Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 14/09/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42-L/CTN

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1995

PHÁP LỆNH

SỐ 42-L/CTN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Để góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp luật năm 1993;
Pháp lệnh này quy định việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quyết định của Trọng tài nước ngoài

Trong Pháp lệnh này, "Quyết định của Trọng tài nước ngoài" được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.

"Quyết định của Trọng tài nước ngoài" còn bao gồm quyết định của Trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, nhưng không do Trọng tài Việt Nam tuyên.

Điều 2. Nguyên tắc công nhận và thi hành

1. Toà án Việt Nam xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này. Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi phải có điều kiện ký kết, tham gia điều ước quốc tế.

2. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành; việc thi hành phải tuân theo Pháp lệnh này và quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.

Điều 3. Quyền yêu cầu công nhận và thi hành

Tổ chức, cá nhân được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc nếu tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.

Điều 4. Toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhân và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức phải thi hành có trụ sở chính, nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành.

Điều 5. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị

1. Quyết định của Toà án công nhận hoặc không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể bị đương sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị.

2. Quá thời hạn quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh này mà không có kháng cáo, kháng nghị, thì quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

3. Toà án nhân dân tối cao xét đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Điều 6. Bảo đảm hiệu lực pháp luật của quyết định của Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài

1. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật.

2. Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được các đương sự nghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân phải thi hành không tự nguyện chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 7. Thông báo quyết định của Toà án

Ngay sau khi ra quyết định nói tại khoản 1 Điều 14, khoản 5 Điều 15 và khoản 3 Điều 19 của Pháp lệnh này, thông qua Bộ Tư pháp, Toà án thông báo quyết định đó cho tổ chức, cá nhân đã gửi đơn yêu cầu.

Điều 8. Bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản có được từ việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài từ Việt Nam ra nước ngoài; việc chuyển tiền, tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Lệ phí

Tổ chức, cá nhân gửi đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này phải nộp lệ phí.

Chính phủ quy định mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí.

Chương 2:

XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI.

Điều 10. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài

1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam.

2. Đơn yêu cầu nói tại khoản 1 Điều này phải có nội dung sau đây:

a. Tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của tổ chức được thi hành hoặc họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của cá nhân được thi hành và của người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân đó, nếu có;

b. Tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của tổ chức phải thi hành hoặc họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của cá nhân phải thi hành.

Trong trường hợp tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam, thì còn phải ghi rõ địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam liên quan đến việc thi hành;

c. Yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thi hành.

3. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu

1. Kèm theo đơn yêu cầu quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này phải có các giấy tờ được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia nói tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này.

Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định về giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu hoặc không có điều ước quốc tế liên quan, thì kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:

a. Bản gốc hoặc bản sao quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

b. Bản gốc hoặc bản sao: Thoả thuận trọng tài đã được chứng thực phù hợp với quy định của pháp lệnh Việt Nam.

Thoả thuận trọng tài nói tại điểm b khoản 1 Điều này là văn bản thoả thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà pháp luật của nước hữu quan quy định có thể giải quyết được theo thể thức đó.

Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản về Trọng tài đã được ghi trong hợp đồng hoặc thoả thuận riêng về Trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Việc ký kết văn bản này có thể được thực hiện thông qua việc trao đổi thư tín.

2. Giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 12. Chuyển hồ sơ cho Toà án

1. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ hợp lệ kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này.

2. Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Toà án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nói tại điểm c khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này về việc đang xem xét hoặc đã huỷ bỏ, đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho Toà án để ra quyết định phù hợp với quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 14, khoản 3 Điều 19 và khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này.

Điều 13. Thụ lý hồ sơ

1. Khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có trách nhiệm thụ lý và thông báo cho tổ chức, cá nhân phải thi hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

2. Toà án có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã gửi đơn yêu cầu giải quyết những điều chưa rõ trong hồ sơ.

Điều 14. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

1. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong những quyết định sau đây:

a. Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

b. Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu tổ chức, cá nhân được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân phải thi hành đã tự nguyện thi hành; tổ chức phải thi hành đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;

c. Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài;

d. Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;

đ. Mở phiên toà xét đơn yêu cầu

Trong trường hợp có yêu cầu giải thích quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng nữa.

