QUỐC HỘI KHÓA XV
ỦY BAN TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 389/KH-UBTP15
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 02 năm 2022
|
KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
“VIỆC
CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH, THI HÀNH CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 388/NQ-UBTP15 ngày 22 tháng 02 năm 2022 của
Ủy ban Tư pháp)
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung
năm 2020), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Chương
trình giám sát năm 2022 của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tư pháp ban hành Kế hoạch
giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong
giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Xem xét, đánh giá thực trạng tổ chức thực
hiện và việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản
án, quyết định hành chính đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân; kết quả đạt được, những hạn chế, tồn
tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; nêu những bất cập về cơ chế, chính
sách và pháp luật; kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định
hành chính đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân giai đoạn 2019-2021.
2. Đánh giá kết quả Chính phủ, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan thực
hiện các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp đã nêu trong Báo cáo số 1516/BC-UBTP14
ngày 26/9/2018 của Ủy ban Tư pháp về kết quả giám sát chuyên đề “Việc chấp
hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi
hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân” (giai đoạn
2015-2017).
3. Qua hoạt động giám sát, kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập và nâng cao hiệu
quả hoạt động, bảo đảm tuân thủ pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án
hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với Quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
4. Tổ chức và hoạt động của Đoàn giám sát phải
theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân; bảo đảm đúng nội dung, thời gian theo kế hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát.
II. ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT
1. Các cơ quan ở Trung ương:
- Chính phủ.
- Bộ Tư pháp.
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Các cơ quan ở địa phương
- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác trực tiếp
làm việc, xem xét báo cáo đối với Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự của thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng
và thành phố Hồ Chí Minh.
- Đoàn giám sát không trực tiếp làm việc mà đề nghị
Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự
của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo bằng văn bản gồm: Hải
Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắk Lắk,
Kon Tum, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Tháp.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân
dân cấp cao
- Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hà Nội,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hà Nội,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
III. THỜI GIAN, NỘI DUNG GIÁM
SÁT
1. Thời gian giám sát
Thời gian giám sát, đánh giá trong 03 năm: 2019,
2020 và 2021 (từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2021).
2. Nội dung giám sát (Có Đề cương báo cáo
chi tiết kèm theo)
2.1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Tố tụng hành chính năm 2015
- Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 của cơ quan chịu sự giám
sát liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án,
quyết định hành chính đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Đánh giá kết quả, chất lượng văn bản đã ban hành;
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác ban hành văn bản
hướng dẫn.
2.2. Việc chấp hành pháp luật trong giải quyết
các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân
- Thực trạng chấp hành pháp luật trong ban hành các
quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân; thực trạng việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân tham gia tố tụng hành chính trong trường hợp quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị khiếu kiện.
- Thực trạng chấp hành pháp luật trong giải quyết,
xét xử các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Thực trạng chấp hành pháp luật trong thi hành bản
án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Thực trạng chấp hành pháp luật trong kiểm sát việc
giải quyết, xét xử các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và trong kiểm sát việc
thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về loại việc này.
- Đánh giá việc thực hiện các kiến nghị trong đã
nêu Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp năm 2018 (Báo cáo số
1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm xây dựng báo cáo
của các cơ quan chịu sự giám sát
1.1. Chính phủ
- Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 1 của Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 15/5/2022.
1.2. Tòa án nhân dân tối cao
- Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 2 Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 15/5/2022.
1.3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 3 Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 15/5/2022.
1.4. Bộ Tư pháp
+ Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 4 của Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 15/5/2022.
1.5. Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 5 của Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 31/3/2022.
1.6. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành
phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng báo cáo theo Phụ lục số 6 của Đề
cương báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 31/3/2022.
1.7. Ủy ban nhân dân, Viện kiểm nhân dân, Tòa
án nhân dân, Cục thi hành án dân sự của 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
Xây dựng báo cáo theo Phụ lục chi tiết của Đề cương
báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 31/3/2022.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo theo Phụ lục
số 7.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo theo Phụ lục
số 8.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo theo Phụ
lục số 9.
- Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo theo
Phụ lục số 10.
1.8. Địa chỉ gửi báo cáo
- Báo cáo bằng văn bản của các cơ quan gửi về Đoàn
giám sát theo địa chỉ: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - số 22 đường Hùng Vương,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Báo cáo bằng file điện tử được gửi đến địa chỉ
email: quynhchh@quochoi.vn: hoangbaongoc@quochoi.vn.
