BỘ
Y TẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
10/1998/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1998
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH Y TẾ
BIÊN GIỚI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Để thi thành
Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11/6/1998 của Chính phủ), Bộ
Y tế hướng dẫn thực hiện một số Điều của Điều lệ như sau:
I. Thể thức, trình tự kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải
nhập cảnh, xuất cảnh (quy định tại Điều 4 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
A. Thể thức
kiểm dịch:
1. Chủ phương
tiện vận tải hoặc người đại diện thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới
(KDYTBG) các thông tin theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ kiểm dịch y tế
biên giới trước khi phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh.
2. Chủ phương
tiện vận tải hoặc người đại diện phải khai, nộp giấy khai kiểm dịch y tế phương
tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh và các giấy tờ khác cho cơ quan KDYTBG.
3. Chủ phương
tiện vận tải hoặc người đại diện phải trả lời và thực hiện các yêu cầu về kiểm
tra y tế của kiểm dịch viên y tế.
B. Trình tự
kiểm dịch:
1. Kiểm tra giấy
khai kiểm dịch y tế, các giấy tờ liên quan khác và hỏi bổ sung trong trường hợp
cần thiết.
2. Kiểm tra y
tế đối với người trên phương tiện vận tải:
a. Quan sát
thể trạng chung của hành khách, nhân viên vận tải để phát hiện người mắc bệnh hoặc
nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (được gọi chung
là các bệnh phải kiểm dịch).
b. Khám y tế
đối với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dễ phát hiện bệnh phải kiểm dịch.
3. Kiểm tra y
tế hàng hóa, thùng chứa, hành lý, nguồn nước ăn, nước sinh hoạt, nước dằn tàu
đang nhiễm hoặc nghi có nguồn nhiễm bệnh hay mang véc tơ truyền bệnh phải kiểm
dịch trên phương tiện vận tải. Riêng thực phẩm xách tay, thực phẩm sử dụng trên
phương tiện vận tải thì kiểm tra như sau:
a. Phương thức
đóng gói, hiện trạng bảo quản thực phẩm. b. Hạn dùng trên bao bì thực phẩm.
c. Màu sắc,
mùi vị thực phẩm.
d. Lấy mẫu
xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
4. Kiểm tra y
tế khu ở, khu sinh hoạt, khu ăn, bếp, buồng kho, khu vệ sinh, khoang hàng hóa:
a. Quan sát
hiện trạng vệ sinh môi trường.
b. Kiểm tra dụng
cụ chế biến, bảo quản thức ăn, thực phẩm.
c. Kiểm tra
nguồn cấp, thoát nước, dụng cụ chứa chất thải hàng ngày.
5. Kiểm tra
véc tơ trên phương tiện vận tải:
a. Hỏi, quan
sát hiện trạng véc tơ và những điều kiện phòng, chống véc tơ.
b. Kiểm tra,
quan sát trực tiếp, tìm dấu vết hoặc bẫy bắt để phát hiện véc tơ truyền bệnh.
6. Qua kiểm
tra y tế, nếu phát hiện phương tiện, người, hàng hóa, hành lý... bị nhiễm bệnh,
nguồn bệnh hay mang véc tơ truyền bệnh phải kiểm dịch thì Kiểm dịch viên y tế
phải xử lý theo qui định tại các Điều 19, 27, 28, 32, khoản 2 Điều 33, điểm a,
b Điều 35, khoản 2 Điều 36, Điều 38, khoản 2 Điều 41, điểm c, khoản 2, Điều 42,
của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới.
7. Sau khi
hoàn thành các thủ tục kiểm tra y tế, xử lý y tế, Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho người, phương tiện vận tải nhập cảnh,
xuất cảnh.
II. Thể thức và trình tự kiểm tra y tế đối với thi hài, tro,
hài cốt vận chuyển qua biên giới (quy định tại Điều 5 của Điều lệ kiểm dịch y tế
biên giới).
