Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2024/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 16/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn về trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/5/2024 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Hướng dẫn về trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn

Theo đó, “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, Nghị quyết còn hướng dẫn trường hợp khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

- Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

- Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2024/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.

2. “Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;

b) Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;

c) Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.

3. Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.

5. Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.

6. Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:

a) Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

b) Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 3. Thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản bao gồm cả trường hợp vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản.

4. “Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 4. Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.

Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.

3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;

b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;

c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;

d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Điều 5. Hạn chế phân chia di sản của vợ, chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Hôn nhân và gia đình

Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Hôn nhân và gia đìnhĐiều 661 của Bộ luật Dân sự là trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu chia di sản này cho người thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất...

Ví dụ 1: Trước khi kết hôn, anh A mua được một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 35 m2. Sau đó anh A kết hôn với chị B và không nhập ngôi nhà này vào khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi sinh được một người con thì anh A chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của anh A. Chị B và con không có chỗ ở nào khác và cũng chưa có điều kiện để tạo lập chỗ ở khác. Ngôi nhà này lại không thể chia được bằng hiện vật. Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị B và con.

Ví dụ 2: Anh C và chị D kết hôn với nhau và mua được ngôi nhà có diện tích 35 m2. Sau khi sinh được một người con thì anh C chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh C yêu cầu chia di sản do anh C để lại là phần nhà của anh C trong ngôi nhà này. Chị D và con không có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngôi nhà này nếu chia bằng hiện vật thì không bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu của chị D và con; nếu buộc chị D phải thanh toán bằng tiền phần thừa kế mà bố mẹ anh C được hưởng thì chị D cũng không có khả năng. Trong trường hợp này, việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngôi nhà có diện tích 35 m2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D và con.

Điều 6. Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

a) Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

b) Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

c) Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

d) Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

đ) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

e) Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

g) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

2. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đìnhkhoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;

b) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;

c) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Điều 7. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.

2. Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

3. Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng.

4. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phát sinh kể từ thời điểm cha, mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 8. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên quy định tại Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” là bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý.

Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên.

2. “Hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sư phát triển toàn diện của con.

Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản.

3. “Phá tán tài sản của con” là mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con.

4. “Có lối sống đồi trụy” là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm.

5. “Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy.

6. Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định về việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cụ thể như sau:

a) Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;

b) Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong trường hợp cha, mẹ đã thực hiện được một phần hai thời hạn theo quyết định của Tòa án và trong thời hạn này, cha, mẹ không thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 9. Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án về hôn nhân và gia đình trong một số trường hợp

1. Vụ án về hôn nhân và gia đình có tranh chấp về bất động sản mà nơi cư trú, làm việc của bị đơn, nguyên đơn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự và nơi có bất động sản đang tranh chấp khác nhau thì thẩm quyền của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Trường hợp cha và mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chung đang sinh sống tại Việt Nam thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Điều 10. Giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ

Trong vụ án ly hôn, người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì Tòa án giải quyết như sau:

1. Trường hợp qua người thân thích của bị đơn có căn cứ xác định họ có liên hệ với người thân thích ở trong nước nhưng người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì được coi là cố tình giấu địa chỉ.

Trường hợp Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án tiếp tục giải quyết, xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

2. Sau khi xét xử, Tòa án gửi cho người thân thích của bị đơn bản sao bản án, quyết định để họ chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn và nơi người thân thích của bị đơn cư trú để đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Điều 11. Án phí trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình

1. Đương sự phải chịu án phí trong vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, trừ trường hợp tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

2. Trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định);

b) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 100% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 50% mức án phí quy định).

3. Trường hợp trước khi mở phiên tòa, các bên đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung mà Tòa án xét xử và ra bản án sơ thẩm thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); về quan hệ tài sản thì mức án phí mỗi bên phải chịu tương ứng với giá trị phần tài sản mà mỗi bên được chia theo quy định của pháp luật về án phí.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24 tháng 4 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn bổ sung kịp thời.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị thuộc TANDTC (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

THE COUNCIL OF JUDGES
SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/2024/NQ-HDTP

Hanoi, May 16, 2024

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR APPLICATION OF CERTAIN LEGAL REGULATIONS ON RESOLVING MARRIAGE AND FAMILY CASES

THE COUNCIL OF JUDGES OF SUPREME PEOPLE'S COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People's Court dated November 24, 2014;

Pursuant to the Law on Marriage and Family dated June 19, 2014;

Pursuant to the Civil Code dated November 24, 2015;

Pursuant to the Civil Procedure Code dated November 25, 2015;

Pursuant to Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016 of Standing Committee of the National Assembly on court fees and charges, exemption, reduction, management and use thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Upon receiving opinions from the Director of the Supreme People's Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scope

This Resolution guides the application of certain legal regulations on resolving marriage and family cases.

