Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2024/TT-BVHTTDL Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 17/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới trong hoạt động thể thao

Ngày 17/5/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, trong đó quy định những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới trong hoạt động thể thao

Theo đó, phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm các hoạt động sau đây:

- Giáo dục, truyền thông;

- Kiểm tra doping;

- Quản lý kết quả;

- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping.

Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, cụ thể:

- Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

- Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

- Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

- Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

- Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.

- Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Xem chi tiết tại Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ ngày 09/7/2024.

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2024/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG DOPING TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thể dục thể thao,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm:

a) Giáo dục, truyền thông;

b) Kiểm tra doping;

c) Quản lý kết quả;

d) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping.

2. Công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và quy định phòng, chống doping của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể thao, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thể thao tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động thể thao tại nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam là đơn vị được Cục Thể dục thể thao giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể dục thể thao theo đúng các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và quy định của pháp luật Việt Nam.

WADA là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.

Miễn trừ do điều trị là việc cho phép vận động viên khi điều trị bệnh được sử dụng chất cấm hoặc phương pháp cấm nhưng phải phù hợp với các điều khoản tương ứng của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

Quản lý kết quả là thuật ngữ được mô tả trong Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng, chống doping là việc cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu xem xét lại quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khi bị xử lý vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới do cá nhân hoặc tổ chức vi phạm. Trình tự và thủ tục xem xét xử lý khiếu nại, kháng cáo tuân theo các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao

1. Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên, bảo đảm vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường thể thao không doping.

2. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động thể thao trong nước và nước ngoài trong phòng, chống doping.

4. Bảo đảm vận động viên được giáo dục, truyền thông đầy đủ về kiến thức phòng, chống doping.

5. Tôn trọng tính độc lập, không can thiệp vào quyết định và hoạt động chuyên môn của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Điều 5. Hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới

1. Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

2. Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.

10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Chương II

GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG

Điều 6. Mục tiêu giáo dục, truyền thông

1. Nâng cao nhận thức về phòng, chống doping, ngăn chặn việc vận động viên sử dụng các chất cấm và các phương pháp cấm trong hoạt động thể thao.

2. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của vận động viên.

3. Vì một nền thể thao lành mạnh, công bằng, không doping.

Điều 7. Nội dung giáo dục, truyền thông

1. Các nguyên tắc và giá trị liên quan đến thể thao trong sạch.

2. Quyền và trách nhiệm của vận động viên, người hỗ trợ vận động viên và các nhóm khác theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

3. Nguyên tắc về trách nhiệm nghiêm ngặt.

4. Hậu quả của việc sử dụng doping đến sức khỏe thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xã hội, kinh tế và các biện pháp xử phạt.

5. Hành vi vi phạm quy định phòng, chống doping.

6. Các chất cấm và phương pháp cấm trong danh sách cấm.

7. Rủi ro khi sử dụng thực phẩm bổ sung.

8. Sử dụng thuốc và Miễn trừ do điều trị.

9. Quy trình kiểm tra doping, bao gồm nước tiểu, máu và hộ chiếu sinh học vận động viên.

10. Yêu cầu của nhóm đăng ký kiểm tra doping, bao gồm cả khai báo nơi ở, nơi tập luyện và việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về phòng, chống doping.

11. Lên tiếng để chia sẻ những lo ngại về doping.

Chương III

KIỂM TRA DOPING

Điều 8. Thẩm quyền kiểm tra doping

1. Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có quyền kiểm tra doping đối với mọi vận động viên theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

2. Cơ quan quản lý vận động viên, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao đề nghị Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam kiểm tra doping vận động viên trong trường hợp cần thiết theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

3. Trong trường hợp các Liên đoàn thể thao quốc tế ủy quyền hoặc yêu cầu kiểm tra doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn thể thao liên quan thực hiện kiểm tra doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm tra và Điều tra của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.

Điều 9. Lấy mẫu kiểm tra doping

1. Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có trách nhiệm:

a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra doping.

b) Bảo đảm quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

2. Người lấy mẫu kiểm tra doping phải qua tập huấn và có chứng nhận theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Điều 10. Thông báo kết quả mẫu xét nghiệm kiểm tra doping

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:

a) Cục Thể dục thể thao;

b) Cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên.

