Các nước ký kết Công ước này,
Mong muốn tạo ra những biện pháp thích hợp để bảo đảm
giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp được tống đạt ra nước ngoài tới người nhận
đúng thời hạn,
Mong muốn cùng nhau cải thiện việc tổ chức tương trợ
tư pháp bằng cách đơn giản hóa và thuận lợi hóa thủ tục,
Đã quyết định ký kết Công ước này với những điều khoản
như sau:
Điều 1
Các quy định của Công ước này
được áp dụng đối với các trường hợp chuyển giao giấy tờ tư pháp và ngoài tư
pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại ra nước ngoài.
Công ước này không áp dụng đối với trường hợp không
biết rõ địa chỉ của người nhận giấy tờ tống đạt.
CHƯƠNG
I - GIẤY TỜ TƯ PHÁP
Điều 2
Mỗi Nước ký kết chỉ định Cơ
quan Trung ương của mình thực hiện nhiệm vụ nhận yêu cầu tống đạt từ các Nước
ký kết khác và tiến hành tống đạt theo quy định từ Điều 3 đến Điều 6 của Công ước
này.
Cơ quan Trung ương của mỗi nước được tổ chức phù hợp
với pháp luật của nước mình.
Điều 3
Cơ quan hay cán bộ tư pháp có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước tống đạt gửi đơn yêu cầu theo mẫu
ban hành kèm theo Công ước này cho Cơ quan Trung ương của nước có địa chỉ cần tống
đạt. Yêu cầu tống đạt không phải thực hiện hợp pháp hóa hoặc các thủ tục khác
tương đương.
Giấy tờ tống đạt hoặc bản sao được gửi kèm theo đơn
yêu cầu. Đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo được lập thành 2 bộ.
Điều 4
Trong trường hợp Cơ quan
Trung ương cho rằng yêu cầu tống đạt không phù hợp với các quy định của Công ước
này thì phải thông báo ngay cho người gửi và nêu rõ lý do từ chối yêu cầu.
Điều 5
Cơ quan Trung ương của nước
nhận tống đạt tự mình hoặc thu xếp một cơ quan thích hợp thực hiện việc tống đạt
bằng một trong các phương pháp sau:
a) Bằng phương pháp được quy định bởi pháp
luật nước mình áp dụng cho việc tống đạt giấy tờ trong nước, hoặc
b) Bằng một phương pháp khác do bên đề nghị
tống đạt yêu cầu, trừ trường hợp phương pháp đó không phù hợp với pháp luật của
nước mình.
Tuỳ thuộc vào phương pháp được quy định tại khoản
(b) Điều này, việc tống đạt có thể được tiến hành khi người được tống đạt tự
nguyện nhận.
Trong trường hợp giấy tờ được tống đạt theo các
phương pháp kể trên, Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu giấy tờ phải được lập
thành văn bản, được dịch sang một trong những ngôn ngữ chính thức của nước nhận
tống đạt.
Một phần của đơn yêu cầu sẽ tóm tắt nội dung của
các giấy tờ tống đạt theo mẫu ban hành kèm theo Công ước này cũng được tống đạt
cùng với các giấy tờ đó.
Điều 6
Cơ quan Trung ương của nước
nhận tống đạt hoặc bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào được chỉ định để thực hiện
việc tống đạt sẽ hoàn thiện các thông tin của việc tống đạt vào giấy xác nhận
theo mẫu được ban hành kèm theo Công ước này.
Giấy xác nhận sẽ nêu rõ việc giấy tờ đã được tống đạt
cùng với phương pháp áp dụng, thời gian và địa điểm tống đạt và người đã chuyển
giao các giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ không được tống đạt, giấy xác nhận
cần nêu rõ lý do tại sao không thực hiện được việc tống đạt.
Người đưa đơn yêu cầu có thể đòi hỏi giấy xác nhận
tống đạt không hoàn thành từ Cơ quan Trung ương hoặc cơ quan tư pháp có thẩm
quyền.
