BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54/2015/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ KHAI BÁO BỆNH, DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Căn cứ Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự
phòng;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng
dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Chương I
THÔNG
TIN BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều 1. Các trường hợp
phải thông tin báo cáo
1. Khi phát hiện
người mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
này.
2. Khi phát hiện
ổ dịch bệnh
truyền nhiễm, khi ổ dịch bệnh
truyền nhiễm đang hoạt động và khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm chấm dứt hoạt động.
3. Khi triển
khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Khi có yêu cầu
báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh
truyền nhiễm của cấp trên.
Điều 2. Nguyên tắc
báo cáo
1. Nội dung
thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải bảo đảm
tính trung thực, đầy đủ và kịp thời. Đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về nội
dung báo cáo.
2. Việc thông
tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và theo đúng các biểu mẫu
ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp đã
thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo bằng văn bản,
nhưng phải lưu đầy đủ hồ sơ tại đơn vị
theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
Điều 3. Hình thức
thông tin báo cáo
1. Báo cáo trực
tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo
trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn
vị báo cáo.
2. Báo cáo bằng
văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị
thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử.
3. Hình thức
khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và
trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản.
Điều 4. Nội dung
thông tin báo cáo
1. Số liệu thống
kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.
2. Báo cáo trường
hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy
định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường
hợp có chẩn đoán lâm
sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị
nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung
báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tuần:
Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Thông tư này. Số liệu báo
cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần
báo cáo.
4. Báo cáo
tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu
4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng
theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo
cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu
tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
5. Báo cáo năm:
Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu
tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.
6. Báo cáo ổ dịch
(bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh
truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội dung báo
cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của
ngày báo cáo.
7. Báo cáo đột
xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp
trên cho từng công việc cụ thể.
Điều 5. Quy trình
thông tin báo cáo
Quy trình thông tin báo cáo được thực
hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Đơn vị y tế
cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ gia đình và nhân viên
y tế thôn bản khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm trong danh mục
bệnh được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
này, có trách nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện việc
điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
theo quy định.
2. Trạm Y tế xã
có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và báo cáo số liệu bệnh
truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) theo thời
gian như sau:
a) Báo cáo trường
hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo
danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tuần:
Hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuần kế tiếp;
c) Báo cáo tháng:
Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp;
d) Cập nhật
thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách
các trường hợp bệnh lưu trú trên địa bàn được khám, chữa bệnh ở nơi
khác do Trung tâm Y tế huyện cung cấp, Trạm Y tế xã có trách nhiệm điều
tra, xác minh thông tin. Nếu phát hiện những sai lệch thông tin hoặc không xác minh
được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế
huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cập nhật thông tin.
3. Bệnh viện đa
khoa huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là bệnh viện
huyện) có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị
mình cho Trung tâm Y tế huyện theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường
hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo
danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo
tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh
truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Cập nhật
thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ
khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh
nhân ra viện, chuyển viện hay tử
vong hoặc có thay đổi thông tin
cá nhân.
4. Bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
tắt là bệnh viện
tuyến tỉnh), bệnh
viện tư nhân có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại
đơn vị mình cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh)
và báo cáo, cập nhật thông tin về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn
trùng cho Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi tắt là Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh) theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh:
Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo
danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo
tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh
truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Cập nhật
thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những
thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định
phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi
thông tin cá nhân.
5. Bệnh viện tuyến
trung ương, bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành có trách nhiệm thực
hiện báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho các Viện
Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời gian
như sau:
a) Báo cáo trường
hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi trường
hợp bệnh có chẩn đoán theo
danh mục bệnh truyền nhiễm được
quy định cụ thể tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo
tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh
truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Cập nhật
thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ
khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh
nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân.
