Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

Số hiệu: 12/2015/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 16/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Siết chặt kiểm tra hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

Bộ NNPTNT vừa ban hành Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

Theo đó, những lô hàng nhập khẩu vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP sẽ bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.

Đối với lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì sẽ chuyển mục đích sử dụng.

Ngoài ra, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP phải thực hiện truy xuất, thu hồi và hướng dẫn người tiêu dùng các biện pháp phòng ngừa.

Mặt khác, nếu nước xuất khẩu không hợp tác, không tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện kiểm tra theo quy định thì sẽ tạm dừng nhập khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 05/05/2015.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này qui định phương thức kiểm tra, trình tự thủ tục đăng ký, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là hàng hóa) nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan;

2. Hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là thực phẩm có nguồn gốc thực vật quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

3. Thông tư này không điều chỉnh các nội dung, quy định liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Những hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra ATTP

1. Hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;

2. Hàng hóa trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;

3. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;

4. Hàng hóa gửi kho ngoại quan;

5. Hàng hóa là mẫu thử nghiệm, nghiên cứu;

6. Hàng hóa là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng hàng hóa cùng chủng loại, cùng nguồn gốc xuất xứ và được đăng ký kiểm tra nhập khẩu một lần;

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Là chủ sở hữu hợp pháp (trực tiếp hoặc được ủy quyền) quản lý hàng hóa nhập khẩu;

3. Vi phạm qui định ATTP: Hàng hóa bị phát hiện không đúng chủng loại, nguồn gốc xuất xứ như đã khai báo hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng, nhiễm nấm mốc hoặc nhiễm các tạp chất có nguy cơ gây mất ATTP; hàng hóa bị phát hiện có tồn dư hóa chất, ô nhiễm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép theo quy định.

4. Vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP: Hàng hóa bị phát hiện vi phạm qui định ATTP có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng.

5. Tần suất lấy mẫu lô hàng: Là tỉ lệ phần trăm số lô hàng được lấy mẫu kiểm nghiệm trên tổng số các lô hàng cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ nhập khẩu vào Việt Nam.

6. Hàng hóa cùng chủng loại: Là sản phẩm cùng loài (species) thực vật và có cùng đặc tính (tươi hoặc đã qua chế biến).

Điều 5. Căn cứ kiểm tra

1. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về ATTP.

2. Trường hợp Việt Nam có ký kết Hiệp định, thỏa thuận song phương về ATTP với nước xuất khẩu thì tuân thủ theo các Hiệp định, thỏa thuận song phương mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 6. Chỉ tiêu kiểm tra

Các chỉ tiêu về ATTP phải kiểm nghiệm do cơ quan kiểm tra quyết định căn cứ vào lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tình hình thực tế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất, nước sản xuất; tình hình thực tế lô hàng và hồ sơ kèm theo.

Điều 7. Cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết: Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc các đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định trên cơ sở đề xuất của Cục Bảo vệ thực vật.

2. Cơ quan kiểm tra giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường theo phân công, phân cấp: Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ.

3. Cơ quan kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu: Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan có liên quan.

Điều 8. Phí, lệ phí và kinh phí triển khai kiểm tra giám sát về ATTP.

1. Cơ quan kiểm tra thực hiện thu phí, lệ phí theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu do ngân sách nhà nước cấp. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật dự trù kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Kinh phí kiểm tra giám sát sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường do ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường hoặc từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác;

4. Kinh phí thực hiện việc kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu đối với nội dung không được thu phí, lệ phí do Cơ quan thực hiện kiểm tra lập kế hoạch, dự trù kinh phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính phê duyệt và giao dự toán từ nguồn sự nghiệp kinh tế để thực hiện.

Chương II

PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 9. Phương thức kiểm tra thông thường

1. Bước 1: Đăng ký của nước xuất khẩu

a) Cơ quan có thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm (Sau đây gọi là Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu) thực hiện gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này tới Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để được thẩm tra công nhận có hệ thống kiểm soát đủ điều kiện, bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam và trình Bộ đưa vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

b) Thủ tục đăng ký, thẩm tra công nhận đáp ứng các quy định về đảm bảo ATTP của Việt Nam và đưa vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam được quy định tại Chương III của Thông tư này;

c) Không áp dụng Bước 1 đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm chế biến bao gói sẵn đã được cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc hàng hóa nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến để xuất khẩu.

2. Bước 2: Kiểm tra lô hàng nhập khẩu:

a) Tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết, thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan và lấy mẫu kiểm nghiệm với tần suất đến 10% đối với các lô hàng nhập khẩu tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa. Trường hợp này, tổ chức cá nhân được phép làm thủ tục thông quan sau khi được Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đạt yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

b) Trong thời gian 06 (sáu) tháng kiểm tra, nếu phát hiện hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ vi phạm quy định ATTP từ 03 (ba) lần trở lên sẽ áp dụng phương thức kiểm tra chặt (quy định tại Điều 10 Thông tư này) đối với chủng loại hàng hóa đó khi nhập khẩu từ nước xuất khẩu có hàng hóa vi phạm. Thời điểm áp dụng phương thức kiểm tra chặt được tính từ khi phát hiện lần thứ ba đối với hàng hóa cùng loại, cùng nước xuất xứ vi phạm quy định ATTP;

c) Trình tự, thủ tục kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu được quy định tại Chương IV của Thông tư này.

3. Bước 3: Kiểm tra hàng hóa sau thông quan:

Hàng hóa nhập khẩu sau thông quan phải chịu sự kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Điều 10. Phương thức kiểm tra chặt

1.Tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết, lô hàng nhập khẩu được kiểm tra hồ sơ, kiểm tra ngoại quan; lấy mẫu kiểm nghiệm hàng hóa bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt theo tần suất đến 30%.

2. Trường hợp lô hàng nhập khẩu đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt nhưng không phải lấy mẫu kiểm nghiệm, tổ chức cá nhân được phép làm thủ tục thông quan sau khi được cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đạt yêu cầu.