Giấy xác nhận được gửi trực tiếp cho người đưa đơn
yêu cầu.
Điều 7
Trong mọi trường hợp những điều
khoản trong mẫu ban hành kèm theo Công ước này được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Pháp. Các điều khoản này cũng có thể viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một
trong những ngôn ngữ chính thức của nước yêu cầu.
Những chỗ trống trong mẫu đơn được điền bằng ngôn
ngữ của nước nhận tống đạt hoặc bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Pháp.
Điều 8
Các nước ký kết tự do tống đạt
giấy tờ tư pháp cho đương sự ở nước ngoài thông qua Cơ quan đại diện ngoại
giao, Cơ quan lãnh sự của mình không với bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào.
Bất cứ nước nào cũng có thể không cho phép việc tống
đạt này được diễn ra trong phạm vi lãnh thổ nước mình, trừ trường hợp tống đạt
các giấy tờ cho chính công dân của nước tống đạt.
Điều 9
Mỗi nước ký kết được tự do sử
dụng kênh lãnh sự để chuyển các giấy tờ cần tống đạt tới cơ quan có thẩm quyền
thực hiện nhiệm vụ tống đạt giấy tờ của nước ký kết khác.
Trong trường hợp đặc biệt, mỗi nước ký kết có thể sử
dụng các kênh ngoại giao cho cùng mục đích này.
Điều 10
Với điều kiện nước nhận tống
đạt không phản đối, Công ước này không ảnh hưởng tới:
a) Việc tự do gửi giấy tờ tư pháp trực tiếp
đến các đương sự ở nước ngoài thông qua đường bưu điện,
b) Việc tự do của các viên chức tư pháp,
viên chức hoặc những người có thẩm quyền của nước ban hành các giấy tờ đó thực
hiện tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông qua các viên chức tư pháp, viên
chức và những người có thẩm quyền của nước nhận tống đạt,
c) Việc tự do của bất cứ cá nhân nào có liên
quan đến thủ tục tư pháp để thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông
qua các viên chức tư pháp, viên chức và những người có thẩm quyền khác của nước
nhận tống đạt.
Điều 11
Công ước này không ngăn cản
hai hoặc nhiều nước ký kết cùng thỏa thuận cho phép sử dụng các kênh chuyển
phát khác với các kênh được quy định tại các điều khoản kể trên, kể cả việc
liên lạc trực tiếp giữa những người có thẩm quyền của các bên với mục đích thực
hiện tống đạt giấy tờ tư pháp.
Điều 12
Việc thực hiện tống đạt giấy
tờ tư pháp của các Nước ký kết là miễn phí. Người yêu cầu tống đạt phải trả chi
phí trong các trường hợp đặc biệt sau:
a) chi phí thuê nhân công thực hiện công việc
của viên chức tư pháp hoặc trả công cho những người có thẩm quyền tống đạt theo
quy định của nước nhận tống đạt,
b) Khi sử dụng các biện pháp đặc biệt để tiến
hành tống đạt.
Điều 13
Khi yêu cầu tống đạt phù hợp
với các quy định của Công ước này, nước nhận tống đạt chỉ được từ chối trong
trường hợp việc thực hiện xâm phạm đến chủ quyền hoặc an ninh quốc gia.
Không được từ chối đơn phương việc thực hiện yêu cầu
tống đạt với lý do pháp luật nước mình đòi hỏi quyền tài phán đặc biệt trong
lĩnh vực đó hoặc vì pháp luật nước mình không cho phép thực hiện hành động được
yêu cầu.
Trong trường hợp từ chối, Cơ quan Trung ương sẽ
thông báo ngay cho người nộp đơn và nêu rõ những lý do từ chối.
Điều 14
Các vướng mắc phát sinh
trong việc chuyển giao giấy tờ tư pháp để tống đạt sẽ được giải quyết thông qua
kênh ngoại giao.