- Trường hợp cần trao đổi thông tin, đề nghị liên hệ
với Đ/c Chu Hoàng Hải Quỳnh, chuyên viên chính Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội,
SĐT cơ quan 080.46658; SĐT di động: 0936.664.674).
2. Ủy ban Tư pháp tổ chức thực
hiện việc giám sát
2.1. Ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám
sát
- Ủy ban Tư pháp xây dựng và ban hành Nghị quyết
thành lập Đoàn giám sát kèm theo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo chi tiết
(gồm 10 Phụ lục yêu cầu báo cáo đối với từng cơ quan).
- Mời một số thành viên Ủy ban Tư pháp; đại diện
Đoàn Đại biểu Quốc hội nơi Đoàn đến giám sát làm thành viên Đoàn giám sát; mời
đại diện các cơ quan hữu quan (theo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát) tham
gia Đoàn giám sát.
- Thời gian: tháng 01- 02/2022.
2.2. Tổ chức các Đoàn công tác tại địa phương
- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác trực tiếp
làm việc, giám sát tại 03 thành phố gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng
và thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian cụ thể của từng Đoàn công tác sẽ được
thông báo tới các cơ quan chức năng tại địa phương chậm nhất 10 ngày
trước khi Đoàn công tác tiến hành giám sát tại địa phương.
- Khi làm việc tại địa phương, Đoàn giám sát mời đại
diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao trên địa bàn tham dự và phát biểu ý kiến tại buổi làm việc của
Đoàn.
- Đoàn giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các cơ quan
hữu quan đôn đốc các cơ quan Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị
và gửi báo cáo đúng thời hạn; giúp Đoàn mời các cơ quan, tổ chức có liên quan
tham dự các buổi làm việc của Đoàn và chỉ đạo bố trí địa điểm làm việc của Đoàn
giám sát.
- Thời gian: Tháng 4-5/2022.
2.3. Tổ chức nghiên cứu báo cáo của các cơ
quan chịu sự giám sát
- Tổ giúp việc của Đoàn giám sát đôn đốc các cơ
quan chịu sự giám sát gửi báo cáo đến Đoàn giám sát đúng thời hạn yêu cầu.
- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp báo cáo của các cơ
quan chịu sự giám sát; đề nghị báo cáo bổ sung để làm rõ các số liệu, đánh giá
(trong trường hợp cần thiết).
2.4. Tổ chức phiên giải trình, phiên họp của
Đoàn giám sát
-Tổ chức phiên giải trình (nếu cần thiết) về
việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành
chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với Quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức cuộc họp Đoàn giám sát với Chính phủ, Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về kết quả
giám sát.
- Thời gian: Tháng 6-7-8/2022.
2.5. Xây dựng Báo cáo kết quả giám sát
- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả
giám sát để báo cáo Ủy ban Tư pháp thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp toàn thể
Ủy ban; xin ý kiến đối với các cơ quan hữu quan ở Trung ương.
- Tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết
quả giám sát báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi đến các cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự giám sát.
- Tổng hợp kiến nghị của Đoàn giám sát gửi đến các
cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
- Thời gian: Tháng 9/2022.
Trên đây là kế hoạch giám sát chuyên đề của Ủy ban
Tư pháp của Quốc hội về “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính
trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành
chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân”.
Ủy ban Tư pháp trân trọng thông báo đến cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan để triển khai phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch Quốc hội (để b/c);
- Các Phó Chủ tịch QH (để b/c);
- Chính phủ; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ
trưởng- Chủ nhiệm VPCP;
- Chủ nhiệm VPQH (để p/h);
- Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Tháp;
- TAND, VKSND, Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Tháp;
- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh;
- Các đ/c thành viên UBTP;
- Các đ/c thành viên Đoàn giám sát;
- Vụ TP-VPQH (để t/h);
- Vụ phục vụ HĐGS-VPQH (để biết);
- Lưu: HC, TP.
- E-pas: 12982
|
TM. ỦY BAN TƯ
PHÁP
CHỦ NHIỆM
Lê Thị Nga
|
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO
(Ban hành kèm
theo Kế hoạch số: 389/KH-UBTP15 ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban Tư pháp)
PHỤ LỤC SỐ 1.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
I. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Tố tụng hành chính năm 2015
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 của cơ quan chịu
sự giám sát liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
Đề nghị có phụ lục kèm theo, trong đó nêu rõ:
- Số lượng.