3. Trường hợp lô hàng nhập khẩu đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt nhưng phải lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện như sau:

a) Đối với lô hàng của tổ chức cá nhân không có hàng hóa cùng loại, cùng nước xuất xứ nhập khẩu vi phạm trước đó: Được phép làm thủ tục thông quan sau khi có kết quả kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đạt yêu cầu;

b) Đối với lô hàng của tổ chức, cá nhân có hàng hóa cùng loại, cùng nước xuất xứ nhập khẩu trước đó đã vi phạm quy định về ATTP: Chỉ được phép làm thủ tục thông quan sau khi có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu đạt yêu cầu.

4. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chặt trong thời gian 6 (Sáu) tháng, việc áp dụng phương thức kiểm tra sau đó được xác định như sau:

a) Tạm dừng nhập khẩu hàng hóa: Nếu phát hiện từ 05 (năm) lô hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt vi phạm quy định về ATTP;

b) Duy trì phương thức kiểm tra chặt trong 6 (Sáu) tháng tiếp theo: Nếu tiếp tục phát hiện từ 01 (một) đến 04 (bốn) lô hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng kiểm tra chặt vi phạm quy định về ATTP;

c) Hủy bỏ phương thức kiểm tra chặt: Nếu có ít nhất 05 (năm) lô hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt được lấy mẫu kiểm nghiệm và không bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP.

5. Trường hợp có cảnh báo quốc tế về nguy cơ nghiêm trọng gây mất ATTP, phương thức quản lý hàng hóa nhập khẩu cụ thể sẽ được thực hiện trên cơ sở các biện pháp quốc tế đang áp dụng đối với chủng loại hàng hóa bị cảnh báo.

6. Trình tự, thủ tục đăng ký, kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu được quy định tại Chương IV của Thông tư này.

7. Hàng hóa nhập khẩu sau thông quan được kiểm tra theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Điều 11. Phương thức kiểm tra giảm

Áp dụng theo quy định tại khoản 2, Điều 39 của Luật An toàn thực phẩmĐiều 15 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Phương thức kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia về thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm.

Điều 12. Thông quan hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chỉ được thông quan khi có Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu do Cơ quan kiểm tra cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Chương III

ĐĂNG KÝ CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU VÀ KIỂM TRA TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU

Điều 13. Hồ sơ đăng ký của nước xuất khẩu

Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu gửi bản chính hồ sơ đăng ký bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện) bao gồm:

1. Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;

2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;

3. Chương trình giám sát ATTP cập nhật hàng năm của nước xuất khẩu đối với hàng hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.

Điều 14. Thẩm tra hồ sơ đăng ký

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện thẩm tra hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 13 của Thông tư này và thông báo kết quả đến Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu kết quả thẩm tra như sau:

1. Trường hợp kết quả thẩm tra hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định ATTP của Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cập nhật vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam trên website của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (www.nafiqad.gov.vn);

2. Trường hợp kết quả thẩm tra hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ các quy định ATTP của Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu yêu cầu bổ sung thông tin hoàn tất hồ sơ theo quy định.

Điều 15. Kiểm tra tại nước xuất khẩu

1. Trong trường hợp cần thiết, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch kiểm tra; thông báo và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam;

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hoàn tất dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra và gửi Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu để lấy ý kiến trong thời hạn 30 ngày trước khi chính thức công bố báo cáo kết quả kiểm tra. Báo cáo nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam nếu kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.

Chương IV

ĐĂNG KÝ, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG NHẬP KHẨU

Điều 16. Đăng ký kiểm tra lô hàng nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký kiểm tra về ATTP trực tiếp với cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

1. Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra ATTP (theo mẫu qui định tại Phụ lục 3);

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa thành phần biến đổi gen:

Có tên trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận theo quy định của Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;

3. Đối với hàng hóa đã qua chiếu xạ:

Bản sao Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp theo quy định tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 1 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Điều 17. Nội dung kiểm tra

1. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan kiểm tra thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký (nguồn gốc xuất xứ, lịch sử tuân thủ các qui định về ATTP của tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất; các quy định đối với thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm đã qua chiếu xạ và các quy định khác có liên quan);

2. Kiểm tra ngoại quan (không áp dụng với lô hàng tạm nhập tái xuất): Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tình trạng bao gói, ghi nhãn khi hàng đến cửa khẩu; kiểm tra sự phù hợp với nội dung khai báo và các dấu hiệu bất thường có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

3. Lấy mẫu kiểm nghiệm (không áp dụng với lô hàng tạm nhập tái xuất):

a) Cơ quan kiểm tra thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP tại địa điểm đã được đăng ký theo phương thức quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Thông tư này;

b) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo tính đại diện cho các sản phẩm nhập khẩu và được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu.

4. Thực hiện lập biên bản kiểm tra hồ sơ, ngoại quan và lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP

1. Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP cho các lô hàng nhập khẩu trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 9, khoản 2 và điểm a, khoản 3 Điều 10 của Thông tư này: Kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký.

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 10 của Thông tư này: Kể từ khi có kết quả phân tích đạt yêu cầu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định.

2. Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu ATTP (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này) trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra lô hàng không đạt yêu cầu.

3. Thời gian từ khi lấy mẫu, gửi mẫu, kiểm nghiệm và trả lời kết quả tối đa không quá 10 ngày làm việc.

Điều 19. Nội dung kiểm tra hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường

1. Kiểm tra điều kiện bảo quản, bao bì, nhãn mác (nếu có) của hàng hóa lưu thông trên thị trường theo phân công quy định tại khoản 2, Điều 7 của Thông tư này;

2. Kiểm tra thông tin, nguồn gốc xuất xứ lô hàng nhập khẩu;

3. Lấy mẫu hàng hóa gửi cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định phân tích chỉ tiêu ATTP khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có nghi ngờ về ATTP hoặc khi có yêu cầu của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý lô hàng vi phạm theo quy định của Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2011 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chương V

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 20. Đối với lô hàng nhập khẩu

1. Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP.

