Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DO HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA THỰC HIỆN

Căn cứ Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự và thủ tục hồ sơ khám giám định để xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, cụ thể như sau:

1. Những trường hợp đã được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã được thành lập theo quy định tại Điều 16 Luật người khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi là Hội đồng xác định mức độ khuyết tật),

nhưng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.

2. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

3. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoặc cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.

Điều 3. Cơ quan thực hiện

1. Chính quyền địa phương nơi người khuyết tật cư trú.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) nơi người khuyết tật cư trú.

3. Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa tỉnh).

4. Hội đồng Giám định y khoa Trung ương; Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I và Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa Trung ương).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám giám định mức độ khuyết tật là khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng Giám định y khoa các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật.

2. Khám giám định phúc quyết là khám giám định mức độ khuyết tật cho các đối tượng đã khám giám định mức độ khuyết tật ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương, nhưng người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nêu trên, yêu cầu khám phúc quyết.

3. Đại diện hợp pháp của người khuyết tật bao gồm:

a) Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật cư trú (sau đây gọi tắt là cấp xã) xác nhận bằng văn bản.

b) Tập thể là một nhóm người (từ hai người trở lên) mà mỗi cá nhân trong nhóm người đó có đủ tư cách pháp nhân hoặc một hay nhiều tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền địa phương cấp xã nơi người khuyết tật cư trú xác nhận bằng văn bản.

Chương II

HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

Điều 5. Hồ sơ khám giám định

1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:

a) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.

c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.

d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.

Điều 6. Hồ sơ khám giám định phúc quyết bao gồm

1. Giấy giới thiệu của UBND xã quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

2. Đơn đề nghị khám giám định phúc quyết của người khuyết tật hoặc của cá nhân hoặc của cơ quan hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

3. Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh mà người khuyết tật không đồng ý, đề nghị khám phúc quyết (bản sao).

4. Hồ sơ giám định của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh gửi đến Hội đồng Giám định y khoa Trung ương theo quy định.

Khi đến khám giám định, người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này để Hội đồng Giám định y khoa Trung ương đối chiếu.

Điều 7. Trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ

1. Trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư này và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.

2. Trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp khám giám định phúc quyết, Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và chuyển cho Hội đồng Giám định y khoa Trung ương trong thời hạn 05 ngày làm việc.

4. Trong quá trình lập hồ sơ khám giám định, cơ quan, cá nhân lập hồ sơ giám định phải kiểm tra chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác có dán ảnh của người đi khám giám định để đối chiếu với các giấy tờ trong hồ sơ khám giám định.

Điều 8. Tiếp nhận, giải quyết và quản lý hồ sơ khám giám định

Ngay sau khi nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển đến:

1. Trường hợp hồ sơ của đối tượng đã hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhận hồ sơ và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển hồ sơ khám giám định đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

2. Trường hợp hồ sơ khám giám định chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh hồ sơ.

3. Hội đồng Giám định y khoa các cấp có trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật. Thời gian lưu trữ hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

TRÌNH TỰ KHÁM GIÁM ĐỊNH Y KHOA

Điều 9. Tiếp nhận hồ sơ khám giám định tại Hội đồng Giám định y khoa

1. Sau khi Hội đồng Giám định y khoa nhận được hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khyết tật.

2. Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.

- Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.

Điều 10. Quy trình khám giám định y khoa

1. Quy trình khám giám định: Quy trình khám giám định thực hiện theo quy định hiện hành về khám giám định y khoa.

2. Quy trình khám giám định phúc quyết

a) Cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa thì làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành biên bản khám giám định (giải quyết lần 01).

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản giám định có trách nhiệm giải quyết (giải quyết lần 02). Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị vẫn chưa đồng ý với giải quyết của Hội đồng Giám định y khoa, chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Biên bản giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi Hội đồng Giám định y khoa.

Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng Giám định y khoa bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa cấp trên.

c) Các trường hợp kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thì Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II khám phúc quyết theo quy định.

d) Trường hợp đã khám giám định phúc quyết tại Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II nhưng vẫn còn kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng Giám định y khoa khám phúc quyết lần cuối và kết luận của Hội đồng này là kết luận cuối cùng.

đ) Sau khi có kết quả khám phúc quyết lần cuối, nếu đối tượng vẫn còn kiến nghị, thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Trong quá trình lập hồ sơ khám giám định, cơ quan, cá nhân lập hồ sơ khám giám định phải kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ cá nhân hợp pháp khác có ảnh của người đi khám giám định với các giấy tờ trong hồ sơ khám giám định.

Điều 11. Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật

1. Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật người khuyết tật và theo quy định của Chính phủ.

2. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm gửi 01 biên bản khám giám định mức độ khuyết tật theo mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này về: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện 01 bản, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã nơi đối tượng cư trú 01 bản và người khuyết tật hoặc đại điện hợp pháp của người khuyết tật 01 bản.

Điều 12. Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật

1. Đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành biên bản.

2. Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành biên bản.

Điều 13. Phí khám giám định y khoa

1. Những trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Những trường hợp quy định tại điểm b, điểm c Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật được thực hiện như sau:

a) Nếu kết quả khám giám định đúng như khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.

b) Nếu kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do cá nhân hoặc tổ chức khiều nại, tố cáo chi trả.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2013.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, ngành, Hội đồng Giám định y khoa các cấp thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Cục Bảo trợ xã hội có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

4. Hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế, Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư này, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG



Nguyễn Trọng Đàm

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, trực thuộc Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Lưu: VT, Cục QL KCB, Vụ PC Bộ Y tế; VT, Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐTBXH.

PHỤ LỤC 1

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ Y tế - Lao động-Thương binh và Xã hội)

...........[1]..........

--------

Số: /PTN-....[2].....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......[3]......., ngày.......tháng.......năm........

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ khám giám định

Tên cơ sở nộp hồ sơ: Hội đồng xác định khuyết tật xã/Phường/Thị trấn..................

Địa chỉ: ...........................................[4] .................................................................

Điện thoại: ................................................. Email ( nếu có): ................................

Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội ...[5]..............................đã nhận hồ sơ khám giám định bao gồm:

1.

Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã:

2.

Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật:

3.

Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp, hợp lệ của đối tượng được đề nghị khám giám định (bản sao):

4.

Các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có):

5.

Các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có:

6

Biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần liền kề gần nhất (nếu có):

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần: ngày tháng năm Ký nhận

PHỤ LỤC 2

MẪU BIÊN BẢN KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 34 /2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ Y tế- Lao động-Thương binh và Xã hội)

HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Y KHOA......[6]..........
----------

Số........../GĐYK-KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

......[7]......., ngày.......tháng.......năm........

BIÊN BẢN KHÁM GIÁM ĐỊNH

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

Hội đồng Giám định ykhoa…………………………….

Họp ngày.......tháng....... năm………để khám giám định, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật đối với:

Ông (bà):…………………………………….. Năm sinh.….……......

Nguyên quán: ………………………………………………………….…

Trú quán:……………………………………………………………………

Theo Giấy giới thiệu số: ………… ngày…… tháng….. năm……....

của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn: ………………………………………

huyện/quận:………………………….tỉnh/thành phố: ……….……….…..…...

Tình trạng bệnh, tật và sức khỏe theo giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:

KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI

KẾT LUẬN

Căn cứ Bảng quy định về tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB[8] ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Liên Bộ Y tế - Lao động - Th­ương binh và Xã hội, tập thể Hội đồng Giám định y khoa …………………………………………………quyết định:

Ông (bà): ………………………………………………..…………………………

- Dạng khuyết tật: ………….……………………………...………………………

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật/khuyết tật là: ………..…..…..…..…..…..%

- Mức độ khuyết tật: ………………………………………………………………

Ủy viên

Ủy viên thường trực

Chủ tịch Hội đồng


[1] Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ

[2] Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ

[3] Địa danh

[4] Địa chỉ cụ thể của xã/phường nộp hồ sơ

[5] Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ

[6] Tên Hội đồng Giám định y khoa

[7] Địa danh

[8] Khi Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB được thay thế bởi một Thông tư khác thì căn cứ vào những quy định của Thông tư đó để xác định dạng tật và tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật/ khuyết tật.

THE MINISTRY OF HEALTH – THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No. 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Hanoi, December 28, 2012

 

JOINT CIRCULAR

ON DETERMINATION OF IMPAIRMENT LEVELS BY MEDICAL EXAMINATION COUNCIL

Pursuant to the Law on disabled people No. 51/2010/QH12 dated 2010;

Pursuant to the Decree No. 28/2012/NĐ-CP dated April 10, 2012 of the Government on guidelines for the Law on disabled people;

Pursuant to Decree No. 63/NĐ-CP dated August 31, 2012 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Decree No. 186/2007/NĐ-CP dated December 25, 2007 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Minister of Health and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs jointly issue a Joint Circular on determination of impairment levels made by Medical Examination Council.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular promulgates documents and procedures for determination of impairment levels made by Medical Examination Council.

Article 2. Regulated entities 

This Circular applies to cases prescribed in Clause 2 Article 15 of the Law on disabled people, in particular:

1. Disabled people who are undergone determination of impairment levels made by Impairment Assessing Council of communes established as prescribed in Article 16 of the Law on disabled people (hereinafter referred to as Impairment Assessing Council) but no conclusion of impairment levels is provided.

