Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/2008/UBTVQH12 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 27/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2008/UBTVQH12

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2008

PHÁP LỆNH

THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị Quyết số 11/2007/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.

Điều 3. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.

Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.

2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4. Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng

1. Người có yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại.

2. Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển

1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh này, theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:

a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;

b) Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.

Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì tài sản bảo đảm được tạm gửi giữ tại Tòa án; Tòa án chỉ nhận khoản tiền hoặc giấy tờ có giá và tiến hành niêm phong, bảo quản. Vào ngày làm việc tiếp theo, người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng dưới sự giám sát của Tòa án.

2. Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.

3. Khi quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Thẩm phán phải xem xét biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng và giá trị bảo đảm tài chính có thể đủ hoặc chưa đủ để bồi thường thiệt hại;

b) Trả lại một phần giá trị bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng và giá trị bảo đảm tài chính vượt quá trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại;

c) Trả lại toàn bộ giá trị bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng.

Điều 6. Lệ phí bắt giữ tàu biển

1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật

2. Lệ phí bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài được nộp cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.

Điều 7. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt giữ tàu biển.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt giữ tàu biển; thực hiện các quyền kiến nghị theo quy định cùa pháp luật nhằm bảo đảm việc bắt giữ tàu biển kịp thời, đúng pháp luật.

Điều 8. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ

1. Kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp.

2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 9. Thi hành quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ

1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong thời hạn mười hai giờ kể từ thời điểm được phân công, cán bộ Tòa án phải đến cảng giao hai bản quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Giám đốc Cảng thủy nội địa (sau đây gọi là Giám đốc Cảng vụ) nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật và giao cho thuyền trưởng một bản để thi hành.

Trường hợp trong thời hạn nói trên, cán bộ Tòa án không thể đến được cảng thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa – thông tin, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ và chịu sự điều hành trong việc phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ.

4. Trong thời gian tàu biển bị bắt giữ, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm duy trì hoạt động của tàu biển.

5. Chính phủ quy định việc thực hiện quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều này, việc xử lý đối với tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu, bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ.

Điều 10. Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ

1. Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ; trong trường hợp bắt giữ tàu biển để thi hành án thì thông báo ngay cho cơ quan thi hành án dân sự biết để cơ quan này thực hiện việc thi hành án dân sự.

2. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và những người có lợi ích liên quan biết về việc tàu biển bị bắt giữ hoặc được thả.

Chương 2.

THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BIỂN, THẢ TÀU BIỂN ĐANG BỊ BẮT GIỮ VÀ BẮT GIỮ LẠI TÀU BIỂN ĐỂ BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNG HẢI

Điều 11. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển là khiếu nại về:

1. Tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải cho thuyền thưởng, sỹ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển;

2. Tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển;

3. Phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu, phí cầu cảng, các loại phí, lệ phí cảng biển khác;

4. Tiền công cứu hộ tàu biển;

5. Tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển;

6. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường, bờ biển hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí cho các biện pháp hợp lý thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;

7. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;

8. Thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác;

9. Thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác;

10. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển;

11. Tổn thất chung;

12. Lai dắt tàu biển;

13. Sử dụng hoa tiêu hàng hải;

14. Hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả công - te - nơ) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển;

15. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển;

16. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu;

17. Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả;

18. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả;

19. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;

20. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển;

21. Thế chấp tàu biển;

22. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển.

Điều 12. Quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

Người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Điều 13. Điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này thì Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;

b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;

c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;

đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.

2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là:

a) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải;

b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khiếu nại hàng hải liên quan đến quyền sở hữu tàu biển.

Điều 14. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.

2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển thì thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

Điều 15. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải phải làm đơn yêu cầu.

2. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;

d) Tên, quốc tịch, số chứng minh tàu biển theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (số IMO), trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu, trong trường hợp yêu cầu người thuê tàu, người khai thác tàu trả tiền;

h) Khiếu nại hàng hải cụ thể làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển và giá trị tối đa của khiếu nại hàng hải đó;

i) Dự kiến tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do yêu cầu bắt giữ tàu biển.

3. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển không biết chính xác đầy đủ các nội dung quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.

Điều 16. Gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.

Điều 17. Nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.

Điều 18. Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển và lệ phí bắt giữ tàu biển;

b) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

2. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu.

Điều 19. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, người yêu cầu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án đối với quyết định đó.

2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;

b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và nhận lại đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Điều 20. Quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này.

2. Quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;

d) Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu biển;

đ) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu;

i) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;

k) Các quyết định của Tòa án

3. Quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

4. Tòa án phải giao hai bản quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu bắt giữ tàu biển; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.

Điều 21. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu trần, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.

Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.

2. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định bắt giữ tàu biển, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;

b) Hủy quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;

3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Điều 22. Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;

b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;

c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;

d) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;

đ) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.

2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.

Điều 23. Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tạii các điểm a, b và c khoản 1 Điều 22 của Pháp lệnh này, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng, người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ. Yêu cầu thả tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;

e) Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;

g) Cam đoan của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Điều 24. Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

Người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải gửi văn bản và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu biển đó.

Điều 25. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển.

2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công giải quyết việc thả tàu biển phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển.

3. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ, bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

h) Lý do để thả tàu biển đang bị bắt giữ;

i) Các quyết định của Tòa án.

4. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có hiệu lực thi hành ngay.

5. Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ được thả có yếu tố nước ngoài.

Điều 26. Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

1. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;

b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;

c) Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;

d) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặt dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.

2. Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 22 của Pháp lệnh này.

3. Thủ tục bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Chương này.

Chương 3.

THỦ TỤC ÁP DỤNG, HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Điều 27. Biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển là biện pháp được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 13 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 28. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này.

Điều 29. Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này, Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;

2. Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang được giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

3. Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

4. Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

5. Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.

Điều 30. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển phải làm đơn yêu cầu.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu trong trường hợp đòi người thuê tàu, người khai thác tàu trả tiền;

h) Tranh chấp cụ thể đang giải quyết trong vụ án và giá trị tối đa của tranh chấp đó;

i) Lý do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

k) Dự kiến tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển không đúng;

l) Cam đoan của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

m) Số, ngày, tháng, năm và nội dung quyết định của Tòa án bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải (nếu có).

3. Trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không biết chính xác đầy đủ các nội dung quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.

Điều 31. Gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đang giải quyết vụ án.

Điều 32. Nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án đang giải quyết vụ án phải ghi vào sổ nhận đơn.

2. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này thì đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo được xử lý như sau:

a) Giao ngay cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nếu Tòa án nhận được đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo trước khi mở phiên tòa;

b) Giao ngay cho Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án nếu Tòa án nhận được đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời gian xét xử vụ án.

Điều 33. Xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Thụ lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển nếu thấy có đủ điều kiện để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, đồng thời yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và lệ phí bắt giữ tàu biển trong thời hạn do Tòa án ấn định mà không áp dụng thời hạn quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh này. Khi người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

b) Trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển nếu xét thấy không có đủ điều kiện để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

2. Sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng từ kèm theo, Hội đồng xét xử phải xem xét ngay và có một trong các quyết định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu; Hội đồng xét xử phải thông báo công khai quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển tại phiên tòa và phải ghi việc thông báo vào biên bản phiên tòa.

Điều 34. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, người yêu cầu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án đối với quyết định đó.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và nhận lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển.

3. Sau khi nhận được thông báo công khai quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển tại phiên tòa, người yêu cầu có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Hội đồng xét xử đối với quyết định đó và phải ghi vào biên bản phiên tòa. Hội đồng xét xử phải giải quyết ngay khiếu nại, kiến nghị và ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án, quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Điều 35. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

d) Lý do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

đ) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu;

i) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;

k) Các quyết định của Tòa án.

2. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

3. Tòa án phải giao hai bản quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.

Điều 36. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Thời hạn khiếu nại là ba ngày làm việc kể từ ngày thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.

Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Thời hạn kiến nghị là ba ngày làm việc kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

b) Hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

3. Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án hoặc của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Điều 37. Căn cứ hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển bị hủy khi điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn hoặc theo đề nghị của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

Điều 38. Yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Những người sau đây có quyền yêu cầu bằng văn bản hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển:

a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

b) Chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng và những người khác có liên quan khi điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển không còn.

2. Văn bản yêu cầu hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;

e) Lý do yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

Điều 39. Gửi văn bản yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Người yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển phải gửi văn bản và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển đó.

Điều 40. Giải quyết văn bản yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ án nhận được văn bản yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển thì văn bản yêu cầu được xử lý như sau:

1. Giao ngay cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nếu Tòa án nhận được văn bản yêu cầu trước khi mở phiên tòa;

2. Giao ngay cho Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án Tòa án nhận được văn bản yêu cầu trong thời gian xét xử vụ án.

Điều 41. Quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển

1. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán được phân công hoặc Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án phải xem xét và ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển nếu xét thấy có đủ căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có đủ căn cứ thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết về lý do của việc không chấp nhận văn bản yêu cầu.

2. Quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;

h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

i) Lý do hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

k) Các quyết định của Tòa án.

3. Quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có hiệu lực thi hành ngay.

4. Tòa án phải giao hai bản quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ được thả có yếu tố nước ngoài.

Điều 42. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển trong trường hợp Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp

Trong quá trình Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Thủ tục quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển được thực hiện theo quy định tại Chương này.

Chương 4.

THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BIỂN, THẢ TÀU BIỂN ĐANG BỊ BẮT GIỮ ĐỂ THI HÀNH ÁN

Điều 43. Quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án

Thông qua cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.

Điều 44. Điều kiện bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án theo quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này, Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ tàu là người phải thi hành án về tài sản và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;

b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;

c) Nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển đó;

d) Nghĩa vụ thi hành án là việc phải trả lại tàu biển đó cho người được thi hành án.

2. Tòa án chỉ quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.

Điều 45. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án phải làm đơn yêu cầu kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản sao quyết định của Trọng tài.

2. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ, bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu trong trường hợp đòi người thuê tàu, người khai thác tàu trả tiền;

h) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định Trọng tài;

i) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển;

k) Dự kiến tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.

3. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án không biết chính xác đầy đủ các nội dung quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.

Điều 46. Gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án để chuyển cho Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.

Điều 47. Nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, cơ quan thi hành án dân sự phải vào sổ nhận đơn và có văn bản chuyển đơn, các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này. Trong văn bản chuyển đơn cần nêu rõ lý do của việc không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án.

2. Ngay sau khi nhận được văn bản chuyển đơn của cơ quan thi hành án dân sự kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ, Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.

Điều 48. Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 47 của Pháp lệnh này, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển và lệ phí bắt giữ tàu biển, trừ trường hợp không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính;

b) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

2. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu.

Điều 49. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án, người yêu cầu có quyền khiếu nại, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đối với quyết định đó. Khiếu nại, kiến nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án;

b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án và nhận lại đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý việc bắt giữ tàu biển.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng.

Điều 50. Quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi người yêu cầu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5, trừ trường hợp không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này.

2. Quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án;

d) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án;

đ) Tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án;

e) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ, bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

i) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu;

k) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;

l) Các quyết định của Tòa án.

3. Quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

4. Tòa án phải giao hai bản quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.

Điều 51. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án

1. Chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.

Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.

2. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án;

b) Hủy quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Điều 52. Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án

1. Tàu biển đang bị bắt để thi hành án sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án;

b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay, thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín;

c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển.

2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.

Điều 53. Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh này, chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu, thuyền trưởng và những người khác có liên quan phải có văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án.

2. Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;

e) Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Điều 54. Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án

Người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án phải gửi văn bản và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu biển đó.

Điều 55. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án

1. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển đang bị bắt giữ.

2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

3. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ được thả; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ được thả;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

h) Lý do thả tàu biển đang bị bắt giữ;

i) Các quyết định của Tòa án.

4. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án có hiệu lực thi hành ngay.

5. Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án cho Giám đốc Cảng Vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ được thả có yếu tố nước ngoài.

Chương 5.

THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BIỂN, THẢ TÀU BIỂN ĐANG BỊ BẮT GIỮ ĐỂ THỰC HIỆN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

MỤC 1. ỦY THÁC TƯ PHÁP CHO TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Điều 56. Thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển

1. Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài mà có yêu cầu giữ tàu biển thì Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển.

2. Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Điều 57. Văn bản ủy thác tư pháp

Văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:

1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản ủy thác tư pháp;

2. Tên, địa chỉ của Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp;

3. Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp;

4. Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

5. Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

6. Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;

7. Lý do của việc ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;

8. Thời hạn bắt giữ tàu biển;

9. Người chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc thiệt hại gây ra do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.

Điều 58. Thủ tục ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển

1. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Hồ sơ ủy thác tư pháp phải có các văn bản sau đây:

a) Văn bản của Tòa án có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp về bắt giữ tàu biển;

b) Văn bản ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển;

c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền của nước được ủy thác.

2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho Tòa án đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển.

MỤC 2. THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Điều 59. Nguyên tắc tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

1. Tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

2. Trong trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển thì tương trợ tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có thể được Tòa án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi, có lại, nhưng không được trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Điều 60. Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

1. Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

2. Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

a) Việc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam;

b) Việc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.

Điều 61. Thủ tục ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

1. Việc Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp cho Tòa án Việt Nam về việc bắt giữ tàu biển phải được lập thành văn bản và gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.

Điều 62. Văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

Văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:

1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản ủy thác tư pháp;

2. Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp;

3. Tên, địa chỉ của Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp;

4. Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;

5. Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

6. Tên và địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;

7. Lý do của việc ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;

8. Thời hạn bắt giữ tàu biển;

9. Người chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc thiệt hại gây ra do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.

Điều 63. Nhận văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

1. Ngay sau khi nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Bộ Tư pháp Việt Nam phải vào sổ và có văn bản chuyển văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.

2. Ngay sau khi nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển.

Điều 64. Xem xét văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển

1. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Thụ lý văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển nếu xét thấy bảo đảm nguyên tắc tương trợ tư pháp và nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;

b) Trả lại văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển nếu xét thấy vi phạm nguyên tắc tương trợ tư pháp hoặc nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

2. Trường hợp quyết định trả lại văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển, Tòa án phải gửi ngay quyết định đó cùng văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Bộ Tư pháp Việt Nam để thông báo cho Tòa án nước ngoài biết.

Điều 65. Quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài

1. Thẩm phán ra quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài ngay sau khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã xuất trình biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án Việt Nam ra quyết định;

c) Tên Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp;

d) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài;

đ) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển;

e) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu đang hoạt động hàng hải;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

i) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;

k) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;

l) Các quyết định của Tòa án.

3. Quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

4. Tòa án phải giao hai bản quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 66. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài

1. Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.

Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.

2. Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.

b) Hủy quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Điều 67. Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp

Tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Quyết định bắt giữ tàu biển bị hủy

2. Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết;

3. Theo yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác bắt giữ tàu biển;

Điều 68. Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp

Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 67 của Pháp lệnh này, Tòa án nước ngoài phải có văn bản yêu cầu thả tàu biển. Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp có các nội dung chính sau đây:

1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản yêu cầu;

2. Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;

3. Tên Tòa án Việt Nam nhận văn bản yêu cầu;

4. Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

5. Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;

6. Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Điều 69. Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp

Tòa án nước ngoài gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Bộ Tư pháp Việt Nam để Bộ Tư pháp chuyển cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu biển đó.

Điều 70. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp

1. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp.

2. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán được phân công giải quyết phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp.

3. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án Việt Nam ra quyết định;

c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ;

d) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển được thả; bến cảng nơi tàu biển đang bị bắt giữ được thả;

đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;

e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;

g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;

h) Lý do thả tàu biển đang bị bắt giữ;

i) Các quyết định của Tòa án.

4. Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài có hiệu lực thi hành ngay.

5. Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 71. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2009.

Điều 72. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

THE PRESIDENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 05/2008/UBTVQH12

Hanoi, August 27, 2008

 

ORDINANCE

ON PROCEDURES FOR THE ARREST OF SEAGOING SHIPS
(No. 05/2008/UBTVQH12)

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to Resolution No. 11/2007/QH12. on the 2008 law- and ordinance making program;
The National Assembly Standing Committee promulgates the Ordinance on Procedures for the Arrest of Seagoing Ships.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Ordinance specifies the jurisdiction, order and procedures for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims, as a provisional urgent measure, to enforce civil judgments or to provide judicial assistance, and the jurisdiction, order and procedures for the release of seagoing ships from arrest.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Jurisdiction to decide to arrest seagoing ships

1. People's courts of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level people's courts) where exist seaports or inland waterway ports (below collectively referred to as ports) at which seagoing ships subject to arrest applications are operating have the jurisdiction to arrest these seagoing ships to secure the settlement of maritime claims, enforcement of civil judgments or exercise of jurisdiction given by foreign courts.

In case a port consists of many berths situated in different provinces or centrally run cities, the provincial-level people's court of the locality where exists the port at which a seagoing ship subject to an arrest application is operating has the jurisdiction to decide to arrest the ship.

2. People's courts currently handling civil cases and provincial-level people's courts in localities where arbitration councils accept to settle disputes have the jurisdiction to decide to arrest seagoing ships as a provisional urgent measure.

3. The president of the Supreme People's Court shall consider and decide to vest a court with the jurisdiction to decide to arrest seagoing ships in case concerned provincial-level people's courts cannot reach agreement on such jurisdiction.

Article 4.- Liability for wrongful applications for arrest of seagoing ships

1. Applicants for the arrest of seagoing ships shall be held responsible before law for their applications. In case a wrongful application for the arrest of a seagoing ship causes loss or damage, the applicant shall pay damages.

2. All losses or consequences of an application for the wrongful arrest of a seagoing ship shall be remedied under agreement between the involved parties. In case no agreement can be reached and a dispute arises, the involved parties may bring the case to a court or an arbitration center for handling under law.

3. Courts that issue decisions to arrest seagoing ships for reasons other than those for which the arrest of these seagoing ships is applied for or decisions to arrest seagoing ships other than those the arrest of which is applied for, causing losses or damage, shall pay damages under law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An applicant for the arrest of a seagoing ship shall provide a financial security, except the cases specified at Points c and d, Clause 1. Article 44 of this Ordinance, by either or both of the following modes:

a/ Furnishing the court of jurisdiction with a property guarantee document of a bank or another credit institution or another individual, agency or organization;

b/ Depositing a sum of money, precious metal, gem or negotiable instrument under a decision of the court of jurisdiction on compulsory provision of financial security into a segregated account at a bank in the locality where the court of jurisdiction is located within forty eight hours after the receipt of that decision.

In case financial security for an application for the arrest of a seagoing ship is provided on a weekend or holiday, the security asset shall be temporarily kept at the court. The court shall only receive a sum of money or a negotiable instrument and seal it up for preservation. On the following working day, the applicant for the arrest of a seagoing ship shall promptly deposit that asset into a bank under the court's supervision.

2. The value of financial security is fixed by the court to be equal to the loss or damage possibly caused by the wrongful application for the arrest of a seagoing ship.

3. Upon deciding to release a seagoing ship from arrest, a judge shall take into account the financial security for the application of the arrest of a seagoing ship specified in Clause 1 of this Article, unless otherwise agreed by the involved parties. Depending on each case, the judge may make one of the following decisions:

a/ To keep the financial security for the application of the arrest of a seagoing ship unchanged in case he/she considers the application wrongful and the value of the financial security is possibly adequate or is inadequate for payment of damages;

b/To refund part of the value of the financial security for the application for the arrest of a seagoing ship in case he/she considers the application wrongful and the value of the financial

security exceeds the liability to pay damages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Fee for the arrest of seagoing ships

1. Applicants for the arrest of seagoing ships shall pay a fee prescribed by law.

2. The fee for the arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim, as a provisional urgent measure, to enforce a civil judgment or exercise the jurisdiction given by a foreign court shall be paid to the court competent to decide to arrest seagoing ships defined in Article 3 of this Ordinance within forty eight hours after the court demands the fee be paid.

Article 7.- Supervision of the observance of law in the arrest of seagoing ships

People's procuracies shall supervise the observance of law in the arrest of seagoing ships; the exercise the rights to protest under law in order to assure the timely and lawful arrest of seagoing ships.

Article 8.- Documents and evidence enclosed with applications for the arrest of seagoing ships or written requests for the release of seagoing ships from arrest

1. Enclosed with applications for the arrest of seagoing ships or written requests for the release of seagoing ships from arrest must be documents and evidence proving that these applications or requests are grounded and lawful.

2.. In case documents and evidence enclosed with an application for the arrest of a seagoing ship or requests for the release of a seagoing ship from arrest are in a foreign language, their lawfully notarized Vietnamese translations are required under Vietnamese law. Documents and papers which are compiled, issued or certified by competent foreign authorities under foreign laws must be legalized by consular offices, unless that consular legalization is exempt under the provisions of a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Article 9.- Execution of decisions to arrest seagoing, ships or decisions to release seagoing ships from arrest

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within twelve hours after being assigned, the court officer shall arrive at the port to hand two copies of the decision to the director of the seaport authority or the inland waterway port (below referred to as the port authority director) where the seagoing ship in question is operating. The port authority director shall execute the decision to arrest a seagoing ship or the decision to release a seagoing ship from arrest under law and hand one copy thereof to the shipmaster for compliance.

If the court officer cannot arrive at the port within the above time limit, the decision may be sent by fax or e-mail under law.

3. State management agencies in charge of maritime, security, quarantine, customs, tax. culture and information, fire and explosion prevention and fighting, environmental protection and other state management agencies shall coordinate with one another in executing decisions to arrest seagoing ships at the request of the port authority director and submit to the administration by the port authority director in the coordinated execution of these decisions.

The Vietnam Coast Guard shall coordinate with above agencies in executing decisions to arrest seagoing ships at the request of port authority directors.

4. Owners, charterers or operators of seagoing ships under arrest shall maintain the operation of these seagoing ships.

5. The Government shall specify the execution of court decisions mentioned in Clause 2 of this Article and the handling of seagoing ships which are abandoned by their owners, or the public auction of seagoing ships under arrest.

Article 10.- Notification of the execution of decisions to arrest seagoing ships or decisions to release seagoing ships under arrest

1. Port authority directors shall notify in writing courts, the Vietnam Maritime Administration and concerned state management agencies at their ports of the execution of decisions to arrest seagoing ships or decisions to release seagoing ships under arrest. In case of arresting seagoing ships for the enforcement of civil judgments, they shall promptly notify such to civil judgment enforcement bodies so that the latter can enforce civil judgments.