2. Chuyển mục đích sử dụng đối với lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

3. Thông báo cho cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu đề nghị phối hợp điều tra nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp;

4. Thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước có liên quan yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu thu hồi, xử lý và giám sát quá trình xử lý lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP;

5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm nghiêm trọng qui định về ATTP phải thực hiện truy xuất, thu hồi và hướng dẫn người tiêu dùng các biện pháp phòng ngừa.

Điều 21. Đối với nước xuất khẩu

1. Tạm dừng nhập khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:

a) Quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 10 của Thông tư này;

b) Kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 15 cho thấy hệ thống kiểm soát ATTP của nước xuất khẩu chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định;

c) Nước xuất khẩu không hợp tác, không tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

2. Chỉ được xuất khẩu trở lại hàng hóa vào Việt Nam khi kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 15 cho thấy Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu đã đưa ra biện pháp kiểm soát ATTP đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản quyết định tạm dừng nhập khẩu hoặc cho phép xuất khẩu trở lại hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam như sau:

a) Quyết định tạm dừng nhập khẩu có hiệu lực sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký ban hành và là thời hạn cuối để thực hiện thủ tục kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

b) Quyết định cho phép được nhập khẩu trở lại hàng hóa có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và là thời hạn bắt đầu thực hiện thủ tục kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

c) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, Quyết định tạm dừng nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu trở lại hàng hóa vào Việt Nam được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu và được cập nhật trên website của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (www.nafiqad.gov.vn).

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu và nơi tập kết:

a) Thực hiện kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP hoặc Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;

b) Thông báo chính xác, khách quan và trung thực; tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa để kiểm nghiệm theo quy định;

c) Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, xử lý và giám sát quá trình xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ATTP theo quy định của pháp luật.

d) Trong thời gian 01 (một) ngày làm việc kể từ khi phát hiện các trường hợp lô hàng nhập khẩu vi phạm quy định về ATTP, thực hiện thông báo về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản);

e) Thu phí, lệ phí theo quy định.

2. Cơ quan kiểm tra, giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường theo phân công, phân cấp:

a) Thực hiện kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn theo qui định tại Điều 19 của Thông tư này;

b) Thông báo kịp thời với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn vi phạm qui định về ATTP;

c) Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý lô hàng nhập khẩu không bảo đảm ATTP theo quy định của Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2011 khi nhận được thông báo lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP;

3. Cơ quan kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu:

a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện việc kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

b) Phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu triển khai các nội dung kiểm tra;

c) Báo cáo kết quả kiểm tra với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu;

d) Thông báo kết quả kiểm tra với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

Điều 23. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan để phục vụ công tác kiểm tra;

2. Tiến hành kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương thức và trình tự thủ tục được quy định tại Thông tư này;

3. Quyết định biện pháp xử lý và giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

1. Thực hiện đăng ký kiểm tra về ATTP theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;

2. Tạo điều kiện để cán bộ của Cơ quan kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm và giám sát hàng hóa theo qui định;

3. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, mẫu vật liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc;

4. Chấp hành quyết định xử lý và chịu sự giám sát của Cơ quan kiểm tra;

5. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý lô hàng nhập khẩu không bảo đảm ATTP theo quy định của Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2011 khi nhận được thông báo lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP;

6. Nộp phí và lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính và thanh toán các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu ATTP;

7. Tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa nhập khẩu trong thời gian chờ kết luận kiểm tra lô hàng theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 10 của Thông tư này hoặc chờ quyết định xử lý của Cơ quan có thẩm quyền.

Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

1. Được đề nghị cơ quan kiểm tra xem xét lại kết quả kiểm tra.

2. Được quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu; trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch kiểm tra (khi cần thiết) với Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và trình Bộ ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Việt Nam sang kiểm tra tại nước xuất khẩu;

2. Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật:

a) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách các nước đã được Việt Nam đánh giá thừa nhận lẫn nhau; công bố danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam; quyết định các trường hợp tạm dừng nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu trở lại hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. Thực hiện thông báo cho Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không bảo đảm ATTP và đề nghị phối hợp điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.

b) Thực hiện kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất hàng hóa tại nước xuất khẩu;

c) Tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý lô hàng nhập khẩu vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP;

3. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu;

4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán và quyết toán kinh phí (do ngân sách nhà nước cấp) cho việc thực hiện kiểm tra ATTP đối với nước xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí; tổng hợp chung vào dự toán, quyết toán hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 27. Cục Bảo vệ thực vật

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xác định trường hợp hàng hóa nhập khẩu vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP.

2. Chỉ đạo và giám sát các cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết:

a) Thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức kiểm tra quy định tại Thông tư này;

b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP, hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu ATTP theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các lô hàng không bảo đảm ATTP và giám sát quá trình thực hiện.

3. Hướng dẫn các đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ATTP hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường;

4. Báo cáo kịp thời bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) trong các trường hợp:

a) Phát hiện lô hàng nhập khẩu vi phạm quy định ATTP để phối hợp tổ chức truy xuất, thu hồi, xử lý lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định ATTP và thông tin cảnh báo cho Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu.

b) Đề xuất tạm dừng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 10 của Thông tư này.

5. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo tình hình kiểm tra ATTP hàng hóa nhập khẩu về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản);

6. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản triển khai các hoạt động quy định tại khoản 2, Điều 26 của Thông tư này;

7. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán và quyết toán kinh phí (do ngân sách nhà nước cấp) cho việc thực hiện kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí; tổng hợp chung vào dự toán, quyết toán hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công thực hiện việc kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn;

2. Thông báo kịp thời với Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn vi phạm qui định về ATTP;

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức truy xuất, thu hồi, xử lý các lô hàng không bảo đảm ATTP và giám sát quá trình thực hiện;

4. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp báo cáo Bộ;

5. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo phân công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 5 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Thông tư 05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 19/12/2013 thông tư hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

3. Các nước đã được thẩm tra hồ sơ và công nhận được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam theo quy định của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 và Thông tư 05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 sẽ tiếp tục được công nhận khi Thông tư này có hiệu lực.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH-CN;
- Tổng Cục Hải quan;
- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Các Tổng cục: Thủy sản, Lâm nghiệp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

PHỤ LỤC 1

THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU VỀ KIỂM SOÁT ATTP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/
2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý: (Mô tả hệ thống tổ chức theo các cấp (các cơ quan liên bang/bang, trung ương/địa phương) kèm theo nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp/cơ quan trong kiểm soát ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật).