- Tên văn bản.
- Thẩm quyền ban hành.
- Thời gian ban hành.
2. Đánh giá kết quả, chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến
việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
II. Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành
chính trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Đánh giá thực trạng các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
bị khiếu kiện:
- Tổng số các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND, UBND bị khiếu kiện, trong đó:
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Những loại quyết định hành chính, hành vi hành
chính thường bị khiếu kiện và tỷ lệ trên tổng số quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.
- Số lượng quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân trái pháp luật bị Tòa án tuyên hủy một phần hoặc
toàn bộ/ tổng số các quyết định hành chính bị khiếu kiện, (trong đó tách rõ số
lượng quyết định hành chính của từng cấp: xã, huyện, tỉnh).
- Số lượng hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân bị Tòa án tuyên bố là trái pháp luật/ tổng số các
hành vi hành chính bị khiếu kiện, (trong đó tách rõ số lượng hành vi hành chính
của từng cấp: xã, huyện, tỉnh).
- Những địa phương có nhiều quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị Tòa án
tuyên trái pháp luật/ tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
kiện.
- Đánh giá chung tình hình ban hành quyết định hành
chính, tiến hành hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp (có số liệu cụ thể).
- Nêu rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ban
hành các quyết định hành chính, tiến hành các hành vi hành chính trái pháp luật
thời gian qua.
- Đánh giá về tình hình khiếu kiện trên phạm vi cả
nước đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
2. Đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật
trong việc giải quyết vụ án hành chính:
- Số lượng trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc
người đại diện) không tham gia phiên đối thoại, không tham gia phiên tòa/ tổng
số vụ án hành chính giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân. (Đề nghị cung cấp phụ
lục thống kê theo từng tỉnh).
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính,
tham gia tố tụng hành chính.
- Tình hình thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát
liên quan đến việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không tham
gia phiên đối thoại, không tham gia phiên tòa hành chính, trong đó nêu rõ: (Tổng
số kiến nghị nhận được của Viện kiểm sát và việc thực hiện kiến nghị).
3. Đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật
trong việc thi hành án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số lượng bản án, quyết định của Tòa án đã được
thi hành; số lượng bản án, quyết định của Tòa án chưa được thi hành và lý do,
trong đó đề nghị cung cấp cụ thể các số liệu sau: (1) Số trường hợp tự nguyện
thi hành án; (2) Số trường hợp phải có quyết định của Tòa án buộc thi hành mới
thi hành án; (3) Số trường hợp dù đã có quyết định của Tòa án buộc thi hành
nhưng vẫn chưa thi hành án. (Đề nghị cung cấp phụ lục thống kê theo từng
tỉnh).
- Việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong thi hành án hành chính, trong đó, nêu rõ: (1) Số người bị kỷ luật
gắn với từng hình thức kỷ luật; (2) Số người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Số trường hợp vi phạm trong thi hành án nhưng chưa bị xử lý trách nhiệm.
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật liên quan đến thi hành
các bản án, quyết định hành chính loại việc này.
- Tình hình thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát
liên quan đến việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân chậm thi hành án,
không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết
định của Tòa án, trong đó nêu rõ: (Tổng số kiến nghị nhận được của Viện kiểm
sát và việc thực hiện kiến nghị).
4. Về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan cấp
trên trực tiếp của người phải thi hành án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân:
- Đã kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với
bao nhiêu người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Điều 312 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- Đã xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với bao nhiêu người đứng đầu cơ quan có hành vi chậm
thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản
án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật.
5. Tình hình thực hiện kiến nghị của Tòa án
đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá
trình Tòa án xét xử các vụ án hành chính theo quy định tại Chương
VIII của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
6. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương trong thi hành pháp luật tố tụng
hành chính; trách nhiệm của Chính phủ trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa và
không thi hành các bản án, quyết định hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật.
7. Đánh giá việc thực hiện các Kiến nghị của
Ủy ban Tư pháp tại Báo cáo số 1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018 báo cáo kết quả
giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải
quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân”.
8. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (nếu có)
và các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật.
PHỤ LỤC SỐ 2.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BÁO
CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến 30/9/2021)
I. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Tố tụng hành chính năm 2015
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 của cơ quan chịu
sự giám sát liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
Đề nghị có phụ lục kèm theo, trong đó nêu rõ:
- Số lượng.
- Tên văn bản.
