Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 546/QĐ-VKSTC 2018 quy định quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo

Số hiệu: 546/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 03/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện để VKS thụ lý khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Ngày 03/12/2018, VKSNDTC ban hành Quyết định 546/QĐ-VKSTC về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực PL; kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tư pháp.

Theo đó, VKS có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi có đầy đủ các điều kiện sau:

- Khiếu nại được thực hiện bằng đơn kiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:

+ Khiếu nại bằng đơn phải đầy đủ các thông tin ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại và người, cơ quan bị khiếu nại; nôi dung, lý do khiếu nại; chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

+ Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.

- Khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật.

- Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS theo quy định của PL và Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016.

- Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại mà mình khiếu nại.

- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

Quyết định 546/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 546/-VKSTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kim sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSNDTC;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, V
12.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

QUY ĐỊNH

VỀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 546 ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Viện trưng Viện kim sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Viện kim sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.

2. Viện trưng, Phó Viện trưng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát các cấp và Th trưng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kim sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tcáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kim sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

3. Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tchức, cá nhân liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tcáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kim sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phải đm bảo các nguyên tc sau đây:

1. Đúng quy định của pháp luật và của Ngành, có sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kim sát;

2. Khẩn trương, kịp thời, khách quan, chính xác;

3. Bảo đảm sự chủ động của đơn vị chủ trì và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan;

4. Bảo đm sự giám sát, kim tra, đánh giá việc thực hiện quy trình.

Điều 4. Từ ngữ sử dụng trong Quy định

1. “Quyết định, hành vi tố tụng” là quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp được quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, phá sản doanh nghiệp, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự-hành chính, quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. “Người giải quyết khiếu nại, tố cáo” là Viện kim sát hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Mục 1. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 5. Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại

1. Trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thm quyền phải kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại, chi thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chcủa người khiếu nại; tên, địa chcủa cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiu người khiếu nại bng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện đ trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

Trưng hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhn khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bng văn bản và u cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chxác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bng văn bản.

b) Khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại, nhưng người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhn của cơ quan có thẩm quyền.

c) Khiếu nại thuộc thm quyền giải quyết của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân n tối cao (sau đây gọi tắt là Quy chế số 51).

d) Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại mà mình khiếu nại.

Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyn khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thtự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.

d) Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

2. Sau khi kiểm tra, nếu khiếu nại đđiều kiện thụ lý theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Viện kim sát có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết và thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại.

Điều 6. Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại

1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại u cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bng văn bản và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại.

Trường hợp giải quyết khiếu nại lần thứ hai thì phải yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Thời hạn yêu cu cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình phải trong thời hạn giải quyết khiếu nại.

2. Qua nghiên cứu nội dung khiếu nại, thông tin, tài liệu, chứng cdo người khiếu nại cung cấp; hồ sơ, tài liệu và văn bản giải trình của người bị khiếu nại, nếu thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Trường hợp chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại thì tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

Điều 7. Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại

1. Người giải quyết khiếu nại trực tiếp xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Khi cn thiết, người giải quyết khiếu nại quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Txác minh nội dung khiếu nại (sau đây gọi chung là T xác minh).

2. Người được phân công xác minh nội dung khiếu nại phải lp kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thành lập T xác minh thì Ttrưởng T xác minh có trách nhiệm lp kế hoạch xác minh. Kế hoạch xác minh gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ pháp lý đtiến hành xác minh;

b) Mục đích, u cầu của việc xác minh;

c) Nhng nội dung cần xác minh;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại;

đ) Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;

e) Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng đxử lý các công việc phát sinh;

g) Việc báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung cần xác minh;

h) Các nội dung khác (nếu có).

Điều 8. Xác minh nội dung khiếu nại

1. Công bquyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại

Người được phân công xác minh hoặc Ttrưởng Txác minh thực hiện việc công bố quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại. Việc công bố quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại phải được lập biên bản.

2. Làm việc với người khiếu nại

Trong trường hợp nội dung đơn khiếu nại chưa rõ và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp chưa đy đủ, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp với người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyn, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại. Nội dung làm việc phải được lập biên bản.

