BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/VBHN-BYT
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 02 năm 2019
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VỀ
KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25
tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, có hiệu lực kể từ
ngày 10 tháng 8 năm 2018 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể
từ ngày 12 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng
6 năm 2015;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch
y tế biên giới.[1]
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị định này quy định về thu thập
thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện
vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm
sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát,
kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và
trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.
Điều 2. Giải thích từ
ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế
là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian
truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả
bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
2. Kiểm dịch viên y tế là người thực
hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm
công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế.
3. Mẫu vi sinh y học là các mẫu máu,
huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người và các mẫu
khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật có khả năng gây bệnh
cho người.
4. Người khai báo y tế là người, chủ của
hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản
phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; người
điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục kiểm dịch y tế; người khác
được chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi
sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, chủ phương tiện vận tải
ủy quyền thực hiện thủ tục kiểm dịch y tế.
Chương II
KIỂM
DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI
Điều 3. Đối tượng phải
khai báo y tế
Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
Việt Nam phải khai báo y tế theo quy định tại khoản 1,2 Điều 4 Nghị
định này.
Điều 4. Khai báo y tế
và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc
khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
2. Khai báo y tế được áp dụng đối với
một trong các trường hợp sau:
a) Có quyết định công bố hoặc thông
báo dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ
xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.
3. Chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
đối với một trong các trường hợp sau:
a) Có quyết định công bố hoặc thông
báo hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A, hoặc thông báo hết cảnh báo dịch bệnh của cơ quan y tế có
thẩm quyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.
4. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có
trách nhiệm:
a) Thông báo việc khai báo y tế và chấm
dứt áp dụng khai báo y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
b) Niêm yết công khai văn bản khai báo
y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại cửa khẩu;
c) Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện
khai báo y tế.
Điều 5. Nội dung của
thông báo khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
1. Thông báo khai báo y tế gồm nội
dung chủ yếu sau:
a) Tên bệnh truyền nhiễm cần phải áp dụng
việc khai báo y tế;
b) Đối tượng phải khai báo y tế;
c) Thời điểm áp dụng việc khai báo y tế.
2. Thông báo chấm dứt áp dụng việc
khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu sau:
a) Tên bệnh truyền nhiễm cần phải chấm
dứt áp dụng việc khai báo y tế;
b) Thời điểm chấm dứt áp dụng việc
khai báo y tế.
Điều 6. Thực hiện
khai báo y tế
1. Đối với người phải khai báo y tế:
a) Nhận tờ khai y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này trên tàu bay,
tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở
trong nước và nước ngoài, tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt
Nam hoặc tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được
cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
b) Thực hiện việc khai báo y tế theo
các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ thời điểm
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
c) Nộp tờ khai y tế bằng giấy hoặc bằng phương thức
điện tử cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu. Tờ khai y tế chỉ có giá trị cho một
lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tổ chức kiểm dịch y tế biên giới lưu
trữ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nhận tờ khai y tế.
2. Ngôn ngữ trong khai báo y tế: được
sử dụng dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tùy theo tình hình dịch bệnh
trên thế giới có thể sử dụng thêm các ngôn ngữ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có
trách nhiệm in, quản lý, hướng dẫn và phát hành miễn phí tờ khai y tế, tổ chức
khai báo y tế theo hình thức điện tử.
Điều 7. Thu thập
thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông
tin từ các nguồn sau:
a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng,
cửa khẩu;
b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
c) Cơ quan y tế tại cảng, cửa khẩu;
d) Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải,
người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng
dẫn viên du lịch;
đ) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc
tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
2. Thông tin cần thu thập:
a) Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Thông tin từ tờ khai y tế của người
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh quy định tại Mẫu số 01
Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện
pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ
mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện
pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Thông tin về phương tiện vận tải
chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều
13 Nghị định này;
đ) Thông tin về hàng hóa có khả năng
phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 21 Nghị
định này;
e) Các thông tin khác có liên quan đến
sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có).
Điều 8. Xử lý thông
tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra
y tế theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này đối với
người thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người phải khai báo y tế theo quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
2. Người có biểu hiện bất thường liên
quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
3. Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp
hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên
cùng chuyến xe, toa tầu, máy bay, tầu thuyền) với người có biểu hiện bất thường
liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
Điều 9. Kiểm tra giấy
tờ đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Người thuộc các trường hợp theo quy
định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc
gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng
hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
a) Tờ khai y tế trong trường hợp phải
khai báo y tế;
b) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế
hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ
quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp người thuộc điểm a khoản
1 Điều này qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy
trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Trường hợp người bị kiểm tra thuộc điểm
b khoản 1 Điều này có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp
dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y
tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm
chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định
tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 10. Kiểm tra thực
tế đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều
8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Căn cứ tình hình thực tế của người bị
kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
b) Khám lâm sàng;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử
lý y tế đã áp dụng;
d) Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi
ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát
khi có thông báo của Bộ Y tế.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra thực tế nếu người
bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp người bị kiểm tra không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận
ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra,
kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch
viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ
Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị
định này mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm
soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế
trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả
xét nghiệm).
Điều 11. Xử lý y tế đối
với người
1. Đối tượng xử lý y tế:
a) Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Đối tượng không có giấy chứng nhận
tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ
hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc
phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
c) Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm
chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất
phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh
đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
d) Người tiếp xúc với người nhập cảnh
thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản
1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây
truyền bệnh;
b) Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại
cửa khẩu. Việc
áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật
về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù
trong thời gian có dịch;
c) Khám và điều trị ban đầu;
d) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử
khuẩn;
đ) Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh
truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.
3. Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản
1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm
a, d khoản 2 Điều này. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy
chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Mẫu số 02 Phụ
lục kèm theo Nghị định này. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc
xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
4. Đối tượng quy định tại điểm d khoản
1 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên,
điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng
thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng;
b) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch
bệnh;
c) Lập phương án theo dõi người tiếp
xúc.
