Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo

Số hiệu: 76/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bảo vệ tính mạng cho người tham gia tố cáo

Các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm bảo mật thông tin của người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tố cáo, nếu việc tố cáo này có thể gây bất lợi cho người tố cáo.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, được ban hành ngày 03/10/2012 vừa qua.

Khi có căn cứ việc tố cáo có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản… của người tố cáo và người thân của họ, thì người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan công an tại nơi sinh sống, làm việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mình. Trong hoàn cảnh nguy cấp khi phát hiện người đang được bảo vệ bị các hành vi nguy hại xâm phạm thì có quyền di chuyển chỗ ở, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại…

Trường hợp người tố cáo hoặc người thân của họ là cán bộ, công chức, viên chức, họ cũng có quyền yêu cầu được bảo vệ nếu có căn cứ chứng minh mình bị trù dập, phân biệt đối xử. Khi nguy cấp cũng có thể được thuyên chuyển công tác, và người có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý nhanh chóng, kịp thời đối tượng có hành vi đe dọa, trả thù người tố cáo.

Nghị định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2012 và thay thế quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 76/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỐ CÁO

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật thi đua khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết các điều sau đây của Luật tố cáo:

1. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 về trường hợp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung.

2. Khoản 3 Điều 30 về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

3. Điều 40 về bảo vệ người tố cáo.

4. Điều 45 về chế độ khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.

2. Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người thân thích của người tố cáo gồm: Vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người tố cáo.

2. Người có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo, cơ quan công an các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.

Chương 2.

TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO; CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO

MỤC 1. CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY TỐ CÁO

Điều 4. Số lượng người đại diện

1. Khi nhiều người cùng tố cáo thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Người đại diện phải là người tố cáo.

2. Việc cử người đại diện được thực hiện như sau:

a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;

b) Trường hợp có từ 10 người trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng tối đa không quá 05 người.

Điều 5. Văn bản cử người đại diện

1. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì phải cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Việc cử đại diện để trình bày tố cáo được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 của Luật tố cáo, Điều 4 của Nghị định này và được thể hiện bằng văn bản.

2. Văn bản cử người đại diện tố cáo phải có những nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Họ tên và địa chỉ của người đại diện;

c) Nội dung được đại diện;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo;

đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.

MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHỐI HỢP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn

1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm:

a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người tố cáo để nghe trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp tố cáo phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp đại diện của những người tố cáo để nghe trình bày nội dung tố cáo;

b) Chỉ đạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật tố cáo thuộc thẩm quyền; nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng bảo đảm trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.

Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền; đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nơi tiếp công dân của cấp huyện, người phụ trách tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Khi cần thiết, người phụ trách tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện của những người tố cáo; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.

3. Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo. Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện người tố cáo.

4. Trưởng công an cấp xã quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung vụ việc; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.

Thủ trưởng cơ quan thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền; đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.

Khi cần thiết, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện của những người tố cáo; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.

3. Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trực tiếp hoặc cử nguời có trách nhiệm tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo. Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.

4. Trưởng công an cấp xã, cấp huyện quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trưởng công an cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương

1. Khi nhiều người cùng cố cáo tập trung tại cơ quan Trung ương, Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.

Thủ trưởng cơ quan thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền; đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm:

a) Cử cán bộ hoặc chủ trì, phối hợp với người đại diện thường trực của cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở để tiếp công dân;

b) Khi xét thấy cần thiết, đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo;

d) Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo có trách nhiệm:

a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người tố cáo;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc tố cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật;

d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.

4. Thủ trưởng cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

5. Trưởng công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo vệ cơ quan, cán bộ tiếp công dân và đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Bộ Công an có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo khi được yêu cầu.

MỤC 3. CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO

Điều 11. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

2. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật tố cáo và được thực hiện như sau:

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;

b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử.

Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

3. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức được quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều này.

Chương 3.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO

MỤC 1. BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 12. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo

1. Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.

2. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.

Điều 13. Trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

MỤC 2. BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN, DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN KHÁC CỦA NGƯỜI TỐ CÁO VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 14. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo

1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ của người tố cáo phải bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.

2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ) thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.

3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau:

a) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết;

b) Tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn.

4. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi xâm hại;

b) Trường hợp xác định việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ có nguy cơ tái diễn thì ra quyết định bảo vệ và xây dựng kế hoạch bảo vệ. Kế hoạch bảo vệ phải có các nội dung: Người được bảo vệ; biện pháp bảo vệ; thời hạn bảo vệ; lực lượng bảo vệ; trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan và kinh phí bảo vệ.

5. Căn cứ vào tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, cơ quan ra quyết định bảo vệ xem xét, áp dụng các biện pháp được quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:

a) Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời hạn nhất định;

b) Di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ;

c) Xử lý hành chính hoặc kiến nghị xử lý hình sự đối với hành vi tấn công, xâm hại hoặc đe dọa tấn công, xâm hại;

d) Áp dụng các biện pháp hành chính khác nhằm ngăn chặn hành vi tấn công, xâm hại hoặc đe dọa tấn công xâm hại người được bảo vệ;

đ) Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi có sự đồng ý của người được bảo vệ và hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại là đặc biệt nguy hiểm có liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 15. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo

1. Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.

2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.

3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ sau đây:

a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo

1. Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:

a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;

c) Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.

MỤC 3. BẢO VỆ VỊ TRÍ CÔNG TÁC, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 17. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức

1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.

2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định tại Khoản 4 Điều 37 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:

a) Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Điều 18. Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức

1. Người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.

2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, người có thẩm quyền bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp thấy yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền bảo vệ phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ sau đây:

a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

b) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

KHEN THƯỞNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH TRONG VIỆC TỐ CÁO

Điều 19. Nguyên tắc khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo

Việc khen thưởng phải chính xác, công bằng, kịp thời, bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Việc xét khen thưởng chỉ thực hiện một lần đối với một thành tích của mỗi đối tượng.

Điều 20. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương Dũng cảm.

2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương).

4. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị khác có thẩm quyền.

Điều 21. Tiêu chuẩn khen thưởng

1. Huân chương Dũng cảm để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã đũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên;

b) Hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đẻ tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;

b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

3. Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;

b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

4. Giấy khen để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trở lên công nhận; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vị đơn vị cấp cơ sở trở lên.

Điều 22. Đề nghị khen thưởng

1. Sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo theo quy định tại Nghị định này.

2. Người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình. Trường hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.

Điều 23. Hồ sơ, thủ tục khen thưởng

1. Việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Người có thẩm quyền đề nghị khen thưởng ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.

2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

a) Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo;

b) Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưởng;

c) Đề nghị khen thưởng của người tố cáo (nếu có).

Điều 24. Quỹ khen thưởng và mức thưởng

1. Nguồn kinh phí khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được trích từ quỹ khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ quy định cụ thể về việc lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo.

2. Cá nhân có thành tích trong việc tố cáo ngoài việc được khen thưởng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen theo quy định tại Nghị định này còn được kèm theo một khoản tiền thưởng. Mức thưởng dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Đối với cá nhân có thành tích trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2012 và thay thế các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KNTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.76/2012/ND-CP

Hanoi, October 03, 2012

 

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON DENUNCIATIONS

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law On Denunciations dated November 11, 2011;

Pursuant to the Law On Emulation and Commendation dated November 26, 2003;

At the request of the Inspector General of Government;

The Government issues the Decree detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Denunciation,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

This Decree details the following Articles of the Law on Denunciations:

1. Clause 2 and Clause 3, Article 19 of the cases many people denounce the same content.

2. Clause 3 of Article 30 of the publication to conclude the content of denunciations, the decision on handling the violations of denunciation.

3. Article 40 on the protection of denunciators.

4. Article 45 of the regime of reward for people who have achievements in the denunciation.

Article 2. Application subjects

1. This Decree applies to Vietnamese citizens, foreign individuals in Vietnam in the denunciation; agencies, organizations and individuals having acts of denunciation; agencies, organizations and individuals that are competent to settle denunciation and other agencies, organizations and individuals involved in the settlement of denunciations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Relatives of the denunciators, including: spouses, natural father, mother, adoptive father, mother, mother in law or father in law, natural or adoptive children, natural younger or older brothers, sisters of the denunciators.

2. Persons who are competent to protect the denunciators, including: The agencies that are competent to receive, settle denunciations, the Public Security force at all levels and other agencies, organizations and individuals involved in the application of measures to protect the denunciators, relatives of the denunciators.

Chapter 2.

