BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 12 năm 1999
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI SỨC KHỎE, NHÂN CÁCH
CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
Căn cứ Nghị quyết số 06/CP
ngày 29 tháng 01 năm 1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống,
kiểm soát ma túy;
Căn cứ Quyết định số 139/TTg ngày 31 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998 - 2000;
Để công tác cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách người nghiện ma túy đạt hiệu
quả, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Cai nghiện, phục hồi sức khỏe,
nhân cách cho người nghiện ma túy bao gồm những hoạt động: y học, tâm lý, xã hội.
Sau khi người nghiện được cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách sẽ không sử
dụng lại ma túy và hòa nhập cộng đồng. Quy trình cai nghiện được chia thành 5
giai đoạn sau:
Tiếp nhận phân loại;
Điều trị cắt cơn, giải độc;
Giáo dục phục hồi hành vi, nhân
cách;
Lao động trị liệu, chuẩn bị tái
hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện:
Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng.
2. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở chữa bệnh được thành lập
theo Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
Cơ sở y tế của Nhà nước có chức
năng cai nghiện ma túy.
Người nghiện ma túy.
3. Cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan y tế, công an và các cơ quan có
liên quan tham mưu để Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện việc cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy theo
từng giai đoạn đạt hiệu quả cao.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
A. CAI NGHIỆN,
PHỤC HỒI SỨC KHỎE, NHÂN CÁCH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ CHỮA BỆNH THỰC
HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/CP
Thực hiện Nghị định số 20/CP, việc
cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách người nghiện ma túy tại các cơ sở chữa
bệnh, được tiến hành theo 5 giai đoạn sau:
1. Tiếp nhận, phân loại:
1.1. Tư vấn cho người nghiện,
gia đình người nghiện về phương pháp cai nghiện; vai trò, trách nhiệm của gia
đình để động viên người thân họ sẵn sàng cai nghiện.
1.2. Làm hồ sơ bệnh án: Phải
khám sức khỏe ban đầu và làm các thủ tục như bệnh nhân vào điều trị tại các bệnh
viện (theo mẫu bệnh án).
1.3. Kiểm tra đồ dùng cá nhân,
loại trừ các chất ma túy kể cả thuốc gây nghiện (nếu có).
1.4. Xét nghiệm bệnh nhân phát
hiện chất ma túy các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
1.5. Hướng dẫn thực hiện cảc quy
định và nội quy của cơ sở chữa bệnh, yêu cầu người nghiện ma túy và gia đình
cam kết thực hiện các quy định đó.
1.6. Căn cứ vào đặc điểm khai
thác tại bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cán bộ tiếp nhận phân loại đối tượng
theo mức độ nghiện và loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe...v.v để bố trí
vào các khu điều trị và lên kế hoạch điều trị phù hợp với từng người.
2. Điều trị cắt cơn, giải dộc:
2.1. Áp dụng đúng bài thuốc và
phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.
2.2. Thực hiện các biện pháp tâm
lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai.
2.3. Trong thời gian điều trị cắt
cơn phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giải
độc.
Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải
độc: Thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm
là âm tính chuyển sang giai đoạn tiếp, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì
tiếp tục điều trị.
3. Giáo dục, phục hồi hành vi,
nhân cách:
3.1. Thực hiện liệu pháp tâm lý
tập thể, nhằm phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khỏe, tâm lý cho người nghiện
như: giao ban buổi sáng, hội thảo về các chủ đề đạo đức, trách nhiệm với gia
đình và xã hội. Các hoạt động phải phong phú, thể hiện tình thương yêu của tập
thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình.
Đồng thời, qua các hoạt động
giáo dục tập thể sẽ giúp cho người nghiện nhận thức rõ những hành vi sai trái của
mình. Tổ chức cho người nghiện học tập về pháp luật, đạo đức, tác phong, lối sống
lành mạnh, có trách nhiệm, tự tin. Ngoài ra có thể dùng các phương pháp trị liệu
tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh “thiền" trong trị liệu tập thể.
3.2. Liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ
chức người nghiện thành từng nhóm: nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ.Tại
nhóm, người nghiện có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người
trong nhóm cùng chia sẻ, tìm cách giúp đỡ và sửa chữa những lỗi lầm, xóa bỏ sự
cô độc, mặc cảm. Qua các hoạt động nhóm sẽ thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi
mở và vui vẻ giữa mọi người.
Hoạt động này phải được duy trì
thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).