6. Trung tâm Y tế
huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm từ Trạm Y tế xã, Bệnh
viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh
theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường
hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của
Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện;
b) Báo cáo tuần: Hoàn thành
báo cáo các hoạt động phòng chống
dịch tuần của Trạm Y tế xã và Trung
tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuần kế tiếp;
c) Báo cáo
tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh sách người bệnh
nhận được từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;
d) Báo cáo năm:
Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp;
đ) Cập nhật thông tin của báo cáo trường
hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản hồi của
Trạm Y tế xã về việc sai lệch thông tin cá nhân của trường hợp bệnh thì Trung
tâm Y tế huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin vào hệ thống báo cáo. Trong
trường hợp không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối
hợp với Bệnh viện huyện để xác minh lại thông tin nếu trường hợp đó do Bệnh viện
huyện báo cáo hoặc báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nếu các trường hợp
đó do các cơ sở khám chữa bệnh tuyến
tỉnh hoặc tuyến trung ương báo cáo;
e) Báo cáo ổ dịch:
Thực hiện báo cáo ổ dịch ngay sau khi phát hiện, đảm bảo không muộn
hơn 24 giờ kể từ khi phát
hiện ổ dịch. Sau đó
thực hiện báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch hàng ngày (trước 10h00) cho đến khi
ổ dịch chấm dứt
hoạt động và thực hiện báo cáo kết thúc ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch chấm dứt
hoạt động.
g) Phản hồi thông tin: Trước 10h00 hàng ngày,
Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm gửi cho Trạm Y tế xã danh sách các trường hợp
bệnh trên địa bàn xã được báo cáo trong hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế
để thực hiện
công tác điều tra, xác minh và phòng, chống dịch.
7. Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm thực
hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng theo quy trình và thời gian như sau:
a) Báo cáo tuần:
Hoàn thành báo cáo hoạt động phòng chống dịch tuần của đơn vị mình trước 14h00
của thứ Tư tuần kế tiếp;
b) Báo cáo
tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng từ
các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur, các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và gửi cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày
08 của tháng kế tiếp để thực hiện
công tác báo cáo tháng;
c) Báo cáo năm:
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm
tổng hợp và báo cáo năm bằng văn bản cho Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hoặc
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phụ trách khu vực (đối với bệnh sốt
rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng) trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp;
d) Cập nhật
thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được kết quả
xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh, Trung tâm
Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên
quan để thực hiện việc
cập nhật thông tin theo quy định. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ của
các trường hợp bệnh, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm
Phòng chống sốt rét tỉnh
có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại
thông tin và thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.
8. Trung tâm Kiểm
dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế
có trách nhiệm thực hiện báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm
phát hiện tại khu vực cửa khẩu cho
các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,
Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh.
9. Các Viện Vệ
sinh dịch tễ, Viện
Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm thực hiện báo
cáo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy trình và thời gian như sau:
a) Báo cáo tuần:
Hoàn thành trước 14h00 của thứ Tư của tuần kế tiếp;
b) Báo cáo
tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm cần báo cáo tháng từ
các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các
Bộ, ngành, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur có trách nhiệm tổng hợp và gửi
danh sách cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trước ngày 07 của tháng kế tiếp;
c) Báo cáo năm:
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng có trách nhiệm cùng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm
Phòng chống sốt rét tỉnh
và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thống nhất số liệu để thực hiện
báo cáo năm bằng văn bản
cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục
Quản lý khám chữa bệnh) trước
ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp;
d) Cập nhật
thông tin báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Các Viện Vệ sinh dịch tễ,
Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm phối hợp
với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin các trường hợp bệnh được điều trị
tại Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ,
ngành khi địa phương không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh này và
chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh thực hiện
việc cập nhật thông tin theo quy định.
10. Phòng Y tế
các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) có trách nhiệm tổng
hợp số liệu bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ hệ thống báo cáo trực tuyến của
Bộ Y tế để chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Chương II
KHAI
BÁO, BÁO CÁO DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều 6. Trách nhiệm
khai báo dịch bệnh truyền nhiễm
Tại địa phương đang có dịch bệnh, người
mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người phát hiện trường
hợp mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện việc khai báo dịch cho nhân
viên y tế thôn, bản, trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế gần nhất trong vòng 24 giờ
kể từ khi phát hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật phòng,
chống bệnh truyền nhiễm.
Điều 7. Trách nhiệm
báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh
dịch từ người dân hoặc tự phát hiện các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ
mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự
phòng để điều tra,
xác minh trong vòng 24 giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ
quan y tế dự phòng phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy
định tại Khoản 2 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền
nhiễm
và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông
tư này.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm
thi hành
1. Trách nhiệm của
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế:
a) Cục Y tế dự
phòng:
- Xây dựng kế
hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực
hiện Thông tư, tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Thông tư trên phạm vi cả nước;
- Là đơn vị đầu
mối quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu
bệnh truyền nhiễm;
- Là cơ quan
duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền thông báo quốc tế về bệnh truyền nhiễm.
b) Cục Quản lý
khám, chữa bệnh:
- Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc thực
hiện Thông tư này.
