head of inspectorate must make a plan, at least containing: Purposes and requirements; matters to be supervised; methods; responsibilities of supervised entity. The plan must be submitted together with the decision to the head of People’s Procuracy for signing, the head of inspectorate shall sign the decision after the head of the People’s Procuracy signs it. At the Supreme People’s Procuracy, the plan shall be reported to the Director of Department for the head of the People’s Procuracy to approve it; the head of inspectorate shall sign the decision after the head of the People’s Procuracy signs it.

The decision and plan must be sent to the supervised entity at least 15 days before the supervision date (except for surprise supervision) and sent to the superior People's Procuracy, governing body of the supervised entity for cooperation.

During the supervision, the People’s Procuracy may request the supervised entity to provide dossier of handling of complaints about civil judgment enforcement.

4. Procedures to supervise at the premises of civil enforcement agencies and relevant entities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Supervise the following matters in the plan. During the supervision, members of inspectorate shall, through the head of inspectorate, require dossier of judgment enforcement; reports and documents on judgment enforcement; question related entities, request related entities to give explanation; conduct verification at relevant entities such as State Treasury, banks, storage of material evidence and property associated with judgment enforcement; other entities. When all matters are completely supervised, a supervision note or record shall be made, indicating opinions of the inspectorate members, enforcers and officials in charge of judgment enforcement, bearing signatures of representatives of the supervised and supervising entities. After completion, inspectorate members shall report the result to the head for preparing a draft conclusion. The handover or receipt of the dossier of judgment enforcement and documents on judgment enforcement shall be conformable with law and Clause 1 Article 31 of this Regulation;

c) Whenever necessary to expand the content scope or extend the supervision time limit as compared with the approved plan, the head of inspectorate shall report the head of the People’s Procuracy for approval and issue a decision on extension of time limit or expansion of scope;

d) The assigned person shall consolidate supervision results from members to prepare and send a draft conclusion to the head of inspectorate for consideration. The conclusion shall be made according to the given form; indicating the supervision process, completed tasks; achievements and limitations, violations in civil judgment enforcement or handling of complaints about civil judgment enforcement; requests made to eliminate limitations and correct violations; actions against liability of individuals. Any violation must accompany with sufficient items of evidence, legal grounds for the conclusion;

dd) Announcing the draft conclusion. The announcement meeting shall be attended by leaders of the People’s Procuracies and/or governing body of the supervised entity depending on the supervision scope and result, the nature and extent of violation. The head of inspectorate shall receive opinions at the announcement meeting; sign and take responsibility for the conclusion.

e) If any serious violation is found during the supervision that needs a discipline action or prosecution of criminal liability, the head of inspectorate shall report the head of the People’s Procuracy (or the Director of Department at the Supreme People’s Procuracy) before sign the conclusion.

g) If any violation in judgment enforcement or handling of complaints is found during the supervision, the People’s Procuracy shall, depending on nature and severity of the violation, file a petition or appeal to correct the violation or adopt preventive measure as prescribed. The appeal or petition shall be signed as prescribed in Article 34 and Article 35 of this Regulation.

5. After supervision, when necessary, the People’s Procuracy shall issue a notice of lessons learned in terms of types of violations in civil judgment enforcement, awareness and application of laws and regulations, and supervision skills to inferior People’s Procuracies and superior People's Procuracies.

If the People’s Procuracy deems it is necessary to prevent types of violations found during supervision, the People’s Procuracy shall request inferior civil enforcement agencies to self-review their judgment enforcement and report it. Such a request shall be made as prescribed in Clause 2 Article 33 of this Regulation.

6. Conduct secondary check of execution of any request in the conclusion. At the Supreme People’s Procuracy, 1 year after completion of the supervision, the Department of Civil Judgment Enforcement Supervision shall conduct secondary check of execution of the conclusion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. All documents related to the supervision process and supervision of execution of the conclusion in the supervision dossier must be kept adequately. The supervision dossier shall be maintained and processed as prescribed in laws and regulations and the People’s Procuracy’s regulations.