2. Đối với các vận động viên có kết quả phân tích mẫu nghi ngờ vi phạm doping, việc thông báo kết quả thực hiện theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.

Điều 11. Miễn trừ do điều trị cho vận động viên

1. Vận động viên có hồ sơ bệnh án bắt buộc sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm để điều trị cần được chấp thuận đơn miễn trừ do điều trị theo quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

2. Vận động viên không vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới khi các chất cấm hoặc phương pháp cấm bị phát hiện trong mẫu thử hoặc sở hữu nếu họ có đơn miễn trừ do điều trị phù hợp cho phép sử dụng chất cấm hoặc phương pháp cấm như yêu cầu.

Điều 12. Hội đồng Miễn trừ do điều trị

1. Giám đốc Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thành lập Hội đồng Miễn trừ do điều trị phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để xem xét tính hợp lý trong điều trị đối với hồ sơ miễn trừ do điều trị của vận động viên.

2. Hội đồng Miễn trừ do điều trị có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế và các cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

3. Hội đồng Miễn trừ do điều trị làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

4. Hội đồng Miễn trừ do điều trị có trách nhiệm căn cứ vào các quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để thực hiện quy trình xem xét, đánh giá, chấp thuận miễn trừ do điều trị cho vận động viên.

5. Thời gian hoạt động của Hội đồng Miễn trừ do điều trị thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.

Chương IV

QUẢN LÝ KẾT QUẢ

Điều 13. Hội đồng Quản lý kết quả

1. Giám đốc Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng Quản lý kết quả.

2. Thành viên của Hội đồng Quản lý kết quả là các chuyên gia độc lập, gồm: các chuyên gia pháp lý, thể thao, y tế và các cá nhân theo quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

3. Hội đồng Quản lý kết quả có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ, làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

4. Thời gian hoạt động của Hội đồng Quản lý kết quả thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.

Điều 14. Trách nhiệm của Hội đồng Quản lý kết quả

1. Đánh giá, xác định hành vi vi phạm của vận động viên và các cá nhân có liên quan quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Kết luận xử lý đối với vận động viên và các cá nhân có liên quan.

Điều 15. Thông báo kết luận xử lý

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng Quản lý kết quả, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thông báo Kết luận của Hội đồng đến vận động viên, các hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 16. Xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng, chống doping

1. Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận miễn trừ do điều trị, kết luận xử lý vi phạm, vận động viên, cá nhân và tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, kháng cáo chuyên môn đối với kết luận miễn trừ do điều trị, kết luận xử lý vi phạm. Đối với các kháng nghị của WADA, quyền kháng nghị và thời hạn kháng nghị được quy định trong Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

2. Cục Thể dục thể thao quyết định thành lập Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng, chống doping để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng cáo theo đúng các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới. Hội đồng được thành lập theo nguyên tắc tôn trọng các yêu cầu nêu tại định nghĩa về tính độc lập về tổ chức và hoạt động của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả và phù hợp với quy định của Luật Thể dục, thể thao.

3. Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo làm việc theo nguyên tắc d ân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

4. Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ bao gồm Chủ tịch và các thành viên. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia độc lập gồm: chuyên gia pháp lý, thể thao, y tế và các cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

5. Vận động viên quốc tế, vận động viên thi đấu tại các giải thể thao quốc tế hoặc trong các trường hợp khác được Bộ luật Phòng, chống doping thế giới quy định có quyền khiếu nại, kháng cáo trực tiếp lên Tòa án trọng tài thể thao (CAS).

6. Thời gian hoạt động của Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng, chống doping thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG DOPING

Điều 17. Trách nhiệm của Cục Thể dục thể thao

1. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo thẩm quyền văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

4. Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

Điều 18. Trách nhiệm của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam

1. Tuân thủ vai trò và trách nhiệm được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế.

2. Chịu trách nhiệm chủ trì, thực hiện công tác phòng, chống doping tại Việt Nam.

3. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về lấy mẫu kiểm tra doping, phát triển chương trình giáo dục, truyền thông, phòng, chống doping.

4. Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác giáo dục, truyền thông phòng, chống doping.

5. Hướng dẫn các vận động viên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị và các biểu mẫu khác theo đúng Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu quốc tế có liên quan.

6. Quản lý và bảo vệ dữ liệu về phòng, chống doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân và quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Phối hợp với các cơ quan phòng, chống doping và các tổ chức quốc tế tăng cường công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

8. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận xử lý vi phạm về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

9. Thực hiện các công việc khác được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao

1. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam tổ chức thực hiện, giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, nhân viên y tế thuộc phạm vi quản lý.

2. Xử lý theo thẩm quyền đối với vận động viên, huấn luyện viên, cá nhân có liên quan vi phạm quy định về phòng, chống doping.

3. Hàng năm báo cáo Cục Thể dục thể thao về công tác phòng, chống doping tại địa phương.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam và các Hội thể thao quốc gia

1. Xây dựng quy tắc hành nghề và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao gắn với việc phòng, chống doping.

2. Phối hợp với Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam tổ chức tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về công tác phòng, chống doping cho cán bộ, nhân viên y tế, huấn luyện viên, vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu thể thao.

3. Có hình thức xử lý bổ sung theo quy định tại Điều lệ của tổ chức nếu xét thấy cần thiết đối với vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống doping ngoài quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

4. Tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp vào quyết định và hoạt động của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật phòng chống Doping thế giới.

5. Hàng năm, báo cáo kết quả công tác phòng, chống doping về Cục Thể dục thể thao.

6. Thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

7. Các Hội thể thao quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra, cung cấp thông tin liên quan tới hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên

1. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về vận động viên cho cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra doping theo quy định.

2. Phối hợp với Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam thực hiện các chương trình giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, nhân viên y tế tại cơ sở đào tạo.

Điều 22. Trách nhiệm của nhân viên y tế, huấn luyện viên

1. Tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các quy định pháp luật về phòng, chống doping của Việt Nam.

2. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các chất bị cấm và phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao và quy định về Miễn trừ do điều trị.

3. Tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn các hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

4. Hướng dẫn vận động viên hoàn thiện hồ sơ Miễn trừ do điều trị, hồ sơ nơi ở và tập luyện.

5. Phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra về các trường hợp vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

6. Thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Điều 23. Trách nhiệm của vận động viên

1. Tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các quy định pháp luật về phòng, chống doping của Việt Nam.

2. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các chất bị cấm và phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao và quy định về Miễn trừ do điều trị.

3. Chấp hành nghiêm kết luận xử lý vi phạm.

4. Phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra về vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2024.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

b) Thông tư số 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này, Bộ luật Phòng, chống doping Thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế được thay đổi hoặc bổ sung, thì sẽ áp dụng và thực hiện theo các quy định mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thể dục, thể thao.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức và cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Thể dục thể thao) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Sở VHTTDL, Sở VHTT;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL;
- Các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia;
- Ủy ban Olympic VN, Hiệp hội Paralympic VN;
- Lưu: VT, CTDTT (10), NĐC (400).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Hùng

THE MINISTRY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 01/2024/TT-BVHTTDL

Hanoi, May 17, 2024

 

CIRCULAR

PRESCRIBING ANTI-DOPING IN SPORTS

Pursuant to the Law on physical training and sports dated November 29, 2006 and the Law on amendments to the Law on physical training and sports dated June 14, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2023/ND-CP dated January 16, 2023 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam;

At the request of the Director of the Sports Authority of Vietnam,

The Minister of Culture, Sports and Tourism of Vietnam promulgates a Circular prescribing anti-doping in sports.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular provides regulations on anti-doping in sports, including:

a) Education and communication;

b) Doping testing;

c) Results management;

d) Responsibilities of relevant organizations and individuals for anti-doping.

2. Anti-doping activities in sports shall be carried out in accordance with the World Anti-Doping Code, international standards adopted by the World Anti-Doping Agency, and Vietnam’s anti-doping regulations.