Điều 15
Trong trường hợp giấy triệu
tập hoặc giấy tờ tương đương phải được chuyển ra nước ngoài với mục đích tống đạt
theo quy định của Công ước này và bị đơn đã vắng mặt thì phán quyết sẽ không được
tuyên trừ khi xác định được rằng:
a) Giấy triệu tập đã được tống đạt theo
phương pháp được pháp luật nước nhận tống đạt quy định cho việc tống đạt giấy tờ
trong lãnh thổ nước mình, hoặc
b) Giấy triệu tập đã được chuyển đến bị đơn
hoặc nơi cư trú của bị đơn bằng biện pháp khác theo quy định trong Công ước
này, và các trường hợp này việc tống đạt hoặc chuyển giao đã được thực hiện vào
thời điểm đủ để bị đơn có thời gian bào chữa.
Bất kể quy định kể trên của Điều này, mỗi Nước ký kết
được tự do tuyên bố rằng thẩm phán có thể đưa ra phán quyết kể cả trong trường
hợp chưa nhận giấy xác nhận tống đạt hoặc chuyển giao những đã thực hiện đầy đủ
các điều kiện sau:
a) Giấy tờ đã được chuyển bằng một trong những
biện pháp được quy định trong Công ước này,
b) Đã quá một thời hạn nhất định tuỳ vào sự
quyết định của thẩm phán trong trường hợp cụ thể nhưng không ít hơn 6 tháng kể
từ ngày các giấy tờ được gửi đi,
c) Không nhận được bất cứ một giấy chứng nhận
nào mặc dù đã nỗ lực cần thiết để đạt được giấy chứng nhận này từ phía cơ quan
có thẩm quyền của Nước nhận tống đạt.
Trong trường hợp khẩn cấp, thẩm phán có thể quyết định
các biện pháp tạm thời hoặc các biện pháp khác ngoài những quy định nêu trên.
Điều 16
Trong trường hợp một giấy
triệu tập hoặc một giấy tờ tương đương được chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích
tống đạt theo quy định của Công ước này và bản án được tuyên chống lại một bị
đơn mà người đó không có mặt tại phiên tòa, thẩm phán có thẩm quyền kéo dài thời
hạn kháng cáo cho bị đơn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) bị đơn, không do lỗi của mình, không biết
giấy tờ có quy định thời hạn để tự bảo vệ, hoặc không biết bản án quy định thời
hạn để kháng cáo, và
b) bị đơn đã có những trả lời phản hồi ban đầu
về nội dung vụ kiện.
Người nộp đơn kiến nghị chỉ được giải quyết trong
thời hạn hợp lý tính từ ngày bị đơn được biết về bản án đó.
Mỗi Nước ký kết có thể tuyên bố về việc người nộp
đơn kiến nghị sẽ không được giải quyết nếu việc kiến nghị đó được thụ lý sau
khi đã hết thời hạn được tuyên bố, nhưng thời hạn đó không ngắn hơn 1 năm tính
từ ngày ra phán quyết.
Điều này không áp dụng đối với phán quết liên quan
đến tình trạng hoặc năng lực pháp luật của cá nhân.
CHƯƠNG
II - GIẤY TỜ NGOÀI TƯ PHÁP
Điều 17
Các giấy tờ ngoài tư pháp do
cơ quan có thẩm quyền và các viên chức tư pháp của một Nước ký kết này ban hành
có thể được chuyển với mục đích tống đạt cho Nước ký kết khác theo những phương
pháp và quy định tại Công ước này.
CHƯƠNG
III - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 18
Mỗi Nước ký kết có thể chỉ định
cơ quan có thẩm quyền khác ngoài Cơ quan Trung ương và quyết định phạm vi thẩm
quyền của cơ quan đó.
Tuy nhiên, người nộp đơn trong tất cả các trường hợp
có quyền gửi yêu cầu trực tiếp đến Cơ quan Trung ương.
Các nước liên bang tự do chỉ định nhiều Cơ quan
Trung ương.
Điều 19
Công ước này không ảnh hưởng
đến quy định trong pháp luật quốc gia của Nước ký kết theo đó cho phép áp dụng
các biện pháp chuyển tài liệu do nước ngoài gửi đến để tống đạt trên lãnh thổ của
mình khác với các phương pháp quy định tại các điều khoản trên của Công ước
này.