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật:

(Nêu tên các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật )

.................................................................................................................................

..................................................................................................................................

.................................................................................................................................

........................... .....................................................................................................

3. Hệ thống đăng ký, cấp phép, kiểm tra, giám sát việc sử dụng phụ gia, chất điều hòa sinh trưởng, bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát vi sinh vật gây bệnh; kim loại nặng; Nitơrat; độc tố; chiếu xạ; biến đổi gen đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật trong quá trình sản xuất, lưu thông trong nước và xuất khẩu: (Mô tả cách thức cơ quan thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo đảm ATTP).

.................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

.......Ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG, CHẤT BẢO QUẢN SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

TT

Tên thương mại

Tên hoạt chất

Mục đích sử dụng

Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs)

Ghi chú: Khi có sự thay đổi về danh mục, cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

.......ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------

....................ngày......tháng.....năm....

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU (*)

Số: ..........

Kính gửi:........................................................................................ (**)..............

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Số CMTND (đối với cá nhân)…………….… nơi cấp:……………….. ngày cấp:……….

Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:

Đề nghị quý cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau: (***)

1. Tên hàng: .......................................... Tên khoa học: ………………………………

Đặc tính hàng hóa:

¨ Biến đổi gen (tên thực vật biến đổi gen được xác nhận)

¨ Xử lý chiếu xạ (Mục đích chiếu xạ, liều lượng chiếu xạ)

¨ Biện pháp khác ….

Cơ sở sản xuất:.....................................................................................................

Mã số (nếu có).......................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì:....................................................................................

3. Trọng lượng tịnh: ................................................. Trọng lượng cả bì …………....

4. Số Bill:..............................................................................................................

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:..............................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

6. Nước xuất khẩu:................................................................................................

7. Cửa khẩu xuất:...................................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:..............................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập:..................................................................................................

10. Phương tiện vận chuyển:..................................................................................

11. Mục đích sử dụng:............................................................................................

12. Địa điểm kiểm tra ATTP:....................................................................................

13. Thời gian kiểm tra ATTP:...................................................................................

14. Số bản giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm cần cấp:

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo quy định(****).

Tổ chức, cá nhân đăng ký

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: .......................................................................

để làm thủ tục kiểm tra ATTP vào hồi...giờ, ngày...tháng...năm....

Hồ sơ:

o Đạt      o Không đạt      o Bổ sung thêm

Lý do không đạt:…………………………

Các hồ sơ cần bổ sung: ………………….

…………………………………………...

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:……….

Phương thức kiểm tra áp dụng cho lô hàng:

o Kiểm tra thông thường

o Kiểm tra chặt

o Kiểm tra giảm

Vào sổ số.................., ngày....tháng...năm.... ........

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

( Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:....................................

..........., ngày …...tháng….. năm …….

Hải quan cửa khẩu.............................

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

--------------------------------

(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt giấy khổ A4;

(**) Tên cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm;

(***) Phải có đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu;

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUAN:
CƠ QUAN KIỂM TRA:
.......................................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ LẤY MẪU

Nơi kiểm tra :   

Tôi :.......................................................................................................................

Là cán bộ cơ quan kiểm tra:...................................................................................

Với sự có mặt của Ông, Bà :................................................................... ...............

.....................................................................................................................

Theo quy định của pháp luật về kiểm tra an toàn thực phẩm của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu những hàng thực vật sau đây:

STT

Tên hàng thực vật

Khối lượng lô hàng

Số lượng

Nơi sản xuất, mã số (nếu có)

Mẫu trung bình đã lấy

Số lượng

Khối lượng

Kết quả kiểm tra và kết luận của cán bộ kiểm tra:

¨ Kiểm tra hồ sơ, ngoại quan lô hàng đáp ứng yêu cầu về ATTP

¨ Kiểm tra hồ sơ, ngoại quan lô hàng chưa đáp ứng yêu cầu về ATTP

¨ Đã lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP theo qui định.

Ông, Bà ................................................................ ..đã nhận số lượng mẫu ghi trong biên bản này.

Biên bản này được lập thành hai bản:                    - Một do người có hàng giữ.

                                                                            - Một do cán bộ kiểm tra giữ.

..............., ngày.......tháng.......năm..........

Đại diện hải quan, ga xe, hải cảng, sân bay (nếu có)

(ký tên)

Người có hàng

(ký tên)

Cán bộ kiểm tra

(ký tên)

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..............., ngày…tháng…năm..........

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số: ........

Cấp cho:................................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Là chủ sở hữu (hoặc người đại diện) lô hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Số lượng/trọng lượng

Phương tiện vận chuyển

Nơi đi

Nơi đến

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu:……………………………………………….

........ …………………………………………………………………………………………...

Nước xuất khẩu...................................................................................................

Cơ sở sản xuất (Nếu có):..........................Mã số (nếu có)............:……………………

Địa chỉ:........................................................................................................................

Cửa khẩu nhập

CHỨNG NHẬN

ž Lô hàng trên có kết quả kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đáp ứng yêu cầu về ATTP.

ž    Lô hàng có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu về ATTP.

      Giấy này được cấp căn cứ vào:

ž    Giấy đăng ký kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

ž    Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm và lấy mẫu;

ž    Kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm được chỉ định;

ž    Căn cứ khác: ...........................................................................................