5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại
khoản 2, 3, 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc
quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
6. Đối với người chưa xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc
tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người
đó phải làm đơn theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị
định này và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó
còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Chương III
KIỂM
DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 12. Đối tượng phải
khai báo y tế
Tât cả phương tiện vận tải khi nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh phải thực
hiện khai báo y tế, trừ tàu bay, tàu thuyền đã làm thủ tục kiểm dịch y tế khi
nhập cảnh ở cảng đầu tiên sau đó chuyển đến các cảng nội địa khác.
Điều 13. Khai báo y tế
với phương tiện vận tải
1. Đối với tàu bay:
a) Người khai báo y tế thực hiện khai,
nộp tờ khai chung hàng không theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này và
giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường
sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có)
cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Trong trường hợp hành khách hoặc
phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền
nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch
y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh.
2. Đối với tàu thuyền:
a) Người khai báo y tế thực hiện khai,
nộp giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này,
giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền
theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có), giấy chứng nhận kiểm
tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo
Nghị định này (nếu có) và bản khai chung theo Mẫu
số 42 kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản
lý hoạt động hàng hải cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng
thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh;
b) Trường hợp hành khách hoặc thuyền
viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm,
thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc ngay với
tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng;
treo tín hiệu kiểm dịch y tế quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Đối với phương tiện vận tải đường bộ,
đường sắt:
Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế
hàng hóa, phương tiện vận tải theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này và
giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường
sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có)
trước khi phương tiện qua cửa khẩu.
Điều 14. Thu thập
thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông
tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Thông tin cần thu thập:
a) Số hiệu hoặc biển số của phương tiện
vận tải;
b) Lộ trình của phương tiện vận tải
trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh;
c) Thông tin sức khỏe của người đi
trên phương tiện vận tải thực hiện theo điểm a, b khoản 2 Điều
7 Nghị định này;
d) Các thông tin cần thiết khác.
Điều 15. Xử lý thông
tin đối với phương tiện vận tải
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm
tra y tế theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này đối với
phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Phương tiện vận tải đi qua quốc
gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu
phải giám sát;
b) Phương tiện vận tải chở người bệnh
hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
c) Phương tiện vận tải chở hàng hóa
mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm.
2. Trường hợp phương tiện không có yếu
tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện
giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
gồm các nội dung sau:
a) Giám sát trung gian truyền bệnh
truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;
b) Giám sát trung gian truyền bệnh,
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.
3. Trong quá trình giám sát, nếu phát
hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất
thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh
hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở,
kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc,
mùi hôi thôi), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy
khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.
4. Trường hợp phương tiện vận tải
không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, kiểm dịch
viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
5. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối
với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường
hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.
Điều 16. Kiểm tra giấy
tờ đối với phương tiện vận tải
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ
theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Phương tiện vận tải có trung gian
truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều
kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định
này.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
a) Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng
không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện
vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
b) Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y
tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ
sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng
hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có);
c) Đối với phương tiện vận tải đường bộ,
đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt
và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ,
đường sắt, đường hàng không (nếu có).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy
định tại Điều 17 Nghị định này đối với các phương tiện vận
tải thuộc một trong các trường hợp sau: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng
lãnh thổ ghi nhận có
trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương
tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện
vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian
truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc
đã xử lý vệ sinh;
b) Trường hợp phương tiện vận tải
không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên
y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế
và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt) và kết thúc quy trình kiểm
dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.
Điều 17. Kiểm tra thực
tế đối với phương tiện vận tải
1. Đối tượng kiểm tra:
Các phương tiện vận tải quy định tại khoản 1, 3 Điều 15 và điểm a khoản 3 Điều 16
Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương
tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau:
a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung
trên phương tiện vận tải;
b) Kiểm tra trung gian truyền bệnh
truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử
lý y tế đã áp dụng;
d) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp
nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu phương tiện vận
tải bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian
truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm
tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục
kèm theo Nghị định này và chuyển sang xử lý y tế;
b) Trường hợp phương tiện vận tải
không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm
tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục
kèm theo Nghị định này, cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế đối với hàng
hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ
lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng
không; 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá
thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch
y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người
khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ.
Điều 18. Xử lý y tế đối
với phương tiện vận tải
1. Đối tượng xử lý y tế:
Các phương tiện vận tải quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm
dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian
truyền bệnh;
b) Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ
quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác
nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;
c) Khử trùng.
3. Các biện pháp xử lý y tế đối với
người trên phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều
11 Nghị định này.
4. Các biện pháp xử lý y tế đối với
hàng hóa trên phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế
quy định tại khoản 2 Điều
này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương
tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm
theo Nghị định này hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ
sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy
trình kiểm dịch.
6. Thời gian cấp giấy chứng nhận không
quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.
7. Thời gian hoàn thành các biện pháp
xử lý y tế theo quy định
tại khoản 2 Điều này không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc
một toa tàu hỏa, một tàu bay;
không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện
ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Không quá 24 giờ đối với tàu
thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông
hơi diệt chuột. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành
việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn
thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời
gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một
toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một
tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
8. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng
nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường
hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ
sinh tàu thuyền, người khai báo y tế phải làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm
tra, xử lý y tế thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định
này và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 19. Quy định tín
hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh
1. Ban ngày tàu thuyên phải treo tín
hiệu bằng cờ:
a) Treo một cờ chữ “Q” báo hiệu tàu
thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh,
quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định
này;
b) Treo hai cờ chữ “Q” báo hiệu tàu
thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Treo hai cờ, một cờ chữ “Q” và một
cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu
bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
a) Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu
cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh;
b) Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi
ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu
tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm
dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, người trên tàu thuyền không được
lên hoặc xuống; hàng hóa không được bốc dỡ hoặc tiếp nhận. Không áp dụng đối với
tàu thuyền đang gặp tai nạn.
Chương IV
KIỂM
DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Điều 20. Đối tượng phải
khai báo y tế đối với hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi
phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 21. Khai báo y tế
đối với hàng hóa
1. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường
bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y
tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận kiểm
tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng
không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch
y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được
phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường
thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số
58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và giấy chứng
nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục
kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng
thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu,
xuất khẩu, quá cảnh.