Article 2. The right to petition for divorce specified in Clause 3, Article 51 of the Law on Marriage and Family

1. “pregnant” as defined in Clause 3 of Article 51 of the Law on Marriage and Family refers to the period during which the wife carries a fetus and is determined by a competent medical facility, until the time of delivery or termination of pregnancy.

2. “has given birth” as defined in Clause 3 of Article 51 of the Law on Marriage and Family refers to any of the following circumstances:

a) The wife has given birth but has not raised the child for a period from the time of birth to the time the child is under 12 months old;

b) The wife has given birth but the child dies within 12 months of birth;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The husband may not petition the court for divorce within twelve (12) months following the wife's childbirth as guided at Points a and b, Clause 2 of this Article or the date of termination of pregnancy as guided at Point c, Clause 2 of this Article.

4. In case the wife is pregnant or has given birth, the husband shall not have the right to petition for divorce, regardless of whom the wife is pregnant or has given birth to.

5. In case the wife is raising a child under 12 months of age, the husband shall not have the right to petition for divorce, regardless of whether the child is a biological child or an adopted child.

6. In case of surrogacy for humanitarian purposes, the husband's right to petition for divorce is determined as follows:

a) The surrogate's husband does not have the right to petition for divorce when his wife is pregnant, has given birth, or is raising a child under 12 months old;

b) The intended mother’s husband does not have the right to petition for divorce when his wife is raising a child under 12 months old or when the surrogate mother is pregnant, has given birth, or is raising a child under 12 months old.

Article 3. Divorce by mutual consent stipulated in Article 55 of the Law on Marriage and Family

1. "both spouses request a divorce" specified in Article 55 of the Law on Marriage and Family is the case where both spouses sign a joint application for recognition of mutual consent divorce, child custody agreement, and property division upon divorce; or one spouse files a divorce petition, and the other spouse agrees to the divorce, child custody agreement, and property division upon divorce.

2. Any agreements between spouses regarding property division and child care, upbringing, and education must comply with all applicable laws and social ethics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “Child care, upbringing, and education” as specified in Article 55 of the Law on Marriage and Family refers to the care, upbringing, and education of minor children or adult children who are legally incapacitated, unable to work and do not have the property to support themselves.

Article 4. Divorce at the request of one spouse specified in Clause 1, Article 56 of the Law on Marriage and Family

1. "A spouse commits domestic violence acts" refers to a spouse engaging in any act as defined in Clause 1 of Article 3 of the Law on Prevention and Control of Domestic Violence.

2. "Seriously infringes upon spousal rights and obligations’ refers to a violation against the Law on Marriage and Family regarding the rights and obligations of spouses that seriously infringes upon the rights and legitimate interests of the other spouse.

For example: A spouse dissipates the family's property.

3. "seriously deteriorates the marriage and makes their common life no longer impossible and the marriage purposes unachievable" refers to one of the following cases:

a) Absence of marital affection, for example: Spouses do not love, respect, care for, or support each other; spouses live separately and neglect each other;

b) Spouses have an adulterous relationship;

c) Spouses insult each other, harm each other's honor, dignity, reputation, mental loss or cause injury or damage to each other's health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Restrictions on the division of marital property in the event of the death of one spouse or declaration of death by the Court as stipulated in Clause 3 of Article 66 of the Law on Marriage and Family

The division of the estate seriously affecting the life of the surviving spouse and the family outlined in Clause 3, Article 66 of the Law on Marriage and Family and Article 661 of the Civil Code is the case that the deceased leaves behind an estate, but if this property is divided among the heirs, the surviving spouse and family will face significant hardships in their daily lives, such as:  lack of housing, loss of the sole means of production, etc.

