Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện

Số hiệu: 18/2020/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 12/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Bệnh viện từ 100 giường bệnh phải thành lập khoa Dinh dưỡng

Đây là nội dung tại Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Theo đó, căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện, việc thành lập khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong khối lâm sàng của bệnh viện được thực hiện như sau:

- Đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa Dinh dưỡng, trong đó mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.

Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:

+  Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.

+ Bộ phận dinh dưỡng điều trị.

+ Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng (Nếu chưa có bộ phận này bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện).

Tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện chế biến suất ăn phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.

- Đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh, nếu không thành lập được khoa Dinh dưỡng thì phải có bộ phận Dinh dưỡng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng làm việc toàn thời gian.

Thông tư 18/2020/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2020/TT-BYT

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng, điều kiện bảo đảm và trách nhiệm thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện

1. Các bệnh viện phải tổ chức hoạt động dinh dưỡng gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

2. Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đều được sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng; đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú đều được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

3. Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mình.

4. Bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng là người quyết định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

5. Người làm công tác dinh dưỡng phải có trình độ chuyên môn về dinh dưỡng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VỀ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN

Điều 3. Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú

1. Người bệnh khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng như tình trạng sụt cân, ăn sụt giảm, chỉ số khối cơ thể (BMI) và các yếu tố nguy cơ khác.

2. Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng được tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của mình và ghi vào sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án ngoại trú.

Điều 4. Khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú.

1. Người bệnh được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị dinh dưỡng trong 36 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú và được ghi vào hồ sơ bệnh án.

2. Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng phải được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý, theo dõi và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.

3. Người bệnh không có nguy cơ dinh dưỡng được sàng lọc lại sau mỗi 07 ngày nằm viện và ghi vào hồ sơ bệnh án.

4. Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý, ghi mã số chế độ dinh dưỡng vào tờ điều trị theo quy định tại Quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện.

5. Người bệnh suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I thì bác sỹ điều trị phải hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để chỉ định và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý.

6. Người bệnh phải được hỗ trợ, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.

Điều 5. Tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng

1. Bệnh viện xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để truyền thông cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bệnh viện.

2. Bệnh viện thực hiện tư vấn, truyền thông cho người bệnh, người nhà người bệnh về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Chương III

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN

Điều 6. Cơ cấu tổ chức về dinh dưỡng

1. Tổ chức hoạt động dinh dưỡng:

Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện, việc thành lập khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong khối lâm sàng của bệnh viện được thực hiện như sau:

a) Đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa Dinh dưỡng. Mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.

b) Đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh, nếu không thành lập được khoa Dinh dưỡng thì phải có bộ phận Dinh dưỡng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng làm việc toàn thời gian.

2. Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:

a) Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.

b) Bộ phận dinh dưỡng điều trị.

c) Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng.

Nếu chưa có bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện và tổ chức, cá nhân này phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.

Điều 7. Người làm chuyên môn về dinh dưỡng

1. Trưởng khoa Dinh dưỡng phải là người làm việc cơ hữu toàn thời gian về dinh dưỡng, bao gồm:

a) Bác sỹ y khoa hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo 6 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng.

b) Dinh dưỡng viên có trình độ từ đại học trở lên nếu bệnh viện chưa có bác sỹ đáp ứng yêu cầu tại điểm a Khoản này.

2. Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị là bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng hoặc dinh dưỡng viên.

Điều 8. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dinh dưỡng

1. Bệnh viện phải bố trí cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động dinh dưỡng như sau:

a) Khoa dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng

b) Khu vực chế biến suất ăn, phòng ăn phải được thiết kế xây dựng, bố trí cách xa khu vực nhà đại thể, khu vực lưu giữ chất thải, giặt đồ, khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm và bảo đảm các điều kiện của pháp luật về an toàn thực phẩm.

2. Các khoa Nhi, Sơ sinh phải có khu vực pha sữa: Khu vực pha sữa có hướng dẫn cách pha sữa; nước nóng, lạnh; nước sạch, bồn rửa tay và dung dịch rửa tay.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 9. Nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng

1. Tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

2. Xây dựng, triển khai quy trình kỹ thuật chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện.

3. Tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh.

4. Tổ chức xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh điều trị nội trú trong bệnh viện.

5. Phối hợp với các khoa lâm sàng chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.

6. Quản lý thực phẩm, chế biến, cung cấp chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh tại giường bệnh. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hoạt động dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng và trong bệnh viện.

8. Đầu mối xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh, người nhà người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

9. Thực hiện hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

10. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

Điều 10. Nhiệm vụ của các khoa lâm sàng khác trong việc tổ chức hoạt động dinh dưỡng

1. Tiếp nhận và tổ chức thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

2. Hướng dẫn, giám sát người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng theo quy định.

3. Phối hợp với khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng kiểm tra, giám sát các quy định về hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng và tuyên truyền, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh, người nhà người bệnh tại khoa.