Trường hợp không làm việc trực tiếp với người khiếu nại vì lý do khách quan, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, lut sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cđể làm rõ nội dung khiếu nại. Thời hạn yêu cu cung cấp thông tin, tài liệu, chng cphải trong thời hạn gii quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

3. Làm việc với người bị khiếu nại

Trong trường hợp nội dung văn bản giải trình chưa rõ, hồ sơ, tài liệu do người bị khiếu nại cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, yêu cầu giải trình bổ sung và cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đlàm rõ nội dung bị khiếu nại. Nội dung làm việc phải được lập biên bản.

Trường hợp không làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại vì lý do khách quan, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh nội dung khiếu nại có văn bản yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bổ sung bằng văn bản. Thời hạn yêu cầu giải trình bổ sung và cung cấp tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại

Quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh nội dung khiếu nại ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại. Thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cphải trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cn phải làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đxác minh, làm rõ nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm làm việc. Nội dung làm việc phải được lập biên bản.

5. Trong trường hợp cn thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh tiến hành xác minh đxác định tính chính xác, hp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại. Việc thu gitài liệu, vật chứng (nếu có) phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, phương pháp thu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật và phải được lập biên bản.

6. Trưng cầu giám định, giám định lại

Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại quyết định trưng cu giám định hoặc giám định lại. Trình tự, thủ tục giám định, giám định lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thxảy ra

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trực tiếp áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.

8. Tổ chức đi thoại

Trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cu của người khiếu nại còn khác nhau, nếu thấy cn thiết thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đlàm rõ nội dung khiếu nại. Nội dung đi thoại phải được lập biên bản.

9. Khi thời hạn xác minh đã hết nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong, người giải quyết khiếu nại xem xét gia hạn thời gian xác minh; thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

10. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có đơn xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại bất kỳ giai đoạn nào, người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định đình chviệc giải quyết những nội dung khiếu nại đã rút và thông báo cho người khiếu nại, người bị khiếu nại biết. Trong quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại phải nêu rõ lý do ra quyết định đình chỉ.

Điều 9. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại

1. Kết thúc việc xác minh nội dung khiếu nại, người được phân công xác minh hoặc Ttrưởng Txác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh và đ xut giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền quyết định. Báo cáo kết quxác minh gồm nhng nội dung sau:

a) Thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại;

b) Kết quả xác minh; biện pháp ngăn chặn thiệt hại đã áp dụng (nếu có);

c) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;

d) Đề xuất nội dung quyết định giải quyết khiếu nại: Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn khiếu nại; việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; Giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong nội dung khiếu nại.

2. Đối với những vụ, việc phức tạp mà người được phân công xác minh nội dung khiếu nại thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ tham gia thì các thành viên được phân công phải báo cáo lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ của mình có quan điểm chính thức bng văn bản gửi cho đơn vị chủ trì đtng hợp báo cáo chung.

3. Trường hợp xác minh để giải quyết khiếu nại lần thứ hai thì báo cáo kết quả xác minh phải nêu rõ những nội dung vi phạm và đề xuất việc xử lý đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có).

Điều 10. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

1. Căn cứ quy định của pháp lut, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt, người được phân công xác minh hoặc Ttrưởng Txác minh dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền ký, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại phải đảm bảo đầy đthông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, nội dung khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh; căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại; xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề khác có liên quan (nếu có); quyền khiếu nại tiếp theo (nếu còn).

2. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi đến người khiếu nại, người bị khiếu nại và Viện kim sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể t ngày ban hành; đồng thời, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng giám sát đã chuyển đơn đến và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu thấy cần thiết). Đối với quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải gửi trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

3. Kiến nghị biện pháp xử lý, phòng ngừa vi phạm

Qua giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ngoài việc ra quyết định hủy hoặc yêu cầu người có thẩm quyền hủy quyết định tố tụng, đình chỉ thực hiện hành vi tố tụng trái pháp luật, người giải quyết khiếu nại kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đi với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vi phạm.

Điều 11. Lập và lưu trữ Hồ sơ giải quyết khiếu nại

Đơn vị chủ trì việc giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại. Hồ sơ phải có đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời trình bày của người khiếu nại (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý khiếu nại; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại (nếu có); văn bản giải trình của người bị khiếu nại hoặc biên bn làm việc với người bị khiếu nại; tài liệu, chng cứ đã xác minh, thu thập được; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chviệc gii quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thtự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật và của Ngành.