8. The supervision visit to civil enforcement agencies shall be recorded in the journal of the inspectorate. The journal of the inspectorate shall be made according to the form promulgated by the Supreme People’s Procuracy. The head of inspectorate shall manage the journal and update daily records of tasks performed by the inspectorate, requests of the supervised entity; difficulties arising during the supervision, and then bear his/her signature herein. The journal of inspectorate shall be kept in the supervision dossier.

Article 33. Performing the right to request

1. The People’s Procuracy has the right to request courts, same-level or inferior civil enforcement agencies, enforcers, entities relevant to civil judgment enforcement and handling of complaints about civil judgment enforcement, bailiffs to perform tasks prescribed in Clause 6 Article 28 and Clause 2 Article 30 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014; Point b Clause 2 Article 12 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014.

When performing the right to “request judgment enforcement as per the law” (Point 6.1 Article 28 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014), subject to regulations on tasks that the recipient of the request must perform, the People’s Procuracy shall make such a request, such requesting civil enforcement agencies to consider delay or suspension of judgment enforcement etc.

2. The request shall be made according to the given form, signed by the head of the People’s Procuracy or Department. The request must specify the reason for request; name of the request recipient; content of request, performance period and deadline for reply.

3. The request for dossiers of handling of complaints or material evidence related to judgment enforcement shall be made as prescribed in Article 26 and Article 32 of this Regulation.

Article 34. Performing the right to appeal

1. The People’s Procuracy shall perform the right to appeal a decision or an act of the head, enforcer of same-level or inferior civil enforcement agency, bailiff when there is any serious violation prejudicing the rights and legitimate interests of litigants, person with relevant rights and obligations in civil judgment enforcement and handling of complaints, requesting termination of judgment enforcement, revocation, amendment or annulment of violating decisions and termination of violating acts as prescribed in Article 28 and Article 30 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014, Article 12 and Article 160 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The appeal shall be sent the appealed entities, their governing bodies and the superior People's Procuracy.

3. The appealing People’s Procuracy shall monitor the reply and implementation of appeal as prescribed in Article 161 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014. The secondary check of implementation of requests in the appeal, when necessary, may be secondarily checked or via regular supervision visit to the premises.

4. If the appealed entity disagrees with the appeal, the appealing People’s Procuracy must report the superior People's Procuracy (including the case that the superior People's Procuracy appeals the act or decision of inferior civil enforcement agency), with enclosed documents. The report must clarify the case, opinions of the People’s Procuracy in terms of appeal and disagreement of the appealed entity.

After receiving the report and enclosed documents from the inferior People’s Procuracy and the report of appealed inferior civil enforcement agency, the superior People's Procuracy shall verify it and give a reply within 15 working days. If agreeing with the appeal of the inferior People’s Procuracy, the People’s Procuracy shall clearly give their opinions. If disagree partly or wholly with the appeal of inferior People’s Procuracy, the People’s Procuracy shall clearly give their opinions, and request the inferior People’s Procuracy to withdraw or amend the appeal or issue a decision to withdraw a part or the whole of the appeal.

If considering that the reply of the head of provincial civil enforcement agency or the head of civil judgment enforcement authority affiliated to the Ministry of Justice is ungrounded, in contravention of the opinions, the provincial People’s Procuracy shall report it to the Department of Civil Judgment Enforcement Supervision for forwarding it to the Supreme People’s Procuracy. If considering that the appeal is well-grounded and legitimate, the head of the Supreme People’s Procuracy shall request the head of the Ministry of Justice to re-consider the reply of the head of civil judgment enforcement authority affiliated to the Ministry of Justice.

5. An appeal against the court’s decision on judgment execution obligation remission shall be made as prescribed in Article 64 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014, Article 36 of this Regulation according to the form promulgated by the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy.

Article 35. Performing the right to petition

1. The People’s Procuracy shall petition the court, same-level or inferior civil enforcement agency, enforcer, bailiff or relevant entity to fulfill responsibilities in civil and administrative judgment enforcement and handling of complaints as prescribed in Article 28 and Article 30 of the Law on Organization of the People’s Procuracy 2014; Article 12 and Article 159 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 315 of the Law on Administrative Procedures 2015.

