Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính

Số hiệu: 02/2011/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 29/07/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 02/2011/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật tổ chức Toà án nhân dân;

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật tố tụng hành chính (sau đây viết tắt là Luật TTHC);

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Chương I

VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 28 của Luật TTHC

1. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:

a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;

b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.

2. Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau:

a) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó;

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 126 của Luật đất đai thì hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho ông A là hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C.

b) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện;

Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H là người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông D, nhưng đã ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế. Trong trường hợp này, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D là hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H mà không phải là hành vi hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H.

c) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện;

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp được thành lập trong địa giới hành chính tỉnh. Doanh nghiệp N đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nhưng quá thời hạn mà pháp luật quy định, Phòng đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N. Trong trường hợp này, việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N là hành vi hành chính của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A.

d) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện.

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 30 của Luật cư trú thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình hoặc cá nhân đề nghị. Bà X đã nộp đủ giấy tờ theo quy định đề nghị Trưởng Công an xã N cấp sổ tạm trú, nhưng quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ mà Trưởng Công an xã N không cấp sổ tạm trú cho bà X. Trong trường hợp này, việc không cấp sổ tạm trú cho bà X là hành vi hành chính của Trưởng Công an xã N.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:

a) Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 2. Xác định người bị kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TTHC

1. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TTHC thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; do đó, để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.

Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành chính này đều do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình). Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc này thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính), còn người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 44 của Luật đất đai).

2. Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật TTHC là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó.

Ví dụ: Quyết định hành chính do ông Nguyễn Văn A ký với danh nghĩa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B thì gọi là quyết định hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B mà không gọi là quyết định hành chính của ông Nguyễn Văn A.

Điều 3. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính quy định tại Điều 6 của Luật TTHC

1. Theo quy định tại đoạn 1 Điều 6 của Luật TTHC thì người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại thực tế do có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gây ra. Trường hợp người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Trường hợp cần thiết Toà án có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác.

2. Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp Toà án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyết định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị huỷ để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật TTHC;

Ví dụ: Trường hợp chỉ có phần quyết định của bản án hành chính sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện N, tỉnh P về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo thì Toà hành chính Toà án nhân dân tỉnh P sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính; trường hợp phần quyết định của bản án hành chính sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện N, tỉnh P về bồi thường thiệt hại bị Toà án nhân dân tỉnh P huỷ để xét xử sơ thẩm lại thì Toà án nhân dân huyện N sẽ thụ lý và xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục tố tụng hành chính.

b) Trường hợp Toà án tách phần giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác thì thủ tục giải quyết được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 4. Trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 30 của Luật TTHC

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.

2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

3. Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 5. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện quy định tại Điều 31 của Luật TTHC

1. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Toà án phải yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa chọn cơ quan giải quyết; trường hợp người khởi kiện không làm được văn bản lựa chọn thì Toà án phải lập biên bản về việc người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết.

2. Trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ có liên quan đến một người mà người đó vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì việc giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Toà án giải quyết thì Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án (nếu có). Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Toà án căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 109 của Luật TTHC trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Toà án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

3. Trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến nhiều người thì phân biệt như sau:

a) Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, những người khác còn lại không khởi kiện vụ án hành chính và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tất cả những người này đều lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Toà án hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại) thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

c) Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có một hoặc một số người lựa chọn Toà án giải quyết và một hoặc một số người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết hoặc trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, một hoặc một số người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì phân biệt như sau:

c.1) Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thuộc thẩm quyền của Toà án, còn việc giải quyết khiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp này, Toà án thụ lý giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết về việc Toà án đã thụ lý giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện;

c.2) Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án (nếu có).

Điều 6. Giải quyết trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án hành chính nhưng sau đó phát hiện đây là vụ án khác hoặc thuộc thẩm quyền của Toà án khác

1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Toà án phát hiện đây không phải là vụ án hành chính mà là vụ án khác (dân sự, kinh tế, lao động) và việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó, đồng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

2. Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà phát hiện việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của Toà án khác thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính căn cứ vào khoản 1 Điều 32 của Luật TTHC xoá sổ thụ lý, chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

3. Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà phát hiện việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của Toà án khác thì Toà án phải mở phiên toà và tại phiên toà Hội đồng xét xử vận dụng khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC ra quyết định đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền.

4. Khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà phát hiện vụ án thuộc trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào khoản 3 Điều 205 của Luật TTHC huỷ bản án, quyết định sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và giao hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó.

5. Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính mà phát hiện vụ án thuộc trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm căn cứ vào khoản 3 Điều 225 hoặc khoản 2 Điều 237 của Luật TTHC huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và giao hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó.

Điều 7. Nhập hoặc tách vụ án hành chính quy định tại Điều 33 của Luật TTHC

1. Toà án có thể nhập hai hay nhiều vụ án hành chính đã thụ lý riêng biệt để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường khi thu hồi đất của ông A. Cả hai quyết định này đều do Uỷ ban nhân dân huyện B ban hành. Toà án nhân dân huyện B đã thụ lý thành hai vụ án hành chính khác nhau.

Ví dụ 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận H ra một quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý đất đai đối với ông Nguyễn Văn B và bà Trần Thị C. Cả ông B và bà C đều đã khởi kiện vụ án hành chính mà Toà án đã thụ lý bằng hai vụ án khác nhau.

b) Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.

2. Toà án có thể tách một vụ án hành chính đã thụ lý thành nhiều vụ án hành chính khác nhau trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan với nhau.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân quận N ra quyết định thu hồi đất đối với hai hộ dân ở phường X, trong đó xác định cụ thể diện tích đất thu hồi của từng hộ dân. Cả hai hộ dân bị thu hồi đất đều khởi kiện tại Toà án nhân dân quận N và Toà án đã thụ lý thành một vụ án hành chính. Trường hợp này quyền lợi, nghĩa vụ của hai hộ dân trên là độc lập, không liên quan với nhau. Vì vậy, Toà án có thể tách vụ án trên thành hai vụ án hành chính khác nhau.

Điều 8. Trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng do là người thân thích của đương sự hoặc có căn cứ cho rằng họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 41 của Luật TTHC

1. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

d) Là cháu ruột của đương sự mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 41 của Luật TTHC thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của người khởi kiện; Thẩm phán là con rể của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án hành chính, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.

Điều 9. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân quy định tại Điều 42 của Luật TTHC

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật TTHC thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích với thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, khi có hai người trong Hội đồng xét xử thân thích với nhau thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định, tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết này.

2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật TTHC, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó. “Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó” là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).

Điều 10. Trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật TTHC

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật TTHC thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà người bị kiện có quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện thì Toà án thông báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập biết và phân biệt như sau:

1. Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 120 của Luật TTHC ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án;

2. Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật;

3. Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện;

4. Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện theo thủ tục chung.