A. Thể thức
kiểm tra y tế:
1. Người chịu
trách nhiệm đối với thi hài, tro, hài cốt vận chuyển qua biên giới phải khai, nộp
cho Cơ quan KDYTBG:
a. Giấy khai
kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt theo mẫu quy định và nộp giấy chứng tử của
Cơ quan y tế có thẩm quyền và Công hàm của Sở hoặc Ban Ngoại vụ tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương về trưng cầu giám định nếu thi hài vận chuyển từ Việt Nam
qua biên giới, hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của nước nơi thi hài, tro,
hài cốt xuất phát nếu thi hài, tro, hài cốt vận chuyển từ nước ngoài qua biên
giới Việt Nam.
b. Trả lời,
thực hiện các yêu cầu về kiểm tra y tế của Kiểm dịch viên y tế.
2. Những điều
kiện được vận chuyển thi hài qua biên giới:
a. Nguyên
nhân chất không do bệnh truyền nhiễm.
b. Khâm liệm:
Quan tài 3 lớp, lớp trong bằng kẽm, có chất hút ẩm, lớp giữa bằng gỗ, lớp ngoài
bằng ván ép. Niêm phong lớp trong và lớp giữa bằng dấu của Cơ quan KDYTBG.
c. Phương tiện
vận chuyển thi hài:
- Nếu vận
chuyển bằng tàu hỏa, thì đặt trên toa riêng.
- Nếu vận
chuyển bằng tàu bay, thì đặt tại buồng riêng, kín.
- Nếu vận
chuyển bằng ô tô, thì đặt trên ô tô riêng.
- Nếu vận
chuyển bằng tàu thủy, thì đặt trên khoang hay buồng riêng, kín.
- Trường hợp ô
tô, tàu hỏa, tàu thủy đi đường dài, phải đặt quan tài trong buồng lạnh.
d. Có đủ hồ
sơ như qui định tại điểm I, mục A của chương này.
3. Qui định đối
với tro, hài cốt vận chuyển qua biên giới:
a. Có hồ sơ
như qui định tại điểm 1, Mục A của chương này và giấy chứng nhận hỏa táng hoặc
giấy chứng nhận khai quật.
b. Đối với
hài cốt: bảo quản trong 2 lớp nylon, túi vải và quách ở ngoài cùng.
c. Đối với
tro: bảo quản trong bình kín.
B. Trình tự
kiểm tra y tế đối với thi hài vận chuyển qua biên giới.
Sau khi nhận
hồ sơ qui định tại mục A của chương này Cơ quan KDYTBG tiến hành các công việc
sau:
1. Thẩm định
hồ sơ xác định nguyên nhân chết.
2. Kiểm tra
qui cách khâm liệm.
3. Niêm phong
hai lớp quan tài bằng dấu của Cơ quan KDYTBG, nếu thi hài chuyển từ Việt Nam qua
biên giới.
4. Cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế vận chuyển thi hài qua biên giới.
5. Trong trường
hợp thi hài không đạt đầy đủ các điều kiện qui định tại điểm 2, mục A của
chương này thì Cơ quan KDYTBG yêu cầu phải xử lý như sau:
a. Nếu người
chết không do bệnh truyền nhiễm, yêu cầu người chịu trách nhiệm đối với thi hài
thực hiện qui định tại điểm 2, mục A của chương này, sau đó cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch y tế vận chuyển thi hài qua biên giới.
b. Nếu người
chết do bệnh truyền nhiễm, yêu cầu người chịu trách nhiệm đưa thi hài đi chôn
hoặc hỏa táng. Việc vận chuyển thi hài từ cửa khẩu tới nơi chôn hoặc hỏa táng
phải theo những qui định tại điểm 2, mục A của chương này.
C. Trình tự
kiểm tra y tế đối với tro, hài cốt vận chuyển qua biên giới.
Sau khi nhận
hồ sơ bao gồm: Tờ khai theo mẫu quy định tại quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số
1859/1998/QĐ-BYT, ngày 6 tháng 8 năm 1998, giấy chứng tử, giấy chứng nhận hỏa
táng, Cơ quan KDYTBG tiến hành những công việc sau:
1. Kiểm tra
qui cách bảo quản.
2. Niêm phong
tro, hài cốt bằng dấu của Cơ quan KDYTBG.
3. Cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế vận chuyển tro, hài cốt qua biên giới nếu đạt đầy đủ
những điều kiện qui định tại điểm 3, mục A của chương này.