2. Shipmasters shall notify ship owners, charterers and operators and parties with related interests of the arrest of their seagoing ships or the release of their seagoing ships from arrest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROCEDURES FOR THE ARREST OF SEAGOING SHIPS. RELEASE OF SEAGOING SHIPS FROM ARREST OR SUBSEQUENT ARREST OF SEAGOING SHIPS TO SECURE THE SETTLEMENT OF MARITIME CLAIMS

Article 11.- Maritime claims giving rise to the right to apply for the arrest of seagoing ships

Maritime claims giving rise to the right to apply for the arrest of seagoing ships are those for:

1. Wages, repatriation allowances, social insurance premiums and other sums of money payable to shipmasters, officers and other crewmembers within the complement of seagoing ships;

2. Damages for the.loss of life, personal injuries and other human health damage directly caused by the operation of seagoing ships;

3. Freight, maritime security charge, pilotage, wharfage, and other seaport dues and charges:

4. Seagoing ship salvage remunerations;

5. Property losses and damage outside contract directly caused by the operation of seagoing ships:

6. Damage caused or threatened to be caused by seagoing ships to the environment, coastline or other related interests: measures applied to

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Charges for the raising, movement, recovery, demolition or rendering harmless of shipwrecks, stranded or deserted seagoing ships, including any appurtenance that is or has been onboard seagoing ships, and charges or costs related to the preservation of deserted seagoing ships and expenses due to their crews;

8. Agreements relating to the use or charter of seagoing ships, whether in charter parties or otherwise expressed:

9. Agreements relating to the transportation of cargoes or passengers onboard seagoing ships, whether in charter parties or otherwise expressed;

10.Loss of or damage to cargoes, including luggage carried onboard seagoing ships;

11.General average;

12. Towage;

13. Pilotage;

14. Goods, materials, food, fuels and equipment (including containers) supplied or services provided to seagoing ships for their operation, management, preservation and maintenance;

15. Building, transformation, reconstruction, repair or equipping of seagoing ships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. Insurance premiums paid by ship owners or other parties on behalf of ship owners or bareboat charterers;

18. Commissions or charges for brokerage or agency for seagoing ships payable by ship owners, bareboat charterers or authorized parties:

19. Disputes as to the title to or ownership of seagoing ships;

20. Disputes between co-owners of seagoing ships over the use of these ships or earnings of these ships;

21. Mortgage or hypothecation of seagoing ships.

22. Disputes arising from contracts of seagoing ship purchase and sale.

Article 12.- The right to apply for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

Parties making maritime claims (claimants) specified in Article 11 of this Ordinance may request competent courts specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance to decide to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims.

Article 13.- Conditions for arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The ship owner is the parry responsible for the maritime claim at the time the maritime claim arose and still owns the ship at the time of its arrest.

b/ The bareboat charterer is the party responsible for the maritime claim at the time the maritime claim arose and still owns the bareboat charterer or the owner of the ship at the time of its arrest;

c/ This maritime claim is based on the mortgage of the seagoing ship concerned;

d/ This maritime claim is related to the right to ownership or possession of the seagoing ship:

e/This maritime claim is secured by a maritime lien related to the seagoing ship.

2. The arrest may also be effected of another or many other seagoing ships owned by the party held responsible for the maritime claim and, at the time the maritime claim arose, is also:

a/ The owner of the seagoing ship in respect of which the maritime claim arose;

b/ The bareboat charterer, time charterer or voyage charterer of the seagoing ship in respect of which the maritime claim arose.

3. The provisions of Clause 2 of this Article do not apply to maritime claims related to the rightto ownership of seagoing ships.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The period of arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim must not exceed thirty days from the date of arrest.

2. During the period of arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim, if the applicant institutes a lawsuit at court or brings the dispute to an arbitration center for settlement and maintains the application for the arrest, the period of arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim will expire when the court decides to or not to apply the arrest of the seagoing ship as a provisional urgent measure.

Article 15.- Applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

1. Applicants for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims shall file applications.

2. An application for the arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim contains the following principal details:

a/ Date of making;

b/ Name of the application-receiving court;

c/ Name, address and nationality of the applicant;

d/ Name, nationality and identity number of the seagoing ship under regulations of the International Maritime Organization (IMO), tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; the seaport where the seagoing ship is operating;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Name, address and nationality of the ship owner:

g/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator in case of a claim for payment by the ship charterer or operator;

h/ Specific maritime claim which gives rise to the right to apply for the arrest of the seagoing ship and the maximum value of that maritime claim:

i/ Anticipated loss or damage likely to be caused by the application for the arrest of the seagoing ship.

3. In case applicants for the arrest of seagoing ships do not accurately and adequately know the details specified at Point e, f and g, Clause 2 of this Article, they shall write down what they know related to those details.

Article 16.- Filing of applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims and enclosed documents and evidence

Applicants for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims shall file their applications and enclosed documents and evidence to courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance.

Article 17.- Receipt of applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

Upon receiving applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims and enclosed documents and evidence, courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1. Article 3 of this Ordinance shall record them in application receipt books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Examination of applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

1. Within forty eight hours after receiving an application for the arrest of a seagoing ship and enclosed documents and evidence, the judge shall examine the application and make one of the following decisions:

a/To accept the application if finding that the conditions for issuance of a decision to arrest the seagoing ship are fully met, and request the applicant to furnish a financial security for the application and pay an arrest fee;

b/ To return the application if finding that the conditions for issuance of a decision to arrest the seagoing ship are not fully met or the handling of the application falls beyond the court's jurisdiction.

2. In case courts decide to return applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims, courts shall immediately hand or send these applications and enclosed documents and evidence back to applicants.

Article 19.- Complaints about decisions to return applications for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims, and the settlement thereof

1. Within twenty four hours after receiving a decision to return his/her application for the arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim, the applicant may lodge a written complaint with the court president about that decision.

2. Within twenty four hours after receiving a written complaint about the decision to return the application for the arrest of a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim and enclosed documents and evidence, the court president shall make one of the following decisions:

a/To uphold the decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Court presidents' decisions to settle complaints are final.

Article 20.- Decisions to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims

1. Judges shall promptly issue decisions to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims when arrest applicants produce receipts or documents evidencing the furnished financial security for their applications for the arrest of seagoing ships specified in Clauses 1 and 2 of Article 5, and the paid fee for the arrest of seagoing ships specified in Article 6 of this Ordinance.

2. A decision to arrest a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim has the following principal details:

a/ Date of issuance;

b/ Name of the decision-issuing court;

c/ Name, address and nationality of the applicant for the arrest of the seagoing ship;

d/ Maritime claim giving rise to the right to apply for the arrest of the seagoing ship within the court's jurisdiction;

e/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Name, address and nationality of the ship owner;

h/ Name, address and nationality of the bareboat charterer or the ship operator;

i/ Assessment by the court and legal grounds for the acceptance of the application;

j/ Decisions of the court.

3. Decisions to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims take immediate effect even in case of complaints or protests.

4. The court shall hand two copies of the decision to arrest a seagoing ship to secure the settlement of a maritime claim to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; promptly send the decision to the Procuracy of the same level; issue or promptly send the decision to the applicant; and promptly send the decision to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in case the seagoing ship under arrest involves foreign elements.

Article 21.- Complaints or protests about decisions to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims, and the settlement thereof

1. Shipmasters, ship owners, bareboat charterers and ship operators may lodge written complaints with court presidents about decisions to arrest seagoing ships to secure the settlement of maritime claims. The time limit for lodging a complaint is forty eight hours after the shipmaster receives the court decision.

The procuracy of the same level may lodge written protests with the court president about decisions to arrest seagoing ships to Secure the settlement of maritime claims. The time limit for lodging a protest is forty eight hours after the procuracy of the same level receives the court decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/To uphold the decision;

b/ To cancel the decision.

3. Court president's decisions to settle complaints or protests are final.

Article 22.- Grounds for release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims

1. A seagoing ship arrested to secure the settlement of a maritime claim will be promptly released upon the existence of any of the following

grounds:

a/ After the ship owner, charterer or operator furnishes substitute security or fully pays debts:

b/The property obligation of the ship owner, charterer or operator has been guaranteed by another party or insured with a warrant by a prestigious insurance organization. The Finance Ministry shall publicize the list of prestigious insurance organizations;

c/ When the applicant for the arrest of the seagoing ship so requests;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The period of arrest of the seagoing ship under the court decision expires.

2. Substitute security shall be agreed upon by the involved parties. In case no agreement on the amount and form of substitute security can be reached by the involved parties, the court shall decide on the amount and form of substitute security which must not exceed the value of the seagoing ship under arrest or the property obligation being the ground for the arrest of the seagoing ship in case the property obligation is smaller than the value of the seagoing ship.

Article 23.- Requests for the release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims

1. Upon the existence of any of the grounds specified at Points a. b and c, Clause 1, Article 22 of this Ordinance, ship owners, charterers or operators, shipmasters, applicants for the arrest of seagoing ships and other involved parties may request the release of seagoing ships from arrest. Requests for the release of seagoing ships from arrest must be made in writing.