Điều 11. Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện

1. Ban hành quy chế về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

2. Tổ chức thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

3. Thiết lập mạng lưới dinh dưỡng trong bệnh viện theo yêu cầu chuyên môn, trong đó có sự tham gia của các khoa lâm sàng và các bộ phận liên quan đến hoạt động dinh dưỡng.

4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực và kinh phí thường xuyên hằng năm cho hoạt động dinh dưỡng.

Điều 12. Trách nhiệm của các chức danh chuyên môn về dinh dưỡng

1. Trưởng khoa Dinh dưỡng hoặc người phụ trách bộ phận Dinh dưỡng:

a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng quy định tại Điều 9 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện chuyên môn dinh dưỡng trong bệnh viện.

b) Quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định chuyên môn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

c) Kiểm tra và yêu cầu các khoa lâm sàng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh. Báo cáo Giám đốc bệnh viện các sai phạm của các cá nhân, các khoa, phòng trong việc thực hiện các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện.

d) Yêu cầu các đơn vị, cá nhân ngừng cung cấp dịch vụ dinh dưỡng nếu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và báo cáo Giám đốc bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

đ) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng nghiên cứu khoa học và các Hội đồng liên quan khác trong bệnh viện theo phân công của Giám đốc bệnh viện.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.

2. Nhiệm vụ của người làm chuyên môn về dinh dưỡng:

a) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú.

b) Phối hợp với bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng thực hiện khám, tư vấn cho người bệnh, chỉ định những trường hợp có bệnh lý về dinh dưỡng hoặc cần kết hợp điều trị bằng dinh dưỡng hoặc tham vấn cho bác sỹ điều trị chỉ định chế độ dinh dưỡng.

c) Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh.

d) Hội chẩn với các khoa lâm sàng để can thiệp dinh dưỡng khi có yêu cầu. đ) Kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng và việc cung cấp chế độ dinh dưỡng theo quy định.

e) Thực hiện các nhiệm vụ truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho các đối tượng trong bệnh viện.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.

Điều 13. Trách nhiệm của các chức danh chuyên môn khác trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng

1. Trách nhiệm của bác sỹ điều trị:

a) Chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh được phân công điều trị. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm liên quan tới người bệnh.

b) Đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị của khoa Dinh dưỡng tham gia hội chẩn các trường hợp bệnh liên quan đến dinh dưỡng hoặc các trường hợp suy dinh dưỡng, bệnh phối hợp, bệnh lý nặng.

c) Hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để xây dựng và chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.

d) Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết của người bệnh cho Khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng để áp dụng chế độ dinh dưỡng bệnh lý thích hợp.

2. Trách nhiệm của điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng:

a) Tổ chức thực hiện tổng hợp chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ điều trị và chuyển dữ liệu cho khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho người bệnh của khoa.

b) Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ và giám sát người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tại khoa.

c) Tổ chức thực hiện tư vấn, truyền thông dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa.

3. Trách nhiệm của điều dưỡng viên:

a) Thực hiện sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh.

b) Thực hiện hỗ trợ, theo dõi, tư vấn, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh và ghi hồ sơ theo quy định.

Điều 14. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh

1. Tuân thủ, thực hiện chỉ định về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh và an toàn thực phẩm tại bệnh viện.

2. Phối hợp với nhân viên y tế hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Thông tư số 08/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trưởng Khoa Dinh dưỡng đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này được tiếp tục giữ vị trí đã được bổ nhiệm và phải được đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Người đang làm chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện phải hoàn thành việc đào tạo về dinh dưỡng đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.

3. Các bệnh viện có Trung tâm Dinh dưỡng thì trung tâm được tổ chức, hoạt động và có chức năng, nhiệm vụ như khoa Dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 17. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 18. Trách nhiệm triển khai thi hành

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc. Xây dựng tài liệu chuyên môn, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

2. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để chỉ đạo thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.

b) Phân công người làm đầu mối phụ trách dinh dưỡng của Sở Y tế. Người phụ trách dinh dưỡng có trình độ đại học trở lên tốt nghiệp bác sỹ đa khoa hoặc dinh dưỡng viên.

c) Báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Thông tư này định kỳ cuối năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại các bệnh viện trực thuộc.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các ngành;
- Cổng Thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, PC, KCB (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 18/2020/TT-BYT

Hanoi, November 12, 2020

 

CIRCULAR

ON HOSPITAL NUTRITION

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health;  

At the request of the Director General of Medical Services Administration,

The Minister of Health hereby promulgates a Circular on hospital nutrition.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular provides for hospital nutrition, conditions for assurance thereof and responsibility for hospital nutrition.