Mục 2. KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Điều 12. Kiểm tra điều kiện thụ lý

Khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kim sát có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế số 51 phải kiểm tra điều kiện thụ lý đơn; ch xem xét đthụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Quy chế số 51.

Điều 13. Ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra

Sau khi kiểm tra đơn thấy đủ điều kiện thụ lý, Viện kim sát có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công người tiến hành kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định kiểm tra phải gửi cho Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp lut trước khi tiến hành kim tra.

Người được phân công kim tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra trình người có thm phê duyệt. Nội dung Kế hoạch kiểm tra gồm: Căn cứ pháp lý đtiến hành kiểm tra; mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra; nội dung kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; các điều kin, phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra; áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra (nếu thấy cần thiết); dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện từng công việc; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh; các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Điều 14. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra

Khi tiến hành kiểm tra, Viện kim sát có thm quyền kiểm tra hoặc người được phân công kiểm tra thực hiện các thủ tục sau:

1. Yêu cầu người có đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, chng cứ liên quan đến việc đề nghị kim tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; yêu cầu Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật giải trình và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.

2. Kim tra nội dung đơn đề nghị và nhng thông tin, tài liệu, chứng cứ do người đề nghị kiểm tra đã cung cấp.

3. Kiểm tra nội dung văn bản giải trình của Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

4. Kiểm tra về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết khiếu nại.

5. Trong trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan thấy chưa rõ hoặc có dấu hiệu của việc oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người được phân công kiểm tra tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chng cứ; trực tiếp kiểm tra, xem xét hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Trưng hợp cn thiết, nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại đang trong quá trình ttụng thì Viện kim sát có thm quyền kiểm tra yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định, giám định lại; nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không còn trong quá trình tố tụng thì Viện kim sát có thm quyền kiểm tra trưng cầu giám định, giám định lại.

Điều 15. Kết thúc kiểm tra

1. Báo cáo kết qu kim tra

Trên cơ sở kết quả kiểm tra và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, người được phân công kim tra báo cáo bng văn bản kết quả kiểm tra trình người có thm quyền quyết định. Báo cáo kết quả kiểm tra phải có các nội dung chính sau:

a) Nội dung vụ việc dẫn đến khiếu nại;

b) Quá trình giải quyết khiếu nại;

c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại; kết luận về tính đúng, sai của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;

d) Đxuất nội dung kết luận kiểm tra: Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn đề nghị; việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; Giải quyết các vn đề khác có liên quan (nếu có).

2. Ban hành kết luận kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra

Căn cbáo cáo kết quả kiểm tra đã được phê duyệt, người được phân công kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và văn bản thông báo kết quả kiểm tra gi người có đơn đnghị đ trình người có thẩm quyền ký ban hành.

Nội dung kết luận kiểm tra gồm: Nội dung vụ việc dẫn đến khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó; kết quả xác minh; kết luận về tính đúng, sai của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng, vụ việc có du hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản về nội dung giải quyết khiếu nại trước đó thì ngoài việc ban hành kết luận kiểm tra, Viện kim sát có thẩm quyền kiểm tra còn phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với các quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kim tra ban hành quyết định hủy bỏ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Lập và lưu trữ hồ sơ kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Đơn vị chtrì việc kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phải có trách nhiệm lập hsơ kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra phải có đơn đề nghị kiểm tra; quyết định kiểm tra; quyết định phân công kiểm tra; kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt; tài liệu giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đã thu thập được trong quá trình kiểm tra, v.v...

Hồ sơ kiểm tra được đánh strang theo thứ tự tài liệu và lưu trtheo quy định của pháp lut và của Ngành.

Chương III

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 17. Kiểm tra điều kiện thụ lý, thông báo việc thụ lý tố cáo

1. Trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo, chi thụ lý giải quyết tố cáo khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Nội dung tố cáo là tố cáo trong hoạt động tư pháp; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chcủa người tố cáo; họ tên, chức danh, chức vụ của người bị tố cáo; nội dung tố cáo, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo và yêu cầu giải quyết của người tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm ch; nếu nhiu người cùng tố cáo về một nội dung thì trong đơn ghi rõ họ tên, địa chvà việc liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hưng dn viết đơn hoặc ghi lại nội dung tố cáo bng văn bn và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chxác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến tố cáo trực tiếp về một nội dung thì người tiếp nhn hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chxác nhận vào văn bản.

b) Tố cáo chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng có tình tiết mới có th làm thay đổi nội dung quyết định giải quyết.