Article 2. Regulated entities 

This Circular applies to organizations and individuals participating in sports activities, other organizations and individuals involved in sports activities in Vietnam; Vietnamese organizations and individuals participating in sports activities in foreign countries.

Article 3. Definitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vietnam’s Anti-Doping Organization  means the unit assigned by the Sports Authority of Vietnam to perform anti-doping tasks in sports in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code and Vietnam’s laws.

WADA is an English abbreviation of the World Anti-Doping Agency.

Therapeutic Use Exemption allows an athlete with a medical condition to use a prohibited substance or prohibited method, but only if the conditions set out in corresponding articles of the World Anti-Doping Code and the International Standard for Therapeutic Use Exemptions are met.

Results management is a term defined in the World Anti-Doping Code.

Professional complaint or appeal related to anti-doping activities means a request submitted by an organization or individual for re-consideration of their rights and interests under a decision to impose penalties for a violation of the World Anti-Doping Code committed by that organization or individual. Order and procedures for hearing complaints or appeals shall comply with provisions of the World Anti-Doping Code.

Article 4. Anti-doping rules

1. Anti-doping activities shall be carried out regularly to protect the athletes’ right to train and compete in a doping-free sport environment.

2. Ensure the compliance with WADA’s regulations, international standards and Vietnam’s domestic law regulations on anti-doping in sports.

3. Promote close and effective cooperation between domestic and foreign organizations and individuals that participate or involve in sports to prevent and fight against doping.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Respect the independence of and prevent interference in decision-making process and professional operations of Vietnam’s Anti-Doping Organization in conformity with provisions of the World Anti-Doping Code.

Article 5. Anti-Doping Rule Violations 

1. Presence of a prohibited substance or its metabolites or makers in an athlete’s sample.

2. Use or attempted use by an athlete of a prohibited substance or prohibited method.

3. Evading, refusing or failing to submit to sample collection without compelling justification after notification by a duly authorized person.

4. Violation of applicable requirements regarding athlete availability for out-of-competition testing.

5. Tampering or attempted tampering with any part of doping control.

6. Possession of a prohibited substance or prohibited method.

7. Trafficking of any prohibited substance or prohibited method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Conspiring or covering up one or some of violations in Clauses 1 through 8 of this Article.

10. Association by an athlete in a professional or sport-related capacity with a person such as a coach, doctor, physio or trainer who is serving a sanction for an anti-doping rule violation.

11. Acts to discriminate or retaliate against reporting on doping activities.

Chapter II

EDUCATION AND COMMUNICATION

Article 6. Purposes of education and communication

1. Raise anti-doping awareness and prevent athletes from using prohibited substances or prohibited methods in sports.

2. Protect rights and obligations of athletes.

3. Achieve clean and fair sports without doping.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Principles and values associated with clean sports.

2. Athletes’, athlete support personnel’s and other groups’ rights and responsibilities under the World Anti-Doping Code.

3. The principle of strict liability.

4. Consequences of doping, for example, physical and mental health, social and economic effects, and sanctions.

5. Anti-doping rule violations.

6. Substances and methods on the prohibited list.

7. Risks of supplement use.

8. Use of medications and therapeutic use exemptions.

9. Testing procedures, including urine, blood and the athlete biological passport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. Speaking up to share concerns about doping.

Chapter III

DOPING TESTING

Article 8. Authority to test

1. Vietnam’s Anti-Doping Organization shall have testing authority over all athletes in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code.

2. Where necessary, athlete management agencies and sports tournament organizing boards may request Vietnam’s Anti-Doping Organization to conduct testing of athletes in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code.

3. If an international sports federation gives authorization or makes a request for doping testing, Vietnam’s Anti-Doping Organization shall cooperate with relevant sports federations in conducting testing in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code, and the international standards for testing and investigations adopted by WADA.

Article 9. Sample collection

1. Vietnam’s Anti-Doping Organization shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) ensure the compliance of sample collection, storage and transport procedures with provisions of the World Anti-Doping Code and relevant international standards.

2. Persons in charge of sample collection must have completed professional training courses and possess certificates as prescribed in the World Anti-Doping Code and relevant international standards.