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm tra ATTP

PHỤ LỤC 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

Cơ quan kiểm tra:
Địa chỉ:
Điện thoại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU

AN TOÀN THỰC PHẨM

Số:……………

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tên hàng:

Ký mã hiệu:

Số lượng:

Khối lượng:

Cơ sở sản xuất (nếu có):

Mã số (nếu có):

Địa chỉ :

Mục đích sử dụng:

Số hợp đồng:

Số vận đơn:

Cửa khẩu xuất:

Cửa khẩu nhập:

Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm số: ……………… ngày …………

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số: ……, ngày ………:

KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU AN TOÀN THỰC PHẨM

Lý do: …………………..

Các biện pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện:………

Thời hạn hoàn thành:

                                                                                            Ngày     tháng     năm

                                                                                     Đại diện của cơ quan kiểm tra

                                                                                               (ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 7

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT–BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu”)

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

(Năm....)

1. Hiện trạng sản xuất hàng hóa có nguồn gốc thực vật và công tác quản lý về an toàn thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

Thông tin tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa (Sản phẩm, diện tích, sản lượng, thị trường xuất khẩu; phương thức quản lý, chứng nhận …);

2. Nội dung và kế hoạch triển khai

- Mục đích (nêu rõ mục đích thực hiện giám sát)

- Đối tượng giám sát (liệt kê nhóm sản phẩm hàng hóa nằm trong chương trình giám sát)

- Phạm vi giám sát (địa điểm, thời điểm lấy mẫu giám sát)

- Thời gian giám sát: (từ năm ....đến năm)

- Chỉ tiêu giám sát (nêu cụ thể chỉ tiêu giám sát: loại thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố, vi sinh...)

- Số lượng mẫu lấy giám sát: (Nêu rõ số lượng, chủng loại mẫu).

- Tổ chức thực hiện: (mô tả hoạt động của các đơn vị tham gia hoạt động lấy mẫu giám sát, các đơn vị kiểm nghiệm, hệ thống phòng kiểm nghiệm…)

3. Kết quả giám sát:

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát quốc gia về ATTP của 3 năm gần đây (Nêu kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố, vi sinh...trên từng sản phẩm/đối tượng giám của các năm cụ thể)

- Kế hoạch giám sát trong các năm tiếp theo.

.......Ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No: 12/2015/TT-BNNPTNT

Hanoi, March 16, 2015

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON FOOD SAFETY INSPECTION OF GOODS ORIGINATING FROM IMPORTED PLANTS

Pursuant to the Law of Food safety No. 55/2010 / QH12 approved by National Assembly on June 17, 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 38/2012/NĐ-CP dated April 25, 2012, detailing the implementation of some articles of the Law of Food safety;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013 / ND-CP dated November 26, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development ;

Pursuant to Joint-Circular No. 13/2014 / TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated April 9, 2014 providing guidance on the assignment and cooperation in state management of food safety;

At the request of the Director of the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department, the Director of Plant Protection Department ,

The Minister of Agriculture and Rural development promulgates the Circular providing guidance on food safety inspection of goods originating from imported plants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular stipulates inspection methods, procedures for registration, inspection of food safety for goods originating from plants used for food(hereinafter referred to as goods) imported into Vietnam under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development; responsibilities and powers of the parties involved;

2. Goods under the Scope of regulation of this Circular are foods originating from plants specified in Appendix 2 of the Joint-Circular No. 13/2014 / TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated April 9, 2014 providing guidance on assignment and cooperation in state management of food safety;

3. This Circular does not regulate contents, provisions relating to plant quarantine.

Article 2. Regulated entities

This Circular shall be applied to domestic and foreign organizations and individuals whose operations relate to the production and trading goods originating from plant used for food imported into Vietnam under the management of Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 3. Imported goods exempted from food safety inspection

1. Hand goods for personal consumption of eligibility for import tax exemption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Transited goods;

4. Goods sent in bonded warehouses;

5. Goods being samples for test, research;

6. Goods are exhibits in fairs and exhibitions.

Article 4. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms shall be interpreted as follows:

1. Imported goods batches are goods of the same type, same origin and registered import inspection once;

2. Importing organizations and individuals (hereafter referred to as importers are legal owners (direct or authorized) managing of imported goods;

3. Violation of food safety regulations means goods are detected wrong types or origins as declared or with signs of damage, infection of molds and fungi or impurities risking food unsafety; goods are found chemical residues, microbial contamination beyond the permitted limits under the regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Sampling frequency is percentage of number of batches sampled of the total of batches of the same type, and country of origin imported into Vietnam.

6. Goods of the same type are products of the same species of plants and the same characteristics (fresh or processed).

Article 5. Inspection basis

1. Technical regulations and standards of Vietnam, international regulations of food safety

2. Bilateral conventions and agreements which Vietnam have signed in case Vietnam have signed the bilateral conventions and agreements on food safety with the exporting country

Article 6. Inspection standard

Standards of food safety inspected shall be decided by the inspection agency based on the history of compliance with regulations of manufacturers, importers; the actual situation on the risk of food unsafety from production places, production countries; actual situation of the batches and enclosed documents.

Article 7. Inspection agency

1. Inspection agencies at the checkpoint or gathering place shall be units under the Plant Protection Department or units assigned by the Ministry of Agriculture and Rural development on the basis of proposals of the Plant Protection Department.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Food safety inspection agency in the exporting country shall be the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department taking charge and cooperating with the Plant Protection Department and related agencies.

Article 8. Fees and funding for monitoring and inspection of food safety

1. The inspection agency shall collect the fees in accordance with the current regulations of the Ministry of Finance.

2. Funding for inspection in the exporting country shall be covered by the state budget. National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall take charge and cooperate with the Plant Protection Department to budget for inspection in exporting countries and request the competent authorities for approval;

3. Funding for monitoring and inspection of goods circulated in the market shall be covered in the state budget within the monitoring program specified in the Ministry of Agriculture and Rural development’s Circular No. 05/2010 / TT-BNN dated January 22, 2010 providing guidance on inspection and supervision of food hygiene and safety of agricultural products before putting them in the market or covered in other legitimate sources of funding;

4. Funding for food safety inspection of imported goods originating from plant content for contents which are not charged fees shall be made plans and budgeted by inspection agency to the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Finance for approval and allocation of estimates from the sources of economy services.