Điều 11. Việc dẫn giải người làm chứng, nghĩa vụ cam đoan của người làm chứng, việc từ chối khai báo của người làm chứng quy định tại Điều 56 của Luật TTHC

1. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên toà khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ nhưng không đến phiên toà mà không có lý do chính đáng;

b) Việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên toà gây trở ngại cho việc xét xử vụ án;

c) Việc dẫn giải người làm chứng đến phiên toà có thể thực hiện được trước khi tranh luận.

Quyết định dẫn giải người làm chứng phải được giao ngay cho lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an “hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân”.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên toà, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử yêu cầu người làm chứng phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Cam đoan của người làm chứng có các nội dung sau đây:

a) Cam đoan đã được Toà án giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng;

b) Cam đoan khai báo trung thực trước Toà án;

c) Cam đoan xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, cam đoan của người làm chứng được ghi vào biên bản lấy lời khai của người làm chứng; tại phiên toà, cam đoan của người làm chứng được ghi vào biên bản phiên toà.

3. Người làm chứng được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình. Trong trường hợp này, Thẩm phán phải giải thích cho họ biết nếu việc từ chối khai báo không có căn cứ thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

a) Liên quan đến bí mật nhà nước là liên quan đến những vấn đề (thông tin, tin tức, nội dung…) trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định là có các mức độ: “Tuyệt mật”, “Tối mật” hoặc “Mật”;

b) Liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân là liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ của chính người làm chứng;

c) Có ảnh hưởng xấu cho đương sự trong vụ án là người có quan hệ thân thích với mình là trường hợp nếu người làm chứng khai ra những điều mình biết thì ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc ảnh hưởng xấu khác trong cuộc sống, công tác, sản xuất, kinh doanh của đương sự là người có quan hệ thân thích với người làm chứng.

Việc xác định người thân thích của người làm chứng được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết này.

Chương II

VỀ KHỞI KIỆN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC SƠ THẨM

Điều 12. Thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 104 của Luật TTHC

1. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC thì thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; do đó, để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào là “kể từ ngày nhận được”, trường hợp nào là “kể từ ngày biết được” thì cần căn cứ vào đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phân biệt như sau:

a) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật). Ví dụ: Ngày 08-7-2011 ông N nhận được Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10-02-2011 của Uỷ ban nhân dân quận B về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho ông với diện tích 150m2 thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông N đối với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10-02-2011 của Uỷ ban nhân dân quận B là kể từ ngày ông N nhận được quyết định đó (ngày 08-7-2011);

b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó. Ví dụ: Trong trường hợp ví dụ nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông N đã tiến hành xây tường bao diện tích đất 150m2 đó. Ông Q là hàng xóm của ông N cho rằng ông N đã xây tường bao lên cả phần diện tích đất của ông Q. Ngày 28-7-2011, ông N đã đưa cho ông Q xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông N và ông Q thấy rằng một phần diện tích đất mà ông N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phần diện tích đất của ông Q. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông Q đối với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10-02-2011 của Uỷ ban nhân dân quận B là kể từ ngày ông Q biết được quyết định đó (ngày 28-7-2011);

c) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hành vi hành chính đó được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó) hoặc kể từ ngày được thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó nhưng họ đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện) hoặc kể từ ngày biết được hành vi hành chính đó (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó và cũng không được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện, nhưng họ đã biết được hành vi hành chính đó qua các thông tin khác như được người khác kể lại);

Ví dụ 1: Ngày 10-7-2011, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức lực lượng, phương tiện cưỡng chế tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép của ông H và ông H đã chứng kiến việc tháo dỡ nhà đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông H đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đó là kể từ ngày hành vi tháo dỡ nhà ở đó được thực hiện (ngày 10-7-2011).

Ví dụ 2: Trong ví dụ 1 nêu tại điểm c này, ông T có căn nhà ở cạnh nhà của ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ và trong thời gian cưỡng chế tháo dỡ nhà ở của ông H thì ông T đi công tác nước ngoài. Ngày 15-7-2011, ông T mới đi công tác về và thấy tường nhà mình bị rạn nứt và được hàng xóm kể lại là nhà ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ. Nếu ông T khởi kiện hành vi hành chính tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông T đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đó là kể từ ngày ông T được kể lại về việc thực hiện hành vi cưỡng chế tháo dỡ nhà ở của ông H (ngày 15-7-2011).

d) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ông A là người thành lập doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nhưng hết thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ông A vẫn không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là kể từ ngày hết thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;

b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 105 của Luật TTHC

1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không đúng quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Trường hợp đối tượng khởi kiện ghi trong đơn là quyết định giải quyết khiếu nại mà quyết định đó không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC và hướng dẫn tại Điều 1 của Nghị quyết này thì Toà án giải thích cho người khởi kiện biết là quyết định giải quyết khiếu nại đó không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện về đối tượng khởi kiện trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm a khoản này.

2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được làm bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện và phải được ghi vào sổ theo dõi.

3. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày gửi đơn khởi kiện và xác định theo hướng dẫn tại Điều 13 của Nghị quyết này.

4. Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án theo thủ tục chung quy định tại Điều 111 của Luật TTHC. Nếu hết thời hạn do Toà án ấn định mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 109 của Luật TTHC trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

Điều 14. Xác định ngày khởi kiện quy định tại Điều 106 của Luật TTHC

1. Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 106 của Luật TTHC thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn.

2. Trường hợp đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưu điện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 106 của Luật TTHC thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến mà thời hiệu khởi kiện vẫn còn thì ngày khởi kiện là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến;

b) Trường hợp ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến mà thời hiệu khởi kiện đã hết thì Toà án phải tiến hành xác minh ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện và phân biệt như sau:

Trường hợp xác minh được ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện;

Trường hợp không xác minh được ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày ghi trong đơn khởi kiện.

3. Trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện và người khởi kiện lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì ngày khởi kiện đối với quyết định hành chính mà họ đã khiếu nại là ngày họ gửi đơn khởi kiện đầu tiên. Trường hợp họ chỉ khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung mới thì ngày khởi kiện là ngày họ gửi đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại. Việc xác định ngày khởi kiện trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Toà án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC và được hướng dẫn tại Điều 6 và Điều 18 của Nghị quyết này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Toà án đã thụ lý sai thẩm quyền và được xác định theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 15. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm quy định tại Điều 117 của Luật TTHC

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC; 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC. Chỉ trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 của Luật TTHC và không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 117 của Luật TTHC, kể từ ngày thụ lý vụ án.

a) “Vụ án phức tạp” là vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài…;

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại được hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị quyết này làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện M, tỉnh L ở miền núi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong đó đã ấn định ngày mở phiên toà. Tuy nhiên, còn 02 ngày nữa là tiến hành mở phiên toà thì xảy ra lũ quét. Trụ sở của Toà án nhân dân huyện M bị hư hỏng. Do phải khắc phục hậu quả của lũ quét, sửa chữa lại trụ sở, nên Toà án nhân dân huyện M không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 117 của Luật TTHC và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

3. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà phiên toà không được mở trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng thì thời hạn này được cộng thêm tối đa là mười ngày nữa.