Điều 20
Công ước không ngăn cản sự
thỏa thuận giữa bất cứ hai hoặc nhiều nước ký kết để miễn trừ:
a) việc lập thành 2 bộ hồ sơ tài liệu tống đạt
theo như quy định của đoạn 2 Điều 3,
b) các đòi hỏi về ngôn ngữ quy định tại đoạn
3 Khoản b Điều 5 và Điều 7,
c) các quy định của đoạn 4 Khoản b Điều 5,
d) các quy định của đoạn 2 Điều 12.
Điều 21
Mỗi nước ký kết, tại thời điểm
nộp văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, hoặc sau ngày đó, thông báo cho Bộ Ngoại
giao Hà Lan các thông tin sau:
a) việc chỉ định các cơ quan có thẩm quyền,
theo quy định Điều 2 và Điều 18,
b) việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền chứng
nhận giấy xác nhận tống đạt theo Điều 6,
c) việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền nhận
giấy tờ chuyển giao qua kênh lãnh sự, theo quy định tại Điều 9.
Tương tự như trên, mỗi Nước ký kết cũng thông báo
cho Bộ Ngoại giao Hà Lan trong trường hợp cần thiết về việc:
a) phản đối việc sử dụng các biện pháp chuyển
giao theo quy định tại Điều 8 và Điều 10,
b) ra các tuyên bố theo quy định tại đoạn 2
Điều 15 và đoạn 3 Điều 16,
c) tất cả các thay đổi liên quan đến việc chỉ
định, phản đối và tuyên bố kể trên.
Điều 22
Trong trường hợp các Bên của
Công ước này đồng thời là thành viên của một hoặc cả hai Công ước về tố tụng
dân sự ký tại LaHay ngày 17 tháng 7 năm 1905 và 1 tháng 3 năm 1954, Công ước
này thay thế các quy định từ Điều 1 đến Điều 7 của hai Công ước nêu trên.
Điều 23
Công ước này không ảnh hưởng
tới việc nộp đơn theo Điều 23 của Công ước về tố tụng dân sự ký tại Lahay ngày
17 tháng 7 năm 1905 và Điều 24 của Công ước về tố tụng dân sự ký tại Lahay ngày
1 tháng 3 năm 1954.
Tuy nhiên, các điều này chỉ được áp dụng nếu các
phương pháp liên lạc tương tự như các phương pháp quy định trong Công ước này.
Điều 24
Các thỏa thuận bổ sung giữa
các Bên của Công ước năm 1905 và Công ước năm 1954 được áp dụng cho Công ước
này, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.
Điều 25
Ngoài những quy định của Điều
22 và Điều 24, Công ước này không làm ảnh hưởng đến các Công ước khác có chứa đựng
những quy định những vấn đề tương tự mà các Nước ký kết đã hoặc sẽ là thành
viên.
Điều 26
Công ước này được mở để các
đại diện các nước ký tại Phiên họp thứ 10 Hội nghị Lahay về Luật Tư pháp quốc tế.
Công ước cần phải được phê chuẩn, văn kiện phê chuẩn
được lưu tại Bộ Ngoại giao Hà Lan.
Điều 27
Công ước này có hiệu lực sau
sáu mươi ngày kể từ ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn thứ ba theo quy định tại
đoạn 2 của Điều 26.
Công ước có hiệu lực với các nước ký kết sau sáu
mươi ngày kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn.
Điều 28
Bất cứ nước nào không có đại
diện tại Phiên họp thứ 10 của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế đều có thể gia
nhập Công ước này sau khi Công ước có hiệu lực theo quy định tại đoạn 1 của Điều
27. Văn kiện gia nhập phải được lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao Hà Lan.
Công ước có hiệu lực đối với nước gia nhập nếu sau
6 tháng kể từ ngày Bộ Ngoại giao Hà Lan thông báo việc gia nhập mà không có bất
cứ sự phản đối nào từ phía các nước đã phê chuẩn Công ước.