2. This Circular is applicable to regulatory bodies, organizations and individuals involved in hospital nutrition.

Article 2. Rules for hospital nutrition

1. Hospitals must organize their nutrition operations in connection with their examination and treatment operations.

2. Patients visiting a hospital for outpatient examination and/or treatment shall be screened for nutritional risk factors; and those visiting for inpatient examination and/or treatment shall have their nutritional status screened and assessed.

3. Patients shall be given a diet suitable for their nutritional status and illness.

4. The doctor in charge of a patient and doctors of the nutrition department shall decide the patient’s diet.

5. Nutrition personnel must be professionally qualified for their assigned tasks.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Nutritional risk factor screening and diet consultancy and indication for outpatients

1. Screen outpatients for nutritional risk factors such as weight loss, loss of appetite, BMI and other risk factors.

2. For patients at nutritional risk or risk of undernutrition or nutrition-related diseases, give them dietary advice and indication suitable for their nutritional status and illness, which shall be recorded in the medical examination book or outpatient medical record.

Article 4. Nutritional status examination, diagnosis and assessment, indication for treatment and monitoring of nutritional status for inpatients

1. Screen patients for nutritional risk factors, examine, diagnose and indicate nutritional treatment within 36 hours starting from the time of admission, which shall be recorded in the medical record.

2. For patients at nutritional risk, assess their nutritional status, diagnose and indicate a diet suitable for their illness, and monitor and reassess their nutritional status throughout the treatment process.

3. For patients without nutritional risk, screen for risk factors every 7 days during which they are hospitalized, which shall be recorded in the medical record.

4. Indicate a daily diet suitable for the nutritional status and illness of each patient, and record the diet code into the treatment sheet according to regulations in Decision No. 2879/QD-BYT dated August 10, 2006 by the Ministry of Health on guidelines for hospital diets.

5. Doctors in charge of patients suffering from severe undernutrition and patients receiving level I care shall consult with doctors of the nutrition department or nutritionists to indicate and formulate a diet suitable for their patients’ nutritional status and illness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Nutritional advice and communication

1. Hospitals shall formulate advisory and communication documents concerning nutrition and food safety to raise the awareness of patients and their families in hospital.

2. Hospitals shall give advice and raise the awareness about nutrition and food safety for patients and their families.

Chapter III

CONDITIONS FOR ASSURANCE OF NUTRITION OPERATIONS IN HOSPITAL

Article 6. Organizational structure for nutrition

1. Organization of nutrition operations:

Based on the organizational and operational regulations of each hospital, the nutrition department or nutrition unit, which is a part of the clinical block, shall be established in accordance with the following regulations:

a) Hospitals with at least 100 beds must establish a nutrition department. Every 100 beds must have at least 01 nutrition specialist.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The nutrition department shall comprise:

a) A nutrition advisory unit

b) A nutrition therapy unit

c) A meal processing and provision unit

If there is no meal processing and provision unit, the hospital must sign a contract on meal processing in the hospital with an outside organization or individual, which shall be placed under the professional and food safety supervision of the nutrition department.

Article 7. Nutrition specialists

1. Head of the nutrition department must be a full-time tenured employee and meet the following requirements:

a) Is a general medicine doctor or general practitioner holding a certificate of at least 6 months of training in clinical nutrition.

b) Is a nutritionist holding a bachelor’s degree or higher if no one is qualified for the requirements mentioned in Point a herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Facilities for nutrition operations

1. Hospitals must provide facilities for nutrition operations as follows:

a) Nutrition department or nutrition unit

b) Meal processing area and eating room must be located away from the morgue, waste retention area, laundry area and isolation area for infectious diseases and fulfill regulatory requirements concerning food safety.

2. Milk preparation areas of pediatrics and neonatology departments must have instructions on milk preparation; hot and cold water; clean water, sinks and hand wash liquid.

Chapter IV

IMPLEMENTING RESPONSIBILITIES

Article 9. Duties of nutrition department or nutrition unit

1. Give advice on hospital nutrition to hospital leaders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Examine, give advice and provide nutrition therapy suitable for the nutritional status and illness of patients.

4. Develop diets suitable for the nutritional status and illness of inpatients.

5. Cooperate with clinical departments in indicating diets suitable for patients suffering from severe undernutrition and patients receiving level I care.

6. Manage food, process and provide diet meals for patients on their beds. Inspect and supervise food safety in hospital.

7. Inspect and supervise compliance with regulations on nutrition operations in clinical departments and hospital.

8. Take charge of formulating advisory and communication documents concerning nutrition and food safety to raise the awareness of patients, their families and other people in the hospital.

9. Provide training and direct activities concerning nutrition and food safety.

10. Conduct scientific research and apply technological and scientific advancements pertaining to nutrition and food safety in treatment, preventive healthcare and health improvement.