“Lý do chính đáng” là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến… dẫn đến Toà án không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa.

Điều 16. Tạm ngừng phiên toà quy định tại Điều 126 của Luật TTHC

1. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 126 của Luật TTHC thì trong trường hợp đặc biệt, việc xét xử có thể tạm ngừng nhưng không quá 05 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục; do đó, trường hợp Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên toà thì khi việc xét xử được tiếp tục, Hội đồng xét xử không phải tiến hành xét xử vụ án lại từ đầu. “Trường hợp đặc biệt” để tạm ngừng việc xét xử là một trong các trường hợp sau đây:

a) Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ thì mới có thể giải quyết được vụ án;

b) Do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục phiên toà được, ví dụ: đang xét xử thì có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân bị đau, ốm không thể tiếp tục xét xử được mà không có Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân dự khuyết đã tham gia phiên toà từ đầu thay thế;

c) Theo đề nghị của người khởi kiện, người bị kiện hoặc người tham gia tố tụng khác về việc dừng phiên toà và Hội đồng xét xử chấp nhận tạm ngừng phiên toà mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên toà theo quy định tại Điều 136 của Luật TTHC. Ví dụ: Tại phiên toà, các bên đương sự đối thoại với nhau và đi đến nhất trí tạm ngừng phiên toà để người bị kiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ quyết định hành chính, dừng hay khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện; hoặc để người khởi kiện xem xét việc rút yêu cầu khởi kiện.

2. Việc tạm ngừng phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết.

Điều 17. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm trong trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật TTHC

Những trường hợp sau đây Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp;

2. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Điều 18. Đình chỉ xét xử sơ thẩm, chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC

Khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC quy định: “Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Toà án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền”. Quyết định hành chính mới trong trường hợp này là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này đồng thời quyết định đó nếu bị khởi kiện thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đang xét xử sơ thẩm.

Điều 19. Áp dụng các quy định khác của Luật TTHC để giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri quy định tại khoản 1 Điều 171 của Luật TTHC

“Các quy định khác của Luật này” quy định tại khoản 1 Điều 171 của Luật TTHC là các quy định không thuộc Chương XI của Luật TTHC, nhưng việc áp dụng các quy định khác đó không trái với quy định tại Chương XI của Luật TTHC, trừ các quy định về hoãn phiên toà, gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên toà và các quy định về thủ tục phúc thẩm.

Chương III

VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM

Điều 20. Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm quy định tại Điều 174 của Luật TTHC

1. Đối tượng mà đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm.

2. Đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của đương sự có kháng cáo. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Đương sự được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự uỷ quyền kháng cáo và văn bản uỷ quyền. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Đương sự là cơ quan, tổ chức có quyền kháng cáo. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền kháng cáo; tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản uỷ quyền. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

6. Việc uỷ quyền được hướng dẫn tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản uỷ quyền đó được lập tại Toà án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án được Chánh án Toà án phân công. Trong văn bản uỷ quyền phải có nội dung đương sự uỷ quyền cho người đại diện theo uỷ quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm.

Điều 21. Thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 188 của Luật TTHC

1. Toà án chấp nhận việc Viện kiểm sát đã kháng nghị thay đổi, bổ sung kháng nghị như sau:

a) Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 183 của Luật TTHC thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu;

b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 183 của Luật TTHC thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà người đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi đã kháng nghị trong thời hạn kháng nghị.

2. Toà án chấp nhận việc đương sự đã kháng cáo thay đổi, bổ sung kháng cáo như sau:

a) Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 176 của Luật TTHC thì đương sự đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu;

b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 176 của Luật TTHC thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, nhưng không được vượt quá phạm vi đã kháng cáo trong thời hạn kháng cáo.

Điều 22. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 191 của Luật TTHC

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 01 tháng 7 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998 và ngày 05 tháng 4 năm 2006.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Trương Hoà Bình

 

THE JUDGE COUNCIL OF SUPREME PEOPLE’S COURT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 02/2011/NQ-HDTP

Hanoi, July 29, 2011

 

RESOLUTION

ON GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE LAW ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES

Pursuant to the Law on People’s Court organization;

Aiming to correctly and uniformly implement the provisions of the Law on administrative procedures;
After obtaining unanimous opinions from the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

RESOLVES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Administrative decisions, administrative acts, decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases are the subjects of administrative lawsuits prescribed in Article 28 of the Law on administrative procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Administrative decisions are promulgated by State administrative agencies and other agencies, organizations or competent persons of such agencies organizations during the settlement, handling of particular cases in administrative management;

b) Administrative decisions are promulgated after having complaints and relating to supplements, amendments, replacements or cancellation of a part or whole of administrative decisions guided in point a this clause.

2. Administrative acts being subjects of lawsuits on requesting the Court for settling administrative cases are acts taken by State administrative agencies and other agencies, organizations or competent persons of such agencies, organizations to perform or not to perform their tasks or official duties as prescribed by law. The determination about whether the administrative acts are taken by State administrative agencies, other agencies, organizations, whether taken by competent persons from State administrative agencies, other agencies, organizations, and whether is not performing the tasks, official duties must be based on the law provisions on the authority and time limits for fulfilling such task, official duties as follows:

a) In case the tasks, official duties are supposed to be performed by the State administrative agencies and other agencies, organizations as prescribed by law but actually performed by the persons in those State administrative agencies and other agencies, organizations under the assignment or authorization, such acts are considered as administrative acts of the State administrative agencies and other agencies, organizations, not be acts of the persons that performed;

Example: As prescribed in Article 126 of the Law on Land, the dossier on land use right exchange shall be submitted to People’s Committees of communes, wards and towns. Mr. Nguyen Van A had submitted the dossier on land use right exchange to the People’s Committee of X commune as prescribed, but Ms. Tran Thi C being the dossier recipient of the People’s Committee of X commune has returned the dossier to Mr. A without specifying the reasons. In this case, the return of the dossier to Mr. A. is considered an administrative act taken by the People’s Committee of X commune, not by Ms. Tran Thi C.

b) In case the particular task, official duties are supposed to be performed by the competent persons in State administrative agencies and other agencies, organizations as prescribed by law, the performance of such particular tasks, official duties are administrative acts taken by the competent persons in despite of they perform directly or authorize, appoint others to perform;

Example: As prescribed by law, the Chairperson of the People’s Committee of H commune is the person competent for compulsory execution of decisions on sanctions against administrative violations of land regarding to Mr. D; but the Chairperson has authorized the Deputy Chairperson of the People’s Committee of H commune to directly organize the enforcement. In this case, the compulsory execution of the decisions on sanctions against administrative violations regarding to Mr. D is considered as the administrative act taken by the Chairperson of the People’s Committee of H commune, not is the administrative act taken by the Deputy Chairperson of the People’s Committee of the H commune.