4. Trong trường
hợp tro, hài cốt không đạt đầy đủ những điều kiện qui định tại điểm 3, mục A của
chương này, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tiến hành xử lý như sau:
a. Yêu cầu
người chịu trách nhiệm đối với tro, hài cốt thực hiện những qui định nêu tại điểm
3, mục A của chương này, sau đó cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế vận chuyển
tro, hài cốt qua biên giới.
b. Trong trường
hợp người chịu trách nhiệm đối với tro, hài cốt từ chối không thực hiện những
qui định tại điểm a trên đây thì yêu cầu người chịu trách nhiệm đối với tro,
hài cốt đưa đi chôn tại nơi qui định sau khi tro, hài cốt đã được tẩy uế.
III. Thể thức, trình tự kiểm dịch y tế sản phẩm đặc biệt nhập
khẩu, xuất khẩu (quy định tại Điều 6 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
1. Sản xuất đặc
biệt bao gồm những sản phẩm vi khuẩn, vi rút y học, các sản phẩm sinh y học,
các mô, các tổ chức của cơ thể người, máu và các sản phẩm của máu người dùng để
phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, cấy, ghép cho người.
2. Nộp giấy
khai kiểm dịch y tế ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số
1859/1998/QĐ -BYT, ngày 6 tháng 8 năm 1998 và các hồ sơ của sản phẩm đặc biệt
cho cơ quan kiểm dịch y tế biến giới trước khi nhập khẩu, xuất khẩu 7 ngày để
thẩm định hồ sơ.
3. Khi sản phẩm
đặc biệt tới cửa khẩu biên giới, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tiến hành những
công việc sau:
a. Đối chiếu
về chủng loại, số lượng, qui cách bao gói của sản phẩm đặc biệt với bản khai kiểm
dịch y tế và hồ sơ.
b. Kiểm tra
hiện trang bao gói, bảo quản sản phẩm đặc biệt.
4. Cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế:
a. Trong trường
hợp sản phẩm đặc biệt phù hợp với giấy khai kiểm dịch y tế phù hợp với hồ sơ sản
phẩm, còn nguyên vẹn bao bì, được bảo quản đúng qui định thì Cơ quan KDYTBG cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch y tế biên giới.
b. Trong trường
hợp sản phẩm đặc biệt không phù hợp với những điều kiện qui định tại điểm a
trên đây thì Cơ quan KDYTBG từ chối cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho sản
phẩm đặc biệt nhập khẩu, xuất khẩu.
IV. Quy định khu vực kiểm dịch đường bộ, đường hàng không, đường
thủy (qui định tại Điều 7 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
1. Khu vực kiểm
dịch y tế đường bộ và đường hàng không là khu vực điểm dừng đầu tiên của phương
tiện vận tải, thuộc phạm vi cửa khẩu biên giới của Việt Nam.
2. Khu vực kiểm
dịch y tế đường thủy thực hiện theo qui định của Bộ Giao thông vận tải cho từng
cảng thủy.
V. Qui định đối với Kiểm dịch viên y tế khi thi hành nhiệm vụ
(qui định tại Điều 8 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
1. Kiểm dịch
viên y tế phải có mặt để thực hiện nhiệm vụ tại địa điểm qui định khi phương tiện
vận tải, người đến cửa khẩu biên giới để nhập cảnh, xuất cảnh.
2. Trong khi
thi hành nhiệm vụ, Kiểm dịch viên y tế phải mang thẻ kiểm dịch, trang phục, phù
hiệu kiểm dịch y tế qui định tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số
1859/1998/QĐ-BYT, ngày 6 tháng 8 năm 1998.
VI. Quy định giới hạn véc tơ cho phép trên phương tiện vận tải
(qui định tại Điều 26 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
Trên mọi
phương tiện vận tải phải đảm bảo:
1. Không có
véc tơ (gồm cả chuột) truyền bệnh dịch hạch, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt rét.
2. Trong trường
hợp xuất hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, Bộ Y tế sẽ công bố quy định
cụ thể giới hạn véc tơ cho phép đối với bệnh đó.
VII. Quy định các trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam, phải
khai báo sức khỏe (qui định tại Điều 32, Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
1. Nội dung
khai báo sức khỏe: Theo mẫu khai báo sức khoẻ ban hành kèm theo Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Y tế số 1859/1998/BYT-QĐ ngày 6 tháng 8 năm 1998.