Trong trường hợp này, Công ước có hiệu lực đối với
Nước gia nhập kể từ ngày đầu tiên của tháng kế tiếp khi hết thời hạn 6 tháng được
đưa ra ở đoạn trên.
Điều 29
Bất cứ nước nào, tại thời điểm
ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, có thể tuyên bố Công ước này được mở rộng đối với
mọi lãnh thổ mà họ có trách nhiệm trong các mối quan hệ quốc tế, hoặc một trong
số đó. Tuyên bố như vậy sẽ có hiệu lực kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với
nước liên quan.
Sau thời điểm đó, những sự mở rộng như trên cần được
thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan.
Công ước có hiệu lực đối với những vùng lãnh thổ mở
rộng sau 60 ngày kể từ ngày thông báo được chuyển theo quy định tại khoản nêu
trên.
Điều 30
Công ước này có giá trị 5
năm kể từ ngày có hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 của Điều 27, đối với cả
các Nước phê chuẩn cũng như các nước gia nhập.
Nếu không có yêu cầu bãi bỏ, Công ước sẽ tự động
duy trì hiệu lực 5 năm một khi hết thời hạn kể trên.
Bất cứ sự bãi ước nào đều phải thông báo cho Bộ Ngoại
giao Hà Lan ít nhất 6 tháng trước thời điểm kết thúc 5 năm giá trị của Công ước.
Cũng có thể thông qua sự bãi ước này để giới hạn một
phần lãnh thổ nhất định không áp dụng Công ước này.
Việc bãi ước chỉ ảnh hưởng tới nước đã thông báo.
Công ước vẫn có hiệu lực với các Nước ký kết khác.
Điều 31
Bộ Ngoại giao Hà Lan thông
báo cho các Nước được đề cập đến tại Điều 26 và các nước gia nhập theo quy định
của Điều 28 các thông tin sau:
a) các nước ký và phê chuẩn theo Điều 26;
b) thời điểm Công ước này có hiệu lực theo
quy định của đoạn thứ nhất của Điều 27;
c) việc gia nhập của các nước theo quy định
tại Điều 28 và thời điểm việc gia nhập đó phát sinh hiệu lực;
d) những mở rộng theo quy định của Điều 29
và thời điểm sự mở rộng đó phát sinh hiệu lực;
e) các sự chỉ định, phản đối và tuyên bố
theo quy định của Điều 21;
f) việc bãi ước theo quy định tại Khoản 3 của
Điều 30.
Để làm bằng, các đại diện dưới đây có thẩm quyền,
đã ký Công ước này.
Làm tại Lahay, ngày 15 tháng 11 năm 1965, bằng tiếng
Anh và tiếng Pháp, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau, 01 bản sao được lưu
chiểu tại cơ quan lưu trữ của Chính phủ Hà Lan, và các bản sao sẽ được được gửi
thông qua kênh ngoại giao tới các nước tham dự Phiên họp 10 Hội nghị Lahay về
Tư pháp quốc tế.
CÁC
MẪU ĐƠN YÊU CẦU GIẤY XÁC NHẬN VÀ BẢN TÓM TẮT CÁC GIẤY TỜ ĐƯỢC TỐNG ĐẠT
(Phụ lục theo quy định
tại Điều 3, 5, 6 và 7)
Phụ lục của Công ước
Mẫu
ĐƠN YÊU CẦU TỐNG ĐẠT RA NƯỚC NGOÀI CÁC GIẤY TỜ TƯ PHÁP
VÀ NGOÀI TƯ PHÁP
Công ước về tống đạt
ra nước ngoài các giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong các lĩnh vực dân sự và
thương mại, ký tại Lahay, ngày 15/11/1965
Nhận dạng và địa chỉ của cơ quan/ người nộp đơn
yêu cầu
|
Địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền nhận tống đạt
|
Người nộp đơn trân trọng chuyển các giấy tờ (được lập
thành 2 bộ) được liệt kê dưới đây phù hợp với quy định tại Điều 5 của Công ước
nêu trên, đề nghị tống đạt ngay bản sao của các giấy tờ đó tới địa chỉ,
(Đương sự và địa chỉ)
........................................................................................