- Thẩm quyền ban hành.
- Thời gian ban hành.
2. Đánh giá kết quả, chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến
việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
II. Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành
chính trong giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Tình hình, diễn biến việc khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
- Tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị khiếu kiện/ tổng số khiếu kiện
hành chính (tỷ lệ), trong đó:
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Những loại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân thường bị khiếu
kiện và tỷ lệ.
- Đánh giá chung về tình hình, diễn biến, tính chất
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
2. Tổng số các khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân đã được
Tòa án các cấp thụ lý, trong đó:
- Tổng số vụ án hành chính (về loại việc này) được
thụ lý theo thủ tục sơ thẩm và số vụ án hành chính đã giải quyết, xét xử theo
thủ tục sơ thẩm.
- Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và số
vụ án hành chính đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
- Số vụ có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm và số vụ đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do
nguyên nhân chủ quan.
3. Tình hình giải quyết, xét xử các vụ án
hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số vụ án được tổ chức đối thoại.
- Số vụ đối thoại thành (tỷ lệ %).
- Số vụ án không tổ chức đối thoại được do người bị
kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng mặt.
- Số phiên tòa bị hoãn do người bị kiện là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng mặt.
- Số phiên tòa đã xét xử nhưng vắng mặt Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện).
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh, thu thập chứng cứ đối với các vụ án
này.
- Những khó khăn trong việc giải quyết các vụ án
hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng
mặt.
- Số vụ án để quá hạn luật định vì lý do chủ quan của
Tòa án.
- Số lượng quyết định hành chính trái pháp luật bị
Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ/ tổng số các quyết định hành chính bị
khiếu kiện (tính theo số đã có hiệu lực pháp luật).
- Số lượng hành vi hành chính bị Tòa án tuyên bố là
trái pháp luật/ tổng số các hành vi hành chính bị khiếu kiện (tính theo số
đã có hiệu lực pháp luật).
4. Tổng số bản án hành chính về quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân
tuyên không rõ, khó thi hành (trong đó, số lượng các bản án đã được giải thích;
số chưa được giải thích và lý do).
5. Tình hình người được thi hành án gửi đơn
đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ra quyết định buộc thi hành bản
án, quyết định của Tòa án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (Tổng số các quyết định buộc
thi hành bản án, quyết định của Tòa án được ban hành/Tổng số đơn đề nghị Tòa án
ra quyết định buộc thi hành án).
6. Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong
quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số phiên tòa sơ thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa sơ thẩm.
- Số phiên tòa phúc thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa phúc thẩm.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
trong tổng số bản án bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy.
- Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát được Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát trong tổng số bản án bị Tòa án tuyên hủy, sửa.
- Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Tòa án về
việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử loại án này và kết
quả thực hiện kiến nghị.
7. Những vi phạm phổ biến của
Tòa án trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án hành chính đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị
Viện kiểm sát kiến nghị và được Tòa án chấp nhận.
8. Tình hình phát hiện và kiến nghị sửa đổi,
bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính và trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Chương
VIII, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (nếu có):
- Số phát hiện, số kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Số trả lời của cơ quan có thẩm quyền.
9. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khó
khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc
áp dụng các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết, xét
xử, ra quyết định buộc thi hành án đối với các vụ án hành chính về quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân, cụ
thể: (1) Những ưu điểm, kết quả đạt được; (2) Những hạn chế, tồn tại; (3) Những
khó khăn, vướng mắc; (4) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng
mắc.
10. Đánh giá việc thực hiện các Kiến nghị của
Ủy ban Tư pháp tại Báo cáo số 1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018 báo cáo kết quả
giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong
giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân”
11. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc xét xử
của Tòa án đối với các vụ án hành chính liên quan đến quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
12. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính và pháp luật liên quan trong giải quyết các vụ
án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (nếu có).
PHỤ LỤC SỐ 3.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI
CAO BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
I. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Tố tụng hành chính năm 2015
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 của cơ quan chịu
sự giám sát liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
Đề nghị có phụ lục kèm theo, trong đó nêu rõ:
- Số lượng.
- Tên văn bản.
- Thẩm quyền ban hành.
- Thời gian ban hành.
2. Đánh giá kết quả, chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến
việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
II. Về kiểm sát việc xét xử các vụ án hành chính
1. Tổng số vụ án Viện kiểm sát kiểm sát việc
thụ lý, lập hồ sơ/ tổng số vụ Tòa án thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
2. Về tình hình Viện kiểm sát tham gia phiên
tòa hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số phiên tòa sơ thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa sơ thẩm.
