Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 136/HD-TANDTC công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp 2017

Số hiệu: 136/HD-TANDTC Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 30/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu đặt ra đối với phiên tòa rút kinh nghiệm năm 2017

Ngày 30/3/2017, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn 136/HD-TANDTC về Công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Theo đó, phiên tòa rút kinh nghiệm phải đảm các yêu cầu sau:

- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng nhằm đảm bảo tính công bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật.

- Thể hiện được văn hóa pháp lý nơi xét xử; sự tôn trọng Hội đồng xét xử (HĐXX), đại diện Viện kiểm sát (VKS), những người tham gia tố tụng, nội quy, trật tự phiên tòa và đảm bảo tính uy nghiêm của pháp luật.

- Nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật, phán quyết của HĐXX phải được quyết định theo đa số và căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa.

- Thực hiện một số yêu cầu khác về tố tụng đối với HĐXX, đại diện VKS và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra,  Hướng dẫn 136/HD-TANDTC còn quy định về cách thức tổ chức và thành phần tham dự phiên tòa.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 136/HD-TANDTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHIÊN TÒA RÚT KINH NGHIỆM THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao đồng thời xác định nhiệm vụ “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Chỉ thị số 01/2017/CT-CA ngày 16/01/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các Tòa án đặt ra yêu cầu đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử theo đúng tinh thần cải cách tư pháp; đồng thời, giao chỉ tiêu mỗi Thẩm phán trong hệ thống Tòa án nhân dân trong năm 2017 chủ tọa xét xử ít nhất một phiên tòa rút kinh nghiệm.

Để thống nhất về nhận thức, cách thức tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số nội dung, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tòa án nhân dân các cấp tổ chức các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm có chất lượng, hiệu quả nhằm giúp các Thẩm phán, Thư ký và công chức Tòa án nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án.

b) Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được coi là giải pháp đột phá, hữu hiệu để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp.

2. Yêu cầu

a) Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, có hiệu quả và đúng quy định pháp luật đối với tất cả các loại vụ án.

b) Căn cứ vào nhiệm vụ công tác được giao, hàng năm mỗi Thẩm phán trong các Tòa án nhân dân lựa chọn ít nhất 01 vụ án, báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm để rút kinh nghiệm.

c) Kết quả việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được xác định là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua đối với cá nhân Thẩm phán và tập thể đơn vị.

II. TỔ CHỨC PHIÊN TÒA RÚT KINH NGHIỆM

1. Về việc lựa chọn các vụ án để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm

Để việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đạt mục tiêu đề ra, khuyến khích Thẩm phán chủ tọa và các đơn vị Tòa án lựa chọn vụ án có tính chất phức tạp hoặc vụ án có luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo hoặc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, để đưa ra xét xử tại phiên tòa rút kinh nghiệm (trừ những vụ án có liên quan đến bí mật Nhà nước hoặc bí mật đời tư của các đương sự trong vụ án).

Tùy tình hình thực tiễn công tác của từng địa phương, có thể kết hợp việc chọn vụ án để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trong các vụ án trọng điểm hoặc bản án giải quyết vụ việc đó có khả năng được chọn làm án lệ, nhằm nâng cao tác dụng tuyên truyền pháp luật.

2. Yêu cầu đặt ra đối với phiên tòa rút kinh nghiệm

Phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

a) Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật tố tụng nhằm đảm bảo tính công bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật.

b) Thể hiện được văn hóa pháp lý nơi xét xử, từ việc bố trí phòng xử án, trang phục của thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, cách xưng hô tại phiên tòa, vị trí ngồi của những người tham gia tố tụng; đảm bảo tính uy nghiêm của pháp luật, thể hiện sự tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và tôn trọng nội quy, trật tự phiên tòa.

c) Nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật, phán quyết của Hội đồng xét xử phải được quyết định theo đa số và phải căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của các bên tranh tụng và những người tham gia tố tụng.

d) Thực hiện một số yêu cầu khác tại phiên tòa:

- Việc điều hành phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa trong suốt quá trình từ khi khai mạc phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, đặc biệt là việc điều hành tranh tụng, việc xét hỏi (hỏi) tại phiên tòa phải tuân theo đúng quy định của pháp luật tố tụng.