a) theo quy định tại khoản (a) của Khoản thứ
nhất của Điều 5 của Công ước này*.
b) theo quy định về những biện pháp cụ thể
(khoản (b) của Khoản 1 Điều 5)*:
..........................................................................
c) chuyển tới địa chỉ, nếu người được tống đạt
tự nguyện nhận (khoản 2 của Điều 5 )*.
Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu chuyển lại cho
người nộp đơn một bản sao các giấy tờ và phụ lục kèm theo* cùng với giấy
xác nhận kết quả.
Danh mục các giấy tờ
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Làm tại . . . . . . . . . . . , bởi . . . . . . . .
Ký tên và/hoặc đóng dấu.
* Xóa nếu không thích hợp.
Trả lời yêu cầu
GIẤY XÁC NHẬN
Cơ quan có thẩm quyền ký xác nhận dưới đây trân trọng
xác nhận, phù hợp với quy định tại Điều 6 của Công ước,
1) rằng các giấy tờ đã được tống đạt*
Thời gian:
.............................................
Địa điểm (thành phố, đường, số nhà)
.............................................
.............................................
- theo một trong các phương pháp quy định tại Điều
5:
a) theo quy định tại khoản (a) của đoạn thứ
nhất của Điều 5 Công ước này*.
b) theo quy định về những biện pháp cụ thể
(khoản (b) của đoạn 1 Điều 5)*: ..........................................................................
c) chuyển tới địa chỉ, nếu người được tống đạt
tự nguyện nhận(khoản 2 của Điều 5 )*.
Các giấy tờ theo yêu cầu đã được chuyển giao tới:
(Tên, nhận dạng và miêu tả về người)
..........................................................
.............................................................
quan hệ với người nhận tống đạt (gia đình, cơ quan
hay chỗ khác):
..................................................................................
2) rằng giấy tờ đã không được tống đạt, bởi các lý
do cụ thể sau*:
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
Phù hợp với quy định tại Khoản 2 của Điều 12 của
Công ước, người nộp đơn yêu cầu phải trả hoặc bồi hoàn các chi phí cụ thể được
gửi kèm theo Giấy xác nhận này*.
Phụ lục
Các giấy tờ gửi trả lại:
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
Trong các trường hợp thích hợp, các giấy tờ xác nhận
việc tống đạt:
...............................................................................
...............................................................................
Làm tại . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . .
.
Ký tên/đóng dấu
* Xóa nếu không phù hợp.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA
GIẤY TỜ ĐƯỢC TỐNG ĐẠT
Công ước về tống đạt
ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong các lĩnh vực dân sự và
thương mại, ký tại Lahay ngày 15 tháng 11 năm 1965 (Điều 5, đoạn 4)
Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu:
...............................................................................
...............................................................................
Các bên có liên quan*:
...............................................................................
...............................................................................
Giấy tờ tư pháp**
Tính chất và mục đích của giấy tờ:
...............................................................................
...............................................................................
Tính chất và mục đích của vụ kiện, và nếu thích hợp,
giá trị của vụ tranh chấp:
...............................................................................
...............................................................................
Ngày và địa điểm thích hợp để tống đạt**:
...............................................................................
...............................................................................
Tòa án đã ra phán quyết**:
...............................................................................
...............................................................................
Ngày ra phán quyết**:
...............................................................................
Thời hạn tống đạt giấy tờ**:
...............................................................................
...............................................................................
Giấy tờ ngoài tư pháp **
Tính chất và mục đích của giấy tờ:
...............................................................................
...............................................................................
Thời hạn tống đạt giấy tờ**:
...............................................................................
...............................................................................
* Nếu thích hợp, nhận dạng và địa chỉ của người
có liên quan đến việc chuyển giao giấy tờ.
** Xóa bỏ nếu không phù hợp.