Điều 22. Thu thập
thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông
tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Các thông tin cần thu thập:
a) Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát
hoặc quá cảnh;
b) Thông tin về chủng loại, số lượng,
bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
Điều 23. Xử lý thông
tin đối với hàng hóa
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm
tra y tế theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này đối với
các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia,
vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải
giám sát;
b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang
mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện
có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định
này;
d) Hàng hóa có thông báo của cơ quan
có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Trường hợp hàng hóa không có yếu tố
nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám
sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội
dung sau:
a) Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với
hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;
b) Giám sát tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.
3. Thực hiện giám sát theo quy định tại
khoản 2 Điều này đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi
chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.
4. Trong quá trình giám sát, nếu phát
hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải,
chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc,
mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử
lý y tế đã áp dụng, cân hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai
báo y tế đối với hàng hóa.
5. Trường hợp hàng hóa không thuộc một
trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế
xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.
6. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối
với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ
đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Điều 24. Kiểm tra giấy
tờ đối với hàng hóa
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy
định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
b) Hàng hóa có trung gian truyền bệnh
truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ
sinh chung theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại
giấy tờ sau:
a) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường
bộ, đường sắt, đường hàng không: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng
hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường
sắt, đường hàng không (nếu có);
b) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường
thủy: bản sao bản khai hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên
tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy
định tại Điều 25 Nghị định này đối với hàng hóa thuộc một trong
các trường hợp: Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường
hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải
chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định
tại điểm a Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiêm dịch y tế, kết
thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.
Điều 25. Kiểm tra thực
tế đối với hàng hóa
1. Đối tượng kiểm tra:
Hàng hóa quy định tại khoản
1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng
hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Nội dung khai báo với thực tế hàng
hóa;
b) Tình trạng vệ sinh chung;
c) Trung gian truyền bệnh truyền
nhiễm;
d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng,
thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã
áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị
kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung
gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý
y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định
tại điểm a khoản 3 Điều
này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09
Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ
đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Điều 26. Xử lý y tế đối
với hàng hóa
1. Đối tượng xử lý y tế:
Hàng hóa quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm
dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh,
trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với
hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền
nhiễm.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế
theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử
lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành các biện pháp
xử lý y tế không quá 02 giờ đối
với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở
lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý
y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử
lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02
giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
5. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm
tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số
15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện
theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.
Chương V
KIỂM
DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Mục 1. KIỂM DỊCH Y TẾ
ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT
Điều 27. Đối tượng phải
khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt
Thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên
giới phải được khai báo y tế.
Điều 28. Khai báo y tế
đối với thi thể, hài cốt
Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp
giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị
định này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với
thi thể, hài cốt),
giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại
giao và giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt) cho tổ chức kiểm
dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn
thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Điều 29. Thu thập
thông tin
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin
từ giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định
này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng
đối với tro cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định
của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).
Điều 30. Xử lý thông
tin
1. Không cho phép vận chuyển qua biên
giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
2. Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám
sát tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.
Điều 31. Kiểm tra giấy
tờ đối với thi thể, hài cốt
1. Đối tượng kiểm tra:
Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển
qua biên giới.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại
giấy tờ sau:
a) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt
(bao gồm cả tro cốt);
b) Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của
nơi xuất phát;
c) Giấy phép nhập cảnh thi thể,
hài cốt về Việt Nam;
d) Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với
thi thể, hài cốt).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp thi thể, hài cốt có đủ
các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận
chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch y tế đối
với
thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy
trình kiểm dịch;
b) Trường hợp thi thể, hài cốt không
có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định
tại Điều 33 Nghị định này;
c) Trường hợp thi thể, hài cốt không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này, kiểm
dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại
giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Kiểm tra thực
tế đối với thi thể, hài cốt
1. Đối tượng kiểm tra:
Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển
qua biên giới.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội
dung sau:
a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế với
thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;
b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều
kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định
này; kết thúc quy trình kiểm
dịch
đối với trường
hợp có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này và bảo đảm điều kiện về vệ sinh,
vận chuyển theo quy định Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Trường hợp thi thể, hài cốt không bảo
đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp
dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 33 Nghị
định này;
c) Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.
Điều 33. Xử lý y tế đối
với thi thể, hài cốt
1. Đối tượng xử lý y tế:
Thi thể, hài cốt được quy định tại điểm
b khoản 3 Điều 31,
điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm
dịch viên y tế:
a) Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị
có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định
tại điểm a khoản này.
3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế
đối với một thi thể hoặc một hài
cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức
kiểm dịch y tế
biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa
hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức
kiểm dịch y tế
biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý
do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm
có thông báo gia hạn.
Mục 2. KIỂM DỊCH Y TẾ
ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Điều 34. Đối tượng phải
khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể
người
Mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học,
mô, bộ phận cơ thể người vận
chuyển qua biên giới
phải được khai báo y tế.
Điều 35. Khai báo y tế
đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
1. Người khai báo y tế thực hiện khai,
nộp giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học,
mô, bộ phận cơ thể người theo Mẫu
số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới hoặc qua Cổng thông tin
một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.
2. Đối với mẫu vi sinh y học liên quan
đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm
cho tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới hoặc qua Cổng thông tin
một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.
Đỉều 36. Thu thập
thông tin [2]
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập:
a) Giấy khai báo y tế đối với sản phẩm
sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nhập khẩu nhằm mục đích dự phòng, nghiên cứu, chẩn
đoán, chữa bệnh;
b) Giấy khai báo y tế và giấy phép nhập
khẩu của Bộ Y tế đối với mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu,
phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ
người có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người,
các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho
người nhập khẩu nhằm mục đích dự phòng, nghiên cứu, chẩn đoán, chữa bệnh.
2. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập
khẩu theo Mẫu số 25 quy định tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định phê duyệt của cơ
quan có thẩm quyền cho phép
thực hiện đề tài hoặc dự án nghiên cứu còn hiệu lực hoặc bản sao
đề cương đề tài hoặc văn kiện dự án đã được phê duyệt hoặc
bản sao văn bản thỏa thuận còn hiệu lực
hoặc tài liệu có liên quan giữa các cơ sở trong nước và nước ngoài về việc nhập
khẩu mẫu bệnh phẩm;
c) Bản sao bản tự công bố đạt tiêu chuẩn
an toàn sinh học đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, II hoặc
Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt an toàn sinh học đối với cơ sở xét nghiệm
an toàn sinh học cấp III
3. Thủ tục cấp phép nhập khẩu:
a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp
hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi,
bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
c) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi
trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa
đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung
theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì phải thực
hiện lại từ đầu thủ tục nhập khẩu mẫu bệnh phẩm;
đ) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung
không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm c
khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ
sung, Bộ Y tế cấp phép nhập
khẩu theo quy định tại điểm b khoản này
Điều 37. Xử lý thông
tin
1. Không cho phép nhập khẩu đối với mẫu
vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người chưa có giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm.
2. Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám
sát điều kiện bảo quản vận chuyển đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ
thể người.
Điều 38. Kiểm tra giấy
tờ đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
1. Đối tượng kiểm tra:
Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm
sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại
giấy tờ sau:
a) Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi
sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
b) Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm
(đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản
phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản
2 Điều này; bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch
viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị
định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
b) Trường hợp mẫu vi sinh y học liên
quan đến mẫu bệnh phẩm ở người không có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này, kiểm dịch viên y
tế đề nghị người
khai báo y tế bổ sung.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
giấy tờ đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không
quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.
Điều 39. Kiểm tra thực
tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
1. Đối tượng kiểm tra:
Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm
sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:
a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế đối
với sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người với thực tế tình trạng vệ
sinh;
b) Đối chiếu nội dung khai báo y tế mẫu
vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người với tình trạng vệ sinh, điều kiện bảo quản, vận chuyển theo
quy định của Bộ Y tế.
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng
nhận kiếm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể
người theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm
dịch y tế khi có đủ
các loại giấy tờ theo
quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này; đối với mẫu vi
sinh
y
học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người phải bảo đảm điều kiện về vệ sinh, bảo quản,
vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế;
b) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản
phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện vệ sinh hoặc điều
kiện về bảo quản,
vận
chuyển thì kiểm dịch viên y
tế thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại Điều 40 Nghị định
này.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra
thực tế đối với
một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể
từ khi nộp đủ giấy tờ.
Điều 40. Xử lý y tế đối
với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
1. Đối tượng xử lý y tế:
Các mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học,
mô, bộ phận cơ thể người được
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 39 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm
dịch viên y tế:
a) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo
quản, vận chuyển theo quy định tại điểm
a khoản 3 Nghị định này;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế
đối với mẫu vi sinh y học, sản
phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử
lý y
tế quy
định tại điểm a khoản này.
3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế
đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ
thể người không
quá 01 giờ kể từ
khi tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa
hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia
hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế.
Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo
gia hạn.
Chương VI
ĐIỀU
KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
Điều 41. Tổ chức kiểm
dịch y tế biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa
khẩu gồm:
a) Địa điểm, trụ sở, phòng làm việc để
thực hiện hoạt động hành chính và chuyên môn, kỹ thuật về kiểm dịch y tế;
b) Phòng khám sàng lọc, xử lý y tế các
trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
c) Phòng, khu vực cách ly y tế đối với
người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người đi cùng hoặc tiếp xúc gần. Trường
hợp đối tượng phải cách ly y tế vượt quá khả năng tiếp nhận của phòng cách ly y
tế hiện có thì phải bố trí khu vực cách
ly tạm thời:
d) Vị trí đặt các trang thiết bị kiểm
tra, giám sát, truyền thông phải phù hợp với vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu;
đ) Khu vực cách ly để kiểm tra, xử lý
phương tiện vận tải, hàng hóa;
e) Các trang thiết bị, phương tiện,
hóa chất, thuốc thiết yếu.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất,
trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quy định
tại Điều
này.
4. Vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại
cửa khẩu:
a) Đối với cửa khẩu đường bộ, vị
trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 14
Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về
quản lý cửa khẩu biên giới đất
liền;
b) Đối với cửa khẩu đường thủy,
đường hàng không, đường sắt, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được bố trí đầu tiên
trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế.
Điều 42. Con dấu, biểu
tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế
1. Con dấu kiểm dịch y tế:
a) Dấu kiếm dịch y tế là dấu
nghiệp vụ bằng tiếng Anh theo quy định tại Mẫu số 16
Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới sử
dụng con dấu kiểm dịch y tế để
xác nhận kết quả kiểm dịch y tế đối
với các biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Số lượng con dấu kiểm dịch y tế được
cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương bằng tổng số cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm dịch y tế và trụ sở
chính của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;
d) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y
tế biên giới chịu trách nhiệm về việc khắc dấu, sử dụng, bảo quản, quản lý con
dấu; lập sổ lưu mẫu con dấu theo quy định
tại Mẫu số 17 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
đ) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chỉ
được khắc dấu tại các cơ sở sản xuất con dấu có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh trật tự theo quy định hiện hành;
e) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải
báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản sau khi khắc
mới, khắc lại, thu hồi, hủy, hủy giá trị sử dụng, mất con dấu;
g) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
khi khắc mới, khắc lại con dấu
phải lập hồ sơ
lưu, gồm: văn bản gửi cơ sở sản xuất con dấu đề nghị làm mới, làm lại con dấu;
giấy giới thiệu người làm thủ tục khắc mới, khắc lại con dấu của tổ chức kiểm dịch
y tế biên giới; bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của
người được giới thiệu; văn bản báo cáo Bộ Y tế quy định tại điểm e khoản này.
2. Biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ,
trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới dùng
trong hệ thống kiểm dịch y tế
biên giới.
a) Mẫu biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu,
thẻ, trang phục kiểm dịch viên y
tế, cờ truyền thống kiếm dịch y tế biên giới áp dụng đối với tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc trong tổ chức
kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Mẫu số 18,
19, 20, 21, 22, 24 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc tổ chức
kiểm dịch y tế biên giới không sử dụng
biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y
tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới tương tự của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này;
c) Không tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn: biểu
tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống
kiểm dịch y tế
biên giới để dùng vào mục đích
khác;
d) Tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn có trách nhiệm bảo quản,
sử dụng biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y
tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế
biên giới khi được
cấp phát, trang bị. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay với cơ quan
chủ quản;
đ) Mỗi công chức, viên chức,
cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc tại tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được
cấp: trong thời hạn 01 năm gồm quần áo mùa Đông 02 bộ, quần áo mùa Hè 02 bộ, thắt lưng 01
chiếc, áo đi mưa 01 chiếc, giầy da 01 đôi, tất 02 đôi, ca vát 02 chiếc, quần áo
blouse 02 bộ; trong thời hạn 02 năm gồm: áo măng tô 01 chiếc, cặp đựng tài liệu
01 chiếc; trong thời hạn 05 năm gồm: 01 bộ phù hiệu, 01 biển hiệu;
e) Công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng
dài hạn khi nghỉ hưu, nghỉ mất
sức, chuyển công tác,
thôi việc, hết thời hạn hợp đồng phải nộp lại biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y
tế cho tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới chủ quản; đối với trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không thu
hồi, trường hợp hết thời hạn mà chưa được cấp thì không được cấp;
g) Kinh phí mua, in, làm biểu tượng,
phù hiệu, biển hiệu, thẻ,
trang phục kiểm dịch viên y
tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới
dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế
biên giới được chi trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị do cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
h) Thẻ kiểm dịch viên y
tế do Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cấp có giá trị trong thời hạn 05
năm;
i) Người làm công tác kiểm dịch y tế
chi được cấp thẻ kiểm dịch viên y tế sau khi hoàn thành ít nhất một lớp tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ, các quy định pháp luật về kiềm dịch y tế biên giới do
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế hoặc các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền, giao nhiệm vụ
tổ chức và theo đề nghị cấp thẻ của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đang trực
tiếp quản lý.
Điều 43. Kinh phí cho
hoạt động kiểm dịch y tế biên giới
1. Nguồn kinh phí cho các hoạt động kiểm dịch y tế
biên giới:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các nguồn thu hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí
cho:
a) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị, hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định;
b) Công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động kiểm dịch y tế biên giới; đào tạo, nghiên cứu
khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động kiểm dịch y tế
biên giới.
Chương VII
TRÁCH
NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 44.
Trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nơi có cửa khẩu
1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai việc kiểm dịch y tế
biên giới theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
b) Quyết định việc áp dụng khai báo y
tế, chấm dứt khai báo y tế đối với người: chỉ đạo, triển khai việc thực hiện
khai báo y tế đối với người trên phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn việc thông tin, báo cáo
hoạt động kiểm dịch y tế
biên giới
2. Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng,
Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các cơ quan có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ tế.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có cửa khẩu có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa
bàn phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc kiểm dịch y tế biên
giới theo quy định tại Nghị định này;
b) Bảo đảm các điều kiện cho tổ chức
kiểm dịch y tế biên giới triển khai hoạt động.
Điều 45. Trách nhiệm
của cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu
1. Trưởng Ban quản lý cửa khẩu, giám đốc cảng vụ, trưởng ga hoặc
người đứng đầu đơn vị được giao phụ trách quản lý cơ sở vật chất tại cửa khẩu có
trách nhiệm bố trí, bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế
biên giới tại cửa khẩu theo quy định
tại điểm a, b, c, d, d khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
2. Cơ quan hải quan; cơ quan kiểm dịch động,
thực vật có trách
nhiệm thực
hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới khi kiểm tra thực tế đối với hàng hóa là động vật, thực vật,
thực phẩm và các loại
hàng hóa khác bị nghi ngờ hoặc được xác định mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ quan biên phòng, công an, cảng vụ,
hải quan chỉ được làm thủ tục
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người và phương tiện vận tải; nhập khẩu, xuất khẩu,
quá cảnh đối với
hàng hóa; vận chuyển qua biên giới
đối với thi thể, hài
cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi
có xác nhận đã hoàn thành việc kiểm dịch y tế của tổ chức kiểm dịch y
tế biên giới theo quy định tại Nghị định này.
4. Các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu
có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong công
tác phòng chống dịch bệnh.
Điều 46. Trách nhiệm
của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và kiểm dịch viên y tế
1. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y
tế biên giới:
a) Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt
động kiểm dịch y tế
biên giới
theo
quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan
tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;
c) Có trách nhiệm phối hợp thực hiện
kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về
an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa
khẩu;
đ) Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước
thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các
chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu.
2. Trách nhiệm của kiểm dịch viên y tế:
a) Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế
biên giới theo quy định tại Nghị định này;
b) Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu,
thẻ kiểm dịch viên y tế quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại
cửa khẩu và tuân thủ
theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cửa khẩu;
d) Xác nhận kết quả kiểm dịch y
tế và sử dụng con dấu kiểm dịch y tế theo quy định tại Điều 42 Nghị
định này.
Điều 47. Trách nhiệm của
người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng
1. Chủ động khai báo về
tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh.
2. Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách
nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này; không được làm, sử
dụng tờ khai y tế giả mạo.
3. Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử
lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại Nghị định này.
4. Chi trả giá dịch vụ kiểm dịch y tế
theo quy định hiện hành.
Chương VIII
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
[3]
Điều 48. Hiệu lực thi
hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.
2. Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01
tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới hết hiệu lực kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 49. Trách nhiệm
thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có cửa khẩu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ trưởng Nguyễn
Thị Kim Tiến (để báo cáo);
-
Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
-
Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
-
Lưu: VT, PC, Cục YTDP.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
PHỤ
LỤC
CÁC
MẪU GIẤY, BIỂU TƯỢNG, PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU, THẺ KIỂM DỊCH VIÊN Y TẾ, CỜ, TRANG
PHỤC KIỂM DỊCH VIÊN Y TẾ, CON DẤU KIỂM DỊCH Y TẾ, SỔ LƯU MẪU DẤU DÙNG TRONG HỆ
THỐNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
(Kèm
theo Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)
1. Mẫu số 01: Tờ khai y tế đối với người;
2. Mẫu số 02: Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc
áp dụng biện pháp dự phòng;
3. Mẫu số 03: Tờ khai chung hàng
không;
4. Mẫu số 04: Giấy khai báo y tế hàng
hóa và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt);
5. Mẫu số 05: Giấy khai báo y tế hàng
hải;
6. Mẫu số 06: Biên bản kiểm tra vệ
sinh tàu bay;
7. Mẫu số 07: Biên bản kiểm tra vệ sinh
tàu thuyền;
8. Mẫu số 08: Giấy chứng nhận miễn xử
lý vệ sinh tàu thuyền/ chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền;
9. Mẫu số 09: Giấy chứng nhận kiểm
tra/xử lý y tế hàng
hóa, phương tiện
vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng
không;
10. Mẫu số 10: Giấy chứng nhận kiểm
tra/xử lý y tế hàng
hóa (trên tàu thuyền),
tàu thuyền;
11. Mẫu số 11: Giấy khai báo y tế thi
thể, hài cốt, tro cốt;
12. Mẫu số 12: Giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế thi thể, hài cốt, tro cốt;
13. Mẫu số 13: Giấy khai báo y tế mẫu
vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
14. Mẫu số 14: Giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm
sinh học, mô, bộ phận cơ thể
người;
15. Mẫu 15: Đơn đề nghị;
16. Mẫu số 16: Con dấu kiểm dịch y tế;
17. Mẫu số 17: Sổ lưu mẫu con
dấu;
18. Mẫu số 18: Biểu tượng kiểm dịch y
tế biên giới;
19. Mẫu số 19: Phù hiệu:
20. Mẫu số 20: Biển hiệu;
21. Mẫu số 21: Thẻ kiểm dịch
viên y tế;
22. Mẫu số 22: Cờ truyền thống kiểm dịch
y tế biên giới;
23. Mẫu số 23: Cờ báo hiệu kiểm dịch y
tế cho tàu thuyền;
24. Mẫu số 24: Trang phục kiểm dịch
viên y tế.
Mẫu
số 15
(kích
thước 297 x 210 mm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence
- Freedom - Happiness
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ/ APPLICATION FORM
Cấp Giấy chứng
nhận/ kiểm tra, xử lý ………
For
issuance of certificate/ inspection/ control, ….
Kính gửi/ To: ……………………….
Tôi là (họ tên bằng chữ hoa)/Name
………………………………Nam (Male)
/ Nữ (Female)
Chức vụ/ Title: …………………………………………………………………..
(nếu
có/ if any)
Tên cơ quan/ Agency: ………………………………………………………….
(nếu
có/ if any)
Sinh ngày/ Date of birth:……/……../………. Quốc tịch/Nationality:
..................................
Số CMND (hoặc Hộ chiếu)/ Passport/ID
No.) ………..
Ngày
cấp/ Date of issue: ..............
Nơi cấp/ Place of issue: ...............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú/ Registed permanent residence: ...................................
Chỗ ở hiện tại/ Current
residence:
.................................................................................
Thực hiện Nghị định số 89/2018/NĐ-CP
ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm
về kiểm dịch y tế
biên giới/
Implementation of the Decree No. 89/2018/NĐ-CP of the Government of Viet Nam
dated
25/6/2018
on implementing the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases
Đề nghị/ To request………………………………………… cấp Giấy chứng nhận/ kiểm tra, xử lý (For
issuance certificate/ inspection/control .....), ……………….. cho tôi hoặc
Công ty/đơn vị (tên đơn vị) (to
me/Agency) ……………………
|
………, ngày/ dd ……tháng/ mm …..năm/yyyy….
Người
đề nghị/ Applicant
(Ký,
ghi rõ họ tên)/ Name and signature
|
Hồ sơ gửi kèm theo/
File enclosed:
.................................................
.................................................
Mẫu số 16
Con dấu kiểm dịch y tế
1.
Mẫu con dấu sử dụng tại trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
*Ghi chú:
- Dấu có đường kính vòng tròn ngoài cùng 23 mm, dùng mực dấu màu
đỏ;
-
Tại khuôn hình chữ nhật ở giữa ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau gọi tắt là tên tỉnh) có hoạt động kiểm dịch y tế đối với con dấu sử dụng
tại trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế.
2.
Mẫu con dấu sử dụng tại cửa khẩu có hoạt động kiểm dịch y tế
*Ghi chú:
-
Dấu có đường kính vòng tròn ngoài cùng 23 mm, dùng mực dấu màu đỏ.
-
Tại khuôn hình chữ nhật ở giữa ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt
động kiểm dịch y tế và mã cửa khẩu đối với con dấu sử dụng tại cửa khẩu có hoạt
động kiểm dịch y tế, giữa tên tỉnh và mã cửa khẩu là dấu “chấm” (.).
-
Mã số được gán cho cửa khẩu được ghi theo số thứ tự 01, 02...(bắt đầu từ 01) ví dụ
con dấu sử dụng tại cửa khẩu của Tỉnh A được ghi trong khuôn hình chữ nhật là TỈNH A.01.
- Mã số được gán cho cửa khẩu do người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
tỉnh, thành phố quy định và quy định trong quy chế sử dụng con dấu được
lưu tại tổ chức kiểm dịch y tế.
Mẫu số 17
Sổ lưu mẫu con dấu
1. Bìa:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC KIỂM DỊCH Y
TẾ
SỔ
LƯU MẪU DẤU
Lãnh đạo tổ chức kiểm dịch y tế
(Ký và đóng dấu)
Cuốn số ……. được lập ngày ….. tháng ….. năm ………
|
2. Nội
dung:
STT
|
Ngày
lưu
|
Mẫu lưu
|
Ngày
hủy
|
Mẫu hủy
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
*Ghi chú: Con dấu
trước khi sử dụng đóng 01 mẫu vào ô "Mẫu lưu" ghi rõ ngày, tháng,
năm. Con dấu bị hỏng, làm lại con dấu, phải đóng 01 mẫu dấu vào ô "Mẫu
hủy" ghi rõ ngày, tháng, năm.
Mẫu số 18
Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới
*Ghi chú:
-
Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới là một khối liền gồm có mỏ neo thể hiện
kiểm dịch đường thủy, chính giữa cán mỏ neo có hình tròn vô lăng thể hiện kiểm
dịch đường bộ, đường sắt, trên cán của mỏ neo có hình con rắn quấn quanh một
chiếc kim, hai bên cán mỏ neo là hai bông lúa thể hiện lĩnh vực y tế, phía
ngoài có hình cánh tàu bay thể hiện kiểm dịch đường hàng không. Tất cả liên kết
thành khối hình biểu tượng có nền màu vàng tươi.