Hội đồng xét xử phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa, lời khai của bị cáo, nguyên đơn, bị đơn và người tham gia tố tụng khác. Chủ tọa điều hành tranh tụng tại phiên tòa, đặt những câu hỏi, xác định những vấn đề để các bên tranh luận với nhau, hướng việc tranh luận đi vào đúng những vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Hội đồng xét xử chủ động nêu vấn đề để các bên tranh luận, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

- Đại diện Viện kiểm sát chủ động xét hỏi (hỏi) cùng với Hội đồng xét xử theo trình tự quy định để làm rõ các tình tiết, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng được đảm bảo theo quy định của pháp luật tố tụng.

3. Công tác phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm

Trên cơ sở lựa chọn, đăng ký của các Thẩm phán và phê duyệt của tập thể lãnh đạo đơn vị về vụ án cần đưa ra xét xử tại phiên tòa rút kinh nghiệm, các Thẩm phán xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòa cụ thể. Tòa án cần thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm và đề nghị Viện kiểm sát phối hợp thực hiện, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng thời hạn, đủ thành phần, phiên tòa diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu quả.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần chủ động trao đổi với Kiểm sát viên tham gia phiên tòa các vấn đề liên quan đến việc tổ chức phiên tòa.

4. Về cách thức tổ chức và thành phần tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm

a) Cách thức tổ chức phiên tòa

- Phiên tòa rút kinh nghiệm được thực hiện trong phạm vi nội bộ đơn vị (huyện, tỉnh). Các Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo từng Cụm, gồm một số đơn vị ở gần nhau, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức và nâng cao hiệu quả của việc học tập, rút kinh nghiệm.

- Khuyến khích việc lựa chọn vụ án điển hình để đưa ra xét xử rút kinh nghiệm trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc trên phạm vi khu vực, tiến tới có vụ án đưa ra xét xử rút kinh nghiệm trên phạm vi toàn quốc bằng hình thức truyền hình trực tuyến.

b) Thành phần tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm

Thành phần tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm phải đảm bảo có các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án cùng lĩnh vực chuyên môn (trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính,...).

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, Chánh án đơn vị Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm có thể quyết định việc mời thêm những người khác tham dự phiên tòa nhằm tăng cường hiệu quả của việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm (các nhà khoa học, giảng viên Học viện Tòa án,...).

5. Công tác chuẩn bị của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

Để phiên tòa rút kinh nghiệm đạt hiệu quả cao, trước khi phiên tòa diễn ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần chuẩn bị tốt các công việc sau đây:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án để nắm chắc nội dung vụ án, xác định đầy đủ và chính xác tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án.

b) Lập kế hoạch xét hỏi (kế hoạch hỏi): Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần lập kế hoạch xét hỏi (kế hoạch hỏi); trong đó, xác định đầy đủ các tình tiết vụ án và các vấn đề cần chứng minh của vụ án để tập trung làm sáng tỏ khi xét hỏi (hỏi) tại phiên tòa. Xác định thứ tự đối tượng xét hỏi (đối tượng hỏi) cũng như các vấn đề cần hỏi đối tượng xét hỏi (đối tượng hỏi).

c) Dự kiến diễn biến phiên tòa, những tình huống pháp lý có thể xảy ra trong quá trình xét xử và biện pháp giải quyết tình huống xảy ra theo quy định của pháp luật.

d) Kiểm tra lại việc tống đạt giấy triệu tập những người tham gia tố tụng để đảm bảo sự có mặt đầy đủ của họ tại phiên tòa.

đ) Mời người tham gia phiên họp rút kinh nghiệm; đồng thời chuẩn bị đề cương rút kinh nghiệm sau khi phiên tòa kết thúc.

e) Kiểm tra công tác bảo vệ phiên tòa, những đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc xét xử và giải quyết các vấn đề mới phát sinh, đảm bảo cho phiên tòa tiến hành theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả như mục đích đề ra. Để tuyên truyền giáo dục pháp luật hoặc phục vụ yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, Thẩm phán có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan thông tấn báo chí đến dự phiên tòa.