Trường hợp khiếu nại đã được giải quyết đúng pháp luật, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại nên đã tố cáo người giải quyết khiếu nại thì chthụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung tố cáo.

c) Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát.

2. Sau khi kiểm tra, nếu tố cáo đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 điều này, Viện kim sát có thm quyền phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bn cho người tố cáo về việc thụ lý nếu họ có yêu cu

Điều 18. Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo

1. Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu, chng cứ liên quan đến hành vi bị tố cáo. Thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chng cứ và văn bản giải trình phải trong thời hạn giải quyết tố cáo.

2. Sau khi nghiên cu các thông tin, tài liệu, chứng cvà văn bản giải trình, nếu thy hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành ngay kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự); nếu chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết thì tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo.

Điều 19. Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo trực tiếp tiến hành xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo; khi cn thiết, người giải quyết tố cáo quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Txác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là Txác minh). Người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung t cáo không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người t cáo và nhng thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

2. Người được phân công xác minh nội dung tố cáo phải xây dựng kế hoạch xác minh, trường hợp thành lập T xác minh thì Ttrưởng có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm có:

a) Căn cứ pháp lý đtiến hành xác minh;

b) Mục đích, yêu cầu, nội dung xác minh;

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ;

d) Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;

đ) Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng đxử lý các công việc phát sinh;

e) Việc báo cáo tiến độ thực hiện;

g) Các nội dung khác (nếu có).

Điều 20. Xác minh nội dung tố cáo

1. Công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo

Người được phân công xác minh hoặc Ttrưởng Txác minh thực hiện việc giao quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo cho người bị tố cáo hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo tại cơ quan, đơn vị của người bị t cáo. Việc giao quyết định hoặc tổ chức công bố quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo phải được lập biên bản.

2. Làm việc với người tố cáo

Trong trưng hợp nội dung đơn tố cáo chưa rõ và thông tin, tài liệu, chng cứ do người tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung tố cáo làm việc trực tiếp với người tố cáo, yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ đ làm rõ nội dung t cáo. Nội dung làm việc với người tố cáo phải được lập biên bản.

Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ đlàm rõ nội dung tố cáo. Thời gian yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.

3. Làm việc với người bị tố cáo

Trong trường hợp nội dung văn bản giải trình chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đ, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình bổ sung và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng c liên quan đến nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập biên bản.

Trường hợp không làm việc trực tiếp với người bị tố cáo vì lý do khách quan, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh có văn bản yêu cu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về nội dung bị tố cáo và cung cp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung bị tố cáo và nội dung giải trình. Thời hạn u cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cphải trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cp thông tin, tài liệu, chng c liên quan đến nội dung tố cáo

Quá trình giải quyết tố cáo, người gii quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Thời hạn yêu cu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phải trong thời hạn giải quyết t cáo theo quy định của pháp luật.

Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đ xác minh, làm rõ nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh phải thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm làm việc. Nội dung làm việc phải được lp biên bản.

5. Áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại, bảo vệ người tố cáo

Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cu cơ quan có thm quyn ngăn chặn kịp thời hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; có biện pháp kịp thời bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật và đề nghị cơ quan có thm quyn xử lý đi với người có hành vi đe dọa, trthù, trù dập người tố cáo.

6. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh tiến hành xác minh đxác định tính chính xác, hợp pháp, đy đcủa các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Việc thu gitài liệu, vật chứng (nếu có) phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, phương pháp thu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật và phải được lập biên bản.

7. Khi xét thấy cn có sự đánh giá các nội dung có liên quan đến chuyên môn, kthuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo và xử lý hành vi vi phạm của người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo ra quyết định việc trưng cầu giám định hoặc giám định lại.

8. Trong trường hợp tố cáo đã được thụ lý, người tố cáo rút tố cáo thì người giải quyết tố cáo tiến hành giải quyết tố cáo hoặc đình chgiải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo.

9. Trong quá trình xác minh nội dung tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì người giải quyết tố cáo chuyển tố cáo và thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến Cơ quan điều tra có thm quyền để giải quyết; đồng thời, thông báo cho Viện kim sát có thẩm quyền đthực hiện việc kim sát theo quy định.