2. Thủ tục
khai báo sức khỏe:
a. Người nhập
cảnh vào Việt Nam từ vùng có bệnh phải kiểm dịch phải điền vào mẫu khai sức khỏe
của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới được cấp phát trên đường tới cửa khẩu hoặc
tại cửa khẩu nơi nhập cảnh.
b. Xuất trình
giấy khai sức khỏe cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu nơi nhập cảnh.
c. Kiểm dịch
viên y tế thu nhận giấy khai sức khỏe, quan sát thể trạng người khai sức khỏe,
đối chiếu với giấy khai.
d. Nếu phát
hiện đối tượng mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch
y tế biên giới tiến hành kiểm tra y tế và xử lý y tế trong trường hợp cần thiết.
VIII. Quy định những đối tượng phải xuất trình phiếu tiêm (qui
định tại Điều 45 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
A. Những đối
tượng phải xuất trình phiếu tiêm chủng:
1. Người từ 1
tuổi trở lên nhập cảnh Việt Nam từ vùng có bệnh sốt vàng.
2. Người từ 1
tuổi trở lên xuất cảnh đến vùng có bệnh sốt vàng.
3. Người nhập
cảnh, xuất cảnh từ vùng có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà Bộ Y tế quy định phải
tiêm chủng phòng bệnh.
Trong trường
hợp người nhập cảnh, xuất cảnh không có phiếu tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng
đã hết giá trị thì Cơ quan KDYTBG sẽ tiến hành tiêm chủng cho những trường hợp
này ngay tại cửa khẩu mà người đó nhập cảnh hoặc xuất cảnh, hoặc cấp giấy hẹn đến
Cơ quan KDYTBG gần nhất để họ được tiêm chủng và được cấp phiếu tiêm chủng
trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận giấy hẹn.
B. Những đối
tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ và các đối tượng đặc biệt khác được thực
hiện theo qui định tại Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao số 09/1998/TTLT-
BYT-BNG.
IX. Qui định những đối tượng phải xuất, trình giấy chứng nhận sức
khỏe (qui định tại Điều 48 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới).
A. Đối tượng
phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe:
1. Nhân viên vận
tải, người phục vụ trên phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ, đường hàng
không thường xuyên qua lại cửa khẩu biên giới.
2. Các đối tượng
có nhân tố nước ngoài qui định tại Thông tư Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao số
09/1998/TTLT-BYT-BNG ngày 28 tháng 7 năm 1998.
B. Một số
qui định cụ thể:
1. Nhân viên
vận tải đường thủy qui định tại điểm 1, mục A của chương này phải xuất trình giấy
chứng nhận sức khỏe với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Nhân viên
vận tải đường bộ, đường hàng không định kỳ 6 tháng xuất trình giấy chứng nhận sức
khỏe với Cơ quan KDYTBG gần nhất.
3. Giấy chứng
nhận sức khỏe theo mẫu qui định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y
tế số 1859/QĐ-BYT ngày 6 tháng 8 năm 1998 do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và
có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.
4. Khi nhận
giấy chứng nhận sức khỏe, Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra và đối chiếu
trực tiếp giữa giấy chứng nhận sức khỏe với người mang giấy.
5. Trong trường
hợp người mang giấy chứng nhận sức khỏe mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch,
hoặc giấy chứng nhận sức khỏe không còn giá trị, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới
cấp giấy hẹn yêu cầu người đó kiểm tra sức khỏe và xuất trình giấy chứng nhận sức
khỏe trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận giấy hẹn.
X. Lệ phí kiểm dịch y tế (qui định tại Điều 54 của Điều lệ kiểm
dịch y tế biên giới):
Lệ phí kiểm dịch
y tế biên giới được thực hiện theo Thông tư Liên Bộ Tài chính - Y tế số 26
TT/LB ngày 28 tháng 3 năm 1994.
XI. Điều khoản thi hành
Thông tư này
có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các qui định trước đây trái với
qui định trong Thông tư này đều bãi bỏ.
Người vi phạm
các qui định của thông tư này, tùy mức độ vi phạm nhẹ, nặng sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
Trong qúa
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản
ảnh về Bộ Y tế (Cục Kiểm dịch y tế biên giới) để nghiên cứu, xem xét giải quyết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Đỗ Nguyên Phương
|