-
Biểu tượng được thể hiện trên cờ truyền thống, lô gô của tổ chức kiểm dịch y tế
biên giới và các giấy tờ, vật lưu niệm khác dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế
biên giới.
Mẫu số 19
Phù hiệu
1.
Phù hiệu trên mũ Kêpi
Đường Kính: 35 mm
Cao: 5 mm
Ghi chú:
Phù hiệu trên mũ là một khối biểu tượng làm bằng kim loại mạ màu vàng tươi,
để gắn phía trước mũ kê pi có kích thước 35 mm x 5 mm.
2.
Phù hiệu trên mũ mềm
Đường
Kính: 29 rnm
Cao: 5 mm
*
Ghi chú: Phù hiệu trên mũ là một khối biểu tượng làm bằng kim loại mạ màu vàng tươi để cài phía trước mũ
mềm có kích thước 29 mm x
3mm.
3. Phù hiệu trên cúc áo
|
|
Cúc
áo mùa Hè
Đường kính: 13 mm
|
Cúc
áo mùa Đông
Đường kính: 18 mm
|
*
Ghi
chú: Phù hiệu cúc áo là khối hình
tròn bằng kim loại mạ màu vàng tươi, mặt trước có biểu tượng hình con rắn quấn
quanh một chiếc kim, hai bên là hai bông lúa, phía ngoài có hình viền tròn bao
quanh, cúc áo mùa Hè có đường kính 13 mm, cúc áo mùa Đông có đường kính 18 mm.
4.
Phù hiệu cài ve áo
* Ghi
chú: Phù hiệu cài ve áo là khối biểu
tượng dập bằng kim loại, mạ màu vàng
tươi, kích thước 20 mm x 17
mm, dập nổi chiếc kim và hình con rắn, đặt chéo lên hình lá cờ có nổi sọc kẻ,
mặt sau có khuy cài lên ve áo.
5.
Phù hiệu gài cầu vai áo
*Ghi chú:
-
Phù hiệu trên cầu vai áo làm bằng sợi tổng hợp màu xanh tím than, là khối hình
đa giác 5 cạnh, chiều dài 120 mm, đầu trong rộng 40 mm và đầu ngoài rộng 50 mm, độ
chếch đầu nhọn 18 mm, xung quanh thêu đường viền màu vàng rộng 1,5 mm. Đầu phía
trong có cúc bằng kim loại dập nổi biểu tượng kiểm dịch y tế màu vàng tươi
đường kính 10 mm. Mặt trên cầu vai có gắn khối biểu tượng kiểm dịch y tế chính
hoặc ngôi sao nổi màu vàng tươi.
-
Mẫu e1 sử dụng đối với kiểm dịch viên y tế
-
Mẫu e2 sử dụng đối với phó trưởng khoa, phòng hoặc tương đương
-
Mẫu e3 sử dụng đối với trưởng khoa, phòng hoặc tương đương
-
Mẫu e4 sử dụng đối với phó giám đốc hoặc tương đương
-
Mẫu e5 sử dụng đối với giám đốc hoặc tương đương.
Mẫu số 20
Biển hiệu
*Ghi chú:
-
Biển hiệu được làm bằng mica hoặc giấy không thấm nước ép plastic, kích
thước 85 mm x 20
mm, đường viền ngoài rộng 1,5 mm. Bên trái có biểu tượng kiểm dịch, bên phải
phía trên rộng 15 mm, nền màu vàng tươi, có dòng chữ màu đỏ đậm "KIỂM DỊCH
Y TẾ" ở trên, dòng chữ tiếng Anh "HEALTH
QUARANTINE" ở dưới
tiếp dưới là họ, tên đầy đủ của người được cấp biển hiệu và dòng cuối cùng có
số biển hiệu.
-
Biển hiệu được đeo trên nắp túi áo ngực bên trái khi thi hành nhiệm vụ.
Mẫu số 21
Thẻ kiểm dịch viên y tế
1.
Mặt trước:
2.
Mặt sau:
* Ghi chú:
-
Thẻ kiểm dịch viên y tế làm bằng bìa cứng ép plastic, hình chữ nhật, kích thước
90 mm x 50 mm, đường viền ngoài rộng 1,5 mm, có các đường vân màu xanh
coban, nền màu vàng nhạt, gồm hai mặt, chính giữa của mặt trước và mặt sau có biểu
tượng kiểm dịch y tế biên giới in chìm.
-
Mặt trước: phía trên bên phải thể hiện Quốc hiệu, trên bên trái ghi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp thẻ; chính giữa thẻ ghi dòng chữ tiếng Việt "KIỂM
DỊCH Y TẾ" ở trên và dòng chữ tiếng Anh "HEALTH QUARANTINE"
ở dưới; ngay dưới ghi số thẻ; các chữ còn lại trên thẻ màu xanh đen. Phía dưới
bên trái có khung chữ nhật để dán ảnh người được cấp thẻ, cỡ 20 mm x 30
mm, ảnh chụp đội mũ kê pi, mặc đầy đủ trang phục, phù hiệu; có đóng dấu giáp lai của cơ
quan cấp thẻ. Ngay dưới bên phải ghi họ, tên của người được cấp thẻ, chức vụ và
tên tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
-
Mặt sau: phía trên ghi số, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân của người
được cấp thẻ. Phía dưới lệch phải ghi nơi cấp, ngày tháng năm cấp thẻ, chức
danh, chữ ký, đóng dấu và họ tên của thủ trưởng cơ quan cấp thẻ.
Mẫu số 22
Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới
*Ghi chú:
-
Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới làm bằng khuôn vải hình
chữ nhật, màu vàng, ở giữa có biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới in màu vàng
đậm hơn, kích thước cờ phụ thuộc vào phương tiện sử dụng với tỷ lệ dài, rộng
tương đương với tỷ lệ của quốc kỳ.
-
Cờ truyền thống dùng cho phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch y tế.
Mẫu số 23
Cờ báo hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền
*Ghi chú:
- Cờ báo
hiệu kiểm dịch: vải mềm, màu vàng tươi, đen chịu được nắng gió trên biển, kích thước
1200 mm x 800 mm, gồm có cờ loại "Q" và "L".
-
Cờ báo hiệu kiểm dịch dùng cho tàu thuyền khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Mẫu số 24
Trang phục kiểm dịch viên y tế
1.