3.3. Liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ
chức hoạt động tư vấn cho từng người nghiện, lắng nghe những tâm tư, lo lắng về
bệnh tật, về gia đình mà người nghiện tâm sự. Từ đó tư vấn giúp người nghiện sửa
chữa lỗi lầm hiện tại giúp họ định hướng đúng trong tương lai.
Liệu pháp lao động: Tổ chức cho
người nghiện tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như dọn vệ sinh, nấu ăn,
trồng cây.. nhằm giúp người nghiện hiểu được giá trị của sức lao động.
Tổ chức thể dục thể thao, vui
chơi giải trí: Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức cho người nghiện tham gia thể dục
thể thao, vui chơi giải trí như: đá bóng, bóng chuyển, văn hóa văn nghệ, xem
tivi...
Những hoạt động trị liệu trên được
lặp lại hàng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hàng ngày từ 6 giờ đến
22 giờ.
4. Lao dộng trị liệu, chuẩn bị
hòa nhập cộng đồng chống tái nghiện:
4.1. Lao động trị liệu:
Sự phân công lao động phải phù hợp
với tuổi, sức khỏe, giới tính, trlnh độ, nghề nghiệp của từng người và theo
đúng quy định tại Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
Tổ chức, quản lý, phân công lao
động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo
an toàn lao động,
4.2. Dạy nghề, tạo việc làm:
Tùy theo cơ sở vật chất, kinh
phí, nhu cầu của người nghiện, cơ sở chữa bệnh có thể mở các lớp dạy nghề, tạo
việc làm cho người nghiện, hoặc gửi đến các Trung tâm xúc tiến việc làm để học
nghề; đặc biệt chú trọng đến các nghề truyền thống, đơn giản để thực hành lao động
sản xuất tại cơ sở chữa bệnh.
4.3. Chuẩn bị tái hòa nhập cộng
đồng:
Kiểm tra lại sức khỏe, tổng kết
bệnh án, lập sổ theo dõi sau cai nghiện.
Biên bản bàn giao người nghiện về
cộng đồng gồm những nội dung cơ bản: tình hình sức khỏe, nhân cách, tâm lý.
Giai đoạn giáo dục, phục hồi
hành vi, nhân cách và giai đoạn lao động trị liệu phải được hoạt động xen kẽ,
trong ngày làm việc (8 giờ) phải có 30% thời gian giáo dục, phục hồi hành vi
nhân cách, 70% thời gian lao động trị liệu. Nghiêm cấm các 1 cơ sở cai nghiện
chỉ sử dụng người nghiện vào việc lao động trị liệu mà không thực hiện nội dung
giáo dục phục hồi nhân cách.
Thời gian thực hiện hai giai đoạn
từ 12 tháng đến 18 tháng.
5. Quản lý lâu dài dựa vào cộng
đồng: Đây là giai đoạn người nghiện đã ra khỏi cơ sở chữa bệnh để về với gia
đình, địa phương Cơ sở chữa bệnh cần phải tư vấn (trực tiếp hoặc gián tiếp bằng
văn bản) cho chính quyền địa phương và gia đình để họ sẵn sàng cam kết, đón nhận
những người sau giai đoạn cai nghiện ở cơ sở chữa bệnh về tái hòa nhập cộng đồng.
5.1. Gia đình:
Cam kết thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của gia đình đối với người nghiện như: không mặc cảm với quá khứ của người
nghiện, thương yêu, gần gũi, giúp đỡ họ.
Quan tâm theo dõi nếp sống sinh
hoạt, các mối quan hệ bạn bè, nhân cách hàng ngày để từ đó có những biện pháp
giúp đỡ, ngăn chặn những hành vi có thể trở lại dùng ma túy, động viên khích lệ
những hành vi tích cực.
Tạo các điều kiện cần thiết về vật
chất, tinh thần cho người nghiện có việc làm, học nghề, tham gia văn nghệ, thể
dục thể thao...
5.2. Chính quyền:
Quản lý về hành chính: tạm vắng,
tạm trú, Ủy ban nhân dân xã có sổ theo dõi sự di biến động của người nghiện.
Hàng tháng, chính quyền xã nhận
xét về sự thay đổi nhân cách, hành vi của người nghiện, kịp thời ngăn chặn những
hành vi có thể trở lại dùng ma túy.
Phối hợp với gia đình, các cơ
quan, tố chức kinh tế, xã hội của địa phương hỗ trợ vay vốn, xóa đói giảm nghèo
cho người nghiện và gia đình họ.