c) In case the tasks, official duties are supposed to be performed by State administrative agencies and other agencies, organizations as prescribed by law but they fail to perform such duties upon the expiration of the time limit as prescribed by law, the act of not performing those tasks, official duties is considered as an administrative act of State administrative agencies and other agencies, organizations not depending on them having been authorized or assigned to be performed by any particular person in State administrative agencies and other agencies, organizations;

Example: as prescribed in Article 7 of the Government’s Decree No. 88/2006/ND-CP of August 29, 2006 on business registration, the business registration office belonging to the Department of Planning and Investment of the A province is competent to issue Business registration certificates to enterprises established within the province’s administrative boundaries. Enterprise N has fully submitted the valid business registration dossiers. But after expiration of the time limit prescribed by law, the business registration office fails to issue the Business registration certificate to enterprise N. In this case the act of not issuing the Business registration certificate to enterprise N is considered an administrative act taken by the business registration office of the Department of Planning and Investment of A province.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example: As prescribed in Article 30 of the Law on Residence, within 03 working days as from fully receiving the documents as prescribed, the Chief police of commune, ward or town must issue the temporary residence book to the requesting household or individual. Ms. X has fully submitted the documents to the Chief police of the N commune. But after 03 working days as from fully receiving the documents, the Chief police of the N commune fails to issue the temporary residence book to Ms. X. In this case, the act of not issuing the temporary residence book to Ms. X is considered an administrative act taken by the Chief police of N commune.

3. The decisions on settling complaints about decisions on handling competition cases being subjects of lawsuits on requesting the Court for settling administrative cases are decisions of the Competition councils, the Minister of Industry and Trade when settle complaints about decisions on handling competitions cases as prescribed in section 7 Chapter V of the Law on competition, including:

a) The Competition council’s decisions on settling complaints about decisions of the Council of handling competitions cases when handling competitions cases relating to acts of restricting competition;

b) The Minister of Industry and Trade’s decisions on settling complaints about the decisions of the Heads of competition management agencies when handling competitions cases relating to unhealthy competitions.

Article 2. Identifying the defendants prescribed in clause 7 Article 3 of the Law on administrative procedures

1. As prescribed in clause 7 Article 3 of the Law on administrative procedures, the defendants are individuals, agencies, organizations making administrative decisions and taking administrative acts, making disciplinary decisions on dismissal, decisions on settling complaints about decisions on handling competition cases, a voter list over which a lawsuit is insitiuted; therefore, in other to determine whether the defendants are individuals or agencies, organizations, it is required to base on the law provisions on the authority to settle such cases. In case there are many laws that regulate the authority to make administrative decisions or to take administrative acts about the same management domain, the determination of whether the authority belong to individuals or agencies, organizations must be based on the specialized laws.

Example: There are two litigated administrative decisions signed by the chairperson of the district-level People’s Committee (a decision on sanctions against administrative violations and a decision on recovering land from a household). Pursuant to the law provisions on the authority to settle such cases, the defendant in the administrative lawsuit over the decisions on sanctions against administrative violations shall be individual of the chairperson of the district-level People’s Committee (Article 29 of the Ordinance on Handling administrative violations), and the defendant in the administrative lawsuits over the decision on recovering land from the household is the district-level People’s Committee (Article 44 of the Law on land).

2. The competent persons in State administrative agencies and other agencies, organizations prescribed in clause 1 and clause 2 Article 3 of the Law on administrative procedures are persons that hold particular positions, titles over which the persons are competent to make administrative decisions or commit administrative acts under provisions of law. In case the administrative decision or administrative act is signed or committed by a particular person, but such administrative decision or administrative act is signed or committed in the name of a competent position or title, the administrative decision or administrative act are considered made or committed by the person holding such that position or title.

Example: The administrative decisions signed by Mr. Nguyen Van A in the name of the chairperson of the People’s Committee of district B is considered the administrative decision of chairperson of the People’s Committee of district B, not Mr. Nguyen Van A’s.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. As prescribed in paragraph 1 Article 6 of the Law on administrative procedures, the plaintiffs, the persons of whom the interests and duties are related to the administrative lawsuits may simultaneously claim compensations for damage. The damages in this case are actual damages caused by the making administrative decisions, administrative acts, disciplinary decisions on dismissal, decisions on settling complaints about decisions on handling competition cases. The plaintiff and the person with relevant interests and duties claiming compensation for damage are obliged to provide evidence. In case of necessary, the Court may collect more evidence to ensure the accuracy of the lawsuit settlement.

2. When settling compensation claims, it is necessary to distinguish:

a) In case the Court settle both the part of compensation claim and administrative lawsuit of which the judgment on compensation is appealed or protested against by the Appellate Court, Court of Cassation or Reopening in order to first-instance trial or appellate re-trial, the part of decisions on compensation in this case is a part of the administrative lawsuit. The settlement procedures for the part of decisions on compensation being appealed, protested against or cancelled for first-instance trial or appellate re-trial shall be implemented as prescribed by the Law on administrative procedures.

Example: In case only the decision part of the first-instance administrative judgment of the People’s Court of N district, P province on the compensation is appealed, the Administrative Court of People’s Court of P province shall accept for settlement under administrative procedures; if the decision part of the first-instance administrative judgment of the People’s Court of N district, P province on the compensation is canceled by the People’s Court of P province for first-instance re-trial, the People’s Court of N district shall accept for settlement and conduct first-instance re-trial under the administrative procedures.

b) In case the Court separate the settlement of compensation claim to settle later as another civil lawsuit, the settlement procedures shall be implemented as prescribed by the Civil procedure code.

Article 4. If necessary, provincial-level Courts may take up to settle the lawsuits under the jurisdiction of district-level Courts for settlement prescribed in point g clause 1 Article 30 of the Law on administrative procedures

1. Lawsuits over administrative decisions, administrative acts of district-level People’s Committees, chairpersons of the district-level People’s Committees that are complicated or related to multiple subjects.

2. Lawsuits over administrative decisions, administrative acts under the jurisdiction of district-level Courts of which the Judges are in cases of refusal or change of procedure-conducting persons.

3. The lawsuits of which the involved parties or property are overseas or need to be judicially entrusted to overseas diplomatic agencies of the Socialist Republic of Vietnam or competent agencies of foreign countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case the plaintiff files a petition to institute an administrative lawsuit at a competent Court, and simultaneously files a complaint with the persons competent to settle complaints, the Court must request the plaintiff to select a settlement agency in writing; if the plaintiff can not do the written selection, the Court must make written record on the plaintiff’s selection of settlement agencies.

2. In case the administrative decisions, administrative acts only relate to one person who both files a petition to institute an administrative lawsuit at a competent Court and simultaneously files a complaint with the persons competent to settle complaints, the case shall be settled under the selection of the plaintiff. If the plaintiff choses the Court for settlement, the Court shall accept that lawsuit for settlement under the general procedures, concurrently notify the person competent to settle complaints and request to transfer all complaint settlement dossiers to the Court (if any). If the plaintiff choses the person competent to settle complaints, the Court shall base on point g clause 1 Article 109 of the Law on administrative procedures to return the lawsuit petition and the attached documents to the plaintiff. If the complaint has not been settled after the time limit for settling the complaint is expired or the complaint has been settled but the plaintiff does not concur with the complaint settlement and files a petition to institute an an administrative lawsuit, the Court shall consider to accept the lawsuit for settlement under the general procedures.