- Số phiên tòa phúc thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa phúc thẩm.
- Phát biểu của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa sơ thẩm (đánh giá ưu điểm và hạn chế, tồn tại).
3. Về tình hình kháng nghị của Viện kiểm sát
đối với các bản án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Về kháng nghị phúc thẩm:
+ Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp
(tỷ lệ %/ tổng số kháng nghị của Viện kiểm sát với loại bản án này).
+ Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp (tỷ lệ %/ tổng số kháng nghị của Viện kiểm sát với loại bản án
này).
+ Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
+ Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát/ số
bản án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy.
- Về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
+ Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát được Tòa án chấp nhận.
+ Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát/ số bản án bị Tòa án hủy, sửa.
4. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
Tòa án về việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử các vụ
án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện kiến nghị. Những vi phạm phổ
biến của Tòa án trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân.
5. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Ủy
ban nhân dân hoặc cơ quan, người có thẩm quyền liên quan đến việc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không tham gia đối thoại,
không tham gia phiên tòa. (Đề nghị cung cấp danh sách kiến nghị theo từng
tỉnh).
6. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
cơ quan, người có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập
trong cơ chế, chính sách qua thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết, xét
xử, thi hành án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện.
7. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc,
nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm sát việc giải quyết, xét xử các vụ án
hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
8. Đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của
Ủy ban Tư pháp tại Báo cáo số 1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018 báo cáo kết quả
giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải
quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân”.
III. Về kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định
của Tòa án
1. Tình hình chấp hành pháp luật trong thi
hành án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Tổng số bản án, quyết định của Tòa án đã được thi
hành.
- Tổng số bản án, quyết định của Tòa án chưa được
thi hành và lý do.
2. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát liên
quan đến việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ thi hành án
nhưng chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ
nội dung bản án, quyết định của Tòa án và kết quả thực hiện kiến nghị (đề
nghị cung cấp danh sách kiến nghị theo từng tỉnh). Trong đó:
- Số trường hợp Viện kiểm sát kiến nghị với Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ thi hành án.
- Số trường hợp Viện kiểm sát kiến nghị với cơ quan
cấp trên trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ
thi hành án.
3. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
Cơ quan thi hành án dân sự trong việc hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành bản án
hành chính mà người phải thi hành án là Chủ tịch ủy nhân dân, Ủy ban nhân dân
và kết quả thực hiện. Những vi phạm phổ biến trong công tác thi hành án hành
chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
4. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc,
nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm sát việc thi hành án hành chính liên
quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
PHỤ LỤC SỐ 4.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ BỘ TƯ PHÁP BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
I. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Tố tụng hành chính năm 2015
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 của cơ quan chịu
sự giám sát liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
Đề nghị có phụ lục kèm theo, trong đó nêu rõ:
- Số lượng.
- Tên văn bản.
- Thẩm quyền ban hành.
- Thời gian ban hành.
2. Đánh giá kết quả, chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến
việc giải quyết các vụ án hành chính khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
II. Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành
chính, về thi hành án trong thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân
1. Báo cáo cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 313 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 (có số liệu kèm theo).
2. Số lượng kiến nghị của cơ quan thi hành
án các cấp kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện kiến nghị.
3. Số lượng trường hợp người phải thi hành
án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân chậm thi hành án, không chấp
hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của
Tòa án nhưng cơ quan thi hành án không ban hành kiến nghị.
4. Số lượng trường hợp Cục Thi hành án dân sự
cấp tỉnh đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với các vụ việc thi
hành án hành chính mà người phải thi hành án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Đánh giá việc thực hiện các Kiến nghị của
Ủy ban Tư pháp tại Báo cáo số 1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018 báo cáo kết quả
giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải
quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân”.
6. Kiến nghị hoàn thiện phập luật (nếu có)
và các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật.
PHỤ LỤC SỐ 5.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO BÁO
CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
1. Tổng số các vụ án hành chính liên quan đến
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân đã thụ lý, giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm; Tỷ lệ bản án bị
hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
2. Tổng số vụ án hành chính liên quan đến
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban
nhân dân mà Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Số vụ án hành chính đã được
TAND cấp cao giải quyết, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tỷ lệ bản
án bị TAND cấp cao hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
3. Tổng số bản án hành chính của TAND cấp
cao liên quan đến liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hủy,
sửa do nguyên nhân chủ quan.