Điều 21. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo

1. Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh hoặc Ttrưởng Txác minh phải có văn bn báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất giải quyết tố cáo trình người có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo kết quả xác minh phải có các nội dung chính sau:

a) Họ tên, địa chngười tố cáo, người bị tố cáo, nội dung tố cáo;

b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;

c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo, việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);

d) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của người bị tố cáo, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan (nếu có);

d) Xác định đối tượng bị thiệt hại, mc độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra;

e) Những vấn đcòn có ý kiến khác nhau trong T xác minh (nếu có);

g) Đề xuất kết luận nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý người có hành vi vi phạm (nếu có).

2. Đối với những vụ, việc phức tạp mà người được phân công xác minh nội dung tố cáo thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ tham gia thì các thành viên được phân công phải báo cáo lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ của mình có quan điểm chính thức bng văn bản gửi cho đơn vị chủ trì đ tng hp báo cáo chung.

Điều 22. Ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật

1. Căn cứ quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác minh đã được phê duyệt, người được phân công xác minh dự thảo kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) trình người có thẩm quyền ký ban hành. Kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) phải có các nội dung sau:

a) Họ tên, địa chngười bị tố cáo, nội dung tố cáo;

b) Kết quả xác minh, căn cứ pháp lut để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;

d) Xác định trách nhiệm của người tố cáo nếu tố cáo sai; trách nhiệm của người bị tố cáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (nếu có);

2. Căn cứ kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), người giải quyết tố cáo quyết định xử lý theo thm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Qua giải quyết tố cáo, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp, người giải quyết tố cáo kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng ngừa vi phạm.

Điều 23. Công khai kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật

1. Trong thời hạn 10 ngày, ktừ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có), người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật tại nơi làm việc của người bị tố cáo. Việc công khai được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

a) Công bố kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm tại cuộc họp cơ quan, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, làm việc;

b) Gửi kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý vi phạm cho cơ quan, đơn vị qun lý người bị tố cáo, người bị xử lý biết;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thlựa chọn một trong các hình thức thông báo trên đthực hiện việc công khai.

d) Gửi kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý vi phạm (nếu có) hoặc văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu. Văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung t cáo, nội dung quyết định xử lý vi phạm (nếu có).

2. Việc công khai kết lun nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) phải đảm bảo nguyên tắc không tiết lộ thông tin về người tố cáo và nhng nội dung thuộc bí mt nhà nước.

Điều 24. Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết tố cáo

Đơn vị chủ trì việc giải quyết tố cáo có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải có đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; thông báo việc thụ lý tố cáo; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bn kiểm tra, xác minh họ tên, địa chngười tố cáo; biên bn làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo (nếu có); tài liệu, chng cđã thu thập được; kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý vi phạm (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết tố cáo được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật và của Ngành.

Chương IV

QUY TRÌNH KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Điều 25. Kiểm tra điều kiện thụ lý kiểm sát

Khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, thông tin phản ánh về dấu hiệu vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo, Viện kim sát có thẩm quyền kiểm sát phải kiểm tra, xác định dấu hiệu vi phạm của cơ quan có thẩm quyền để quyết định thụ lý kiểm sát.

Điều 26. Quyết định áp dụng biện pháp kiểm sát

Sau khi thụ lý kiểm sát, căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có thm quyền quyết định áp dụng biện pháp kiểm sát phù hợp.

Trường hợp có đcăn cứ kết luận vi phạm mà không cần áp dụng các biện pháp kiểm sát thì tùy tính chất, mức độ vi phạm, Viện kiểm sát ban hành văn bản kiến nghị hoặc kháng nghị.