- Bảo đảm hệ thống
thu thập số liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất mẫu hồ sơ bệnh
án, bệnh án điện tử để việc thông
tin khai báo, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám, chữa bệnh được
thuận lợi, đầy đủ và kịp thời
theo quy định của Thông tư này;
c) Các Viện Vệ
sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng:
- Hướng dẫn đơn
vị y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa
bàn phụ trách thực hiện Thông tư này;
- Chỉ đạo
chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm tại các đơn vị ở các tuyến thuộc khu vực phụ trách.
d) Các bệnh viện
tuyến trung ương: Bố trí người làm chuyên trách, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện
công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Phối hợp
chặt chẽ với các đơn vị y tế dự
phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân
gây bệnh để chẩn đoán xác định.
2. Trách nhiệm của
cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành, bệnh viện tư nhân:
a) Bố trí cán bộ,
trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm.
b) Phối hợp chặt chẽ với các đơn
vị y tế dự phòng tại địa phương sở tại trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm
hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định.
3. Trách nhiệm của
Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương:
a) Sở Y tế: Chỉ đạo và tổ chức
thực hiện Thông tư trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và
đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố
trí kinh phí cho các đơn vị triển khai và duy trì thực hiện công tác thông tin
báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
b) Các đơn vị y
tế địa phương: Có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách, trang thiết bị, kinh
phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm.
Điều 9. Điều khoản
chuyển tiếp
Đối với các tỉnh đã triển
khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
ở tuyến tỉnh
quy định tại Thông
tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11
tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đơn vị triển khai mô hình
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị thay thế Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện
báo cáo theo quy định của Thông tư này.
Điều 10. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hết hiệu lực
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo, Cổng TTĐT);
-
BT.
Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
-
Các
Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
-
Bộ
Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
-
Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ;
-
UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Các
Cục, Vụ, VPB, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc Bộ Y tế;
-
Các
đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
-
Y
tế các Bộ, ngành;
-
Sở
Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
-
TTYTDP, TTPCSR,
TTKDYTQT các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
-
Cổng
TTĐT Bộ Y tế;
-
Lưu:
VT, DP(03),
PC(02).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
PHỤ
LỤC 1