IN CASE OF MANY PEOPLE TOGETHER PRONOUNCE; PUBLICATION TO MAKE CONCLUSIONS ON CONTENT OF DENUNCIATIONS, DECISION ON HANLING THE VIOLATIONS OF PRONUNCIATIONS

SECTION 1. APPOINTMENT OF REPRESENTATIVES TO PRESENT DENUNCIATIONS

Article 4. The number of representatives

1. While many people denounce together in the same content, they must appoint a representative to present the denunciations. The representative must be the denunciator.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In case of having 5 to 10 denunciators, then appoint one or two representatives;

b) In case of having 10 or more denunciators, then may appoint additional representatives, but not more than 5 people.

Article 5. Documents for appointing the representatives

1. In case many people together denounce in writing, in the written denunciation, it must be stated clearly full name and address of the representative. In case many people come together to denounce directly, it must appoint a representative to present the denunciation.

The appointment of representatives to present denunciations shall comply with the provisions of Clause 2 and Clause 3 of Article 19 of the Law on Denunciations, Article 4 of this Decree and is expressed in writing.

2. Document appointing a representative for the denunciation must contain the following contents:

a) Day, month, year;

b) Full name and address of the representative;

c) The contents of representation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Other related contents (if any).

3. The representative shall be responsible before the law for the legality of the representation and document appointing representative.

SECTION 2. RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE COORDINATION OF SETTLEMENT FOR THE CASES MANY PEOPLE TOGETHER DENOUNCE

Article 6. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together denounce the same content in communes, wards and townships

1. When many people denounce together and gather in the communes, wards and townships, Chairmen of the People's Committees of communes, wards and townships (referred to as the commune-level People's Committee chairmen) shall:

a) Assign officials to receive representatives of the denunciators for hearing the presentation on the denunciation content; explain and guide the people to exercise their right to denounce as prescribed by law.

In the complex cases, the commune-level People's Committee chairmen directly receive or preside over and coordinate with the Fatherland Front, concerned socio-political organizations to receive the representative of the denunciators for hearing the presentation on the denunciation content;

b) Direct the commune-level public security force to maintain public order where the denunciators gather.

2. Commune-level People's Committee chairmen assume for settlement in accordance with the law on denunciations under their jurisdiction; if the denunciations are not under the their jurisdiction, then guide the denunciators to come to the competent agencies, organizations and individuals for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Responsibilities of the agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together denounce in rural, urban districts, towns and provincial cities

1. When many people denounce together and gather in the agencies of in rural, urban districts, towns and provincial cities (collectively as district level), the heads of the agencies shall appoint officials to receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content; explain and guide the people to exercise their right to denounce as prescribed by law. In the complex cases, the heads of the agencies shall directly receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content.

The heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions for the denunciations falling under their jurisdiction; if the denunciations do not fall under their jurisdiction, then guide the denunciators to go to the competent agencies, organizations and individuals for settlement.

2. When many people denounce together and gather in the district-level People's Committees or place where citizens are received in district-level, persons who are in charge of receiving citizens are responsible for staffing and hearing representatives of the denunciators to present denunciation content; explain and guide the people to exercise their right to denounce as prescribed by law.

When necessary, persons who are in charge of receiving citizens directly receive representatives of the denunciators; request the chairmen of the commune-level People's Committees where the denunciations occurred and the concerned agencies and organizations to provide for information and documents  and appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the denunciations.

3. In the complex cases, the People's Committee chairmen of rural, urban districts, towns and provincial cities (referred to as district-level People's Committee chairmen) directly receive or appoint the responsible persons to receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content. When necessary, request the chairmen of the commune-level People's Committees where the denunciations occurred and the concerned agencies and organizations to provide for information and documents and appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the denunciations.

4. The commune-level People's Public Security force chiefs managing their respective areas where the denunciators gather are responsible for maintaining public order; handling the violations according to law provisions.

District-level Public Security force chiefs are responsible for monitoring, understanding the situation of denunciations to advise the competent authorities to handle situations arising in the process of denunciation settlement; taking the measures to ensure public order; handling violations according to law provisions.

Article 8. Responsibilities of the agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together denounce in the provinces, cities directly under the Central Government

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions for the denunciations falling under their jurisdiction; if the denunciations do not fall under their jurisdiction, then guide the denunciators to go to the competent agencies, organizations and individuals for settlement.