2. A written request for the release of a seagoing ship from arrest has the following principal details:

a/Date of making;

b/ Name of the request-receiving court;

c/ Name and address of the requester;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship under arrest: seaport where the seagoing ship under arrest is operating;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Reason(s) for the release of the seagoing ship from arrest;

g/ Guarantee by the requester for the release of the seagoing ship from arrest.

Article 24.- Sending of written requests for the release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims

Requesters for the release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims shall send their written requests and enclosed documents and evidence to courts which have issued decisions to arrest these seagoing ships.

Article 25.- Decisions to release seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims

1. Upon receiving written requests for the release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims, court presidents shall assign a judge to proceed with the release of seagoing ships.

2. Within twenty four hours after receiving written requests for the release of seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims and enclosed documents and evidence, if considering these requests are grounded, judges assigned to proceed with the release of seagoing ships shall consider and issue decisions to release seagoing ships. In case of non-acceptance by reason of groundless requests, judges shall notify such in writing to the release requesters, clearly stating the reason for non-acceptance of their release requests.

3. A decision to release a seagoing ship from arrest to secure the settlement of a maritime claim has the following principal details:

a/Date of issuance:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Legal grounds for the court to issue the decision;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship under arrest: port where the seagoing ship under arrest is operating;

e/ Name, address and nationality of the ship owner;

f/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator:

g/ Name, address and nationality of the shipmaster:

h/ Reason for the release of the ship from arrest:

i/ Decisions of the court.

4. Decisions to release seagoing ships from arrest to secure the settlement of maritime claims take immediate effect.

5. The court shall hand two copies of the decision to release a seagoing ship from arrest to secure the settlement of a maritime claim to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; promptly send the decision to the procuracy of the same level; issue or promptly send the decision to the requester; and promptly send the decision to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in case the seagoing ship under arrest involves foreign elements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A seagoing ship which has been arrested to secure the settlement of a maritime claim and released or for which a substitute security has been furnished for the maritime claim cannot be subsequently arrested on the basis of the same maritime claim, except in the following cases:

a/ The total value of the substitute security already furnished is still insufficient to fulfill the property obligation as it is smaller than the value of the released seagoing ship;

b/ The guarantor for fulfillment of the property obligation on behalf of the ship owner, charterer or operator fails to or is unable to fulfill part or the whole of the guaranteed property obligation:

c/ The release of the seagoing ship or the cancellation of the substitute security has been effected at the request of the applicant for the arrest of the seagoing ship for justifiable reasons;

d/The applicant for the arrest of the seagoing ship cannot prevent the release of the seagoing ship or the cancellation of the security though he/ she/it has applied necessary measures.

2. Seagoing ships are not regarded as being released from arrest if their release is effected without release decisions of competent courts or they escape from arrest, except the cases specified at Point d and e, Clause 1, Article 22 of this Ordinance.

3. Procedures for subsequent arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims shall be carried out like procedures for the arrest of seagoing ships to secure the settlement of maritime claims specified in this Chapter.

Chapter III

PROCEDURES FOR THE APPLICATION OR CANCELLATION OF THE PROVISIONAL URGENT MEASURE OF ARREST OF SEAGOING SHIPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provisional urgent measure of arrest of seagoing ships is a measure applied in the course of handling civil cases under Clause 13, Article 102 of the Civil Procedure Code.

Article 28.- The right to request the application of the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

In the course of handling civil cases, involved parties and their lawful representatives may request courts handling these cases to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships in order to temporarily satisfy urgent claims of involved parties, protect evidence and maintain the current status, thereby avoiding irrecoverable losses or assuring the enforcement of judgments in any of the cases specified in Article 29 of this Ordinance.

Article 29.- Conditions for application of the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

Upon receiving an application for the arrest of a seagoing ship under Article 28 of this Ordinance, a court shall decide to apply the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship in the following cases:

1. The seagoing ship is under arrest to secure the settlement of a maritime claim and the applicant for arrest of the seagoing ship has instituted a civil lawsuit at the court;

2. The ship owner has the property obligation in the case currently handled and still owns the ship at the time of application of the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship;

3. The bareboat charterer, time charterer, voyage charterer or ship operator has the property obligation in the civil case arising from a maritime claim specified in Article 11 of this Ordinance and is still the bareboat charterer, time charterer, voyage charterer, ship operator or the ship owner at the time of application of the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship;

4. A dispute currently settled in the case arises from the mortgage of the seagoing ship;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- Applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

1. Applicants for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships shall file applications.

2. An application for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship contains the following principal details:

a/ Date of making;

b/ Name of the application-receiving court;

c/ Name, address and nationality of the applicant;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

e/ Name, address and nationality of the shipmaster;

f Name, address and nationality of the ship owner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Specific dispute currently settled in the case and the maximum value of this dispute:

i/ Reason for the application of the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship:

j/ Anticipated loss or damage likely to be caused by the wrongful application for the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship;

k/ Guarantee of the applicant;

l/ Number and date of issuance and contents of the court decision to arrest the seagoing ship to ensure the settlement of a maritime claim (if any).

3. In case applicants for the provisional urgent measure do not know accurately and fully the contents specified at Points, e, f and g, Clause 2 of this Article, they shall write down what they know related to those matters in their applications.

Article 31.- Sending of applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships and enclosed documents and evidence

Applicants for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships shall send their applications and enclosed documents and evidence to courts currently handling the cases.

Article 32.- Receipt of applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case the court currently handling the case is competent to decide to arrest seagoing ships defined in Clause 2. Article 3 of this Ordinance, it shall handle an application and enclosed documents and evidence as follows:

a/ It shall immediately transfer the application and enclosed documents and evidence to a judge assigned to handle the case if it receives them before the opening of a trial session;

b/ It shall immediately transfer the application and enclosed documents and evidence to the trial panel if it receives them during the trial.

Article 33.- Examination of applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

1. Within three days after receiving an application for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship and enclosed documents and evidence, the judge shall examine the application and make one of the following decisions;

a/ To accept the application for handling if finding that the conditions for issuance of a decision On the application of the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship are fully met and, at the same time, request the applicant to furnish a financial security and pay an arrest fee within the time limit set by the court instead of the time limit specified in Articles 5 and 6 of this Ordinance. When the applicant produces receipts and documents proving he/she/it has furnished the financial security and paid the arrest fee, the judge shall immediately issue a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship;

b/ To return the application and enclosed documents and evidence if finding that the conditions for issuance of a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of the seagoing ship are not fully met.

2. After receiving applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships and enclosed documents and evidence, the trial panel shall immediately examine them and make one of the decisions specified in Clause 1 of this Article.

3. In case of decision to return applications for provisional urgent measure of arrest of seagoing ships, the court shall immediately issue or send their decisions together with applications and enclosed documents and evidence to applicants. The trial panel shall publicly announce decisions to return apply the application of the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships at trial sessions and record the announcement in trial session minutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Within three working days after receiving decisions to return applications for the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships, applicants may lodge complaints about these decisions with court presidents.

2. Within three working days after receiving a complaint about a decision to return an application for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship and enclosed documents and evidence, the court president shall make one of the following decisions:

a/To uphold the decision;

b/ To cancel the decision and receive once again the application for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship and enclosed documents and evidence before officially accepting the application.

3. After being notified of a decision to return the application for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship at the trial session, the applicant may lodge a complaint or the procuracy may make a protest about that decision with the trial panel and that complaint or protest shall be recorded in the trial session minutes. The trial panel shall immediately settle the complaint or protest and make one of the decisions specified in Clause 2 of this Article.

4. Court presidents' decisions to settle complaints and trial panels' decisions to settle complaints or protests are final.