2. Toà án phải mở phiên toà xét đơn trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định nói tại điểm đ khoản 1 Điều này. Ngay sau khi ra quyết định mở phiên toà, Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày.

Điều 15. Phiên toà xét đơn yêu cầu

1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên toà do một Hội đồng gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà.

3. Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của tổ chức phải thi hành, của cá nhân phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Những người này được triệu tập đến phiên toà theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người đại diện hợp pháp của tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ, hoặc sau hai lần triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng.

4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài và giấy tờ kèm theo với quy định của Pháp lệnh này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, để ra quyết định.

5. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ, nếu có, nghe ý kiến của những người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.

Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Điều 16. Các trường hợp không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài

1. Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tổ chức, cá nhân phải thi hành có chứng cứ hợp pháp để Toà án khẳng định rằng:

a. Các bên ký kết Thoả thuận trọng tài nói tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh này, theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên, không có năng lực để ký kết Thoả thuận đó; Thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho Thoả thuận đó;

b. Tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;

c. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết Thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

d. Thành phần của Trọng tài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài không phù hợp với Thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài được tuyên, nếu Thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;

đ. Quyết định của Trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;

e. Quyết định của Trọng tài đã bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng, huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành.

2. Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án xét thấy:

a. Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;

b. Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 17. Gửi bản sao quyết định của Toà án cho Viện kiểm sát

Ngay sau khi ra quyết định nói tại khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 15 của Pháp lệnh này, Toà án gửi Viện kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó.

Điều 18. Kháng cáo, kháng nghị

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định nói tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 15 của Pháp lệnh này, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó.

Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.

Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà xét đơn yêu cầu, thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho họ; nếu kháng cáo quá hạn mà có lý do chính đáng, thì thời hạn được tính từ ngày trở ngại cho việc kháng cáo không còn nữa.

2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án nói tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 15 của Pháp lệnh này.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.

Điều 19. Xét kháng cáo, kháng nghị

1. Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi có kháng cáo, kháng nghị, trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị; nếu cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng nữa.

2. Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ.

Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáp, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh này.

Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Điều 20. Thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao quyết định của Trọng tài nước ngoài cho cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.

2. Việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.

3. Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt Nam, thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi bản sao quyết định đó cho Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm cần thiết cho việc tiếp tục thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu có yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thi hành.

4. Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó và gửi bản sao quyết định này cho cơ quan thi hành án.

Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 21. Áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 22. Toà án không xem xét việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài

Trong trường hợp quyết định của Trọng tài Việt Nam hoặc đơn yêu cầu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành tại nước ngoài quyết định của Trọng tài không được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xem xét vì lý do phân biệt đối xử, thì Toà án Việt Nam được quyền áp dụng các biện pháp hạn chế tương ứng đối với việc xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài của nước đó hoặc đơn yêu cầu về vấn đề này của tổ chức, cá nhân của nước đó.

Điều 23. Hiệu lực của Pháp lệnh

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.

Điều 24. Điều khoản thi hành

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng của mình, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh
(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------

No: 42-L/CTN

Hanoi, September 14, 1995

 

ORDINANCE

ON THE RECOGNITION AND ENFORCEMENT OF FOREIGN ARBITRAL AWARDS IN VIETNAM

With a view to expanding and developing economic relations with foreign countries, and to protecting the interests of the State as well as the legitimate rights and interests of Vietnamese and foreign organizations and individuals;
Pursuant to Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; and
Pursuant to the Resolution of the Sixth Session of the Ninth National Assembly on the law-making activities for 1995;
This Ordinance prescribes the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Foreign arbitral awards.

In this Ordinance, a "foreign arbitral award" is understood as the award which is made outside the territory of Vietnam by an arbitrator selected by the parties concerned to settle dispute arising from commercial law relations.

"Foreign arbitral awards" also include awards that are made in the territory of Vietnam but not by Vietnamese arbitrators.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vietnamese Courts handle the recognition and enforcement of a foreign arbitral award in Vietnam in case the award is made in, or by an arbitrator of, a country which has together with the Socialist Republic of Vietnam signed or acceded to an international agreement on this matter.

A foreign arbitral award can also be recognized and enforced in Vietnam by Vietnamese Courts on a reciprocal basis without either side having signed or acceded to an international agreement.