Mũ
* Ghi chú:
-
Mũ kê pi: phần trên của mũ có màu trắng, lưỡi trai có màu đen, vành thân mũ màu
xanh tím than, mặt trước có gắn phù hiệu, viền vành trên thân mũ là dây nỉ màu
vàng, đường kính 1,5 mm; viền vành dưới thân mũ có hai dây nỉ màu vàng, đường
kính 8 mm, hai bên có hai khuy, được đính bằng ngôi sao nổi màu vàng tươi.
-
Mũ mềm: một màu xanh tím than; phù hiệu kiểm dịch y tế biên giới gắn phía trước
chính giữa vành thân mũ.
2.
Quần, áo dài tay nam, nữ:
3. Quần áo ngắn tay nam, nữ
4. Trang phục
mùa đông nam, nữ
5. Trang phục măng tô nam, nữ
*Ghi chú:
- Áo sơ mi
nữ dài tay: mầu trắng, cổ đức có chân, nẹp áo lật vào trong kiểu bu dông, có đỉa
hai cầu vai, hai túi ngực có nắp, tay dài măng séc, vai có quai để cài phù
hiệu, thân trước có hai ly chiết từ gấu lên ngực áo, thân sau cũng có hai ly
chiết từ gấu lên.
-
Áo sơ mi nữ ngắn tay: mầu trắng, cổ đức có chân, nẹp áo lật vào trong kiểu bu dông, có đỉa
hai cầu vai, hai túi ngực có nắp, vai có quai để cài phù hiệu, thân trước có
hai ly chiết từ gấu lên ngực áo, thân sau cũng có hai ly chiết từ gấu lên.
-
Quần âu nữ: quần ôm hơi vẩy, mầu xanh tím than, có hai túi thẳng ở thân trước và một túi cơi đằng
sau, hai ly chìm, túi thẳng.
-
Áo sơ mi nam ngắn tay: mầu trắng, cổ đức có chân, kiểu bu dông, vai có hai quai cài phù
hiệu, hai túi ngực có nắp. Nẹp lật vào trong, áo có măng séc, có hai cúc, có
một túi bên trái, bị túi đáy hơi lượn tròn, miệng túi may một đường 3 cm.
-
Áo sơ mi nam dài tay: mầu trắng, cổ đức có chân, kiểu bu dông, có đỉa hai cầu vai, hai túi
ngực có nắp, tay dài măng séc, vai có hai quai để cài phù hiệu.
-
Quần âu nam: quần âu 1 ly bong thân trước, mầu xanh tím than, có hai túi thẳng ở thân quần trước và một túi cơi
đằng sau, kiểu hai ply lật, cửa quần có khóa kéo, đầu
cạp có một móc và một cúc nằm trong, có 6 đỉa chia đều, gấu quần làm chếch có
mặt nguyệt.
-
Áo khoác ngoài nam: mầu xanh tím than, kiểu áo khoác 4 túi, 4 cúc, ve kiểu chữ V, vạt áo
vuông, 4 túi ốp ngoài, nắp túi hơi lượn cong, bị túi đít lượn tròn, giữa bị túi
có xúp chìm, vai áo có bật vai, tay áo làm bác tay rộng 9,5 cm, sống áo
có xe sau, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bật vai và bác tay đều diễu
hai đường may, ngực áo và thân áo có ép keo mùng, trên vai áo có chũi 2 lớp
canh tóc, áo được lót toàn bộ thân trước, thân sau là lót đo, tay làm lót lửng,
thân trước làm hai túi lót, vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.
- Áo khoác ngoài nữ: mầu xanh tím than, kiểu áo khoác 2 túi, 4 cúc, ve kiểu chữ V, vạt áo
vuông, áo có hai túi dưới chìm, nắp túi hơi lượn cong, vai áo có bật vai, tay
áo có làm bác tay rộng 9 cm, sống áo có xẻ sau, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo bật vai và
bác tay đều diễu hai đường may, thân áo có ép keo mùng, áo được lót toàn bộ
thân trước, thân sau làm lót đô, tay áo làm lót lửng, thân trước làm hai túi
lót, vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.
-
Áo khoác măng tô nữ, nam: mầu xanh tím than, cổ 2 ve, 3 cúc, hai túi cơi làm chéo, phía trong
áo có túi lót, phía ngoài có dây lưng vải, thân trước có đề cúp ngực, thân sau có cầu vai, xẻ sau 350 cm, áo dài
qua 2/3 đùi, có cá tay đầu nhọn đính 1 cúc, các đường diễu nổi có 8 ply, có bật
vai, ngực áo, tay áo đính cúc 2,5 cm, có hai túi lót kiểu hai viền, toàn bộ thân áo được dựng canh tóc.
-
Áo bông: kiểu áo măng tô, vài màu xanh tím than, trong lót bông.
-
Giầy, dép, thắt lưng, ca vát, tất, áo đi mưa: Giầy da, màu đen, buộc dây, thấp
cổ; dép da, màu đen, có quai hậu kiểu xăng đan; thắt lưng da, một màu; ca vát,
tất một màu xanh tím than; áo đi mưa
có tay dài, một màu tím than.
Mẫu số 257
TÊN ĐƠN VỊ
NHẬP KHẨU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /
V/v………….
|
1 ………., ngày … tháng … năm 20…..
|
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MẪU BỆNH PHẨM
Kính gửi: Bộ
Y tế (Cục Y tế dự phòng).
Các nội dung nêu trong công văn bao gồm:
- Căn cứ để nhập khẩu mẫu bệnh phẩm.
- Các thông tin về mẫu bệnh phẩm nhập
khẩu
+ Thông tin loại mẫu bệnh phẩm (mẫu bệnh
phẩm có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người).
- Loại mẫu;
- Nguồn gốc;
- Số lượng;
- Hình thức đóng gói;
- Nơi gửi;
- Nơi nhận;
- Đường vận chuyển.
+ Cam kết của đơn vị nhập khẩu về việc
thực hiện đúng quy định về
bảo quản, vận chuyển, sử dụng....
mẫu bệnh phẩm.
+ Các tài liệu kèm theo ……………
+ Họ tên, số điện thoại liên hệ của
cán bộ theo dõi.
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
Lưu:
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
(Ký
tên, đóng
dấu)
|
__________________
1 Địa danh