Example 1: Prior to the marriage, Mr. A acquired a 35 square meter single-story house. Subsequently, Mr. A married Ms. B and did not include the house in the couple's joint property.  After the birth of a child, Mr. A passed away without leaving a will. Mr. A's parents requested the division of the inherited property, which is Mr. A's house. Ms. B and the child have no other place to live and do not yet have the means to establish another residence. The house cannot be divided physically. In this case, the division of the inherited property, which is the house, would have a significant impact on the livelihood of Ms. B and the child.

Example 2: Mr. C and Ms. D married and purchased a 35 square meter house. After the birth of a child, Mr. C passed away without leaving a will.  Mr. C's parents requested the division of the inherited property left by Mr. C, which is Mr. C's share of the house. Ms. D and the child have no other place to live. Dividing the house physically would not ensure the minimum living conditions for Ms. D and the child. Additionally, Ms. D lacks the financial means to buy out the inheritance share of Mr. C's parents. In this case, the division of the inherited property, which is Mr. C's share of the 35 square meter house, would have a significant impact on the livelihood of Ms. D and the child.

Article 6. Settlement of child custody upon divorce specified in Article 81 of the Law on Marriage and Family

1. In considering "the children’s benefits in all aspects" prescribed in Clause 2, Article 81 of the Law on Marriage and Family, the following criteria must be objectively and comprehensively evaluated:

a) The conditions and capabilities of the parents in caring for, raising, and educating the child, including the ability to protect the child from abuse and exploitation;

b) The child's right to live with the custodial parent, and to maintain a relationship with the non-custodial parent;

c) The child's emotional bond and closeness to each parent;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Ensuring stability and minimizing disruptions to the child's living environment and education;

e) The child's desire to live with siblings (if any) to maintain emotional and psychological stability;

g) The child's preference to live with either parent.

2. Collecting opinions from minor children aged 7 years or older prescribed in Clause 2, Article 81 of the Law on Marriage and Family and Clause 3, Article 208 of the Civil Procedure Code must meet the following requirements:

a) Ensure a friendly and appropriate environment that aligns with the child's psychological development, age, and maturity level, allowing the child to express their opinion freely and fully;

b) Do not seek the child's opinion in the presence of the parents to avoid causing psychological pressure on the child;

c) Do not coerce, cause pressure or stress on the child.

3. "The mother cannot afford to directly look after, care for, raise and educate the child" as specified in Clause 3, Article 81 of the Law on Marriage and Family refers to situations where the mother falls under one of the following circumstances:

a) The mother suffers from a serious illness or other severe illness that renders her unable to care for herself or directly care for, raise, and educate the child;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The mother has a monthly income lower than half the minimum regional wage in the place where the mother resides and does not have any other assets to care for, raise, and educate the child;

c) The mother does not have the minimum time required to directly care for, raise, and educate the child.

4. In cases where the father's conditions for caring for, raising, and educating the child are not better than the mother's as specified in Clause 3 of this Article, the Court shall decide to entrust the child to the mother's direct custody.

Article 7. Child support obligations specified in Clause 2, Article 82 of the Law on Marriage and Family

1. If the custodial parent does not request child support from the non-custodial parent, the Court shall inform them that such a request is essential to safeguard the child's legitimate rights and interests. If the court determines that the custodial parent has the financial capacity and resources to provide for the child's needs, and their decision to forego child support is voluntary, the Court shall not compel the non-custodial parent to pay child support.

2. Child support shall cover all expenses for the child's upbringing and education, as agreed upon by both parents. If the parents cannot agree, the Court will determine the child support amount based on the paying parent's income, ability to pay child support, and the child's essential needs. The court-determined child support amount cannot be less than half of the minimum regional wage in the paying parent's place of residence, per month, for each child.

3. If the parties cannot agree on the method of child support payment, the Court shall determine the method as either monthly payments or another method that is appropriate for the child's needs and interests, as well as the financial circumstances of the parent obligated to pay child support.

4. The obligation of parents to provide child support for their minor children or adult children who are legally incapacitated, unable to work and do not have the property to support themselves arises from the time the parents no longer live together with the children or live together with the children but violate their obligation to support the child, except where the parties have agreed otherwise.

Article 8. Restrictions on parents’ rights toward their minor children specified in Article 85 of the Law on Marriage and Family

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For example: A parent has been sentenced by a court with a legally effective sentence to “Deliberate infliction of bodily harm” under Article 134 of the Criminal Code against a minor child.