2. A foreign arbitral award shall be enforced in Vietnam after it is recognized and its enforcement is ordered by a Vietnamese Court. The enforcement must be carried out in conformity with this Ordinance and provisions of Vietnamese law on the enforcement of civil sentences.

Article 3.- Right to request recognition and to order enforcement.

The organization and/or individual in favor of which/whom an award is enforced or their legitimate representatives have the right to request the Court to recognize and enforce a foreign arbitral award in Vietnam, if the organization against which the award is enforced has its headquarters in Vietnam; or the individual against whom the award is enforced resides and/or works in Vietnam; or if the assets related to the enforcement are available in Vietnam at the moment the request is sent.

Article 4.- Competent Courts to handle requests for recognition and enforcement.

The competent Courts to handle requests for the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam are the People's Courts of the provinces and cities directly under the Central Government, where the organization against which the award is enforced has its headquarters, or where the individual against whom the award is enforced resides and/or works, or where the assets related to the enforcement are available.

Article 5.- Guarantee of the right to appeal or protest.

1. A Court decision recognizing or not recognizing a foreign arbitral award may be appealed by the organization or person in question, or by the Procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Supreme People's Court handles appeals against decisions made by the People's Courts of the provinces and cities directly under the Central Government regarding the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam.

Article 6.- Guarantee of the legal effect of Courtdecisions on the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam.

1. Foreign arbitral awards recognized and enforced in Vietnam by Vietnamese Courts have the same legal effect as the already effective decisions made by Vietnamese Courts.

2. The Court decisions, which have taken legal effect concerning the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam, must be strictly implemented by the parties concerned, and respected by State authorities, economic and social organizations, the people's armed forces and all citizens.

In case the organization or individual against which or whom the award is enforced is not willing to implement the effective Court decision, enforcement measures shall be applied in accordance with Vietnamese law.

Article 7.- Notification of Court decisions.

Immediately after the decision mentioned in Item 1 of Article 14, Item 5 of Article 15, and Item 3 of Article 19, of this Ordinance is made, the Court shall, through the Ministry of Justice, notify the organization or individual requesting the recognition and enforcement of the decision.

Article 8.- Guarantee of the right to transfer money and properties related to the enforcement of foreign arbitral awards.

The State of the Socialist Republic of Vietnam guarantees the transfer of money and assets acquired from the enforcement of foreign arbitral awards from Vietnam to foreign countries; the transfer of money and assets shall be carried out in accordance with Vietnamese law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The organizations/individuals sending the request as provided for in Article 10 of this Ordinance shall have to pay fees.

The Government shall stipulate in detail the level of the fees, procedures for their payment and for their management and utilization.

Chapter II

HANDLING OF REQUESTS FOR RECOGNITION AND ENFORCEMENT OF FOREIGN ARBITRAL AWARDS IN VIETNAM

Article 10.- Request for the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam.

1. Requests for the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam shall be sent to the Vietnamese Ministry of Justice.

2. The request mentioned in Item 1 of this Article must include the following:

a/ The full name and address of the headquarters of the organization in favor of which the award is enforced; the full name and address of the individual in favor of whom the award is enforced; or the organization's or the individual's legal representatives in Vietnam, if available;

b/ The full name and address of the headquarters of the organization against which the award is enforced; or the full name, place of residence and work of the individual against whom the award is enforced.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The request of the organization/individual in favor of which/whom the award is enforced.

3. Requests written in foreign languages must be translated into Vietnamese, and the translations must be duly certified in accordance with Vietnamese law.

Article 11.- Papers attached to the requests.

1. Attached to the requests provided for in Article 10 of this Ordinance shall be papers stipulated in international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to as mentioned in Item 1, Article 2 of this Ordinance.

In case the aforesaid international agreements do not mention the papers to be attached to the requests, or in case there is no relevant international agreement, the following papers must be attached to the request:

a/ The original foreign arbitral award, or its copy duly certified in accordance with Vietnamese law.

b/ The original agreement on arbitration or its copy duly certified in accordance with Vietnamese law.

The agreement on arbitration mentioned in Point b, Item 1 of this Article is a written document agreed upon by the parties on the resolution of their disputes which may arise or have already arisen according to the arbitration modalities prescribed by the laws of the countries concerned.

An agreement on arbitration can be an arbitral provision laid down in a contract, or a separate agreement on arbitration concluded by the parties after a dispute arises. The conclusion of this agreement can be done by way of correspondence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Transfer of files to the Court.