2. The People’s Procuracy shall make a petition upon identifying a misdemeanor, repeated violation or serious violation but expiry of appeal time limit. The petition shall be made according to the form as prescribed, signed by head of the People’s Procuracy. The petition shall specify the name of workplace, position and title of respondent of petition; claimed violation; reasons and conditions for arising violation; request for remedial measures and prevention. Any violation must accompany with sufficient items of evidence and legal bases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the respondent of petition disagrees with the petition, Clause 4 Article 34 of this Regulation shall apply.

3. The People’s Procuracy which file the petition shall monitor and conduct secondary check of the implementation of the petition as prescribed in Clause 3 Article 34 of this Regulation.

Article 36. Performing the right to join and express opinions at the meeting to consider judgment execution obligation remission

1. The People’s Procuracy shall perform the right to join and express opinions in a meeting to consider judgment execution obligation remission as prescribed in Articles 61, 62, 63 and 64 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; Article 9 and Article 10 of Joint Circular No. 12/2015/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC dated September 15, 2015;

2. If considering that the judgment debtor is eligible for judgment execution obligation remission (including remission of the fine), the People’s Procuracy shall make and send a request to the competent civil enforcement agency for preparing an application. An application for remission shall be made according to the prescribed form, specifying the beneficiary, conditions and remission level.

3. The assigned procurator shall prepare a document on opinions of the People’s Procuracy about the application and then submit it to head of the People’s Procuracy for approval. The document shall clearly express the consent or dissent and indicating legal basis for these opinions. The procurator shall join the meeting and express opinions of the People's Procuracy verbally about the application.

4. After the meeting, the procurator shall report the head of the People’s Procuracy the result, request appeal under appellate trial against the court’s decision which is ungrounded and against the law as prescribed in Article 64 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014; the superior People's Procuracy has authority to appeal under appellate trial against the decision on consideration of judgment execution obligation remission made by the inferior court. The appeal under appellate trial must be made within the time limit as prescribed in Article 64 of the Law on Civil Judgment Enforcement 2014.

The decision on appeal shall be made according to the prescribed form; stating date of appeal; number, date and name of the court which issued the decision against which the appeal is made; the court’s violation in considering remission; the People's Procuracy opinions referred to the appellate trial court. The decision on appeal shall be signed by head of the People’s Procuracy, sent to the court which issued the decision against which the appeal is made and sent to the superior People's Procuracy.

Before or at the meeting, the People’s Procuracy which makes the appeal and any procurator participating in the meeting has the right to withdraw a part or the whole of appeal; the procurator shall take responsibility for their appeal. After the meeting, the procurator shall report the meeting result to the head of the People’s Procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. If the supervising unit detects any sign of offence during enforcement supervision and handling of complaints, it shall report it to the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy for consideration in accordance with regulations of the People’s Procuracy’s on receipt and handling of denunciation of offence and request prosecution within competence of the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy.

2. The request sent to the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy must state the judgment under ongoing enforcement showing sign of offence, suspicious offender, opinions. The request is signed by the head of the People’s Procuracy. At the Supreme People’s Procuracy, such a request shall be signed by Director of Department of Civil Judgment Enforcement Supervision after reporting it to the head of the Supreme People’s Procuracy. Documentation related to judgment enforcement showing sign of offence shall be sent together with the request.

3. The People's Procuracy (or entity) making the request shall monitor the processing result given by the Investigation Body for further supervision as per the law.

Chapter IV

WORKING RELATIONSHIP

Article 38. Leader relationship and management of enforcement supervision

1. The Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy shall assign a Deputy Chief Procurator to direct enforcement supervision. The Chief Procurator of the People’s Procuracy of province and district shall take charge or assign a Deputy Chief Procurator to take charge of enforcement supervision. The People’s Procuracy of district shall assign procurators to take charge of enforcement supervision.