Tổ chức những hoạt động xã hội như
văn nghệ, thể dục thể thao hoặc các công tác xã hội khác thu hút người nghiện
tham gia.
B. CAI NGHIỆN,
PHỤC HỒI SỨC KHỎE, NHÂN CÁCH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG
Khái niệm:
Cai nghiện, phục hồi sức khỏe,
nhân cách người nghiện ma túy tại cộng đồng bao gồm những hoạt động y tế, tâm
lý, xã hội được tiến hành tại xã, phường nơi người nghiện ma túy cư trú.
Nội dung:
Cai nghiện phục hồi tại cộng đồng
đo chính quyền các cấp chịu trách nhiệm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với Sở Y tế, Sở Công an và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch cai
nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy tại cộng đồng để
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt,
việc thực hiện cai nghiện, phục hồi nhân cách cho người nghiện ma túy tại cộng
đồng theo đúng quy trình sau:
1. Phân loại người nghiện ma
túy.
Trước khi tổ chức cai nghiện, phục
hồi sức khỏe, nhân cách tại cộng đồng chính quyền xã, phường phải điều tra phân
loại người nghiện một cách cụ thể để áp dụng các hình thức cai nghiện cho phù hợp.
Hình thức cai nghiện phục hồi tại
cộng đồng chỉ được áp dụng đối với đối tượng mới sử dụng ma túy, mức độ lệ thuộc
vào ma túy còn nhẹ, nhân cách, hành vi chưa thay đổi (chưa có hành vi vi phạm
pháp luật) bản thân và gia đình phải tự nguyện, đồng thời phải có sự giám sát,
chăm sóc của gia đình, sự hỗ trợ của cộng đồng.
2. Giai đoạn điều trị cắt cơn,
Được tổ chức tại địa phương có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền. Cơ quan y
tế tham mưu cho chính quyền phối hợp với các ngành: Công an, Lao động - Thương
binh và Xã hội để điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy. Việc điều
trị cắt cơn phải bảo đảm các yêu cầu sau: Phải có sự theo dõi, chỉ định, giúp đỡ
của các cơ sở y tế, áp dụng đúng bài thuốc, phác đồ điều trị do Bộ Y tế ban
hành;
Hệ thống sổ sách, thống kê, chế
độ báo cáo phải đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, Liên hệ với bệnh viện gần nhất
để hỗ trợ chuyên môn, cấp cứu khi cần thiết.
3. Tư vấn giáo dục phục hồi nhân
cách, lao động trị liệu.
Sau khi tiếp nhận những người
nghiện ma túy đã được điều trị cắt cơn giải độc, chính quyền địa phương lên kế
hoạch phân công chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ kết hợp với gia đình, vận động
các tổ chức xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức
giáo dục phục hồi nhân cách hành vi, tạo việc làm theo các hình thức sau:
Tổ chức các buổi sinh hoạt cho
người nghiện tại tổ dân cư, phường, xã giúp họ nâng cao hiểu biết về pháp luật,
nếp sống, đạo đức...
Thành lập các câu lạc bộ, vận động
những người nghiện tham gia sinh hoạt để họ cùng giúp nhau giải quyết tư tưởng,
nêu cao ý chí, tháo gỡ những vướng mắc nhằm sớm phục hồi nhân cách hành vi.
Tư vấn cho người nghiện, gia
đình họ về tâm lý, sức khỏe, việc làm, pháp luật giúp họ có kiến thức phòng ngừa
tái sử dụng lại ma túy.
Chính quyền kết hợp với gia đình
tạo điều kiện cho người nghiện học nghề, vay vốn lãi suất thấp hoặc tạo việc
làm giúp người nghiện có cuộc sống ổn định.
Từng địa phươngcăn cứ vào hoàn cảnh
cụ thể để tổ chức hình thức lao động cho người nghiện ma túy sau khi đã được điều
trị cắt cơn giải độc để giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, sức khỏe.
Thời gian trị liệu phục hồi nhân
cách, lao động trị liệu từ 6 tháng đến 12 tháng.
4. Quản lý lâu dài dựa vào cộng
đồng.
Nội dung được thực hiện theo quy
định tại điểm 5 Mục A Chương II của Thông tư này
III .TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký ban hành.
Liên Bộ giao cho Cục Phòng, chống
tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra Bộ Y tế (thường
trực Ban Phòng, chống ma túy) chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì
khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Y tế để xem xét và giải quyết./.
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
|
BỘ
Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Truyền
|