1. Within 7 days from the receipt of the request and other legal papers, the Ministry of Justice shall transfer the file(s) to the competent Court provided for in Article 4 of this Ordinance.

2. In case the Ministry of Justice has already transferred the file(s) to the Court, but later received a notice from the competent body of the foreign country mentioned in Point c, Item 1, Article 16 of this Ordinance, saying that the foreign arbitral award is being handled, or has been overruled, or the implementation of the award has been suspended, the Ministry of Justice shall send a written notice to the Court, which shall make an appropriate decision in accordance with Points a and c of Item 1, Article 14, Item 3, Article 19, and Item 4, Article 20, of this Ordinance.

Article 13.- Receipt and study of file(s).

1. Upon receipt of the file(s) from the Ministry of Justice, the Court has to study them and notify the organization/individual against which/whom the award is enforced, and the Procuracy of the same level.

2. The Court has the right to request the organization/individual which/who has sent the request to explain matters that are not clear in the file(s).

Article 14.- Preparation for the handling of the request.

1. Within two months from the receipt of the file(s), the Court, depending on each case, shall make one of the following decisions:

a/ Temporary suspension of the handling of the request in case the Court has received a written notice from the Ministry of Justice informing that the competent body of the foreign country was considering the possibility of overruling, or suspending the implementation of, the foreign arbitral award.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Suspension of the handling of the request in case a written notice is received from the Ministry of Justice informing that the competent body of the foreign country has canceled, or suspended the implementation of, the foreign arbitral award;

d/ Suspension of the handling of the request and returning the file(s) to the Ministry of Justice if they are beyond the Court's authority; if the organization against which the award is enforced does not have its headquarters in Vietnam, if the individual against whom the award is enforced does not reside and/or work in Vietnam; or the location where assets related to the enforcement of the award are available cannot be found;

e/ Opening a Court session to handle the request.

In case a clarification of stipulation in Item 2, Article 13 of this Ordinance is requested, the time limit can be extended for two months.

2. The Court shall open a session to handle the request within 15 days from the date the decision mentioned in Point e, Item 1 of this Article is made. Within 7 days after the decision to open the Court session is issued, the Court has to transfer the file(s) to the Procuracy of the same level.

Article 15.- Court session to handle the request.

1. A request shall be handled at a Court session by a panel of three judges, one of whom shall be in the chair.

2. A prosecutor from the Procuracy of the same level must participate in the session. In case the procurator is absent, the Court session must be postponed.

3. The Court session shall be held in the presence of the lawful representative of the organization against which the award is enforced, the individual against whom the award is enforced, or of his/her lawful representative. These persons shall be summoned to the Court in accordance with Vietnamese law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. While handling the request, the panel does not retry the dispute already settled by the foreign arbitrator, but only examines and compares the foreign arbitral award and the attached papers with the provisions of this Ordinance, other provisions of Vietnamese law and international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, in order to make decision.

5. After considering the request, the attached papers and evidence, if any, and hearing the persons summoned and the Procurator, the Panel shall discuss and decide the case by majority of votes.

The panel of judges has the right to make a decision to recognize and enforce, or not to recognize and enforce, a foreign arbitral award.

Article 16.- Cases in which a foreign arbitral award is not recognized.

1. A foreign arbitral award shall not be recognized and enforced in Vietnam if the organization/individual against which/whom the award is enforced has legitimate evidence for the Court to confirm that:

a/ The parties to the agreement on arbitration mentioned in Item 1, Article 11 of this Ordinance, are not legally capable of signing that agreement in accordance with the law applied to each party; the agreement on arbitration is not legally valid under the law of the country which was chosen by the parties, or under the law of the country where the award was made, in case the parties did not choose the law to be applied for that agreement;

b/ The organization/individual against which/whom the award is enforced was not given timely and proper notice on the selection of the arbitrators and the procedures for resolving the dispute through arbitration; or for other legitimate reasons this organization/individual cannot exercise its/his or her rights of proceedings.

c/ The foreign arbitral award is made over a dispute which was not requested for settlement by the parties or beyond the request of the parties to the agreement on arbitration. In case the decision on a requested issue can be separated from one not requested for settlement through arbitration, the decision on a requested issue can be recognized and enforced in Vietnam.

d/ The composition of the arbitral body and/or procedure for resolving the dispute through arbitration vary with the agreement on arbitration or with the law of the country where the award was made, in case the agreement on arbitration does not stipulate the matters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ The arbitral award has been overruled or suspended by the competent authority of the country where the award was made, or of the country the law of which applies to the rendering of awards.