2. Disabled people or legal representatives of disabled people do not agree with the conclusions of the Impairment Assessing Council.

3. Disabled people or legal representatives of disabled people or any individuals or agencies or organizations have authentic evidence for the subjective and inaccurate determination of impairment levels made by Impairment Assessing Council.

Article 3. Authorities in charge

1. Local governments where disabled people reside.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Medical Examination Councils of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as Medical Examination Councils of provinces).

4. Central Medical Examination Council; Central Medical Examination Council Zone I and Central Medical Examination Council Zone II (hereinafter referred to as Central Medical Examination Council).

Article 4. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1. Impairment level examination means clinical or subclinical examination to determine impairment levels pertaining to cases prescribed in Clause 2 Article 15 of the Law on disabled people made by Medical Examination Council.

2.  Impairment level re-examination means impairment level examination subjected by any disabled person who has undergone impairment level examination by the Medical Examination Council of province, but the disabled person or his/her legal representative does not agree with the conclusion provided by that Medical Examination Council and they request an impairment level re-examination.

3. Legal representatives of a disabled person include:

a) Any individual who is at least 18 years of age, capable of full civil acts and obtains a written certification issued by the local government of commune, ward or town (hereinafter referred to as commune)where the disabled person resides.

b) Any group which is a group of people (at least two people) or a group of one or several organizations which has full legal status and obtains a certification issued by the local government of commune where the disabled person resides.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPLICATION FOR IMPAIRMENT LEVEL EXAMINATION

Article 5. Application for impairment level examination

1. An application for impairment level examination pertaining to the case in which Impairment Assessing Council fails to provide conclusion of impairment levels shall conclude:

a) A Letter of introduction of the People’s Committee of commune where its resident entity applies for impairment level examination (hereinafter referred to as applicant), which is enclosed with photo of the applicant and borne the stamp of the People’s Committee of commune where the applicant resides.

b) A meeting minutes of Impairment Assessing Council, which clarifies that no conclusion of impairment levels is provided by Impairment Assessing Council (the copy of the meeting minutes).

If the applicant lives in a care center, he/she is required to obtain a certification which clarifies his/her full name, age, photo and is borne the stamp of the center and the center shall take legal responsibility for such certification.

c) Copies of medical documents proving the impairment: hospital discharge papers, surgery papers and relevant documents (if any)

d) A latest report on determination of impairment levels made by Medical Examination Council (if any).

2. If the applicant or his/her legal representative does not agree with the conclusions of the Impairment Assessing Council, an application for examination of impairment levels shall conclude:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A meeting minutes of Impairment assessing Council (the copy of the minutes).

c) Other documents prescribed in Point c and Point d Clause 1 of this Article.

d) A written proposal for conclusions of the Impairment Assessing Council made by the applicant or his/her legal representative.

3. If there is any authentic evidence for the subjective and inaccurate determination of impairment levels made by Impairment Assessing Council, an application for impairment level examination shall include:

a) Documents prescribed in Clause 2 of this Article.

b) Authentic evidences for the subjective and inaccurate determination of impairment levels made by Impairment Assessing Council must be clarified in meeting minutes, written proposal, photo, record or other forms.

Article 6. An application for impairment level re-examination shall include

1. A Letter of introduction of the People’s Committee of commune prescribed in Point a Clause 2 Article 5 of this Circular.

2. An application form for impairment level re-examination submitted by the applicant or his/her legal representative.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Examination documents issued by Medical Examination Council or province which are sent to Central Medical Examination Council as prescribed.

When coming under examination, the applicant or his/her legal representative is required to present originals of documents prescribed in Clause 2 of this Article for comparison by Central legal representative Medical Examination Council.

Article 7. Responsibilities for satisfactory application

1. Regarding regulations in Point a, Clause 2 Article 15 of the Law on disabled people, the President of Impairment Assessing Council must complete 01 application as prescribed in Clause 1, Article 5 of this Circular and transfer the application to Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of district within 03 working days.

2. Regarding regulations in Point b, Point c, Clause 2 Article 15 of the Law on disabled people, the President of Impairment Assessing Council must complete 01 application as prescribed in Clause 2, Clause 3, Article 5 of this Circular and transfer the application to Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of district within 03 working days.

3. Regarding re-examination of impairment levels, Medical Examination Council of province must complete 01 application as prescribed in Article 6 of this Circular and transfer the application to Central Medical Examination Council within 05 working days.

4. During preparing application for examination, the agency or individual in charge of document preparation must check ID card, family register or other lawful personal documents enclosed with photo of the applicant and compare them with documents in the application for examination.