Article 35.- Decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

1. A decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship must contain the following principal details:

a/ Date of issuance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Name, address and nationality of the applicant for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship:

d/ Reason for the application of the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship;

e/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

f/ Name, address and nationality of the shipmaster;

g/ Name, address and nationality of the ship owner;

h/ Name, address and nationality of the bareboat charterer or ship operator;

i/ Assessment by the court and legal grounds for acceptance of the application;

j/ Decisions of the court.

2. Decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships take immediate effect even in case of complaints or protests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.- Complaints and protests about decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships, and the settlement thereof

1. Shipmasters, ship owners, charterers or operators may lodge written complaints about decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships with court presidents. The time limit for lodging a complaint is three working days after the shipmaster receives a court decision

The procuracy of the same level may make written protests about decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships with the court president. The time limit for making a protest is three working days after the Procuracy of the same level receives a court decision.

2. Within three working days after receiving written a complaint or protest about a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship, the court president shall consider and settle the complaint or protest and make one of the following decisions:

a/ To uphold the decision;

b/To cancel the decision.

3. At a trial session, the settlement of complaints or protests falls under the jurisdiction of the trial panel. The trial panel shall consider and settle them, and make one of the decisions specified in Clause 2 of this Article.

4. Decisions of court presidents or trial panels to settle complaints or protests are final.

Article 37.- Grounds for cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- Requests for cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

1.The following persons may request in writing the cancellation of a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship:

a/Applicant for the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship;

b/ Ship owner, charterer or operator, shipmaster and other related parties, in case the conditions for application of the provisional urgent measure no longer exist.

2. A written request for the cancellation of a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship contains the following principal details:

a/ Date of making;

b/ Name of the request-receiving court;

c/ Name and address of the requester;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship under arrest; seaport where the seagoing ship under arrest is operating;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Reason for the cancellation of the decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship;

Article 39.- Sending of written requests for cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

Requesters for cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships shall send their written requests and enclosed documents and evidence to courts which have issued these decisions.

Article 40.- Handling of written requests for cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

In case a court currently handling the case receives a written request for the cancellation of a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship, it shall handle that written request as follows:

1. Immediately transferring it to the judge assigned to handle the case, for written requests received before the opening of the trial session;

2. Immediately transferring it to the trial panel currently trying the case, for written requests received during the trial.

Article 41.- Decisions on cancellation of decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships

1. Upon receiving a written request for the cancellation of a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship and enclosed documents and evidence, the judge assigned to handle or the trial panel currently trying the case shall consider and issue a decision to cancel the decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship if finding that grounds for that decision are sufficient. In case of non-acceptance of the written request, the judge or the trial panel shall notify in writing the requester of the reason for non-acceptance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Date of issuance;

b/ Name of the decision-issuing court;

c/ Legal grounds for the court to issue the decision;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

e/ Number and date of the decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship and the issuing court;

f/ Name, address and nationality of the ship owner;

g/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

h/ Name, address and nationality of the shipmaster;

i/ Reason for the cancellation of the decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Decisions to cancel decisions to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships take immediate effect.

3. The court shall hand two copies of the decision to cancel a decision to apply the provisional urgent measure of arrest of a seagoing ship to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; promptly send the decision to the procuracy of the same level; issue or promptly send the decision to the applicant: and promptly send the decision to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in case the seagoing ship to be released involves foreign elements.

Article 42.- Application of the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships in case arbitration centers settle disputes

In the course of having their dispute settled by an arbitration center, the involved parties and their lawful representatives may request a competent court defined in Clause 2, Article 3 of this Ordinance to decide to apply the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships. Procedures for deciding on the application of the provisional urgent measure of arrest of seagoing ships comply with the provisions of this Chapter.

Chapter IV

PROCEDURES FOR THE ARREST OF SEAGOING SHIPS, RELEASE OF SEAGOING SHIPS FROM ARREST FOR ENFORCEMENT OF JUDGMENTS

Article 43.- The right to apply for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments

Through competent civil judgment enforcement bodies, parties in favor of whom judgments are enforced under Vietnamese law on civil judgment enforcement may request competent courts specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance to decide to arrest seagoing ships for enforcement of judgments.

Article 44.- Conditions for arrest of seagoing ships for enforcement of judgments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/The ship owner is the party against whom a property judgment is enforced and still owns the ship at the time of its arrest.

b/ The bareboat charterer, time charterer, voyage charterer or ship operator is the party against whom a property judgment in a civil case arising from a maritime claim specified in Article 11 of this Ordinance and still the bareboat charterer, time charterer, voyage charterer, ship operator or the ship owner at the time of arrest;

c/ The obligation to comply with the property judgment is secured by the mortgage of the seagoing ship:

d/ The obligation to comply with the judgment means the obligatory return of the seagoing ship to the party in favor of whom the judgment is enforced.

2. Courts shall only decide to arrest seagoing ships for enforcement of judgments when civil judgment enforcement bodies cannot apply the measure of property attachment or other coercive measures for enforcement of judgments, except the cases specified at Points c and d, Clause 1 of this Article, or parties against whom judgments are enforced reside in foreign countries and have no other property in Vietnam.

Article 45.- Applications for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments

1. Applicants for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments shall make applications and file them together with copies of court judgments or decisions or arbitral awards.

2. An application for the arrest of a seagoing ship for enforcement of a judgment must contain the following principal details:

a/ Date of making;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Name, address and nationality of the applicant;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

e/ Name, address and nationality of the shipmaster;

f/ Name, address and nationality of the ship owner;

g/ Name, address and nationality of the bareboat charterer or ship operator in case of a claim for payment by the ship charterer or operator;

h/ Property obligation subject to enforcement of a court judgment or decision or an arbitration award;

i/ Reason for the arrest of the seagoing ship;

j/ Anticipated loss or damage likely to be caused by the wrongful application for the arrest of the seagoing ship.

3. In case applicants for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments do not accurately and adequately know the details specified at Point e, f and g, Clause 2 of this Article, they shall write down what they know related to those details.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Applicants for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments shall file their applications and enclosed documents and evidence with civil judgment enforcement bodies, competent to enforce judgments for transfer to competent courts specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance.

Article 47.- Receipt of applications for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments

1. Upon receiving applications for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments and enclosed documents and evidence, civil judgment enforcement bodies shall record them in application receipt books and notify in writing the transfer of these applications and enclosed documents and evidence to courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance. Written notices of application transfer must clearly state reasons for the failure to apply the measure of property attachment or other coercive measures for enforcement of judgments.

2. Upon receiving written notices of application transfer from civil judgment enforcement bodies together with applications for the arrest of seagoing ships and enclosed documents and evidence, courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance shall record them in application receipt books. Court presidents shall immediately assign a judge to handle applications.

Article 48.- Examination of applications for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments

1. Within forty eight hours after receiving documents specified in Clause 2, Article 47 of this Ordinance, the judge shall examine the application and make one of the following decisions:

a/ To accept the application for the arrest of a seagoing ship for enforcement of a judgment if finding that the conditions for issuance of a decision to arrest the seagoing ship are fully met, and request the applicant to furnish a financial security for the application and pay an arrest fee, except cases in which a financial security is not required;

b/ To return the application for the arrest of a seagoing ship for the enforcement of a judgment if finding that the conditions for issuance of a decision to arrest the seagoing ship are not fully met or the handling of the application falls beyond the court's jurisdiction.

2. In case courts decide to return applications for the arrest of seagoing ships for enforcement of judgments, courts shall send their decisions to competent civil judgment enforcement bodies; immediately issue or send these decisions together with applications and enclosed documents and evidence to applicants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Within twenty four hours after receiving a decision to the return his/her application for the arrest of a seagoing ship for the enforcement of a judgment, the applicant may lodge a written complaint or the competent civil judgment enforcement body may make a protest about that decision with the court president. Complaints and protests must be made in writing.

2. Within twenty four hours after receiving a written complaint or protest about the decision to return the application for the arrest of a seagoing ship for enforcement of a judgment and enclosed documents and evidence, the court president shall make one of the following decisions:

a/To uphold the decision;

b/ To cancel the decision and receive again the application and enclosed documents and evidence before officially accepting the application for the arrest of seagoing ship.