4. Tình hình xét xử các vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân tại Tòa án nhân dân cấp cao:
- Số phiên tòa bị hoãn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng mặt.
- Số phiên tòa đã xét xử nhưng vắng mặt Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện).
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh, thu thập chứng cứ đối với các vụ án
này.
- Những khó khăn trong việc giải quyết các vụ án
hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng
mặt.
- Số vụ án để quá hạn luật định vì lý do chủ quan của
Tòa án.
5. Tổng số bản án hành chính về quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân
tuyên không rõ, khó thi hành (trong đó, số lượng các bản án đã được giải thích;
số chưa được giải thích và lý do).
6. Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong
quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Tỷ lệ phiên tòa phúc thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/
tổng số phiên tòa phúc thẩm.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
trong tổng số bản án bị Tòa án tuyên hủy.
- Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát được Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát trong tổng số bản án bị Tòa án tuyên hủy, sửa.
- Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Tòa án về
việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử loại án này và kết
quả thực hiện kiến nghị.
7. Tình hình phát hiện và kiến nghị sửa đổi,
bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính và trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Chương
VIII, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (nếu có):
- Số phát hiện, số kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Số trả lời của cơ quan có thẩm quyền.
8. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết, xét xử các vụ án hành chính
liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân.
9. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc xét xử của
Tòa án đối với các vụ án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành
vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
10. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính và pháp luật liên quan trong giải quyết các vụ
án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (nếu có).
PHỤ LỤC SỐ 6.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
CAO BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
1. Tổng số vụ án Viện kiểm sát kiểm sát việc
thụ lý, lập hồ sơ/ tổng số vụ Tòa án thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
2. Về tình hình Viện kiểm sát tham gia phiên
tòa hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân, cụ thể là: Số phiên tòa phúc thẩm vắng mặt Kiểm sát
viên/ tổng số phiên tòa phúc thẩm.
3. Về tình hình kháng nghị của Viện kiểm sát
đối với các bản án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Về kháng nghị phúc thẩm:
+ Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
+ Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát/ số
bản án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy.
- Về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
+ Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát được Tòa án chấp nhận.
+ Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện
kiểm sát/ số bản án bị Tòa án hủy, sửa.
4. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
Tòa án về việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử các vụ
án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện kiến nghị.
5. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Ủy
ban nhân dân hoặc cơ quan, người có thẩm quyền liên quan đến việc Chủ tịch ủy
nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không tham gia phiên tòa.
6. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
cơ quan, người có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập
trong cơ chế, chính sách qua thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết, xét
xử, thi hành án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện.
7. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc,
nguyên nhân của những hạn chế trong việc kiểm sát các vụ án hành chính liên
quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
PHỤ LỤC SỐ 7.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
1. Báo cáo thực trạng các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị khiếu
kiện:
- Tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch UBND, UBND bị khiếu kiện, trong đó:
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND, UBND cấp xã.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND, UBND cấp huyện.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND, UBND cấp tỉnh.
- Những loại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND, UBND thường bị khiếu kiện và tỷ lệ trên
tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.
- Số lượng quyết định hành chính trái pháp luật bị
Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ/ tổng số các quyết định hành chính bị
khiếu kiện.
- Số lượng hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân bị Tòa án tuyên bố là trái pháp luật/ tổng số các
hành vi hành chính bị khiếu kiện.
- Đánh giá về tình hình ban hành quyết định hành
chính, tiến hành hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân (có số liệu cụ thể).
- Nêu rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ban
hành các quyết định hành chính, tiến hành hành vi hành chính trái pháp luật thời
gian qua.
- Đánh giá về tình hình khiếu kiện tại địa phương đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
2. Báo cáo thực trạng tình hình chấp hành
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị khiếu
kiện:
- Số lượng trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc
người đại diện) không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa/ tổng số vụ
án hành chính giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính,
tham gia tố tụng hành chính.
- Tình hình thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát
liên quan đến việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không tham
gia phiên đối thoại, không tham gia phiên tòa hành chính, trong đó nêu rõ: (Tổng
số kiến nghị nhận được của Viện kiểm sát và việc thực hiện kiến nghị).