2. The Director of Department of Civil Judgment Enforcement Supervision, the Chief of Office of Civil Judgment Enforcement Supervision of the People’s Procuracy of province (hereinafter referred to as head of supervising unit) shall manage and take charge of enforcement supervision as per the law, this Regulation, regulations on organization and operation of the unit and regulations of the People’s Procuracy.

3. Procurators of the Supreme People’s Procuracy, high-ranking, middle-ranking and low-ranking procurators and other public employees who take charge of enforcement supervision as per the law and under assignment of the heads of supervising units and the head of the People’s Procuracy based on regulations of the People’s Procuracy and regulations on organization and operation of the unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. If the public employee and the manager have a divergence of opinion, they shall report it to leader for consideration.

The report must be made in writing. The report sent to the superior People's Procuracy must be signed by head of the People’s Procuracy. A request for instructions or reply thereto must be kept adequately.

Article 39. Relations between supervising units and other units in the People’s Procuracy

When carrying out the enforcement supervision, procurators, public employees shall regularly cooperate with units in the People’s Procuracy, with procurators in performing other tasks to ensure effectiveness of enforcement supervision.

2. The People’s Procuracy of districts, offices and specialized units of the People’s Procuracy of province, on receiving legally effective court’s judgments; decisions on judgment enforcement of civil enforcement agencies shall forward (or copy and forward) them to units or procurators taking charge of enforcement supervision.

3. If the supervising unit detects serious violation in a court's judgment that is effective, it shall report it to the competent People’s Procuracy (the Superior People’s Procuracy, Department 7, 9, 10 of the Supreme People’s Procuracy) in order to request the appeal under cassation procedure or reopening procedure.

Upon a request for delay of judgment enforcement, an appeal under cassation procedure or reopening procedure or a decision on suspension of judgment enforcement (including the case not requested by the supervising unit), the entity making such decision shall send it to the supervising unit.

4. Procurators in charge of supervision of civil and administrative judgment enforcement shall cooperate with supervising units of criminal judgment enforcement shall, under designation of head of the People’s Procuracy, supervise the civil judgment enforcement against the judgment debtors and judgment creditors who are prisoners carried out by the prison, detention center, criminal enforcement agency of police department of the district.

5. The supervising unit shall cooperate with the Investigation Body of the Supreme People’s Procuracy in detecting and provide information about offence in civil or administrative judgment enforcement; in handling of complaints; request the Investigation Body to impose criminal prosecution against offenders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 40. Reporting, request for instructions and reply to the request

1. Supervising units and officials shall comply with reporting and statistical regulations as prescribed in regulations of the People’s Procuracy; statistical reports of interdisciplinary.

2. Difficulties arising during enforcement supervision shall be requested for instructions to superior People’s Procuracy. A request for instructions must be enclosed with related documentation. A request for instructions shall be signed by the head of the People’s Procuracy, specifying the case, difficulties and opinions of the People's Procuracy making the request.

3. The superior supervising unit shall carefully examine the request and enclosed documentation. Within the time limit prescribed in the regulation on reporting and management in the People's Procuracy, the superior People's Procuracy shall make a reply to the request. The reply must clearly state opinions, grounds and legal basis for these opinions. If the reply cannot be made within the time limit, the recipient of the request shall be informed.

The reply to the request associated with practices shall be signed by the head of the supervising unit; the reply to the request associated with guidelines for judgment enforcement shall be signed by the head of the People’s Procuracy. The inferior People’s Procuracy shall strictly follow the reply of the superior People's Procuracy. If disagreeing partly or wholly with the reply, it shall express opinions and reasons for disagreement to the superior People's Procuracy for consideration.

Article 41. Inspection regime

1. Monthly, the supervising unit shall self-inspect their progress to perform tasks set in the working plan or program; compare them with targets, find limitations and reasons thereof; propose measures for completing the relevant duties.