DANH MỤC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHẢI BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế)
1. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải
báo cáo từng trường hợp bệnh ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo không muộn
quá 24 giờ
TT
|
Tên bệnh
|
Nhóm
|
Mã ICD10
|
1
|
Bại liệt
|
A
|
A80
|
2
|
Bạch hầu
|
B
|
A36
|
3
|
Bệnh do liên cầu lợn ở người
|
B
|
B95
|
4
|
Cúm A(H5N1)
|
A
|
J10/A(H5N1)
|
5
|
Cúm A(H7N9)
|
A
|
J10/A(H7N9)
|
6
|
Dịch hạch
|
A
|
A20
|
7
|
Ê-bô-la (Ebolla)
|
A
|
A98.4
|
8
|
Lát-sa (Lassa)
|
A
|
A96.2
|
9
|
Mác-bớt (Marburg)
|
A
|
A98.3
|
10
|
Rubella (Rubeon)
|
B
|
B06
|
11
|
Sốt Tây sông Nin
|
A
|
A 92.3
|
12
|
Sốt vàng
|
A
|
A95
|
13
|
Sốt xuất huyết Dengue
|
B
|
A91
|
14
|
Sởi
|
B
|
B05
|
15
|
Tả
|
A
|
A00
|
16
|
Tay - chân - miệng
|
B
|
A08.4
|
17
|
Than
|
B
|
A22
|
18
|
Viêm đường hô hấp Trung
đông do corona vi rút (MERS-CoV)
|
A
|
|
19
|
Viêm màng não do não mô cầu
|
B
|
A39.0
|
20
|
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi
và bệnh mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh
|
A
|
|
2. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải
báo cáo từng trường hợp
bệnh trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán
TT
|
Tên bệnh
|
Nhóm
|
Mã ICD10
|
21
|
Dại
|
B
|
A82
|
22
|
Ho gà
|
B
|
A37
|
23
|
Liệt mềm cấp nghi bại liệt
|
|
|
24
|
Lao phổi
|
B
|
A 15
|
25
|
Sốt rét
|
B
|
B50 - B54
|
26
|
Thương hàn
|
B
|
A01
|
27
|
Uốn ván sơ sinh
|
B
|
A33
|
28
|
Uốn ván khác
|
B
|
A34, A35
|
29
|
Viêm gan vi rút A
|
B
|
B15
|
30
|
Viêm gan vi rút B
|
B
|
B16
|
31
|
Viêm gan vi rút C
|
B
|
B17.1
|
32
|
Viêm não Nhật Bản
|
B
|
A83.0
|
33
|
Viêm não vi rút khác
|
B
|
A83 - A85
|
34
|
Xoắn khuẩn vàng da
(Leptospira)
|
B
|
A27
|
3. Các bệnh truyền nhiễm phải báo
cáo số mắc, tử vong hàng tháng
TT
|
Tên bệnh
|
Nhóm
|
Mã ICD10
|
35
|
Bệnh do vi rút Adeno
|
B
|
B30.0 - B30.3
|
36
|
Cúm
|
B
|
J10
|
37
|
Lỵ amíp
|
B
|
A06
|
38
|
Lỵ trực trùng
|
B
|
A03
|
39
|
Quai bị
|
B
|
B26
|
40
|
Thủy đậu
|
B
|
B01
|
41
|
Tiêu chảy
|
B
|
A09
|
42
|
Viêm gan vi rút khác (hoặc
không có định típ vi rút)
|
|
|
PHỤ
LỤC 2
BIỂU MẪU BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế)
Biểu mẫu 1 - Báo cáo trường hợp bệnh
Biểu mẫu 2 - Báo cáo tuần hoạt động
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Biểu mẫu 3 - Báo cáo bệnh truyền nhiễm tháng
(dành cho cơ sở khám chữa bệnh)
Biểu mẫu 4 - Báo cáo bệnh truyền nhiễm tháng
(dành cho cơ quan
y
tế dự phòng)
Biểu mẫu 5 - Báo cáo bệnh truyền nhiễm năm
(theo địa phương)
Biểu mẫu 6 - Báo cáo bệnh truyền nhiễm năm
(theo tháng)
Biểu mẫu 7 - Báo cáo phát hiện ổ dịch
Biểu mẫu 8 - Báo cáo cập nhật tình
hình ổ dịch
Biểu mẫu 9 - Báo cáo kết thúc ổ dịch
Biểu mẫu 1 - Báo cáo trường hợp bệnh
BÁO CÁO TRƯỜNG
HỢP BỆNH
THÔNG TIN BỆNH NHÂN
|
Họ và tên bệnh nhân (CHỮ IN):
____________________________
|
Mã bệnh nhân:
|
Ngày, tháng, năm sinh:
|
Giới tính:
□ Nam
□ Nữ
|
Dân tộc:
□ Kinh
□ Khác: …………..
|
Nghề nghiệp:
_________________
|
Nơi ở hiện nay: Số nhà: ……. Đường/phố: ……. Tổ/xóm/ấp/bản: ………
Phường/xã/thị trấn .… Quận/huyện/thị xã/TP: …. Tỉnh/thành phố ............