2. When many people denounce together and gather in the provincial-level People's Committees or place where citizens are received in provincial-level, persons who are in charge of citizens receiving offices are responsible for staffing and hearing representatives of the denunciators to present denunciation content.

When necessary, persons who are in charge of citizens receiving offices directly receive representatives of the denunciators; request the chairmen of the commune-level, district-level People's Committees where the denunciations occurred and the concerned agencies and organizations to provide for information and documents  and appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the denunciations.

3. In the complex cases, the People's Committee chairmen of provinces, cities directly under the Central Government (referred to as provincial-level People's Committee chairmen) directly receive or appoint the responsible persons to receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content. When necessary, request the chairmen of the commune-level, district-level People's Committees where the denunciations occurred and the concerned agencies and organizations to provide for information and documents and appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the denunciations.

4. The commune-level, district-level People's Public Security force chiefs managing their respective areas where the denunciators gather are responsible for maintaining public order; handling the violations according to law provisions.

Provincial -level Public Security force chiefs are responsible for monitoring, understanding the situation of denunciations to advise the competent authorities to handle situations arising in the process of denunciation settlement; taking the measures to ensure public order; handling violations according to law provisions.

Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together denounce to the central agencies

1. When many people denounce together and gather in the central agencies, the heads of the agencies shall appoint officials to receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content; explain and guide the people to exercise their right to denounce as prescribed by law. In the complex cases, the heads of the agencies shall directly receive and hear the representatives of the denunciators to present the denunciation content.

The heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions for the denunciations falling under their jurisdiction; if the denunciations do not fall under their jurisdiction, then guide the denunciators to go to the competent agencies, organizations and individuals for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appoint officials or preside over, coordinate with the standing representatives of the agencies participating in receiving citizens at the citizens receiving office;

b) When deemed necessary, request the provincial-level, district-level People's Committee leaders where the denunciations occurred to participate or appoint the responsible persons to join in reception of representatives of the denunciators;

c) Require the concerned agencies and organizations to provide for information and documents; participate in reception of representatives of the denunciators;

d) Coordinate with the provincial-level People's Committee chairmen to persuade citizens to return to their localities.

3. Chairmen of the provincial, district-level People's Committees where the denunciations occurred are responsible for:

a) Directly receiving or appointing the responsible persons for coordinating with the persons who are in charge of the citizens receiving office of the Party Central Committee and the State and the relevant authorities of the central government to receive representatives of the denunciators;

b) Providing for information and documents on the denunciations at the request of the competent authority;

c) Settling the denunciations under their jurisdiction or directing the state agencies under the right of management, settlement of denunciations in accordance with the law provisions;

d) Persuading and convincing, taking measures for citizens to return to their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Commune, district, provincial-level Public Security force chiefs managing their respective areas where the denunciators gather are responsible for protecting agencies, officials receiving citizens and maintaining public order; handling the violations according to law provisions.

6. Ministry of Public Security is responsible for monitoring, understanding the situation of denunciations to advise the competent authorities to handle situations arising in the process of denunciation settlement; taking the measures to ensure public order; handling violations according to law provisions.

Article 10. Responsibilities of the General Inspector of Government, the Minister of Public Security, Chairman of the Hanoi People's Committee and Chairman of People's Committee of Ho Chi Minh city

1. Within the scope of their functions, duties and powers, the General Inspector of Government, the Minister of Public Security are responsible for the implementation, guidance, inspection and urging of the ministries, branches, localities, Public Security force, inspection agencies at all levels in handling the case that many people denounce together.

2. Chairman of the Hanoi People's Committee, Chairman of People's Committee of Ho Chi Minh City are responsible for support, coordination with the General Inspector of Government, the Minister of Public Security, citizens receiving offices of Party Central Committee and the State in Hanoi and Ho Chi Minh and the concerned ministries, branches in the handling of the cases that many people denounce together as required.

SECTION 3.PUBLICATION ON CONCLUSION OF THE DENUNCIATION CONTENT; DECISION ON HANDLING THE VIOLATIONS TO BE DENOUNCED

Article 11. Publication on conclusion of the denunciation content; decision on handling the violations to be denounced

1. Within 10 days from the date of conclusion of the denunciations, decision on handling the violations to be denounced, those who are competent to settle the denunciations are responsible for publication of conclusion of the denunciation content; decision on handling the violations to be denounced.

