Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 10/CT-UBND 2021 tăng cường thi hành án dân sự Đà Nẵng

Số hiệu: 10/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 18/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 11 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trong những năm qua, công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt được kết quả nhất định; bộ máy, tổ chức được quan tâm củng cố, kiện toàn; cơ sở vật chất từng bước được tăng cường; nhiều vụ việc có giá trị lớn, khó khăn, phức tạp kéo dài đã được giải quyết đạt kết quả, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Mặc dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, xã hội của thành phố nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng, số lượng việc thi hành án thụ lý mới hàng năm tăng đột biến và có tính chất phức tạp khó thi hành, đặc biệt là các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo... các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố đã cố gắng, tích cực triển khai nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả; tỷ lệ giải quyết các vụ việc có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước. Qua đó giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố vẫn còn một số hạn chế, kết quả thi hành án đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu được giao; một số vụ việc có giá trị thi hành lớn, khó khăn, phức tạp chưa được thi hành dứt điểm, kịp thời; việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng tỷ lệ đạt thấp; việc thu hồi tiền và tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế còn chậm; sự phối hợp của một số cơ quan, ban, ngành, nhất là ở các quận, huyện trong công tác THADS có lúc, có việc hiệu quả còn chưa cao; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc của một số cơ quan THADS chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng trong công tác THADS, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác THADS và Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Cục Thi hành án dân sự

a) Bám sát Kế hoạch công tác, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung làm tốt công tác phân loại việc thi hành án, quyết tâm tổ chức hoàn thành tốt kế hoạch thi hành án các vụ việc có điều kiện thi hành và các chỉ tiêu nhiệm vụ THADS được giao; chủ động nắm bắt tình hình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở; nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn, kiểm tra công tác THADS; tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo về THADS; chỉ đạo Chi cục THADS các quận, huyện chủ động, tích cực tham mưu Ban Chỉ đạo THADS cùng cấp thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác THADS.

b) Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành án các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo để báo cáo Ban Chỉ đạo thi hành án, cấp có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức thi hành. Người đứng đầu cơ quan phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại đơn vị.

c) Tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong THADS; triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành của Trung ương và của thành phố về THADS; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục về THADS.

d) Chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo THADS thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp trong hoạt động THADS; chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ việc phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; tập trung giải quyết, chỉ đạo tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài còn tồn đọng.

d) Chỉ đạo Chi cục THADS các quận, huyện xác minh, phân loại án chính xác, tổ chức thi hành án bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, hạn chế thấp nhất phát sinh khiếu nại, tố cáo. Chỉ đạo Chấp hành viên tổ chức đấu giá tài sản, nhất là việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, theo dõi, giám sát việc tổ chức đấu giá, qua đó ngăn chặn tình trạng thông đồng, dìm giá trong tổ chức đấu giá tài sản thi hành án.

e) Phát huy tốt hơn nữa vai trò tham mưu UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về THADS. Tổng hợp kết quả của các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác THADS trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng hoặc đề nghị Cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, động viên kịp thời; quan tâm kiện toàn 10 chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

g) Rà soát, đề nghị Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố; phối hợp với Ban Nội chính Thành ủy và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2021-2025 cho các cơ quan THADS; hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để xem xét phê duyệt theo quy định về ngân sách nhà nước, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất cho các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố.

2. Công an thành phố

a) Thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS; chỉ đạo Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an các quận, huyện kịp thời xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trong cưỡng chế thi hành án theo đề nghị của cơ quan THADS; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cản trở, chống đối việc thi hành án.

b) Chỉ đạo Cơ quan điều tra hai cấp trong quá trình khởi tố, điều tra, cần truy tìm, làm rõ các tài sản có liên quan, đặc biệt đối với các vụ việc liên quan đến án hình sự tham nhũng, kinh tế; kịp thời áp dụng các biện pháp bảo đảm để tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS. Vận động bị can, người có nghĩa vụ liên quan tự nguyện khắc phục hậu quả đã hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Chuyển giao đầy đủ, kịp thời vật chứng cho cơ quan THADS theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS; kịp thời cung cấp các thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của người phải thi hành án, hoặc liên quan đến việc thi hành án.

b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan THADS trong việc thi hành án liên quan đến tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu về giao dịch tài sản của người phải thi hành án khi có đề nghị của cơ quan THADS, tăng cường thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đặc biệt là trường hợp che giấu, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án; tổ chức đo vẽ, xác định mốc giới, ranh giới đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để thi hành án khi có đề nghị của cơ quan THADS.

4. Sở Tài chính

a) Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định tiếp nhận để xử lý kịp thời, chặt chẽ tài sản Bản án tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước khi nhận được văn bản, tài liệu của cơ quan THADS; phối hợp với cơ quan THADS, cơ quan liên quan kịp thời xử lý vật chứng, tài sản bản án, quyết định tuyên tịch thu tiêu hủy khi cơ quan THADS đề nghị.

b) Phối hợp với cơ quan liên quan tham gia, hỗ trợ kịp thời cơ quan THADS, Chấp hành viên trong trường hợp xác định giá trị tài sản THA quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/ ngày 17/3/2020 của Chính phủ.

c) Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Thi hành án dân sự thành phố, tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét bố trí hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho Ban Chỉ đạo THADS thành phố theo quy định.