Article 10. Duties of other clinical departments to organization of nutrition operations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Give dietary instructions and supervise patient’s diet compliance according to regulations.

3. Cooperate with the nutrition department or nutrition unit in inspecting and supervising compliance with regulations on nutrition operations and nutritional advice and communication provided for patients and patients’ families in their departments.

Article 11. Responsibilities of hospital directors

1. Promulgate regulations on hospital nutrition.

2. Organize hospital nutrition and take responsibility for all nutrition operations in their hospitals.

3. Establish a hospital nutrition network as professionally required with the participation of clinical departments and units involved in nutrition operations.

4. Ensure facilities, equipment, personnel and funding annually allocated for nutrition operations.

Article 12. Responsibilities of nutrition specialist titles

1. Head of the nutrition department or nutrition unit shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Manage, inspect, supervise, expedite and direct compliance with professional regulations on nutrition and food safety in their hospital.

c) Inspect and request clinical departments to strictly adopt diets suitable for the nutritional status and illness of patients. Report violations against regulations on hospital nutrition committed by individuals and departments to the hospital director.

d) Request a nutrition service provider to stop its service if it commits a violation against food safety regulations and report to the hospital director for timely handling.

dd) Participate in the drug and treatment council, scientific research council and other relevant councils of the hospital as assigned by the hospital director.

e) Perform other tasks assigned by the hospital director.

2. Nutrition specialists shall:

a) Examine, give advice on and treat nutrition-related diseases using diets suitable for the nutritional status and illness of inpatients and outpatients.

b) Cooperate with in-charge doctors and doctors of the nutrition department in examining and giving advice to patients, giving indications for cases suffering from nutritional diseases or requiring nutrition therapy, or advising in-charge doctors on diet indication.

c) Develop and adopt diets suitable for the nutritional status and illness of patients.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Fulfill duties concerning raising the awareness of nutrition and food safety of people in the hospital.

g) Perform other tasks assigned by the department head.

Article 13. Responsibilities of other professional titles for nutrition operations

1. In-charge doctors shall:

a) Indicate diets suitable for the nutritional status and illness of patients under their care. Monitor and inspect diet adoption and food safety related to their patients.

b) Request the nutrition therapy unit of the nutrition department to consult on cases of nutrition-related diseases, undernutrition, comorbidity or severe illness.

c) Consult with doctors of the nutrition department or nutritionists to formulate and indicate diets suitable for patients suffering from severe undernutrition and patients receiving level I care.

d) Provide all necessary information on patients for the nutrition department or nutrition unit to adopt suitable diets.

2. Head nurses of clinical departments shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Receive, support and supervise diet compliance of patients of their departments.

c) Give advice and raise the awareness about nutrition for patients of their departments.

3. Nurses shall:

a) Screen patients for nutritional risk factors.

b) Support, monitor, give advice on and supervise patient’s diet compliance and record in medical records according to regulations.

Article 14. Responsibilities of patients and their families

1. Comply with indications for patient’s diet and food safety in hospital.

2. Cooperate with healthcare workers in supporting patient's diet compliance.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Effect

1. This Circular takes effect from January 01, 2021.

2. Circular No. 08/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 by the Ministry of Health providing guidance on hospital nutrition and dietetics is annulled from the date on which this Circular comes into effect.

Article 16. Transitional clauses

1. Nutrition department heads appointed prior to the effective date of this Circular but falling short of the requirements provided for in Clause 1 Article 7 of this Circular may keep their positions and must receive training to meet the requirements before January 01, 2025.

2. Hospital nutrition specialists must complete their nutrition training in accordance with the regulations in Clause 2 Article 7 herein before January 01, 2025.

3. For hospitals with nutrition centers, organization, operation, functions and duties of these centers shall be the same as those of the nutrition department, which are provided for in this Circular.

Article 17. Terms of reference

In case the documents cited in this Circular are amended or superseded, the amended or superseding documents shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Medical Services Administration shall organize implementation of this Circular and inspect and supervise such implementation. Formulate technical documents, training documents and guidelines on hospital nutrition for units.

2. Departments of the Ministry of Health shall direct hospital nutrition intra vires.

3. Departments of Health shall:

a) Implement this Circular in their provinces/cities and inspect and assess such implementation.

b) Assign persons to act as contact points of their nutrition operations. These persons shall hold a bachelor’s degree in general practice or nutrition or higher.

c) Submit year-end or ad hoc reports on results of this Circular’s implementation as requested by competent authorities.

4. Health units of ministries and central authorities shall organize implementation of this Circular in affiliated hospitals and inspect and supervise such implementation.

During the implementation of this Circular, any difficulty arising should be promptly reported to the Ministry of Health (Medical Services Administration) for consideration and resolution./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

P.P. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.537

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.153.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!