2. For the denunciations toward violations of law of officials and public servants, public employees in performing the task, the public task, the publication on conclusion of the denunciation content; decision on handling the violations to be denounced shall comply one of the forms specified in Clause 1, Article 30 of the Law on Denunciation and is done as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Post at the working office or the citizens receiving office of the agencies, organizations settling denunciation, deciding on handling the violations of denunciation within 15 days from the date of posting;

c) Inform on the mass media including: radio, television, print press, electronic press. Persons who are competent to settle denunciation can select one of the forms of notification on radio, television, print press, electronic press to make the publication. In case the agency of person who is competent to settle denunciation has e-portal or electronic information page, it must be publicized on e-portal or electronic information page.

The number of times publicized on the radio: at least 02 times; television: at least 02 times; print press: at least 02 times; time to publish in the e-press, on the electronic portal or on electronic information page of the agency settling denunciations is at least 15 days from the date of notification

3. For the denunciation of the violations of the law on state management in the fields, the publication on the conclusion of the denunciations content, decision on handling the violations to be denounced by one of the forms specified at Point b, c, Clause 2 of this Article.

Chapter 3.

THE MEASURES TO PROTECT THE DENUNCIATORS AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS THAT ARE COMPETENT IN THE PROTECTION OF THE DENUNCIATORS

SECTION 1. PROTECTION OF CONFIDENTIALITY OF INFORMATION OF THE DENUNCIATORS

Article 12. Protection of confidentiality of information of the denunciators during the reception, assumption and settlement of denunciation

1. Upon receipt of the denunciation, assumption for the denunciation settlement, the competent agencies, organizations, and individuals must study and determine the content of the case, information if disclosure is made would be detrimental to the denunciators to apply appropriate measures to keep the information in confidentiality for the denunciators. When necessary, it can be omitted name, address, autographs and other personal information of the denunciator out of the written denunciation and the documents, vouchers accompanied, and store and manage information on the denunciators by the regime of confidential information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case of finding non-competent persons having acts of collecting information of the denunciators, the person who settle denunciations shall take the measures within their competence or proposal of persons who are competent to apply measures to prevent or handle violators.

Article 13. Responsibility to protect confidential information of the denunciators of the concerned agencies, organizations and individuals

Agencies, organizations and individuals involved in the provision of information and documents, coordination with denunciation settlement, enforcement of the decision on handling the violations of law shall apply the appropriate, necessary measures to protect confidential information for the denunciators.

SECTION 2. PROTECTION OF LIFE, HEALTH, PROPERTY, HONOR, DIGNITY, PRESTIGE AND OTHER PERSON RIGHTS OF THE DENUNCIATORS AND THEIR RELATIVES

Article 14. Protection of life, health of the denunciators and their relatives

1. When there is evidence that the denunciations may cause harm to the lives and health of the denunciators or their relatives, the denunciators have the right to require the persons who are competent to settle denunciations, the public security force where the denunciators or their relatives reside, work, study or the competent agencies, organizations and individuals to apply the measure of protection. Protection requirements of the denunciators must be in writing. In case of emergency, the denunciators may request directly orally or through other media, but then must be made in writing.

2. In the process of denunciation settlement if there is evidence of the risk of causing damage to the lives and health of the denunciators or their relatives (referred to as the protected persons), the persons who are competent to settle denunciations shall direct or coordinate with the public security force where the denunciators or their relatives reside, work, study or the competent agencies, organizations and individuals to apply the measure of protection and inform the protected persons thereof.

3. In case of determining the ongoing infringement to the protected person or the immediate risk, depending on the nature and severity of the act of infringement, the persons who are competent to settle denunciations must direct or coordinate with the public security force where the protected person resides, works, studies or other competent agencies, organizations, individuals to immediately apply the following protection measures:

a) Arrange forces, means and tools to protect the safety for the protected person in the necessary place;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. When stopped the act of infringement to the life and health of the protected person, as the case by case, the persons who are competent to settle denunciations direct, and coordinate with the public security force where the protected person resides, works, studies or other competent agencies, organizations, individuals to apply the following measures:

a) Handle according to competence or propose competent persons to handle the act of infringement;

b) In case of determining the infringement to the life and health of the protected person may re-happen, make a decision to protect and set up the protection plans. Protection plan must contain: protected person; protection method; term of protection; guard force; responsibility, forms of, content of coordination between related agencies, organizations and protection funding.