5. Sở Tư pháp

a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL, chủ trì, phối hợp với Cục THADS thành phố tham mưu cho Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố tăng cường thực hiện, phổ biến các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của nhân dân trong thành phố.

b) Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và quy chế phối hợp quản lý, sử dụng Phần mềm trao đổi, tra cứu thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động công chức chứng, đấu giá tài sản, luật sư nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác THADS. Đặc biệt phối hợp chặt chẽ với cơ quan THADS, cơ quan liên quan để theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng gây trở ngại cho người tham gia đăng ký mua tài sản, thông đồng, dìm giá, trong tổ chức đấu giá tài sản thi hành án.

6. Các Sở, ban, ngành liên quan

a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ khi có yêu cầu, đề nghị của cơ quan THADS và Chấp hành viên Thi hành án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện việc cung cấp thông tin, xác nhận tài sản và nguồn thu nhập của người phải thi hành án cho cơ quan THADS; phối hợp thực hiện hiệu quả các quyết định về áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án. Phối hợp với cơ quan THADS trong xác minh, khảo sát hiện trạng tài sản, công tác vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện chấp hành nghĩa vụ THADS.

b) Ngân hàng nhà nước tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố trong việc triển khai, thực hiện các trình tự, thủ tục, thỏa thuận về THADS; cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án; phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án tại tổ chức tín dụng khi có yêu cầu của cơ quan THADS, Chấp hành viên theo đúng quy định pháp luật.

c) Bảo hiểm xã hội thành phố thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS liên quan đến việc xác minh, khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án; thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

d) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông quan tâm thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy định của pháp luật về THADS; phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan về hoạt động THADS, đặc biệt là đối với những vụ việc phức tạp, được xã hội quan tâm và những trường hợp vi phạm pháp luật, cản trở, chống đối việc thi hành án, nhằm giáo dục, phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân.

đ) Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng thực hiện việc đưa tin, bài, phóng sự về công tác THADS, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác THADS tạo sự lan tỏa và đồng thuận của toàn xã hội đối với công tác này. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan THADS trong việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng để giải quyết việc THADS đạt kết quả.

7. UBND các quận, huyện

a) Tăng cường chỉ đạo công tác THADS, thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả công tác THADS trên địa bàn để có biện pháp chỉ đạo cụ thể. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS cùng cấp, trực tiếp chỉ đạo giải quyết đối với các vụ việc phức tạp theo đề xuất của Ban Chỉ đạo THADS; yêu cầu các Cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành án, đặc biệt là các vụ việc THADS có khó khăn, phức tạp, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý đối với những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc trong phối hợp tổ chức THADS.

b) Chỉ đạo UBND, Chủ tịch UBND cấp xã, phường tích cực phối hợp với các cơ quan THADS để tổ chức thi hành có hiệu quả các vụ việc về THADS tại địa phương, đặc biệt là công tác cung cấp thông tin xác minh, tống đạt, niêm yết văn bản về thi hành án dân sự.

c) Trên cơ sở điều kiện của địa phương, bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS và quan tâm hỗ trợ kinh phí cho Chi cục THADS các huyện, quận; xem xét hỗ trợ kinh phí, tập trung tháo gỡ tình trạng không có kho vật chứng tại 05 Chi cục THADS tại các quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang, Hải Châu và Thanh khê.

8. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tăng cường công tác phối hợp liên ngành, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan khác có liên quan để giải quyết các việc thi hành án dân sự phức tạp, kéo dài, khó thi hành, có quan điểm khác nhau giữa các ngành, có khiếu nại, tố cáo kéo dài, khó thi hành, có quan điểm khác nhau giữa các ngành, có khiếu nại, tố cáo kéo dài, nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.

9. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố tăng cường chỉ đạo các Tòa chuyên trách và Tòa án nhân dân các quận, huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được xác định trong Quy chế phối hợp liên ngành, kịp thời thụ lý, giải quyết các tranh chấp về tài sản có liên quan đến việc thi hành án; có văn bản giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định khi có kiến nghị của cơ quan THADS; quan tâm thực hiện công tác vận động, hướng dẫn đương sự, bị cáo tự nguyện nộp các khoản tiền án phí, bồi thường trách nhiệm dân sự, khắc phục hậu quả, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành của các bản án, quyết định; kịp thời chuyển giao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho UBND thành phố, UBND quận, huyện để chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của bản án, quyết định về những nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức thuộc UBND thành phố, UBND quận, huyện.

10. Tổ chức thực hiện

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND nhân dân thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Giao Cục Thi hành án dân sự thành phố chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, 01 năm tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND thành phố và các cơ quan có thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Tổng cục THADS;
- TT Thành ủy, TT HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện;
- Lãnh đạo VP UBND thành phố, Cổng TTĐT TP;
- Lưu VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 10/CT-UBND ngày 18/11/2021 về tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.777

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.7.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!