3. The administrative decisions, administrative acts relating to many persons shall be distinguished as follows:

a) In case only one person that simultaneously files a petition to institute an administrative lawsuit at a competent Court and files a complaint with the person competent to settle complaints, the others neither files a petition to institute any administrative lawsuit nor files any complaint with the person competent to settle complaints, the settlement jurisdiction shall be executed similarly to that guided in clause 2 this Article;

b) In case many persons that simultaneously files a petition to institute administrative lawsuits at a competent Court and files complaints with the person competent to settle complaints and all of these persons unanimously select one of two agencies competent to settle (the Court or the person competent to settle complaints), the settlement jurisdiction shall be executed similarly to that guided in clause 2 this Article;

c) In case many persons that simultaneously files a petition to institute administrative lawsuits with the competent Court and files complaints with the person competent to settle complaints, one or some of whom select the Court to settle while the others select the person competent to settle complaints, or only one or a number of persons files a petition to institute administrative lawsuits with the competent Court, one or a number of persons only files complaints with the person competent to settle complaints, shall be distinguished as follows:

c.1) If the interests and duties of the plaintiffs and complainants are independent, the Court shall settle the plaintiffs’ case under Court’s jusrisdiction, the person competent to settle complaints shall settle the complainants’ case under authority of the person competent. By this means, the Court shall accept the request of the plaintiffs for settlement and notify the person competent to settle complaints that the Court has accepted the plaintiffs’ request for settlement;

c.2) If the interests and duties of the plaintiffs and complainants are not independent, the Court shall accept the case for settlement under general procedures, concurrently notify the person competent to settle complaints and request to transfer all complaint settlement dossiers to the Court (if any)

Article 6. Settling the case that the Court has accepted the administrative lawsuit for settlement and then find that it is another lawsuit or under the jurisdiction of other Courts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the lawsuit is found to be under the jurisdiction of other Courts before making the decision on bringing the case to a first-instance trial, the Judge assigned to settle administrative lawsuits shall base on clause 1 Article 32 of the Law on administrative procedures to delete lawsuits from the book of case acceptance and transfer the lawsuit file to competent Courts, concurrently notify the involved parties and the Procuracy at the same level.

3. If the lawsuit is found to be under the jurisdiction of other Courts after deciding to bring the case to first-instance trial, the Court must open of court hearings. At the trial, the trial panel shall employ clause 3 Article 139 of the Law on administrative procedures to make decisions on suspending the trial and transfer the lawsuit file to competent Court.

4. During the appellate trial, if finding that the lawsuit belongs to case guided in clause 1 and clause 2 this Article, the appellate court shall base on clause 3 Article 205 of the Law on administrative procedures to cancel the first-instance judgment, first-instance decision due to serious violation of procedures and transfer the lawsuit file to the Court competent to first-instance trials in order to settle the lawsuit for first-instance under the general procedures as prescribed by the procedures law regarding to that lawsuit.

5. During the cassation trial or reopening trial of administrative lawsuits, if finding that the lawsuit belongs to case guided clause 1 and clause 2 this Article, the Cassation Court or Reopening Court shall base on clause 3 Article 225 or clause 2 Article 237 of the Law on administrative procedures to cancel the legally effective judgment, decision due to serious violation of procedures and transfer the lawsuit file to the Court competent to settle the lawsuit for first-instance under the general procedures as prescribed by the procedures law regarding to that lawsuit.

Article 7. Consolidating or separating administrative lawsuits prescribed in Article 33 of the Law on administrative procedures

1. The Court may consolidate two or more administrative lawsuits separately accepted into a sole administrative lawsuit for settlement when be satisfied the following conditions:

a) The lawsuits which separately accepted have only one plaintiff for various administrative decisions or administrative acts that are closely related with mutual and committed or made by the same agencies, organizations or a competent person in the agency, organizations, or lawsuits separately accepted of which many plaintiffs for the same administrative decision or administrative act;

Example 1: Mr. Nguyen Van A institutes a lawsuit over the decision on land recovering and the decision on approving the compensation plan when recovering Mr. A’s land. Both decisions are issued by the People’s Committee of B district. The Court of B district has accepted them into two separate administrative lawsuits for settlement.

Example 2. The chairperson of the People’s Committee of H District issues a decision on sanctions against administrative violations of land management to Mr. Nguyen Van B and Ms. Tran Thi C. Both Mr. B and Ms. C have instituted administrative lawsuits that the Court has accepted as two separate lawsuits for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Court may separate an administrative lawsuit into many different administrative lawsuits if the litigated administrative decision relates to many plaintiffs and their interests, duties are mutual unrelated.

Example: People’s Committee of N district issues the decision on recovering the land from two households in X ward in which defining the particular area of land being recovered from each household. Both of household be recovered land have instituted lawsuits at the People’s Court of N district and the Court has accepted as an administrative lawsuit. In this case, the interests and duties of the two households are independent and mutual unrelated. Therefore, the Court may separate this lawsuit into two different administrative lawsuits.

Article 8. In case of refusing or replacing the procedure – conducting persons because being relatives of the involved parties, or there are clear grounds to believe that they may not be impartial while on duty prescribed in clause 1 and clause 8 Article 41 of the Law on administrative procedures

1. The relatives of the involved parties are persons having the following relationship with the involved parties:

a) Being the involved parties’ wife, husband, biological father, biological mother, adoptive father, adoptive mother, biological children or adopted children;

b) Being the involved parties’ paternal grandfather, paternal grandmother, maternal grandfather, maternal grandmother, siblings;

c) Being the involved parties’ blood uncle or aunt;

d) Being the grandchildren, nephews and nieces of the involved parties who being paternal grandfather, paternal grandmother, maternal grandfather, maternal grandmother, blood uncle or aunt.

2. Having clear grounds to believe that they may not be impartial while on duty means excepting for cases prescribed in clauses from clause 1 to clause 7 Article 41 of the Law on administrative procedures, in other cases (emotional relationship, relationship between parents of wife and parents of husband, work relationship, economic relationship…), there are clear grounds to believe that the Judges, the People’s Juror, the Procurator, or the Court secretary is not impartial while on duty. Example: The People’s Juror is the plaintiff’s twinning brother; the Judge is the son in law of the person with relevant interests and duty…

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Replacing the Judges, the People’s Jurors prescribed in Article 42 of the Law on administrative procedures

1. As prescribed in clause 2 Article 42 of the Law on administrative procedures, the Judge, the People’s Juror must refuse to conduct procedures, or must be replaced if they are relatives of other member in the trial panel. However, when there are two persons in the trial panel are relatives, only one of them is replaced or compelled to refuse. The determination of whether the Judge, the People’s Juror in the same Trial panel are mutual relatives are performed as guided in clause 1 Article 8 of this Resolution.