Chapter II

FOOD SAFETY INSPECTION METHODS

Article 9. Normal inspection methods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

competent agencies in food safety of the exporting country for goods originating from plants used for food( hereinafter referred to as competent agencies of the exporting country) shall submit an application as prescribed in Article 13 of this Circular to the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department for recognition verification of control system eligibility, ensure food safety in accordance with the provisions of Vietnam and request the Ministry to be included in List of countries registering for export of food originating from plants to Vietnam.

b) The procedures for registration, verification and reorganization of meeting the regulations on food safety assurance of Vietnam and including in the list of countries registering for export of food originating from plants to Vietnam shall be prescribed in Chapter III of this Circular;

c) Step 1 shall not be applied for imported goods which are packaged processed food granted the Certificate of Declaration of conformity or Certificate of conformity of food safety regulations, goods temporarily imported for re-export or imported goods used as raw materials, materials for processing for export.

2. Step 2: Inspection of batches of imported goods:

a) At the checkpoint or gathering place, applications and bond shall be inspected and samples shall be taken with frequency up to 10% for imported batches depending on the level of risks of the goods. In this case, organizations and individuals shall be allowed to carry out the procedures for customs clearance after inspection agency inspects application, bond which meets requirements and grant Certificate of food safety inspection in the form prescribed in Appendix 5 of this Circular;

b) Within 06 (six) months of inspection, if goods of the same type, and country of origin are detected to commit violation of food safety regulations for 03 (three) times or more, stringent inspection methods (defined in Article 10 of this Circular) shall be applied for such types of goods when they are imported from exporting countries of violated goods. The time for application of stringent inspection methods shall be counted since the third time of detection for goods of the same type, the country of origin of violating food safety regulations;

c) Procedures for inspection of batches of imported goods shall be prescribed in Chapter IV of this Circular.

3. Step 3: Inspection of goods of post-customs clearance:

Imported goods of post-customs clearance must be under the inspection prescribed in Article 19 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. At the checkpoint or gathering place, the batches of imported goods shall be inspected the application and bond; sampling for testing of goods shall be applied the stringent inspection method with the frequency of up to 30%.

2. If the batches of imported goods are under the stringent inspection method but are not sampled for test, organizations and individuals shall be allowed to make customs clearance after inspection agency inspects application, bond which meet requirements.

3. Batches of imported goods which are applied the stringent inspection method and must be sampled for test shall be as follows:

a) For batches of goods of organizations and individuals who do not have goods of the same kind , the country of origin which are imported and previously committed violations: Be entitled to carry out the procedures for customs clearance after the inspection result of application, bond meet the requirements ;

b) For batches of goods of organizations and individuals who have goods of the same kind , the country of origin which are imported and previously committed violations of food safety: Only be entitled to carry out the procedures for customs clearance after the inspection result , test samples meet the requirements ;

4. Based on the stringent inspection results within 6 (six) months, the application of the inspection method shall be defined as follows:

a) Temporary suspension of import of goods: If 05 (five) or more batches of goods of the same type, and country of origin which are under stringent inspection methods are detected to commit violations of the regulations on food safety;

b) Maintenance of stringent inspection method in 6 (six) following months: If from 01 (one) to 04 (four) batches of goods of the same type, and country of origin which are under stringent inspection are continued to be detected to commit violations of regulations on food safety;

c) Cancellation of the stringent inspection method: If at least 05 (five) batches of goods of the same type, country of origin which are under stringent inspection method are sampled for test and undetected to commit violations of regulations on food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Procedures for registration, inspection of batches of imported goods shall be prescribed in Chapter IV of this Circular.

7. Imported goods of post-customs clearance must be inspected as prescribed in Article 19 of this Circular.

Article 11. Reduction inspection methods

The provisions of Clause 2, Article 39 of the Law of Food safety and Article 15 of Decree No. 38/2012 / ND-CP shall be applied. Methods of inspection, sampling for test of the inspected batches shall be carried out under International Agreement which Vietnam has signed or participated in mutual recognition for the certification of food safety.

Article 12. Customs clearance of goods

Goods imported into Vietnam shall be granted customs clearance only when Certificate of the food safety inspection of goods originating from plants imported granted by the inspection agency in the form prescribed in Appendix 5 of this Circular is obtained.

Chapter III

REGISTRATION OF EXPORTING COUNTRY AND INSPECTION IN EXPORTING COUNTRY

Article 13. Application of exporting country

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Information on the management system and the capacity of the competent authority of the exporting country on food safety control in the form prescribed in Appendix 1 to this Circular;

2. The list of plant protection products, growth regulators, preservatives used in manufacturing, trading of goods in the form prescribed in Appendix 2 of this Circular;

3. Food safety monitoring program updated annually of exporting country for goods in manufacturing, domestic trading and export in the form prescribed in Appendix 7 of this Circular.

Article 14. Verification of applications

the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall take charge and cooperate with Plant Protection Department to verify the applications prescribed in Article 13 of this Circular and notify the competent authority of exporting country the verification results as follows:

1. If the verification results meet all regulations on food safety in Vietnam, the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall report the Minister of Agriculture and Rural Development for reorganization and update into the List of countries registering for export of foods originating from plants to Vietnam on the website of the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department (www.nafiqad.gov.vn);

2. If the verification results do not meet all regulations on the food safety in Vietnam, the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall notify in writing to the competent authority of the exporting country to request for additional information to complete the application as prescribed.