III. TỔ CHỨC RÚT KINH NGHIỆM SAU PHIÊN TÒA

1. Về thời gian tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm và mục đích của việc tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Tòa án phải tổ chức ngay phiên họp rút kinh nghiệm. Việc tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm phải được thực hiện nghiêm túc nhằm mục đích:

- Đánh giá các mặt ưu điểm, khuyết điểm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và thành viên Hội đồng xét xử trong việc xét xử vụ án;

- Rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án;

- Kiến nghị các vấn đề về: hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn giải đáp các vướng mắc trong công tác xét xử, giải quyết các loại vụ án, án lệ,...

2. Thành phần tham dự phiên họp rút kinh nghiệm

Thành phần tham dự phiên họp rút kinh nghiệm gồm có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, các thành viên Hội đồng xét xử, các Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án cùng lĩnh vực chuyên môn (hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính,...)

3. Chủ trì phiên họp rút kinh nghiệm

Phiên họp rút kinh nghiệm phải do đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì (Chánh án hoặc một Phó Chánh án được phân công). Trường hợp đặc biệt, lãnh đạo đơn vị có thể ủy quyền cho một Thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử chủ trì phiên họp rút kinh nghiệm.

4. Trình tự phiên họp rút kinh nghiệm

Phiên họp rút kinh nghiệm được tổ chức theo trình tự sau đây:

- Người chủ trì phiên họp tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích, yêu cầu của phiên họp; giới thiệu thành phần tham gia phiên họp rút kinh nghiệm;

- Những người tham gia phiên họp phát biểu ý kiến rút kinh nghiệm;

- Thẩm phán chủ tọa và các thành viên Hội đồng xét xử giải trình, tiếp thu ý kiến;

- Người chủ trì phiên họp kết luận.

5. Nội dung cần họp rút kinh nghiệm

- Rút kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật (cả pháp luật về nội dung và pháp luật tố tụng) trong việc giải quyết, xét xử vụ án; về tính thuyết phục của bản án đã tuyên.

- Rút kinh nghiệm về việc điều hành phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong suốt quá trình xét xử, từ khi khai mạc phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, đặc biệt là kỹ năng điều hành tranh tụng, kỹ năng xét hỏi (hỏi) tại phiên tòa để nhận xét, đánh giá Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình tại phiên tòa hay chưa? Việc điều hành phiên tòa có tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng hay không? Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác có được Hội đồng xét xử tạo điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng tại phiên tòa hay không? Việc xét hỏi (hỏi) đã đầy đủ, khách quan, toàn diện chưa, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa thế nào?

- Rút kinh nghiệm về kỹ năng xử lý các tình huống pháp lý xảy ra tại phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử.

- Rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị cho việc tổ chức phiên tòa; về tác phong, trang phục, lời lẽ, ứng xử, bản lĩnh nghề nghiệp của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và thành viên Hội đồng xét xử.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm sau phiên tòa và đưa ra những kiến nghị, đề xuất để việc tổ chức các phiên tòa lần sau đạt chất lượng, hiệu quả hơn.

Trên đây là hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp. Căn cứ vào hướng dẫn này, giao Chánh án Tòa án quân sự Trung ương hướng dẫn việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm cho phù hợp với đặc thù của các Tòa án quân sự. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc, khó khăn, đề nghị các đơn vị phản ánh ngay về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao) để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, các Tòa án phải xây dựng báo cáo về việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm tại đơn vị mình và các Tòa án thuộc quyền quản lý gửi về Tòa án nhân dân tối cao để tổng hợp, rút kinh nghiệm chung (Tòa án quân sự Trung ương tổng hợp, báo cáo về việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm tại các Tòa án quân sự; các Tòa án nhân dân cấp cao tổng hợp, báo cáo về việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm tại đơn vị mình; các Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm tại đơn vị mình và tại các đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý).

 

 

Nơi nhận:
- Các đ/c PCA TANDTC (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đ/c Thẩm phán TANDTC;
- Tòa án quân sự TW; các TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện (để thực hiện);
- Lưu: VP TANDTC.

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 136/HD-TANDTC ngày 30/03/2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.148

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.209.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!