Article 8. Receipt, processing and management of application for examination

After receiving the application, Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of district must check the application for examination transferred by Impairment Assessing Council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 02 working days from the date stated in the receipt slip, Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of district shall transfer the application for examination to Medical Examination Council of province.

2. If the application for examination is not satisfactory, within 02 working days from the date on which the application is received, Labor, War Invalids and Social Affairs of district shall provide explanation in writing in order for the President of Impairment Assessing Council to complete the application.

3. Medical Examination Councils shall take responsibility for management and archive of application for examination of impairment levels.  The duration in which the application is archived shall comply with regulations of law.

Chapter III

PROCEDURES FOR MEDICAL EXAMINATION

Article 9. Receipt of application for examination at Medical Examination Council

1. After Medical Examination Council receives application for examination of impairment levels sent by Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs, Medical Examination Council shall carry out examination of impairment levels and provide conclusion of types and levels of impairment.

2.  When following procedures for examination subjected by a disabled person, his/her legal representative is required following documents:

- An ID card or identity papers enclosed with lawful photos.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If the legal representative of disabled people is an agency or an organization, a letter of introduction issued by that agency or organization is required as prescribed.

Article 10. Procedures for medical examination

1. Procedures for medical examination: comply with current provisions on medical examination.

2. Procedures for final examination of impairment levels

a) If the legal representative of the applicant does not agree with the conclusion of Medical Examination Council, an application for re-examination of impairment levels may be sent to Medical Examination Council which issued the first report on examination (first time processing).

b) Within 15 working days, from the date on which the written application is received, Medical Examination Council which issued the first report on examination is required to process application second time. If the applicant still does not agree with the second conclusion of Medical Examination Council, the applicant must send the written proposal to Medical Examination Council within 15 working days from the date on which the second report is issued.

After 15 working days, from the date on which the written proposal is received, Medical Examination Council shall complete the application on examination as prescribed and send it to superior Medical Examination Council.

c) With regard to proposal for conclusion of examination issued by Medical Examination Council of province, the re-examination shall be conducted by Central Medical Examination Council, Central Medical Examination Council Zone I or Central Medical Examination Council Zone II as prescribed.

d) Although re-examination of impairment levels is conducted at Central Medical Examination Council, Central Medical Examination Council Zone I or Central Medical Examination Council Zone II, there is still disposal or complaint or denunciation, the Minister of Health shall establish a Medical Examination Council which carry out the final examination and the conclusion issued by this Council shall be the final conclusion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. During preparing application on examination, the agency or individual in charge of document preparation must check ID card, family register or other lawful personal documents enclosed with photo of the applicant and compare them with documents in the application on examination.

Article 11. Determination of impairment types and impairment levels

1. Impairment types and impairment levels shall be determined as prescribed in Article 3 of the Law on disabled people and regulations of the Government.

2. Within 10 working days, from the date on which the conclusion of the Council is provided, Medical Examination Council shall send report on examination of impairment levels using forms prescribed in Appendix II issued herewith: 01 copy to Committee Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of district, 01 copy to Impairment Assessing Council of commune where disabled people reside, 01 copy to disabled people or their legal representatives.

Article 12. Valid period of the report on determination of impairment levels

1. For disabled people aged 6 or older: The valid period of a report on determination of impairment levels is 05 (years) from the date on which the report is issued.

2. For disabled people aged under 6: The valid period of a report on determination of impairment levels is 03 (years) from the date on which the report is issued.

Article 13. Fees for medical examination

1. With regard to cases prescribed in Point a, Clause 2 Article 15 of the Law on disabled people, fees for medical examination shall be ensured by government budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If the conclusion of examination conforms to complaints or denunciation, the fees for medical examination shall be ensured by government budget.

b) If the conclusion of examination does not conform to complaints or denunciation, the fees for medical examination shall be ensured by the individual or organization applying for complaints or denunciation.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 14. Implementation

This Circular takes effect from March 20, 2013.

Article 15. Responsibilities

1. The Ministry of Health assigns Department of management of medical examination and treatment to provide instructions to Services of Health of central-affiliated cities and provinces, Health authorities of Ministries, agencies, Medical Examination Councils to comply with regulations herewith.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs assign Department of social protection to provide instructions for Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of central-affiliated cities and provinces to comply with regulations herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Every year, regularly or irregularly, Department of management of medical examination and treatment, the Ministry of Health, Department of social protection, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs must carry out the inspection of implementation of this Circular and send reports to the Minister of Health and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

 

PP. MINISTER
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS 
DEPUTY MINISTER



Nguyen Trong Dam

PP. MINISTER
THE MINISTRY OF HEALTH  
DEPUTY MINISTER




Nguyen Viet Tien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


48.356

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.190.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!