Article 15. Inspection in exporting country

1. Where necessary, the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall take charge and cooperate with the Plant Protection Department to establish the inspection plan ; notify and cooperate with the competent authority of the exporting country to inspect food safety control systems and food safety assurance conditions of production facilities for export of goods in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

REGISTRATION, INSPECTION OF FOOD SAFETY FOR BATCHES OF IMPORTED GOODS

Article 16. Registration for inspection of batches of imported goods

Organizations and individuals shall register for inspection of food safety directly with inspection agencies at the checkpoint. The application shall include:

1. The original of the written registration of food safety inspection (in the form in Appendix 3);

2. For imported goods that contain genetically modified ingredients:

Named in the list of plants genetically modified granted Certificate under the provisions of Circular 02/2014 / TT-BNN dated January 24, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development defining procedures for issuance and revocation of Certificates of genetically modified plants eligible for use as food, animal feed;

3. For irradiated goods:

A copy of the Certificate of free sale (CFS) granted by the competent authority of the exporting country as stipulated in the Ministry of Agriculture and Rural Development’s Circular 63/2010 / TT-BNN dated November 1, 2010 providing guidance on regulations of the certificate of free sale for products, exported and imported goods under the management of the Ministry of Agriculture and Rural development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Application inspection: inspection agency shall inspect the applications (origin, history of compliance with food safety regulations of the organization, individuals, production facilities, and the provisions for genetically modified foods, irradiated foods and other provisions related)

2. Bonded inspection (does not apply to batches of goods temporarily imported for re-export): inspection agency shall inspect the status of packaging, labeling when the goods arrive the checkpoint; inspect the conformity with the declared contents and unusual signs with risk of food unsafety.

3. Sampling for test (does not apply to batches of goods temporarily imported for re-export):

a) Inspection agency shall sample for test of food safety standards at registered places under the method specified in Article 9, Article 10, Article 11 of this Circular;

b) Sampling must ensure the representation for the imported products and be taken in any of the inspected imported consignments.

4. Inspection record of application, bond shall be established and samples shall be taken in the form prescribed in Appendix 4 of this Circular.

Article 18. Issuance of Certificates of food safety inspection

1. Certificates of food safety inspection shall be issued to batches of imported goods within 01 (one) working days, as follows:

a) For cases specified at Point a, Clause 2, Article 9, clause 2 and Point a, Clause 3, Article 10 of this Circular: From the date of receipt of a satisfactory application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The batches that do not meet food safety requirements (in the form prescribed in Appendix 6 of this Circular) shall be notified within 01 (one) working days after inspection results of the batches which do not meet the requirements.

3. Time of sampling, submission of samples, testing and returning results shall be within 10 working days.

Article 19. Contents of inspection of imported goods circulated on the market

1. Condition of preservation, packaging, labeling (if any) of goods circulated in the market shall be inspected as assigned by the provisions of Clause 2, Article 7 of this Circular;

2. Information, origin of batches of imported goods shall be inspected;

3. Samples of goods shall be taken to send to the designated testing agency to analyze food safety standards when the goods are detected with signs of violations or suspected food safety or upon request of the competent State agencies.

4. Traceability, recovery and handling of the batches of violated goods shall be under the provisions of Circular No. 74/2011 / TT-BNN dated October 30, 2011 defining traceability, recovery and handling of agro forestry foods that do not meet safety regulations under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Chapter V

HANDLING MEASURES OF VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FOOD SAFETY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Goods batches violated seriously food safety regulations shall be forced to be re-exported or destroyed.

2. Goods batches detected to commit violations against regulations on food safety, but can be used for other purposes without risks to human health shall be changed their use purpose;

3. The competent authorities shall be notified of the exporting country's food safety and requested to coordinate in investigation of reasons, give appropriate remedial measures;

4. Related domestic competent authorities shall be notified and cooperated to request importers to recover, handle and monitor the handling process of the batches seriously committing violations of food safety regulations;

5. Serious violations of food safety regulations shall be announced on means of mass media to carry out traceability, recovery and guidance consumers on precautions.

Article 21. For exporting country

1. Importing goods from exporting country shall be temporarily suspended in the following cases:

a) Cases are prescribed Point a, Clause 4, Article 10 of this Circular;

b) Inspection results as prescribed in Article 15 indicate that food safety control system of the exporting country has not fully met the prescribed requirements;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Goods are only exports to Vietnam when the inspection results according to the provisions of Article 15 indicate that the competent authority of the exporting country has implemented food safety control measures which meet the requirements as prescribed.

3. The Minister of Agriculture and Rural development shall base on the proposal of the Director of Plant Protection Department and the Director of the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department to decide on temporary suspension of import or continuation of export of goods originating from plants as follows:

a) The decision on temporarily suspension of import takes effect after 60 (sixty) days from the date of signing which shall be the deadline for implementation of food safety inspection procedures of the batches of imported goods into Vietnam.

b) The decision on continuation of import of goods takes effect from the date of signing which shall be the deadline for implementation of food safety inspection procedures of the batches of imported goods into Vietnam.

c) Within three (03) working days, the Decision on temporary suspension or continuation of import or goods into Vietnam shall be notified to the competent authority in food safety of the exporting country and updated on the website of National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department (www.nafiqad.gov.vn).

Chapter VI

RESPONSIBILITIES AND RIGHTS

Article 22. Responsibilities of the inspection agency

1. Inspection agencies at the checkpoint and gathering place shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Notify accurately, objectively and honestly; comply strictly with the procedures for inspection, sampling goods for testing as prescribed;

c) Cooperate with the customs authorities to inspect imported goods, handle and monitor the handling process for violations of food safety regulations as prescribed by law.

d) Within 01 (one) working day from the date of detection of cases of imported goods batches committing violations against regulations food safety, notify the Plant Protection Department to summarize and report to the Ministry of Agriculture and Rural development ( through National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department) ;

e) Collect fees as prescribed.

2. Inspection agencies of goods circulated in the market as assigned or decentralized shall:

a) Inspect and monitor food safety for imported goods circulated in administrative division under the provisions of Article 19 of this Circular;

b) Notify promptly the Service of Agriculture and Rural development if imported goods circulated in the administrative division committing violations of food safety regulations;

c) Trace, recover and handle imported goods batches which do not ensure the food safety in accordance with the provisions of Circular No. 74/2011 / TT-BNN dated October 30, 2011 after receiving the notification of the batches seriously violated food safety regulations;

3. Food safety inspection agencies in the exporting country shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate with the competent authority of the exporting country to commence inspection contents;

c) Report the inspection result to the Ministry of Agriculture and Rural Development within 15 days after the end of the inspection in the exporting country;

d) Notify the inspection results to the competent authority of the exporting country as stipulated in Article 15 of this Circular.