2. A foreign arbitral award is not recognized and enforced in Vietnam if the Court decides that:

a/ Under Vietnamese law the dispute shall not be resolved by way of arbitration;

b/ The recognition and enforcement of the foreign arbitral award in Vietnam are contrary to basic principles of Vietnamese law.

Article 17.- Sending a copy of the Court decision to the Procuracy.

Immediately after the decision mentioned in Item 1, Article 14, and Item 5, Article 15, of this Ordinance, is made, the Court shall send a copy of that decision to the Procuracy of the same level.

Article 18.- Appeals.

1. Within 15 days from the date the Court made the decision mentioned in Points a, b, c and d of Item 1, Article 14, and Item 5, Article 15, of this Ordinance, the parties, or their lawful representatives, have the right to appeal the decision.

The appeal must clearly state the reasons and the protest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Procuracy of the same level or the Supreme People's Procuracy has the right to appeal the Court decision mentioned in Points a, b, c and d of Item 1, Article 14, and Item 5, Article 15, of this Ordinance.

The time limit for the appeal by the Procuracy of the same level is 15 days, and that by the Supreme People's Procuracy is 30 days, starting from the date of the Court's decision.

Article 19.- Hearing of Appeals.

1. The Supreme People's Court shall hear the appeal against a decision by the People's Court of the province or city under the Central Government within one month from the date the appeal is received; if explanations are necessary as stipulated in Item 2, Article 13, of this Ordinance, the time limit is extended for two more months.

2. The panel to hear the appeal shall be composed of three judges, one of whom being in the chair.

The procedure for hearing appeals is similar to that for hearing requests provided for in Article 15 of this Ordinance.

3. The panel has the right to keep intact, or to partly or fully change, the decision made by the People's Court of the province or city under the Central Government; to temporarily suspend or to suspend the appeal in cases the appellant withdraws the appeal; or the Procuracy withdraws the appeal, or there are reasons for doing so as provided for in Points a, b and c, Item 1, Article 14 of this Ordinance.

The decision by the Supreme People's Court is final and effective.

Article 20.- Enforcement of foreign arbitral awards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam must be carried out in accordance with the Vietnamese law on civil verdicts enforcement.

3. In case a written notice is received from the Ministry of Justice to the effect that the foreign competent authority is considering the possibility of overruling or suspending the implementation of the foreign arbitral award that has already been recognized to be enforced in Vietnam, the Head of the civil verdicts enforcement agency shall make a decision to temporarily suspend the enforcement of the award, and send a copy of that decision to the Court which made the decision on the recognition and enforcement of the foreign arbitral award in Vietnam.

The Head of the civil verdicts enforcement agency may take necessary measures to ensure the continued enforcement of the foreign arbitral award if so requested by the organization/individual in favor of which/whom the award is enforced.

4. Immediately after receiving the written notice from the Ministry of Justice saying that the competent foreign authority has already overruled or suspended the enforcement of the foreign arbitral award, the Court which made the decision on the recognition and enforcement of the award in Vietnam shall make a decision repealing its previous decision, and send a copy of this decision to the enforcement agency.

Immediately after receiving the decision of the Court, the Head of the civil verdicts enforcement agency shall issue a decision to suspend the enforcement of the foreign arbitral award.

Chapter III

FINAL PROVISIONS

Article 21.- Application of international agreements.

In case an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, contains provisions contrary to the provisions of this Ordinance, the provisions of the international agreement shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case a decision made by a Vietnamese arbitrator or a request by a Vietnamese organization/individual on the recognition and enforcement of an arbitral award in a foreign country is rejected by the competent authorities of that country on the ground of discrimination, Vietnamese Courts have the right to apply corresponding retaliatory measures to the handling of requests for the recognition and enforcement of arbitral awards by that country in Vietnam, or to requests made by organizations/individuals of that country regarding this matter.

Article 23.- Effectiveness of Ordinance.

This Ordinance takes effect from January 1st, 1996

Article 24.- Implementation provision.

The Government, the Supreme People's Court, and the Supreme People's Procuracy within their respective competence shall issue detailed regulations for the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam Quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.208

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!