2. As prescribed in clause 3 Article 42 of the Law on administrative procedures, the Judge, the People’s Juror must refuse to conduct procedures or must be replaced if they have participated in the first-instance trial, appellate trial, cassation trial or reopening trial of the same case. “Participated in the first-instance trial, appellate trial, cassation trial or reopening trial of the same case” means that person has participated in settling the case and has issued the first-instance trial judgment, appellate trial judgment, cassation trial or reopening decision, decision on suspending the lawsuit settlement (except the member of the Judge council of the Supreme People’s Court, the Judge Committees of provincial Court allowed to participate in the trial many times in the same lawsuit under the cassation trial and reopening trial procedures).

Article 10. In case the defendant modifies or cancels the litigated decision prescribed in clause 3 Article 51 of the Law on administrative procedures

As prescribed in clause 3 Article 51 of the Law on administrative procedures, during the administrative lawsuit settlement, the defendant is entitled to modify or cancel the administrative decision, the disciplinary decision on dismissal, the decision on settling complaints and the decision on handling competitions cases, the voter list over which lawsuits are instituted. Therefore, if the defendant modifies or cancels the administrative decisions, the disciplinary decision on dismissal, the decision on seetling complaints and the decision on handling competitions cases, the voter list over which lawsuits are instituted during the administrative lawsuit settlement, the Court shall notify the plaintiff, the persons with relevant interests and duties that make independent claimsas and discern as follows:

1. If the plaintiff and the person with relevant interests that make independent claimsas withdraw the lawsuit petitions and requirements, the Court shall base on point b clause 1 Article 120 of the Law on administrative procedures to issue decisions on suspending the lawsuit settlement;

2. If the plaintiff and the person with relevant interests and duties that make independent claimsas do not withdraw the lawsuit petitions and requirements, the Court shall continue to settle the case under the general procedures. In this case, the Court must consider the legitimacy of the litigated decision, the decision on modifying or canceling the litigated decision to make lawful decisions for each particular case;

3. If the plaintiff withdraws the lawsuit petition but the person with relevant interests and duties that make independent claimsas does not with draw the requirements, the Court shall suspend the settlement regarding the plaintiff’s requirements, and continue settling regarding the independent requirements of the person with relevant interests and duties. In this case the person with relevant interests and duties becomes the plaintiff;

4. If the person with relevant interests that make independent claimsas withdraws the requirements but the plaintiff does not withdraw the lawsuit petition, the Court shall suspend the settlement regarding the requirements of the person with relevant interests and duties, and continue settling regarding the plaintiff’s requirements under the general procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The trial panel may issue decisions on escorting the witness to the Court when the following conditions are satisfied:

a) The witness has been legally summoned but does not present in Court without plausible reasons;

b) The absence of the witness in Court impedes the trial;

c) The escort of the witness to the Court may be done before arguing.

The decision on escorting witnesses must be promptly delivered to the police force of Judicial protection and support under the People’s Public Security competent to excecute as prescribed in the Circular No. 15/2003/TT-BCA (V19) of September 10, 2003 of the Ministry of Public Security “guiding the judicial support of the Judicial Support and Protection Police Force under the People’ Public Security”.

2. During the trial preparation and in court, the Judge or the trial panel shall request the witnesses to make commitments before the Court to exercise their rights and perform their obligations, unless the witness is minor person. The witness’ commitment includes the following contents:

a) The commitment to be explained clearly the witness’ rights and obligations by the Court;

b) The commitment to honestly testify before the Court.

c) The commitment to bear responsibilities before law for their testimonies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The witnesses are entitled to refuse to give testimonies if their testimonies are related to State’s secrets, occupational secrets, business secrets, privacy secrets, or the testimonies badly or adversely affect involved parties who are their relatives. In this case, the Judge must explain that if the refusal to give testimonies is unfounded, they must bear responsibilities as prescribed by law.

a) Relating to the State’s secret means relating to the issues (information, news, contents…) in legal documents of competent State agencies be regulated by laws at the categorized level of “Strictly Confidential”, “Top secret” or “Confidential”

b) Relating to occupational secrets, business secrets, privacy secrets means relating to the witnesses’ occupational secrets, business secrets, privacy secrets that protected by law;

c) Badly or adversely affecting involved parties in lawsuit who are their relatives is the case if the witnesses testify things they know, it shall badly affect the happiness, honor, dignity, reputation or other bad effects on the life, work, production, business of involved parties being the witnesses’ relatives.

The identification of the witnesses’ relatives are performed as guided in clause 1 Article 8 of this Resolution.

Chapter II

ON INSTITUTING LAWSUITS AND A NUMBER OF PROVISIONS ON FIRST-INSTANCE TRIAL PROCEDURES

Article 12. Statute of limitations for lawsuit institution prescribed in Article 104 of the Law on administrative procedures

1. As prescribed in point a clause 2 Article 104 of the Law on administrative procedures, the Statute of limitations for lawsuit institution of administrative decisions, administrative acts and disciplinary decisions on dismissal is one year from the day of receiving or knowing these decisions. Therefore, in order to determining the whether starting time of the Statute of limitations for lawsuit institution is the “date of receipt” or “date of knowledge”, it is required to base on the subject impacted directly of the administrative decisions, administrative acts, disciplinary decisions on dismissal and distinguished as following:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For individuals, agencies and organizations not being subjects be impacted directly by administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal, and not being subjects that receive the decisions and actually not receiving the decisions, the Statute of limitations for lawsuit institution shall start from the day they know these decisions. Example: In the case stated in point a clause 1 this Article, after being issued with the land use right certificate, Mr. N has built the surrounding wall for the land area of 150m2. Mr. Q being Mr. N’s neighbor assumed that Mr. N has built the wall over the Mr. Q’s land. On July 28, 2011, Mr. N showed Mr. Q his land use right certificate and Mr. Q found that part of the land that Mr. N has been issued with the land use right certificate is under the possession of Mr. Q. In this case, the Statute of limitations for lawsuit institution of the Decision No. 19/QD-UBND of February 10, 2011 of the People’s Committee of district B shall start from the day Mr. Q knew the Decision (July 28, 2011);

c) In case the acts of State administrative agencies and other agencies, organizations or competent persons in those agencies, organizations performing task, official duties as prescribed by law, the Statute of limitations for lawsuit institution starts from the day those administrative acts are committed (in case the individuals, agencies, organizations witnessed those administrative acts) or from the day of being notified of time point of committing those administrative acts (in case the individuals, agencies, organizations do not witness those administrative acts but are notified by competent agencies of the time point when such administrative acts are committed), or from the date of knowing about the administrative acts (in case the individuals, agencies, organizations do not witness those administrative acts and are not notified by competent agencies of the time point when such administrative acts are committed, but they knew about the acts through other means of information such as being retold by other persons);

Example 1: On July 10, 2011, the chairperson of the District People’s Committee mobilized the force and means to coerce dismantlement of the house illegally built of Mr. H and Mr. H witnessed that act, the Statute of limitations for lawsuit institution over the act of dismantlement of the house starts from the date of committing that act (July 10, 2011).