Article 10. Notification of doping test results

1. Within 05 working days from the issuance of a doping test report, Vietnam’s Anti-Doping Organization shall notify test results in writing to:

a) The Sports Authority of Vietnam;

b) The authority or organization that requests doping testing, the athlete and his/her management agency.

2. Where athletes are suspected of potential anti-doping rule violations through the analysis results of their samples, the notification of test results shall be made in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code and relevant international standards.

Article 11. Therapeutic use exemptions (TEUs)

1. An athlete who needs using a prohibited substance or a prohibited method according to his/her medical record must apply for and obtain a TEU in accordance with WADA’s regulations and International Standards for TEUs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. TEU Committee

1. Director of Vietnam’s Anti-Doping Organization must establish a TEU Committee in accordance with International Standards for TEUs to consider the reasonableness of the use of a prohibited substance or a prohibited method in treatment when processing applications for grant of TEUs.

2. The TEU Committee shall include at least 03 - 09 members. Total number of members of the TEU Committee must be an odd number. Members of the TEU Committee are medical professionals and individuals who meet relevant conditions set out in the World Anti-Doping Code and International Standards for TEUs.

3. The TEU Committee works following the democratic principle and majority rule, and in compliance with the World Anti-Doping Code and International Standards for TEUs.

4. The TEU Committee shall, pursuant to provisions of the World Anti-Doping Code and International Standards for TEUs, consider applications for TEUs and grant TEUs to qualified athletes.

5. Operating duration of the TEU Committee is specified in its establishment decision.

Chapter IV

RESULTS MANAGEMENT

Article 13. Results Management Committee

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Members of the Results Management Committee include independent experts, including legal, sports and medical experts, and other qualified individuals as prescribed in the World Anti-Doping Code and International Standards for Results Management.

3. The Results Management Committee shall include at least 03 - 09 members. Total number of members of the Results Management Committee must be an odd number. The Results Management Committee works following the democratic principle and majority rule, and in compliance with professional provisions of the World Anti-Doping Code and International Standards for Results Management.

4. Operating duration of the Results Management Committee is specified in its establishment decision.

Article 14. Responsibilities of Results Management Committee

1. Carry out assessment and determination of violations committed by athletes and relevant individuals as prescribed in Article 5 of this Circular.

2. Reach conclusions on athletes and relevant individuals.

Article 15. Notification of conclusions

Within 03 working days from the receipt of the conclusion given by the Results Management Committee, Vietnam’s Anti-Doping Organization shall notify such conclusion to the relevant athlete, national sports unions or associations, the athlete managing unit, and relevant organizations and individuals.

Article 16. Hearing of professional complaints and appeals related to anti-doping activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Sports Authority of Vietnam shall decide to establish a panel in charge of hearing professional complaints and appeals related to anti-doping activities (herein after referred to as "hearing panel") to consider hearing complaints and appeals in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code. The hearing panel is established following the rule of respecting the requirements laid down in the definition of organizational and operational independence of the World Anti-Doping Code, International Standards for Results Management and in conformity with provisions of the Law on Physical Training and Sports.

3. The hearing panel works following the democratic principle and majority rule, and in compliance with the World Anti-Doping Code and International Standards for Results Management.

4. The hearing panel shall include at least 03 – 09 members, including a Chairperson and other members. Total number of members of the hearing panel must be an odd number. Members of the hearing panel include independent experts, including legal, sports and medical experts, and other qualified individuals as prescribed in the World Anti-Doping Code and International Standards for Results Management.

5. In case involving international-level athletes, or in cases arising from participation in an international sports event or in other cases as prescribed in the World Anti-Doping Code, complaints or appeals may be submitted directly to the Court of Arbitration for Sport (CAS).

6. Operating duration of the hearing panel is specified in its establishment decision.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR ANTI-DOPING

Article 17. Responsibilities of Sports Authority of Vietnam

1. Request the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam to promulgate, or promulgate within its competence, instruments, strategies, policies and/or plans for anti-doping in sports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Organize anti-doping education and information dissemination activities.

4. Provide training courses for strengthening personnel for performing anti-doping tasks.

5. Promote international cooperation in scientific research, training, financing and sharing of information about anti-doping in sports.