3. Court presidents' decisions to settle complaints or protests are final.

Article 50.- Decisions to arrest seagoing ships for enforcement of judgments

1. Judges shall promptly issue decisions to arrest seagoing ships for enforcement of judgments when applicants produce receipts or documents evidencing the furnished financial security for their applications for the arrest of seagoing ships specified in Clauses 1 and 2, Article 5, except in cases a financial security is not required, and the paid fee for the arrest specified in Article 6 of this Ordinance.

2. A decision to arrest a seagoing ship for enforcement of a judgment has the following principal details:

a/ Date of issuance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Name, address and nationality of the applicant for the arrest of the seagoing ship for enforcement of a judgment;

d/ Reason for the arrest of the seagoing ship for enforcement of a judgment;

e/ Name of the civil judgment enforcement body competent to enforce the judgment;

f/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

g/ Name, address and nationality of the shipmaster:

h/ Name, address and nationality of the ship owner;

i/ Name, address and nationality of the bareboat charterer or the ship operator;

j/ Assessment by the court and legal grounds for the acceptance of the application;

k/ Decisions of the court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The court shall hand two copies of the decision to arrest a seagoing ship for enforcement of a judgment to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; promptly send the decision to the procuracy of the same level; issue or promptly send the decision to the applicant and the competent civil judgment enforcement body; and promptly send the decision to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in case the seagoing ship under arrest involves foreign elements.

Article 51.- Complaints or protests about decisions to arrest seagoing ships for enforcement of judgments, and the settlement thereof

1. Ship owners, charterers, operators and shipmasters may lodge written complaints with court presidents about decisions to arrest seagoing ships for enforcement of judgments. The time limit for lodging a complaint is forty eight hours after the shipmaster receives the court decision.

The procuracy of the same level may lodge written protests with the court president about

decisions to arrest seagoing ships for enforcement of judgments. The time limit for lodging a protest is forty eight hours after the procuracy of the same level receives the court decision.

2. Within forty eight hours after receiving a written complaint or protest about a decision to arrest a seagoing ship for enforcement of a judgment, the court president shall consider and settle it and make one of the following decisions:

a/To uphold the decision;

b/To cancel the decision.

3. Court presidents' decisions to settle complaints or protests are final.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A seagoing ship arrested for the enforcement of a judgment will be promptly released upon the existence of any of the following grounds:

a/ After the ship owner, charterer or operator against whom a judgment is enforced furnishes substitute security or fulfill the obligation to comply with the judgment;

b/The property obligation of the ship owner, charterer or operator has been guaranteed by another party or insured with a warrant by a prestigious insurance organization.

c/ When the applicant for the arrest of the seagoing ship so requests;

2. Substitute security shall be agreed upon by the involved parties. In case no agreement on the amount of substitute security can be reached by the involved parties, the court shall decide on the amount and form of substitute security which must not exceed the value of the seagoing ship under arrest or the property obligation serving as the ground for the arrest of the seagoing ship in case the property obligation is smaller than the value of the seagoing ship.

Article 53.- Requests for release of seagoing ships arrested for enforcement of judgments

1. Upon the existence of any of the grounds specified in Clause 1. Article 52 of this Ordinance, ship owners, charterers or operators, shipmasters and other involved parties may request in writing the release of seagoing ships arrested enforcement of judgments.

2. A written request for the release of a seagoing ship must have the following principal details:

a/ Date of making;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Name and address of the requester;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship under arrest; seaport where the seagoing ship under arrest is operating;

e/ Number and date of the decision to arrest the seagoing ship, and the issuing court;

f/ Reason(s) for the requested release of the seagoing ship from arrest;

Article 54.- Sending of written requests for release of seagoing ships arrested for enforcement of judgments

Requesters for the release of seagoing ships arrested for enforcement of judgments shall send their written requests and enclosed documents and evidence to courts which have issued decisions on the arrest of these seagoing ships.

Article 55.- Decisions to release seagoing ships arrested for enforcement of judgments

1. Upon receiving written requests for the release of seagoing ships arrested for enforcement of judgments, court presidents shall assign a judge to proceed with the release of seagoing ships.

2. Within twenty four hours after receiving written requests for the release of seagoing ships arrested for enforcement of judgments and enclosed documents and evidence, if finding these requests are grounded, judges assigned to proceed with the release of seagoing ships shall consider and issue decisions to release seagoing ships. In case of non-acceptance by reason of groundless requests, judges shall notify such in writing to the release requesters, clearly stating the reason for non-acceptance of release requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/Date of issuance;

b/ Name of the decision-issuing court;

c/ Legal grounds for the court to issue the decision;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship to be released from arrest: port where the seagoing ship is to be released from arrest:

e/ Name, address and nationality of the ship owner;

f/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

g/ Name, address and nationality of the shipmaster;

IV Reason for the release of the ship from arrest;

i/ Decisions of the courts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The court shall hand two copies of the decision to release a seagoing ship arrested for enforcement of a judgment to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; promptly send the decision to the procuracy of the same level; issue or promptly send the decision to the requester and the competent civil judgment enforcement body; and promptly send the decision to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in case the seagoing ship to be released from arrest involves foreign elements.

Chapter V

PROCEDURES FOR THE ARREST OF SEAGOING SHIPS OR RELEASE OF SEAGOING SHIPS FROM ARREST TO PROVIDE MUTUAL LEGAL ASSISTANCE

Section 1. GIVING OF JURISDICTION TO FOREIGN COURTS TO ARREST SEAGOING SHIPS

Article 56.- Giving of jurisdiction to foreign courts to arrest seagoing ships

1. In the course of handling a case at a court or settling a dispute at an arbitration center, if there is an application for the arrest of a seagoing ship, a competent Vietnamese court defined in Clause 2, Article 3 of this Ordinance may give jurisdiction to a competent foreign court to arrest that seagoing ship.

2. Vietnamese courts shall give jurisdiction to foreign courts to arrest seagoing ships under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, or on the principle of reciprocity.

Article 57.- Documents to give jurisdiction

A document to give jurisdiction to arrest a seagoing ship contains the following principal details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Name and address of Vietnamese court giving the jurisdiction;

3. Name and address of foreign court to exercise the given jurisdiction;

Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ships the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship operating;

5. Name, address and nationality of the ship owner;

6. Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

7. Reason for the giving of jurisdiction to arrest the seagoing ship;

8. Period of the arrest;

9. Party liable for loss or damage caused by the wrongful application for the arrest of the seagoing ship.

Article 58.- Procedures for the giving of jurisdiction to arrest seagoing ships

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The competent Vietnamese court's written request for the giving of jurisdiction to arrest a seagoing ship;

b/ Document to give jurisdiction to arrest a seagoing ship;

c/ Other papers requested by the competent court of the foreign country given with jurisdiction.

2. Within ten working days after receiving a dossier of giving of jurisdiction to arrest a seagoing ship, the Justice Ministry shall record it in the jurisdiction giving book, inspect the legality of the dossier and transfer it to a competent court of a foreign country under a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam and that foreign country are contracting parties or through the diplomatic channel. In case of an invalid dossier, the Justice Ministry shall return it to the court that has made it. clearly stating the reason.

3. Within five working days after receiving competent foreign courts* written notices of results of exercise of the given jurisdiction, the Justice Ministry shall forward these notices to competent Vietnamese courts that have sent dossiers of giving of jurisdiction to arrest seagoing ships.

Section 2. EXERCISE OF JURISDICTION GIVEN BY FOREIGN COURTS TO ARREST SEAGOING SHIPS

Article 59.- Principle of mutual legal assistance in respect of arrest of seagoing ships

1. Mutual legal assistance in respect of arrest of seagoing ships between Vietnamese courts and foreign courts shall be provided on the principles of mutual respect for independence, sovereignty and national territorial integrity, non-interference in internal affairs, equality and mutual benefit, and in compliance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and Vietnamese law.