2. “Commits acts of seriously breaching the obligations to look after, care for, raise and educate the child” means the failure to fulfill or the improper and incomplete fulfillment of the obligation to look after, care for, raise and educate the child, causing serious harm to the child's legitimate rights and interests or impairing the child's overall development.

For example: A parent abandons a minor child to fend for themselves or has no financial capacities to support themselves, leading the child to commit theft.

3. “disperses property of the child” means buying, selling, gifting, destroying or other acts that damage the child's property without for the benefit of the child.

4. “leads a depraved life” means a vile, evil, corrupt lifestyle that is contrary to the good customs and traditions of the nation.

For example: A parent engages in prostitution.

5. “incites or forces the child to act against law or social ethics” means the act of inciting, seducing, promoting, or forcing the child by words, gestures, or any means, leading the child to commit illegal and immoral acts.

For example: instigation, coercion leading to the child dropping out of school, theft, fraud, illegal transportation of drugs.

6. The Court may, on its own initiative or at the request of an individual, agency, or organization, issue a decision to restrict the rights of parents in relation to a minor child, in specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Prohibit a parent from managing their minor child's property if the parent has engaged in any acts outlined in Clause 3 of this Article;

c) Prohibit a parent from legally representing their minor child if the parent has engaged in any acts outlined in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

7. The Court may shorten the period of restriction of parental rights in relation to a minor child if the parent has completed at least half of the restriction period as determined by the Court and during the restriction period, the parent has not engaged in any of the acts specified in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article.

Article 9. Determination of jurisdiction for resolving marriage and family cases in some cases

1. A marriage and family case involving real estate dispute in which the defendant and plaintiff's place of residence or work specified in Points a and b, Clause 1, Article 39 of the Civil Procedure Code differs from the location of the disputed real estate, the jurisdiction of the Court shall be determined in accordance with points a and b of Clause 1 of Article 39 of the Civil Procedure Code.  

2. In case where overseas Vietnamese parents file a lawsuit regarding the modification of child custody after divorce, and the shared child is currently residing in Vietnam, the jurisdiction for resolving the case shall belong to the Vietnamese Court in accordance with Clause d of Point 1 of Article 469 of the Civil Procedure Code.

Article 10. Resolution of divorce cases involving defendants who are overseas Vietnamese with unknown addresses

In divorce cases where a Vietnamese citizen residing in Vietnam seeks a divorce from an overseas Vietnamese and can only provide the defendant's last known address in Vietnam but cannot provide the defendant's address abroad, the Court shall proceed as follows:

1. If there is a basis to determine that the defendant has contacted with their relatives in Vietnam, but these relatives do not provide the defendant's address to the Court or fail to comply with the Court's request to inform the defendant, such actions shall be considered intentional concealment of the defendant's address.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. After the trial, the Court shall send a copy of the judgment and decision to the defendant's relatives for them to forward to the defendant. The Court shall also publicly post a copy of the judgment and decision at the headquarters of the People's Committee of the commune where the defendant last resided and where the defendant's relatives reside, so that the parties may exercise their right to appeal in accordance with the law of civil procedure.

Article 11. Court fees in resolving marriage and family cases

1. The litigants must bear court fees in disputes involving the determination of paternity or maternity in accordance with Article 26 of "Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016 of Standing Committee of the National Assembly on court fees and charges, exemption, reduction, management and use thereof, except for disputes involving the determination of paternity or maternity for minor children or adult children who are legally incapacitated persons.

2. In a divorce case where the parties agree to divorce according to the provisions of the law on marriage and family, it is necessary to distinguish as follows:

a) If the parties agree to divorce before the first instance hearing, they shall bear 50% of the prescribed court fees (each party shall bear 25% of the prescribed court fee);

b) If the parties agree to divorce at the first instance hearing, they shall bear 100% of the prescribed court fees (each party shall bear 50% of the prescribed court fee).

3. In cases where the parties voluntarily agree to divorce before the first instance hearing but fail to reach an agreement on child custody and property division, and the Court conducts a trial and issues a first instance judgment, the parties shall bear 50% of the prescribed court fees for the divorce request (each party shall bear 25% of the prescribed court fee); regarding property relations, the court fee each party shall bear shall correspond to the value of the property portion they are entitled to as per the law on court fees.

Article 12. Entry into force

1. This Resolution is passed by the Council of Judges of the Supreme People's Court on April 24, 2024 and comes into force as of July 1, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 



ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/05/2024 hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.248

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.155.130
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!