Example 2: In the example 1 in the point c, Mr. T has a house next to Mr. H’ house that was coerce dismantlement. During the enforcement, Mr. T was overseas for work. On July 15, 2011, Mr. T returned and saw his walls being cracked and knowing that Mr. H’s house was coerced dismantlement. If Mr. T file a petition for lawsuit over the administrative act of dismantlement of the illegally-built house that violate his lawful rights and interests, the Statute of limitations for lawsuit institution of Mr. T over the act of dismantlement of the house starts shall start from the day when Mr. T heard of the coercive dismantlement of Mr. H’s house (July 15, 2011).

d) In case the acts of State administrative agencies and other agencies, organizations or competent persons in those agencies, organizations not performing task, official duties as prescribed by law, the Statute of limitations for lawsuit institution shall start from the end of the prescribed time limit prescribed by law but the agencies, organizations or competent persons failed to be performed task, official duty.

Example: Mr. A being the enterprise founder has fully submit the business registration application as prescribed by law. After the time limit for issuing the Business registration certificate is expired, Mr. A had not received the Business registration certificate. The Statute of limitations for lawsuit institution shall start from the end of the time limit for issuing the Business registration certificate.

2. The time of force majeure or other objective hindrances not calculated in the Statute of limitations for lawsuit institution is the time of occurring one of the following events:

a) Force majeure or objective hindrances such as natural disasters, enemy-inflicted destruction, fighting demands, fighting services or by faults of State agencies that make the subjects entitled to institute lawsuit unable to lodge lawsuits within Statute of limitations for lawsuit institution;

b) There is no representative in case the plaintiffs are minors, have lost their civil act capacity or are restrained their civil act capacity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Amending, supplementing the lawsuit petitions prescribed in Article 105 of the Law on administrative procedures

1. When receiving or after receiving the lawsuit petitions that are deemed improper as prescribed in clause 1 Article 105 of the Law on administrative procedures, the cases shall be handle as follows:

a) In case the lawsuit petitions do not sufficiently include the contents prescribed in clause 1 Article 105 of the Law on administrative procedures, depending on the request for amendment and supplement of the lawsuit petitions, the Court shall request the plaintiffs to amend and supplement the lawsuit petitions within a time limit prescribed by the Court not exceeding 10 working days as from the day the plaintiffs receive the written request for the lawsuit petitions amendment and supplement from the Court;

b) In case subject matters of the lawsuit being wriiten in the petitions are decisions on handling complaints that not belong to the subject matters of administrative lawsuits as prescribed by the Law on administrative procedures and the guidance in Article 1 of this Resolution, the Court shall explain to the plaintiffs that the decisions on handling complaints do not belong to the subject matters of administrative lawsuits and request the plaintiffs to amend and supplement the lawsuit petitions regarding the subject matters of lawsuits within the time limit guided in point a this clause.

2. The request for lawsuit petition amendments and supplements must be made in writing and specify the issues that need to be amended and supplemented. This written request may be sent directly or via postal services to the plaintiffs and must be recorded in monitor book.

3. The time of amending and supplementing the lawsuit petitions is not included in the Statute of limitations for lawsuit institution. The date of lawsuit institution is still the date of filing petitions for lawsuits and shall be determined as guided in Article 13 of this Resolution.

4. After the plaintiff has amended and supplemented the lawsuit petition according to the Court’s request, the Court shall continue to accept the lawsuit for settlement under the general procedures prescribed in Article 111 of the Law on administrative procedures. If the time defined by Court expired, but the plaintiffs fail to amend and supplement the lawsuit petitions according to the Court’s request, the Court shall base on point h clause 1 Article 109 of the Law on administrative procedures to return the lawsuit petition and the attached documents, evidences.

Article 14. Determining the date of lawsuit institution prescribed in Article 106 of the Law on administrative procedures

1. If the plaintiff direct files the petition at the Court as prescribed in point a clause 1 Article 106 of the Law on administrative procedures, the date of lawsuit institution is the date of submitting the petition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If the Court receives the petition delivered via post while the Statute of limitations for lawsuit institution is unexpired, the date of lawsuit institution is the day the Court receives the petition delivered via post;

b) If the Court receives the petition delivered via post when the Statute of limitations for lawsuit institution has expired, the Court must verify the day the litigant send the petition at the post office as follows:

If the day the litigant sends the petition at the post office can be identified, the date of lawsuit institution is the day the litigant sends the petition at the post office;

If the day the litigant sends the petition at the post office can not be identified, the date of lawsuit institution is the date written in the lawsuit petition.

3. If there are both complaint and lawsuit petitions and the plaintiffs select agency competent to settle complaints for settlement, the date of lawsuit institution over the administrative decision that they lodged complaint against is the date of sending the first lawsuit petition. If the plaintiff only lodges a lawsuit over the decision on handling complaints with new contents, the date of lawsuit is the day they send the lawsuit petition over the decision on handling complaints. The date of lawsuit isnstitution in these cases shall be determined as guided in clause 1 and clause 2 this Article.

4. If the lawsuit is transferred to other courts as prescribed in clause 1 Article 32 and clause 3 Article 139 of the Law on administrative procedures and guided in Article 6 and Article 18 of this Resolution, the date of lawsuit institution is the date of sending the lawsuit petition to the Court that accepted incorrect jurisdiction and shall be determined as guided in clause 1, 2, and 3 this Article.

Article 15. Time limit for first-instance trial preparation prescribed in Article 117 of the Law on administrative procedures

1. The time limit for first-instance trial preparation is four months as from the date of the lawsuit acceptance regarding the case prescribed in point a clause 2 Article 104 of the Law on administrative procedures; two months as from the date of the lawsuit acceptance regarding the case prescribed in point b clause 2 Article 104 of the Law on administrative procedures. Only complicated lawsuits or there are objective hindrances, the time limit or trial preparation shall be within six months regarding the case prescribed in point a clause 1 Article 117 of the Law on administrative procedures and not exceed 03 months regarding the case prescribed in point b clause 1 Article 117 of the Law on administrative procedures as from the date of the lawsuit acceptance.

a) “Complicated lawsuits” are the lawsuits that include multiple litigants and relate to multiple domains; have many documents and inconsistent evidences that demand more time to study and synthesize the documents in the case file or refer to professional agencies or must perform complicated technical expert examination, the lawsuits of which the litigants are foreigners being abroad or Vietnam’s citizens residing, studying or working abroad…;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example: The People’s Court of M district, L province in the mountains has issued the decision on bringing the lawsuit to a trial and fixed the date of opening trial. However, two days prior the date of opening trial, it occurs flash flood. The residence of the People’s Court of M district is damaged. For remedying the consequences of flash flood, the People’s Court of M district is not able to carry out the court hearings within the prescribed time limit.

2. Within the time limit prescribed in clause 1 Article 117 of the Law on administrative procedures and guided in clause 1 this Article, the Judge assigned to preside over a trial must make one of the following decisions:

a) Bringing the lawsuit to trial;

b) Suspending the lawsuit settlement;

c) Terminating the lawsuit settlement;

3. If the decision on bringing the lawsuit to trial has been made but the trial is not carried out within 20 days as from the date of having that decision because of legitimate reasons, the time limit shall be added up to 10 days more.

