BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1960
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC THỐNG NHẤT LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN VÀ TRƯỜNG Y SĨ TRUNG CẤP
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
Ủy ban hành chính
khu, thành, tỉnh
Khu,
Sở, Ty Y tế
Các
cơ quan trực thuộc Bộ
Các
Bộ
Cục
Quân y
|
Trong kế hoạch 5 năm sắp đến,
công tác đào tạo cán bộ chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ công tác của
ngành. Việc đào tạo cán bộ trung cấp về y sẽ dần dần phân cấp cho các tỉnh, vì
vậy hiện nay các tỉnh và địa phương cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến
hành tốt việc đào tạo y sĩ trung cấp, cụ thể cần giải quyết tốt các vấn đề sau
đây:
1. Trường sở
2. Cán bộ
3. Công tác giáo vụ và chiêu
sinh
1. Trường sở:
a) Đối với Trường y sĩ trung cấp,
cơ sở đào tạo căn bản là bệnh viện tỉnh dùng làm bệnh viện thực hành cho trường.
Các bệnh viện xã hội chủ nghĩa có bốn nhiệm vụ sau đây:
- Chữa bệnh
- Phòng bệnh - chống dịch
- Đào tạo cán bộ
- Nghiên cứu khoa học.
Từ nay trở đi, việc xây dựng và
sửa chữa các bệnh viện cần nhằm đảm bảo bốn nhiệm vụ đã nêu trên. Trong việc
xây dựng, sửa đổi thiết kế bệnh viện nếu các địa phương gặp khó khăn phải báo
cáo cho Bộ, để xin chủ trương đường hướng của Bộ mà thi hành cho đúng.
b) Muốn tiện cho việc học tập của
học sinh cơ sở của trường, trường sẽ xây dựng ở sát cạnh bệnh viện trong cùng một
khu vực. Các phòng xét nghiệm của trường xây dựng chung với các phòng xét nghiệm
của bệnh viện để có thể phục vụ cả bốn nhiệm vụ của bệnh viện đã nói trên.
Trong khu vực của trường chủ yếu
chỉ còn:
Ký túc xã cho học sinh
Thư viện
Các giảng đường
Câu lạc bộ chung cho nhân viên
và học sinh
Sân tập thể dục thể thao.
c) Khu vực nhà ở của công nhân
viên, cán bộ của bệnh viện, và nhà trường cũng sẽ xây dựng sát gần với khu vực
trường và bệnh viện.
2. Cán bộ:
a) Xây dựng theo hướng trên thì
bệnh viện, Trường y sĩ trung cấp và khu vực công nhân viên sẽ làm thành một khối
thống nhất đặt dưới sự chỉ đạo của một Ban Giám đốc chung cho các bệnh viện và
cho trường. Việc lãnh đạo thống nhất này có mấy thuận lợi sau đây:
- Phối hợp tốt bốn nhiệm vụ:
Điều trị
Phòng bệnh - chống dịch
Đào tạo cán bộ
Nghiên cứu khoa học
sẽ tránh được các sự mâu thuẫn
công tác xảy ra từ trước đến nay, nhất là giữa nhiệm vụ điều trị và huấn luyện.
- Điều chỉnh và tiết kiệm được
các dụng cụ, máy móc.
- Tiết kiệm được cán bộ lãnh đạo.
Các trường mới hiện nay đang xây
dựng cần triệt để chuẩn bị theo hướng này. Đối với các địa phương đã có trường
từ trước và hiện nay vẫn chia trường và bệnh viện thành hai cơ sở thì cần phải
dần dần thống nhất hai cơ sở này lại.
Đối với Trường y sĩ trung cấp Hải
Phòng và bệnh viện Tiệp Khắc thì sẽ có chủ trương sau. Trong khi chờ đợi cần phối
hợp, liên hệ công tác cho tốt.
b) Khối trường và bệnh viện thống
nhất sẽ đặt dưới sự lãnh đạo của Sở Y tế hay Ty Y tế địa phương, về mọi mặt và
các Sở, Ty phải chịu trách nhiệm trước Bộ về sự hoạt động của Trường y sĩ trung
cấp.
Trong khi giao dịch với ngoài,
thì sẽ như sau:
- Trường: gọi là Trường y sĩ
trung cấp (Nghệ An, Thanh Hóa, v.v...)
- Bệnh viện: gọi là bệnh viện tỉnh
(Nghệ An, Thanh Hóa, v.v...)
Còn về đơn vị quyết toán thì sẽ
có hai mục quyết toán cho bệnh viện, cho trường.
c) Các cán bộ cao cấp, trung cấp
và sơ cấp của bệnh viện, tùy theo năng lực phân công có nhiệm vụ tham gia vào
công tác đào tạo cán bộ, trên những cương vị nhất định. Cần làm cho toàn thể
công nhân viên hiểu rõ đây là một nhiệm vụ, bên cạnh các nhiệm vụ điều trị,
phòng bệnh vẫn làm từ trước đến nay.
Ban Giám đốc cần bố trí hợp lý
công tác cho các cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp và trung cấp để có thì giờ làm
tốt công tác huấn luyện và điều trị, phòng bệnh.
d) Muốn làm tốt công tác huấn
luyện các bệnh viện cần phải chấn chỉnh lại, bồi dưỡng tác phong, tinh thần của
tất cả các nhân viên.
- Nếu cần thì huấn luyện lại một
số vấn đề kỹ thuật để cho khỏi có mâu thuẫn sau này trong việc giảng dạy và hướng
dẫn thực tập.
3. Công tác
giáo vụ và chiêu sinh:
Muốn chuẩn bị tốt cho công tác
tương lai, các địa phương sắp mở trường cần cử ngay cán bộ Trưởng phòng giáo vụ
để:
- Nghiên cứu công tác này ở một
trường trung cấp ra sao.
- Nghiên cứu chương trình hoc tập
và phân phối chương trình của niên khóa 1960-1961.
- Liên hệ với Bộ và các trường bạn
để rút kinh nghiệm tổ chức làm việc.
- Các Ty sắp có trường cần cử ra
một Ban phụ trách chiêu sinh của trường.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành.
Sau khi nhận được thông tư này,
các cơ sở cần nghiên cứu kỹ để chấp hành cho đúng. Trong khi thi hành có gặp trở
ngại khó khăn, thì kịp thời báo cáo cho Bộ để nghiên cứu giải quyết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
|