3. Báo cáo thực trạng tình hình chấp hành
pháp luật trong việc thi hành án hành chính liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số lượng bản án, quyết định của Tòa án đã được
thi hành; số lượng bản án, quyết định của Tòa án chưa được thi hành và lý do,
trong đó đề nghị cung cấp cụ thể các số liệu sau: (1) Số trường hợp tự nguyện
thi hành án; (2) Số trường hợp phải có quyết định của Tòa án buộc thi hành mới
thi hành án; (3) Số trường hợp dù đã có quyết định của Tòa án buộc thi hành
nhưng vẫn chưa thi hành án.
- Việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong thi hành án hành chính, trong đó, nêu rõ: (1) Số người bị kỷ luật
gắn với từng hình thức kỷ luật; (2) Số người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Số trường hợp vi phạm trong thi hành án nhưng chưa bị xử lý trách nhiệm.
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật liên quan đến thi hành
các bản án, quyết định hành chính loại việc này.
- Tình hình thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát
và Cơ quan thi hành án dân sự liên quan đến việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không
đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án, trong đó nêu rõ:
+ Số lượng kiến nghị của Viện kiểm sát và việc thực
hiện kiến nghị.
+ Số lượng kiến nghị của Cơ quan thi hành án và việc
thực hiện kiến nghị.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (nếu có)
và các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật.
PHỤ LỤC SỐ 8.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
1. Tình hình, diễn biến việc khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân bị khiếu kiện/ tổng số khiếu kiện
hành chính (tỷ lệ), trong đó:
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Số lượng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Những loại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân thường bị khiếu
kiện và tỷ lệ.
- Đánh giá chung về tình hình, diễn biến, tính chất
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
2. Tổng số các khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân đã được
Tòa án các cấp thụ lý, trong đó:
- Số vụ án hành chính đã giải quyết, xét xử theo thủ
tục sơ thẩm.
- Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và số
vụ án hành chính đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
- Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do
nguyên nhân chủ quan.
3. Tình hình giải quyết, xét xử các vụ án
hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số vụ án được tổ chức đối thoại.
- Số vụ án đối thoại thành (tỷ lệ %).
- Số vụ án không tổ chức đối thoại được do người bị
kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng mặt.
- Số phiên tòa bị hoãn do người bị kiện là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng mặt.
- Số phiên tòa đã xét xử nhưng vắng mặt Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện).
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh, thu thập chứng cứ đối với các vụ án
này.
- Những khó khăn trong việc giải quyết các vụ án
hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) vắng
mặt.
- Số lượng quyết định hành chính trái pháp luật bị
Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ/ tổng số các quyết định hành chính bị
khiếu kiện (tính theo số đã có hiệu lực pháp luật).
- Số lượng hành vi hành chính bị Tòa án tuyên bố là
trái pháp luật/ tổng số các hành vi hành chính bị khiếu kiện (tính theo số
đã có hiệu lực pháp luật).
4. Số vụ án hành chính đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân mà
TAND cấp tỉnh kiến nghị Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trong đó:
- Số vụ án được người có thẩm quyền chấp nhận kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Số vụ án đã được TAND cấp cao, TAND tối cao giải
quyết, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Tỷ lệ các bản án bị TAND cấp cao, TAND tối cao hủy,
sửa do nguyên nhân chủ quan.
5. Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong
quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số phiên tòa sơ thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa sơ thẩm.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
trong tổng số bản án bị Tòa án tuyên hủy.
- Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Tòa án về
việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử loại án này và kết
quả thực hiện kiến nghị.
6. Tổng số bản án hành chính về quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân
tuyên không rõ, khó thi hành (trong đó, số lượng các bản án đã được giải thích;
số chưa được giải thích và lý do).
7. Tình hình người được thi hành án gửi đơn
đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ra quyết định buộc thi hành bản
án, quyết định của Tòa án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (Tổng số các quyết định buộc
thi hành bản án, quyết định của Tòa án được ban hành/Tổng số đơn đề nghị Tòa án
ra quyết định buộc thi hành án).
8. Tình hình phát hiện và kiến nghị sửa đổi,
bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính và trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Chương
VIII, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (nếu có):
- Số phát hiện, số kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Số trả lời của cơ quan có thẩm quyền.
9. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết, xét xử, ra quyết định buộc
thi hành án đối với các vụ án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
10. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc xét xử
của Tòa án đối với các vụ án hành chính liên quan đến quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
11. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính và pháp luật liên quan trong giải quyết các vụ
án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân (nếu có).