 “Legitimate reasons” are events that objectively occur without anticipation such as: the procedure-conducting person named in the decision on bringing the lawsuit to trial is required to be replaced but the competent person is not able to appoint another for substitution; the complicated lawsuit that has been adjudicated many times in Courts at many levels thus there is no Judge available to adjudicate that lawsuit and it must be transferred to superior Courts or wait the Judges be seconded from other Courts… that make the Court unable to carry out the trial within the prescribed time limit.

4. If the decision on suspending the lawsuit settlement is made, the time limit for trial preparation shall end on the date of suspension. The time limit for trial preparation shall start again as from the day the Court continues to settle the lawsuit when the reasons for suspension no longer exist.

Article 16. Trial suspension prescribed in Article 126 of the Law on administrative procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) By debates and deliberation, the Trial panel finds that it is need consider more documents and evidence for settling the lawsuit;

b) For force majeure or objective hindrances that the trial cannot continue, example: the Judge or the People’s Juror is sick while carrying out the trial without any alternate Judge or Juror that has participated in the trial from the beginning to replace;

c) At the request of the plaintiff, the defendant or other procedure participants for suspending the trial and the Trial panel agrees to suspend the trial that not belonging to the case of delaying the trial prescribed in Article 136 of the Law on administrative procedures. Example: in court, the parties discuss and unanimously agree to suspend the trial so that the defendant can amend, supplement, replace or rescind the administrative decision, to terminate or rectify the litigated administrative act, or so that the plaintiff can consider withdrawing the lawsuit claims.

2. The trial suspension must be recorded to the trial minute and notified to the procedure participants.

Article 17. The Composition of first-instance trial panels in the special cases prescribed in clause 1 Article 128 of the Law on administrative procedures

In the following cases, the first-instance Trial panel may consist of two Judges and three People’s Jurors:

1. Lawsuits over administrative decisions, administrative acts of provincial-level People’s Committees, the Chairpersons of the provincial-level People’s Committees that are complicated or related to multiple subjects;

2. Lawsuits over decision on settlling complaints about decisions on handling competitions cases.

Article 18. Suspending first-instance trials, transferring the lawsuit to competent Courts prescribed in clause 3 Article 139 of the Law on administrative procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Applying other provisions of the Law on administrative procedures to settle lawsuits over voter lists prescribed in clause 1 Article 171 of the Law on administrative procedures

 “Other provisions of this Law” prescribed in clause 1 Article 171 of the Law on administrative procedures are the provisions outside Chapter XI of the Law on administrative procedures, but the application of such provisions is not contrary to the provisions in Chapter XI of the Law on administrative procedures except for the provision on trial suspension, sending lawsuit files to the Procuracy for studying before opening the trial and other provisions on appellate procedures.

Chapter III

PROVISIONS ON APPELLATE PROCEDURES

Article 20. Appealing under the appellate procedures prescribed in Article 174 of the Law on administrative procedures

1. The subject matters that the involved parties or their representatives have the right to appeal being appealed in order to request the immediate superior courts to conduct re-trial according to appellate procedures including: judgment, decision of the first-instance trial Court to suspend or terminate the lawsuit settlement.

2. Litigants being individuals with full capacity of administrative procedures may make the appeal petition by themselves. At the section “the full name and address of the appellant” in the appeal petition must be written surname, name, address of appellant. And litigants must sign or fingerprint at the final part of the appeal petition.

3. If the litigants guided in clause 2 this Article do not appeal by themselves, they may authorize their representative to do so. At the section “the full name and address of the appellant” in the appeal petition must be written surname, name, address of representative appeal under authorization, surname, name, address of litigants authorizing appealing and the written of authorization. And the representative under authorization must sign or fingerprint at the final part of the appeal petition.

4. Litigants being agencies, organizations are entitled to file appeal. The legal representatives of litigants being agencies, organizations may file appeals at own their initiative. At the section “the full name and address of the appellant” in the appeal petition must be written name and address of litigants being the agency, organization; the full name and position of the legal representative of the litigants being the agency, organization. And at the final part of the appeal petition, the representative must sign and seal up.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Legal representatives of may file appeals by themselves. At the section “the full name and address of the appellant” in the petition, the full name and address of the legal representatives, the full name and address of the litigants being minors or persons who have lost civil act capacity, have restricted civil act capacity must be written. And the appellant must sign or fingerprint at the final part of the appeal petition.

In case the legal representative of litigants authorizes another person to represent him/her for appeal, At the section “the full name and address of the appellant” in the petition, the full name and address of the authorized representative and the authorization written, the full name and address of the legal representatives of the litigants, the full name and address of the litigant being minors or persons who have lost civil act capacity, have restricted civil act capacity must be written. And the authorized representative must sign or fingerprint at the final part of the appeal petition.

6. The authorization guided in clause 3, 4 and 5 this Article must be made in notarized and authenticated writing, unless such authorization written is made in court witnessed by the Judges or the Court officer assigned by the Chief Judge. The authorization written must specify that the litigant has authorized the representative to lodge the appeal against the judgment, decision on trial suspension, termination of the first-instance trial Court.

Article 21. Modifying, supplementing appeals or protests prescribed in Article 188 of the Law on administrative procedures

1. The Court shall accept the Procuracy that has protested modifying, supplementing protests as follows:

a) When the time limit for making a protest prescribed in Article 183 of the Law on administrative procedures is not over, the Procuracy that has protested is entitled to modify or supplement protest without being limited by the initial protest range;

b) When the limit for making a protest prescribed in Article 183 of the Law on administrative procedures is over, before starting the trial or in court hearing, the person who has protested is entitled to modify, supplement the appeal but not exceeding the protested range within the time limit for making a protest.

2. The court shall accept the litigant has appealed modifying, supplementing the appeal as follows:

a) When the time limit for an appeal prescribed in Article 176 of the Law on administrative procedures is not over, the litigant who has appealed is entitled to modify, supplement appeals without being limited by the initial appeal range

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Determining the time limit for trial preparation when having decisions on suspending appellate trials prescribed in Article 191 of the Law on administrative procedures

In case there are decisions on suspending appellate trials of administrative lawsuits, the time limit for trial preparation shall end on the date of issuing the decision on suspension. The time limit for appellate trial shall start again on the day the appellate Court continues to conduct appellate trial when the reasons for suspension no longer exist.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23. Effects

This Resolution is passed by the Judge council of the Supreme People’s Court on July 01, 2011 and takes effect after 45 days as from its signing and supersedes the Resolution No. 04/2006/NQ-HDTP of August 04, 2006 of the Judge council of the Supreme People’s Court on guiding the implementation of a number of the Ordinance on procedures for the settlement of administrative lawsuits amended and supplemented under the Ordinances on amending, supplementing a number of Articles of the Ordinance on procedures for the settlement of administrative lawsuits of December 25, 1998 and April 05, 2006.

 

 

FOR THE JUDGE COUNCIL
THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT




Truong Hoa Binh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


93.854

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.153.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!