5. Based on the nature, extent and ability to occur in practice of the act of infringement to the life, health of the protected person, agency making a decision to protect shall consider and apply the measures provided for in Clause 3 of Article 39 of the Law on Denunciations and the following measures:

a) Limit the scope of travel and communication relations, visit and meeting, work, study of the protected person in a certain period of time;

b) Remove and keep secret the place to live, work, study of the protected person;

c) Handle administratively or propose for criminal liability for the acts of attack, harm or threat to attack, infringe;

d) Apply other administrative measures to prevent the acts of attack, harm or threat to attack, infringe the protected person;

đ) Change whereabouts, background, personal characteristics, the identity of the protected person. This measure applies only when there is consent of the protected person and the act of infringement or threat of infringement is dangerous especially related to transnational organized crime, drug-related crime or other particularly serious crime under criminal law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When there is evidence that the denunciations may cause harm to the assets of the denunciators or of their relatives, the denunciators have the right to require the persons who are competent to settle denunciations, the public security force where their assets locate or other competent agencies, organizations and individuals to apply the measure of protection. Protection requirements of the denunciators must be in writing.

2. In the process of denunciation settlement if it deems to have the risk of causing damage to the protected person's assets, persons who are competent to settle denunciations shall apply under its competence or propose competent persons to apply the measure of protection and inform the protected persons thereof.

3. In case of determining the ongoing infringement of assets or the immediate risk, depending on the nature and severity of the act of infringement, the persons who are competent to settle denunciations must direct or coordinate with the public security force where the assets locate or other competent agencies, organizations and individuals to apply the measure of protection. When the act of infringement is stopped, persons who are competent to settle denunciations under their competence direct or coordinate with the public security force where the assets locate or other competent agencies, organizations and individuals to apply the following measures of protection:

a) Ask those who commit acts of infringement to the assets of the protected person to terminate the violation;

b) Handle according to competence or propose the competent persons to handle the violations according to law provisions.

Article 16. Protection of prestige, honor, dignity and other personal rights of the denunciators, their relatives

1. When there is evidence that the denunciations may cause harm to prestige, honor, dignity or other personal rights of the denunciators or of their relatives, the denunciators have the right to require the persons who are competent to settle denunciations, the public security force where they reside, work or study or other competent agencies, organizations and individuals to apply the measure of protection. Protection requirements of the denunciators must be in writing.

2. Based on the nature and severity of the violations, the persons who are competent to protect apply the following protection measures:

a) Request the infringer to terminate the violations and forced apology, correction to the public;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Request the concerned agencies, organizations and units concerned to restore the honor and prestige, dignity and personal rights of the protected person infringed.

SECTION 3. PROTECTION OF WORK LOCATION, JOBS OF THE DENUNCIATORS, THEIR RELATIVES

Article 17. Protection of work location, jobs of the denunciators, their relatives as officials and public servants, public employees

1. When there is evidence that the denunciations were victimized, discriminated, transferred job by the competent people to manage, use leading to decrease of income, causing damage to the legitimate rights and benefits, the denunciators who are officials and public servants, public employees have the right to request the persons who are competent to settle denunciations to make the necessary protection measure. Protection requirements must be in writing.

2. No later than 05 working days from the date of receipt of a written request for protection, persons who are competent to settle denunciations are responsible for inspection and verification. The time limit for inspection and verification is 05 working days. Where there is evidence that the denunciator's request is legitimate, no later than 05 working days, persons who are competent to settle denunciations shall take measures within their competence or propose the competent persons to apply the protection measures provided for in Clause 4 of Article 37 of the Law on Denunciations and the following measures:

a) Transfer jobs of the protected persons to other agencies, organizations or units if it has their consent to avoid being victimized, discriminated;

b) Make a decision to process according to competence or propose the competent persons to handle in accordance with law provisions for the persons having acts of reprisal, retaliation, threat affecting the lawful rights and interests of the protected persons.

Article 18. Employment protection of the denunciators, their relatives as persons working under labor contracts that are not public employees

1. The denunciators, their relatives as persons working under labor contracts may demand grassroots trade union organizations, labor management agencies or other competent authorities in the locality where the denunciators, their relatives reside to take measures to protect their legitimate rights and interests. Protection requirements must be in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 a) Request the employer to terminate the violation; restore positions, employment, earnings, and other legitimate interests from the jobs for the protected persons;

b) Propose the competent persons to handle according to law provisions.