Article 18. Responsibilities of Vietnam’s Anti-Doping Organization 

1. Comply with the roles and responsibilities defined in the World Anti-Doping Code and international standards.

2. Play the leading role in performing anti-doping tasks in Vietnam.

3. Develop a system of collaborators and volunteers for collecting samples and developing anti-doping education and communication programs.

4. Cooperate with press agencies affiliated to the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam in performing anti-doping education and communication activities.

5. Instruct athletes to provide accurate and up-to-date information about their whereabouts, applications for TEUs and other forms in accordance with provisions of the World Anti-Doping Code and relevant international standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Cooperate with international organizations and anti-doping agencies in intensifying anti-doping activities in sports.

8. Monitor and expedite the implementation of conclusions on anti-doping rule violations.

9. Perform other tasks as prescribed in the World Anti-Doping Code.

Article 19. Responsibilities of Provincial Departments of Culture, Sports and Tourism; Provincial Departments of Culture and Sports

1. Develop plans for and cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in organizing anti-doping education and communication activities; regularly inspect, monitor and expedite the implementation of anti-doping regulations by athletes, coaches, and medical personnel under their management.

2. Take actions, within their competence, against athletes, coaches and individuals who commit or involve in anti-doping rule violations.

3. Submit annual reports on performance of anti-doping tasks in their provinces to the Sports Authority of Vietnam.

Article 20. Responsibilities of Vietnam Olympic Committee, Vietnam Paralympic Association, and national sports associations1. Formulate code of practice and professional ethics for sports athletes, coaches and referees in association with anti-doping policies.

2. Cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in provision of anti-doping training for officials, medical personnel, coaches, and athletes participating in sports training and competitions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Respect the autonomy of and prevent interference in decision-making process and professional operations of Vietnam’s Anti-Doping Organization in conformity with provisions of the World Anti-Doping Code.

5. Submit annual reports on their performance of anti-doping tasks to the Sports Authority of Vietnam.

6. Perform roles and responsibilities defined in the World Anti-Doping Code.

7. National sports associations shall cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in conducting investigations and providing information concerning anti-doping rule violations.

Article 21. Responsibilities of athlete training institutions

1. Provide adequate and accurate information about athletes for specialized agencies in charge of doping testing as prescribed.

2. Cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in organizing anti-doping education and communication programs for athletes, coaches and medical personnel at their institutions.

Article 22. Responsibilities of medical personnel and coaches

1. Comply with the World Anti-Doping Code and Vietnam’s regulations on anti-doping.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Organize education and information dissemination activities for preventing violations against the World Anti-Doping Code.

4. Instruct athletes to complete their TEU requests and their whereabouts documents.

5. Cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in carrying out investigations into anti-doping rule violations.

6. Perform their roles and responsibilities defined in the World Anti-Doping Code.

Article 23. Responsibilities of athletes

1. Comply with the World Anti-Doping Code and Vietnam’s regulations on anti-doping.

2. Frequently attend training courses to improve their knowledge about prohibited substances and prohibited methods in sports training and competitions, and about regulations on TEUs.

3. Strictly comply with conclusions on violations.

4. Cooperate with Vietnam’s Anti-Doping Organization in carrying out investigations into anti-doping rule violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION

Article 24. Effect

1. This Circular comes into force from July 09, 2024.

2. As from the date of entry into force of this Circular, the legislative documents listed hereunder shall cease to have effect: 

a) Circular No. 17/2015/TT-BVHTTDL dated December 30, 2015 of Minister of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.

b) Circular No. 01/2023/TT-BVHTTDL providing amendments to Circular No. 17/2015/TT-BVHTTDL dated December 30, 2015 of Minister of Culture, Sports and Tourism of Vietnam.

3. If any documents referred to in this Circular, the World Anti-Doping Code, or international standards are amended or supplemented, the new ones shall apply in accordance with provisions of Clause 2 Article 3 of the Law on Physical Training and Sports.

Article 25. Implementation organization

1. Sports Authority of Vietnam is responsible for instructing, inspecting and supervising the implementation of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER




Nguyen Van Hung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL ngày 17/05/2024 quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.604

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.229.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!