|
Điện thoại liên lạc:
_________________
|
Nơi làm việc/học tập:
___________________________________
|
|
CHẨN ĐOÁN BỆNH
(LÂM SÀNG HOẶC
XÁC ĐỊNH PHÒNG
THÍ NGHIỆM)
BỆNH PHẢI BÁO CÁO
NGAY SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN, KHÔNG MUỘN QUÁ 24 GIỜ
|
□ 1. Bại liệt
|
□ 8. Lát-sa (Lassa)
|
□ 15. Tả
|
□ 2. Bạch hầu
|
□ 9. Mác-bớt (Marburg)
|
□16. Tay - chân - miệng
|
□ 3. Bệnh do liên cầu lợn
|
□ 10 Rubella (Rubeon)
|
□ 17. Than
|
□ 4. Cúm A(H5N1)
|
□ 11 Sốt Tây sông Nin
|
□ 18. Viêm đường hô hấp Trung đông
(MERS-CoV)
|
□ 5. Cúm A(H7N9)
|
□ 12. Sốt vàng
|
□ 19. Viêm màng não do não mô cầu
|
□ 6. Dịch hạch
|
□ 13. Sốt xuất huyết
Dengue
|
□ 20. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và
bệnh mới phát sinh chưa rõ nguyên nhân
|
□ 7. Ê-bô-la (Ebolla)
|
□ 14. Sởi
|
|
BỆNH PHẢI BÁO CÁO TRONG VÒNG 48
GIỜ SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN
|
□ 21. Dại
|
□ 26. Thương hàn
|
□ 31. Viêm gan vi rút C
|
□ 22. Ho gà
|
□ 27. Uốn ván sơ sinh
|
□ 32. Viêm não Nhật Bản
|
□ 23. Liệt mềm cấp nghi bại liệt
|
□ 28. Uốn ván khác
|
□ 33. Viêm não vi rút khác
|
□ 24. Lao phổi
|
□ 29. Viêm gan vi
rút A
|
□ 34. Xoắn khuẩn vàng da
(Leptospira)
|
□ 25. Sốt rét
|
□ 30. Viêm gan vi rút B
|
|
Tình trạng tiêm chủng: Đề nghị cung cấp
thông tin về tình trạng tiêm, uống vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đăng mắc
□ Có ®
Số lần tiêm, uống
□ Không □ Không rõ
|
Phân loại chẩn đoán:
□ Lâm sàng □ Xác định
phòng xét
nghiệm
Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán:
□ Có □ Không
Loại xét nghiệm:
□ Test nhanh □ MAC ELISA □ PCR □ Khác: …..
Kết quả xét nghiệm
chẩn đoán:
□ Dương tính □ Âm tính □ Chưa
có kết quả
|
Ngày khởi phát:
Ngày nhập viện:
Ngày ra viện/chuyển viện/tử
vong
|
Tình trạng:
□ Điều trị ngoại trú
□ Điều trị
nội trú
□ Ra viện
□ Chuyển viện
□ Tử vong
□ Khác _______
|
|
TIỀN SỬ DỊCH TỄ (thời
gian đi lại trước khi mắc bệnh, tiếp xúc
người bệnh/ trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc động vật/gia cầm, nơi tiếp xúc)
|
|
THÔNG TIN NGƯỜI BÁO
CÁO
|
Tên người báo cáo Ký tên
|
Điện thoại:
|
Đơn vị công tác:
|
Email:
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
|
Ngày ….. tháng ….. năm …….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
|
Biểu mẫu 2 - Báo cáo tuần hoạt động
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Cơ quan chủ quản:……………
Đơn
vị:…………………………
Số: …………..
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày ….. tháng ….. năm …….
|
BÁO CÁO TUẦN
HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tuần thứ: ……………………
(Từ ngày ……. đến ngày ……. tháng …….. năm …….)
STT
|
Hoạt động
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1.
|
Diệt lăng quăng (bọ gậy)
|
|
|
|
- Số xã
|
|
|
|
- Số hộ
|
|
|
2.
|
Phun hóa chất diệt muỗi
|
|
|
|
- Số xã
|
|
|
|
- Số hộ
|
|
|
3.
|
Khử khuẩn bề mặt tại hộ
gia đình, trường học
|
|
|
|
- Số trường học
|
|
|
|
- Số xã
|
|
|
|
- Số hộ
|
|
|
4.
|
Truyền thông phòng chống dịch
|
|
|
|
- Số xã
|
|
|
|
- Số lần
|
|
|
5.
|
Tập huấn phòng chống dịch (số người/số
lớp)
|
|
|
6.
|
Tập huấn chẩn đoán điều trị
bệnh truyền nhiễm (số người/số lớp)
|
|
|
7.
|
Đoàn kiểm tra công tác phòng
chống dịch
|
|
|
8.
|
Hoạt động khác: ……………………………
|
|
|
- Hoạt động
Phun hóa chất, truyền
thông, tập huấn cho bệnh gì thì ghi cụ thể tên bệnh vào phần ghi chú.
- Hoạt động tập huấn: nội
dung và đối tượng vào cột
ghi chú
Nơi nhận:
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|