Điều 27. Áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp sau:

a) Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo kèm theo tài liệu chứng minh việc cơ quan, người có thm quyền không giải quyết khiếu nại, tố cáo khi đã hết thời hạn;

b) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;

c) Có căn cứ khác xác định cơ quan, người có thm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ban hành văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật;

2. Biện pháp yêu cầu ra văn bản giải quyết có thể áp dụng đối với một việc khiếu nại, t cáo, cũng có thể áp dụng đối với nhiều việc khiếu nại, tố cáo và được áp dụng trong tất c các lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Điều 28. Áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát

1. Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết qucho Viện kiểm sát trong các trường hợp sau:

a) Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo và có căn cứ xác định cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng chưa đủ căn cứ kết luận vi phạm;

b) Theo yêu cầu của cơ quan có thm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;

2. Biện pháp yêu cu tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể áp dụng đối với một vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo trong một thời điểm và được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Điều 29. Áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các trưng hợp sau:

a) Khi nhn được đơn khiếu nại, tố cáo và qua nghiên cứu nội dung đơn phát hiện dấu hiệu vi phạm của cơ quan, người có thm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;

c) Khi nhận được văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và có căn cứ xác định dấu hiệu vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Biện pháp yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể áp dụng đối với một việc khiếu nại, tố cáo, cũng có tháp dụng đối với nhiều việc khiếu nại, tố cáo và được áp dụng trong tt cả các lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Điều 30. Áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát

1. Viện kiểm sát áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp sau:

a) Khi nhn được đơn khiếu nại, tố cáo và qua nghiên cứu nội dung đơn phát hiện du hiệu vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Theo yêu cầu của cơ quan có thm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo;

c) Có căn cứ khác xác định cơ quan có thm quyền có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

2. Biện pháp trực tiếp kiểm sát được áp dụng trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đối với từng vụ việc khiếu nại, tcáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một thời điểm nhất định.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành trực tiếp kim sát như sau:

a) Chuẩn bị kiểm sát

Xác định dấu hiệu vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và căn cứ pháp luật để tiến hành trực tiếp kiểm sát;

Ban hành quyết định trực tiếp kiểm sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo. Quyết định trực tiếp kim sát, chương trình làm việc và nội dung yêu cầu báo cáo gửi đến cơ quan được kiểm sát ít nhất 05 ngày làm việc trước khi trực tiếp kiểm sát.

b) Tổ chức thực hiện việc trực tiếp kiểm sát

Công bquyết định trực tiếp kim sát và chương trình làm việc;

Yêu cầu cơ quan được kiểm sát báo cáo bằng văn bản kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và cung cp sổ sách, hồ sơ vụ việc và tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đnghiên cứu, nhận xét, đánh giá.

c) Tổ chức xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ

Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, nếu thấy cần xác minh tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, Viện kim sát có thm quyền kiểm sát quyết định việc xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo. Người được phân công xác minh phải lp kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền quyết định. Việc xác minh phải được lp biên bản.

Điều 31. Kết thúc kiểm sát

Kết thúc việc áp dụng một trong các biện pháp kim sát nêu tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Quy định này, căn cứ kết qukiểm sát, người được phân công kiểm sát dự thảo kết luận kim sát. Trường hợp áp dụng nhiều biện pháp kiểm sát đối với một vụ việc thì chban hành kết luận kim sát khi kết thúc biện pháp kiểm sát cui cùng. Tổ chức họp với cơ quan được kiểm sát đthông báo dự thảo kết luận kiểm sát.

Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, vướng mắc về pháp lut, quan điểm giải quyết, trước khi dự thảo kết luận kiểm sát, có thể tổ chức cuộc họp, trao đi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xin ý kiến chỉ đạo của Viện kim sát cp trên trực tiếp; yêu cầu trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp cần thiết khác.

Khi có có căn cứ kết lun vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan được kiểm sát, tùy tính chất mức độ vi phạm, người được phân công kiểm sát dự tho kiến nghị hoặc kháng nghị trình Viện trưng quyết định.

Kết luận kiểm sát, kiến nghị hoặc kháng nghị (nếu có) phải gửi đến Thủ trưởng cơ quan được kiểm sát và Viện kiểm sát cp trên trực tiếp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Những nội dung đã được quy định tại Quy chế s 51 và được quy định cụ thể, chi tiết hơn tại Quy định này thì được thực hiện theo Quy định này.

Những nội dung đã được quy định tại Quy chế số 51 mà không có trong Quy định này thì thực hiện theo Quy chế s 51.

Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quy định này.

2. Vụ Kim sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Viện trưởng Viện kim sát nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này trong toàn ngành Kiểm sát.

Điều 34. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc hoặc những vấn đề mới cn sa đổi, bổ sung thì các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp báo cáo Viện kim sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Kim sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp) để hướng dẫn, tng hợp đề xut sửa đổi, bổ sung kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Viện trưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 546/QĐ-VKSTC ngày 03/12/2018 quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.571

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.118.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!