Chapter 4.

REWARD PERSONS WHO HAVE ACHIEVEMENT IN DENUNCIATIONS

Article 19. The principle of reward for persons who have achievement in denunciations

The reward must be accurate, fair and timely manner, ensured consistency between the nature, form and object of reward, and incorporated between the motivational incentives and physical benefits. The consideration of the reward is only done once for a performance of each object.

Article 20. Forms of reward

1. Medal of Courage.

2. Certificate of Merit of the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Certificates of Merit of the heads of agencies, units of the ministries, ministerial-level agencies, the Governmental agencies, central departments, branches, associations; heads of specialized agencies of the provincial-level People's Committees and equivalent level, commune, district-level People's Committee presidents, and other competent units, agencies.

Article 21. Criteria for reward

1. Courage Medal is conferred or posthumously conferred for individuals achieved one of the following criteria:

a) Without being afraid to sacrifice their lives, their own spirit, physical benefits and their relatives, they had the courage to denounce, actively collaborated with the competent agencies, organizations and individuals in detection, prevention and handling of violations of the law causing particularly serious consequences; achievements having the effect of encouragement, education, as an idol for people within the province, city, area or more;

b) Sacrifice their life or be injured, damaged to their health with an injury rate of 61% or more by the denunciation, prevention from the violations of law.

2. Certificate Merit of the Prime Minister is used to confer or posthumously confer for individuals achieved one of the following criteria:

a) Had the courage to denounce, actively collaborated with the competent agencies, organizations and individuals in detection, prevention and handling of violations of the law causing particularly serious consequences; achievements having the effect of encouragement, education, as an idol for people within the region or many ministries, branches, provinces and the central associations or more;

b) Be injured or damaged to their health with an injury rate of 31% to less than 61% by the denunciation, prevention from the violations of law.

3. Certificates of Merit of the ministries, branches and provincial, central associations levels is used to confer or posthumously confer for individuals achieved one of the following criteria:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Be injured or damaged to their health with an injury rate of 11% to less than 31% by the denunciation, prevention from the violations of law.

4. Certificate of Merit is used to confer or posthumously confer for the individuals with outstanding achievements in the denunciation, detection and prevention for the violations of law recognized by agencies, grassroots units or more; achievements having the effect of encouraging education, as an idol for people within the units of grassroots-level or higher.

Article 22. Recommendation for reward

1. After the conclusion of the denunciations, the persons who are competent to settle denunciation request the competent authorities to decide on rewards for persons who have achievements in the denunciation in accordance with the provisions of this Decree.

2. People who have achievements in the denunciations may request the competent State agencies or agencies settling denunciation (collectively referred to as the competent agencies) to consider and decide on the reward for them. If People who have achievements in the denunciation died, their families or agencies or organizations, the legal representatives of the denunciators have the right to request the competent agencies to consider the reward for them.

Article 23. Records and procedures for reward

1. The reward for people who have achievements in the denunciation proposed reward is according to simple procedures. The competent persons propose reward right after the denunciators have achieved excellent, extraordinary merit.

2. Dossier proposing reward:

a) The written proposal of denunciation settling person;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The written proposal of the denunciator (if any).

Article 24. Reward fund and reward levels

1. Funding for rewarding people who have achievements in the denunciations shall be deducted from the reward funds of the agencies or organizations that are competent to settle denunciations. The Ministry of Finance shall preside over, coordinate with the Government Inspectorate, Ministry of Home Affairs to specify the establishment, management and use of reward funds for people who have achievements in the denunciations.

2. Individuals who have achievements in the denunciations, apart from being rewarded the Medal of Merit, Certificate of Merit under the provisions of this Decree also be accompanied by an amount of reward. The reward level is based on the minimum wage prescribed by the State at the time of consideration for reward in accordance with the law on emulation and commendation.

For Individuals who have achievements in the denunciations of acts of corruption shall be considered for reward in accordance with provisions of the law on prevention and combat of corruption.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25. Effect

This Decree takes effect from November 20, 2012 and replaces the provisions on denunciation and denunciation settlement in the Decree No.136/2006/ND-CP dated January 14, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of the Law on Complaints and Denunciations and the Laws Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government and other concerned agencies, organizations and units shall implement this Decree./.

 

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 hướng dẫn Luật tố cáo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


86.597

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.150.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!