Article 23. Rights of inspection agencies

1. Request organizations and individuals to provide related documents, records for inspection service;

2. Inspect and sample imported goods under methods and procedures prescribed in this Circular;

3. Decide handling measures and monitor the handling of batches which do not meet import requirements

Article 24. Responsibilities of importers

1. Register for food safety inspection in accordance with the provisions of Article 16 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provide adequately applications and samples related to the inspection service, traceability;

4. Comply with the handling decision and get the supervision of the inspection agencies;

5. Trace, recover and handle imported goods batches which do not ensure the food safety in accordance with the provisions of Circular No. 74/2011 / TT-BNN dated October 30, 2011 after receiving the notification of the batches seriously violated food safety regulations;

6. Pay fees of inspection and testing in accordance with current regulations of the Ministry of Finance and pay the actual cost of handling of the batches which do not meet food safety requirements;

7. Be responsible for storage of imported goods pending the conclusion of inspection as prescribed at Point b, Clause 3, Article 10 of this Circular or pending handling of competent agencies.

Article 25. Rights of importers

1. Request the inspection agencies to review inspection results.

2. Complain, denounce and settle complaints, denunciation in accordance with the legislation on complaints and denunciations.

Chapter VII

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department

1. Receive applications for export of goods to Vietnam from the competent authority of the exporting country; exchange information, notify inspection plans (if necessary) to the competent authority of the exporting country and request the Ministry for establishment decision of Inspectorate of Vietnam to inspect the exporting country;

2. Take charge and cooperate with the Plant Protection Department:

a) Propose the Minister of Agriculture and Rural Development to announce the list of countries assessed the mutual recognition by Vietnam; publicize the list of countries registering for export of foods originating from plants to Vietnam; decide the temporary suspension or continuation of import of goods originating from plants to Vietnam. Notify to competent authorities of the exporting country of goods batches food which do not ensure food safety and cooperate to investigate the cause and take appropriate remedial measures.

b) Inspect food safety control systems and assurance conditions of food safety of production facilities in the exporting country;

c) Trace, recover and handle imported goods batches that seriously commit violations of food safety regulations;

3. Report annually, or extraordinarily (upon request) to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the situation of food safety inspection for imported goods;

4. Establish annually plans, estimates and settlement of funds (covered in the state budget) for the food safety inspection for exporting country and imported goods as assigned for fee-free contents; summarize into the annual estimates, settlement of the Ministry of Agriculture and Rural Development under the provisions of the Law on Budget and the current guiding documents.

Article 27. Plant Protection Department

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Direct and monitor inspection agencies at the checkpoint and gathering places to:

a) Inspect imported goods under the inspection methods specified in this Circular;

b) Issue Certificates of food safety inspection, or notify cases in which imported goods batches do not meet food safety requirements as prescribed in Article 18 of this Circular;

c) Cooperate with functional agencies to handle batches which do not ensure food safety and monitor the handling process.

3. Guide unit assigned to inspect and monitor the food safety of imported goods circulated in the market by the Service of Agriculture and Rural development;

4. Report promptly in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development (through the Ministry of Agriculture and Rural development) in case:

a) Detect the imported goods batches committing violations of food safety to cooperate to trace, recover and handle the goods batches seriously violated the food safety and inform warnings to the competent authority of the exporting country.

b) Propose temporary suspension of import of goods to Vietnam for cases specified at Point a, Clause 4, Article 10 of this Circular.

5. Report annually, or extraordinarily (upon request) to the Ministry of Agriculture and Rural Development (through National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department) on the situation of food safety inspection for imported goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Establish annually plans, estimates and settlement of funds (covered in the state budget) for the food safety inspection for imported goods as assigned for fee-free contents; summarize into the annual estimates, settlement of the Ministry of Agriculture and Rural Development under the provisions of the Law on Budget and the current guiding documents.

Article 28. Service of Agriculture and Rural development in central-affiliated cities and provinces

1. Direct the subordinate units as assigned to inspect and monitor food safety for imported goods circulated in the administrative division;

2. Notify promptly to the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department, the Plant Protection Department of cases in which imported goods circulated in the administrative division commit violations of food safety regulations;

3. Cooperate with functional agencies to trace, recover and handle batches which do not ensure food safety and monitor the implementation process.

4. Submit reports annually or extraordinarily (upon request) on results of inspection and monitoring food safety for imported goods circulated in the administrative division to the Plant Protection Department to summarize and report to the Ministry;

5. Establish annually plans and budget estimates for inspection and monitoring food safety for imported goods as assigned and request the competent authorities for approval and funding.

Chapter VIII

IMPLEMENTAION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular takes effect from May 5, 2015.

2. This circular replaces Circular No. 13/2011 / TT-BNN dated March 16, 2011 providing guidance on food safety inspection of goods originating from plants imported, Circular 05/2013 / TT BNNPTNT dated January 21, 2013 amending and supplementing a number of articles of Circular No. 13/2011 / TT-BNN dated March 16, 2011 providing guidance on food safety inspection of goods originating from plants imported and the consolidated document No. 03 / VBHN-BNNPTNT dated December 19, 2013, Circular provides guidance on food safety inspection of goods originating from plants imported.

3. Countries which have been verified the applications and recognized export of foods originating from plants to Vietnam under the provisions of Circular No. 13/2011 / TT-BNN dated March 16, 2011 and Circular 05 / 2013 / TT-BNN dated January 21, 2013 amending and supplementing a number of articles of Circular No. 13/2011 / TT-BNN dated March 16, 2011 shall continue to be recognized when this Circular takes effect.

4. Any problems arising in the course of implement should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural development ( through National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department , Plant Protection Department ) for consideration, amendment and supplementation./. 

 

 

 

MINISTER




Cao Duc Phat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/03/2015 hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.726

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.40.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!