2. If the Socialist Republic of Vietnam and a foreign country have neither concluded a bilateral agreement nor acceded to a treaty containing provisions on mutual legal assistance in respect of arrest of seagoing ships, the mutual legal assistance in respect of arrest of seagoing ships may be accepted by Vietnamese courts on the principle of reciprocity. provided it is not contrary to Vietnamese law and international law and practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vietnamese courts shall exercise the jurisdiction given by foreign courts to arrest seagoing ships under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or on the principle of reciprocity.

2. Vietnamese courts may refuse to exercise the jurisdiction given by foreign courts to arrest seagoing ships in the following cases:

a/ The exercise of the jurisdiction to arrest seagoing ships infringes upon the sovereignty or is detrimental to Vietnam's security;

b/ The exercise of the jurisdiction to arrest seagoing ships falls beyond the competence of Vietnamese courts.

Article 61.- Procedures for the giving of jurisdiction to arrest seagoing ships

1. The giving by foreign courts to Vietnamese courts of jurisdiction to arrest seagoing ships must be established in documents to be sent to the Vietnamese Justice Ministry under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or under Vietnamese law.

2. Upon receiving documents on the giving of jurisdiction to arrest seagoing ships, the Vietnamese Justice Ministry shall immediately forward them to Vietnamese courts competent to arrest seagoing ships specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance.

Article 62.- Documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships

A document to give jurisdiction to arrest a

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Date and place of making:

2. Name and address of the foreign court giving the jurisdiction;

3. Name and address of the Vietnamese court to exercise the given jurisdiction;

4. Name, nationality. IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ships the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

5. Name, address and nationality of the ship owner,

6. Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

7. Reason for the giving of jurisdiction to arrest the seagoing ship;

8. Period of the arrest;

9. Party liable for loss or damage caused by the wrongful application for the arrest of the seagoing ship.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Upon receiving documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships and enclosed documents and evidence, the Vietnamese Justice Ministry shall record their receipt in document receipt books and send written notices of transfer of the documents and enclosed documents and evidence to courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1, Article 3 of this Ordinance.

2. Upon receiving documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships and enclosed documents and evidence, courts competent to decide to arrest seagoing ships specified in Clause 1. Article 3 of this Ordinance shall record their receipt in application receipt books. Court presidents shall immediately assign a judge to handle documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships.

Article 64.- Examination of documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships

1. Within forty eight hours after the receipt of a document to give jurisdiction to arrest a seagoing ship and enclosed documents and evidence, a judge shall examine it and make one of the following decisions:

a/ To accept the document if finding that it adheres to the principles of mutual legal assistance and exercise of given jurisdiction to arrest seagoing ships;

b/ To return the document if finding that it violates the principles of mutual legal assistance or the principles of exercise of given jurisdiction to arrest seagoing ships, or if the handling of this document falls beyond the competence of his/her court.

2. If deciding to return documents to give jurisdiction to arrest seagoing ships, courts shall immediately send their decisions together with these documents and enclosed documents and evidence to the Vietnamese Justice Ministry for notification to foreign courts.

Article 65.- Decisions to arrest seagoing ships under jurisdiction given by foreign courts

1. Judges shall issue decisions to arrest seagoing ships under the jurisdiction given by foreign courts right after applicants for the arrest of seagoing ships produce receipts or documents evidencing that they have furnished the financial security for their applications specified in Clauses 1 and 2, Article 5, and paid an arrest fee specified in Article 6 of this Ordinance in Vietnam, unless otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Date of issuance;

b/ Name of the decision-issuing Vietnamese court;

c/ Name of the jurisdiction-giving foreign court;

d/ Name, address and nationality of the applicant for the arrest of the seagoing ship under the jurisdiction given by the foreign court;

e/ Reason for the application for the arrest of the seagoing ship;

f/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship the arrest of which is applied for; seaport where the seagoing ship is operating;

g/ Name, address and nationality of the ship owner;

h/ Name, address and nationality of the shipmaster;

i/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



k/ Decisions of the court.

3. Decisions to arrest seagoing ships under the jurisdiction given by foreign courts take immediate effect even in case of complaints or protests.

4. The court shall hand two copies of the decision to arrest a seagoing ship under the jurisdiction given by a foreign court to the port authority director for execution under Article 9 of this Ordinance; and promptly send the decision to the Justice Ministry and the Procuracy of the same level.

Article 66.- Complaints or protests about decisions to arrest seagoing ships under the jurisdiction given by foreign courts and the settlement thereof

1. Shipmasters, ship owners, charterers or operators may lodge written complaints with court presidents about decisions to arrest seagoing ships under the jurisdiction given by foreign courts. The time limit for lodging a complaint is forty eight hours after the shipmaster receives the court decision.

The procuracy of the same level may lodge written protests with the court president about decisions to arrest seagoing ships under the jurisdiction given by foreign courts. The time limit for lodging a protest is forty eight hours after the Procuracy of the same level receives the court decision.

2. Within forty eight hours after receiving a written complaint or protest about a decision to arrest a seagoing ship under the jurisdiction given by a foreign court, the court president shall consider and settle it and make one of the following decisions:

a/To uphold the decision:

b/To cancel the decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 67.- Grounds for release of seagoing ships from arrest under given jurisdiction

A seagoing ship arrested under the jurisdiction given by a foreign court shall be promptly released upon the existence of any of the following grounds

1. Cancellation of the decision to arrest the seagoing ship;

2. Expiration of the period of the arrest under a court decision;

3. Request of the foreign court that has given the jurisdiction to arrest the seagoing ship.

Article 68.- Requests for the release of seagoing ships from arrest under given jurisdiction

1. Upon the existence of any of the grounds specified in Clause 3. Article 67 of this Ordinance, foreign courts shall request in writing the release of seagoing ships from arrest A written request for the release of a seagoing ship from arrest under given jurisdiction must have the following principal details:

a/ Date of making;

b/ Name and address of the foreign court requesting the release of the seagoing ship from arrest;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship under arrest; seaport where the seagoing ship under arrest is operating;

e/ Number and date of the decision to arrest the seagoing ship and the decision-issuing court;

f/ Reason for the requested release of the seagoing ship from arrest;

Article 69.- Sending of written requests for the release of seagoing ships from arrest under given jurisdiction

Foreign courts shall send their written requests for the release of seagoing ships from arrest under the jurisdiction given by them and enclosed documents and evidence to the Vietnamese Justice Ministry for subsequent transfer thereof to courts that have issued decisions to arrest these seagoing ships.

Article 70.- Decisions to release seagoing ships from arrest under given jurisdiction

1. Upon receiving a written request for the release of a seagoing ship from arrest under given jurisdiction, the court president shall assign a judge to proceed with the release of the seagoing ship.

2. Within twenty four hours after receiving a written request for the release of a seagoing ship from arrest under given jurisdiction and enclosed documents and evidence, if considering that request is grounded, the judge assigned to proceed with the release of the seagoing ship shall consider and issue a decision to release the seagoing ship. In case of non-acceptance for the reason that the request is groundless, the judge shall notify such in writing to the release requester, clearly stating the reason for non-acceptance of the release request.

3. A decision to release a seagoing ship from arrest under given jurisdiction must have the following principal details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Name of the decision-issuing Vietnamese, court;

c/ Legal grounds for the court to issue the decision;

d/ Name, nationality, IMO number, tonnage and other specifications of the seagoing ship to be released from arrest: port where the seagoing ship is to be released from arrest;

e/ Name, address and nationality of the ship owner;

f/ Name, address and nationality of the ship charterer or operator;

g/ Name, address and nationality of the shipmaster;

h/ Reason for the release of the ship from arrest;

i/ Decisions of the court.

4. Decisions to release seagoing ships from arrest under the jurisdiction given by foreign courts take immediate effect.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 71.- Effect

This Ordinance takes effect on July 1,2009.

Article 72.- Implementation guidance

The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their functions and tasks, guide the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE CHAIRMAN




Nguyen Phu Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.639

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.218.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!