PHỤ LỤC SỐ 9.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
I. Về kiểm sát việc xét xử các vụ án hành chính
1. Tổng số vụ án Viện kiểm sát kiểm sát việc
thụ lý, lập hồ sơ/ tổng số vụ Tòa án thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
2. Về tình hình Viện kiểm sát tham gia phiên
tòa hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số phiên tòa sơ thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa sơ thẩm.
- Số phiên tòa phúc thẩm vắng mặt Kiểm sát viên/ tổng
số phiên tòa phúc thẩm.
- Phát biểu của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa sơ thẩm (đánh giá ưu điểm và hạn chế, tồn tại).
3. Về tình hình kháng nghị của Viện kiểm sát
đối với các bản án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
+ Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp
(tỷ lệ %/ tổng số kháng nghị của Viện kiểm sát với loại bản án này).
+ Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp (tỷ lệ %/ tổng số kháng nghị của Viện kiểm sát với loại bản án
này).
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát được
Tòa án chấp nhận.
- Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát/ tổng
số bản án bị Tòa án hủy.
4. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
Tòa án về việc khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, xét xử các vụ
án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện kiến nghị.
5. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với Ủy
ban nhân dân hoặc cơ quan, người có thẩm quyền liên quan đến việc Chủ tịch ủy
nhân dân, Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không tham gia đối thoại, không
tham gia phiên tòa.
6. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
cơ quan, người có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, khắc phục nhưng bất cập
trong cơ chế, chính sách qua thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết, xét
xử, thi hành án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện.
7. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc,
nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm sát việc giải quyết, xét xử các vụ án
hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.
II. Về kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định
của Tòa án
1. Tình hình chấp hành pháp luật trong thi
hành án hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Tổng số bản án, quyết định của Tòa án đã được thi
hành.
- Tổng số bản án, quyết định của Tòa án chưa được
thi hành và lý do.
2. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát liên
quan đến việc Chủ tịch ủy nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ thi hành án
nhưng chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ
nội dung bản án, quyết định của Tòa án và kết quả thực hiện kiến nghị. Trong
đó:
- Số trường hợp Viện kiểm sát kiến nghị với Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ thi hành án.
- Số trường hợp Viện kiểm sát kiến nghị với cơ quan
cấp trên trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ
thi hành án.
3. Tổng số kiến nghị của Viện kiểm sát với
Cơ quan thi hành án dân sự trong việc hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành bản án
hành chính mà người phải thi hành án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân và kết quả thực hiện.
PHỤ LỤC SỐ 10.
NHỮNG NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO
Thời gian yêu cầu
báo cáo và lấy số liệu: 1. Tổng hợp số liệu trong 03 năm: 2019, 2020, 2021;
2. Tách số liệu cụ thể theo từng năm: năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/9/2019),
năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) và năm 2021 (từ 01/10/2020 đến
30/9/2021)
1. Đánh giá thực trạng tình hình chấp hành
pháp luật trong việc thi hành án hành chính liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân:
- Số lượng bản án, quyết định của Tòa án đã được
thi hành; số lượng bản án, quyết định của Tòa án chưa được thi hành và lý do,
trong đó đề nghị cung cấp cụ thể các số liệu sau: (1) Số trường hợp tự nguyện
thi hành án; (2) Số trường hợp phải có quyết định của Tòa án buộc thi hành mới
thi hành án; (3) Số trường hợp dù đã có quyết định của Tòa án buộc thi hành
nhưng vẫn chưa thi hành án.
- Việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong thi hành án hành chính, trong đó, nêu rõ: (1) Số người bị kỷ luật
gắn với từng hình thức kỷ luật; (2) Số người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Số trường hợp vi phạm trong thi hành án nhưng chua bị xử lý trách nhiệm.
- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật liên quan đến thi hành
các bản án, quyết định hành chính loại việc này.
2. Số lượng kiến nghị của Cơ quan thi hành
án kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân và kết quả thực hiện kiến nghị.
3. Số lượng trường hợp người phải thi hành
án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân chậm thi hành án, không chấp
hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của
Tòa án nhưng cơ quan thi hành án không ban hành kiến nghị.
4. Số lượng trường hợp đề nghị Tổng cục thi
hành án dân sự đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ
đạo, xử lý trách nhiệm đối với các vụ việc thi hành án hành chính mà người phải
thi hành án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương.
5. Số lượng trường hợp đề xuất, kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với các cá
nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
cùng cấp liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy ban nhân dân.