2. Annually, the superior People's Procuracy shall initiate regular plans to supervise enforcement conducted by the inferior People’s Procuracy. After inspection, the People’s Procuracy shall evaluate achievements and limitations of enforcement supervision; reasons for these achievements and limitations to give directions to inspected entities and the entire People’s Procuracy. Surprise inspection may be undertaken when necessary.

3. The inspection process shall be carried out in accordance with regulations of the People’s Procuracy in terms of inspection; promulgate decisions on inspection and establishment of inspectorates, preparation of inspection plans, specifying matters to be inspected and time.  During the inspection, the inspectorate must work with relevant entities to evaluate the enforcement supervision of the inspected entity. Upon completion of inspection, a conclusion of inspection shall be issued and announced. After inspecting every unit and after the inspection and as deemed necessary, the superior People's Procuracy shall issue a notice of lessons learned for the entire People’s Procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Procurators and officials who take charge of enforcement supervision shall keep the relevant cases confidential. Any information about the enforcement supervision shall obtain the consent of the head of the People’s Procuracy or unit head before being provided. The directions of the head of the People’s Procuracy or unit head must be kept confidential, not being provided for non-authorized persons. Directions in terms of guidelines and practices of the superior People's Procuracy shall be kept in the supervision dossier, not the dossier of judgment enforcement. The provision of documents and reporting to Party executive committees and People’s Councils shall be decided by the Chief Procurator.

2. Officials assigned to handle a civil or administrative case may not receive litigants outside the head office.

3. Documentation of enforcement supervision must be closely kept; prevented from being stolen or lost. Any documentation brought out of the head office must obtain the consent of the head of the supervising unit or the head of the People’s Procuracy. Any official working overtime out of the head office must comply with regulations of the head of the People’s Procuracy.

Article 43. Interdisciplinary cooperation

1. The method of interdisciplinary cooperation shall be conformable with Regulation No. 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC dated October 9, 2013 on interdisciplinary cooperation in civil judgment enforcement; interdisciplinary regulations that the People’s Procuracy (or supervising unit) signs with other authorities.

2. Through annual meetings between the heads of the Ministry of Justice, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court to withdraw lessons, discuss remedial measures, reach a consensus on judgment enforcement directions; meetings between General Department of Civil Judgment Enforcement affiliated to the Ministry of Justice, Department of Civil Judgment Enforcement Supervision, the Supreme People’s Court; between local People’s Procuracies, People’s Courts and civil enforcement agencies in order to reach mutual consent of difficulties in awareness and application of law and handling of civil judgment enforcement in difficulties;

Hold irregular meetings to reach mutual consent of handling of civil judgment enforcement posing different opinions; or complicated and prolonged cases, triggering public concerns or other necessary work.

3. Decisions on enforcement supervision shall be sent to governing bodies for direction to inferiors; when necessary, interdisciplinary inspectorates shall be established to inspect enforcement supervision and judgment enforcement.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 44. Implementation

1. The heads of units affiliated to the Supreme People’s Procuracy, Chief Procurator of Superior People’s Procuracy, Chief Procurators of People's Procuracy of central-affiliated cities and provinces shall have procurators and officials in the unit and inferior unit heighten their awareness of this Regulation. According to this Regulation, the People’s Procuracies shall focus on formulation of their regulations on organization and operation or those of supervising units; focus on formulation of interdisciplinary regulations between the People’s Procuracies or supervising units.

2. The difficulties that arise during the implementation of this Regulation must be reported to the head of the Supreme People’s Procuracy via Department of Civil Judgment Enforcement Supervision for consolidation or amendments.

3. In consideration of organizational structure and operation of Military Procuracies and implementation of enforcement supervision in the system of military procuracies, the Central Military Procuracy shall provide guidelines for this Regulation.

Article 45. Entry in force

This Regulation comes into force from the date on which the Supreme People’s Procuracy signs the decision on promulgation and replacement of Regulation on supervision of civil judgment enforcement issued together with Decision No. 255/2013/QD-VKSNDTC-V10 dated June 19, 2013 of the Chief Procurator of the People’s Supreme Procuracy.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.710

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.92.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!