Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 966/QĐ-UBTDTT-TTII Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Thể dục Thể thao Người ký: Nguyễn Danh Thái
Ngày ban hành: 21/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 966/QĐ-UBTDTT-TTII

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT CẦU LỒNG QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 6/01/1998 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao.
- Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn Cầu lông ở nước ta.
- Căn cứ đề nghị của ông Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Việt Nam và ông Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao II.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Luật Cầu lông Quốc tế gồm: Phần I - Luật thi đấu Cầu lông có 19 điều; Phần II - Phụ lục; Phần III – Hình thức và phương pháp thi đấu.

Điều 2: Luật Cầu lông ngày được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế ở nước ta.

Điều 3: Luật này thay thế cho các luật Cầu lông đã ban hành trước đây và có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4: Các ông Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao II, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đào tạo, Chánh Văn phòng, Giám đốc các Sở Thể dục thể thao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4
- Lưu TH, TKBT, TTCII

BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO




Nguyễn Danh Thái

 

Phần I

LUẬT THI ĐẤU CẦU LÔNG

ĐIỀU I: SÂN ĐẤU

1.1. Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” (Trừ trường hợp trong Điều 1.5) và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm.

1.2. Các đường biên đều phải dễ nhìn, tốt nhất là đường mầu trắng hoặc vàng.

1.3.1. Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách khi thử (điều 4.4) có thể kẻ thêm 4 dấu 40mm x 40mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách đường biên ngang cuối sân 530mm và 990mm.

1.3.2. Khi kẻ các dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thước đã nêu, nghĩa là dấu phải cách với cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530mm đến 570mm và từ 950mm đến 990mm.

1.4. Mọi vạch kẻ đều là phần của diện tích được xác định.

1.5. Nếu mặt bằng không cho phép kẻ được sân đánh đơn và đôi thì kẻ sân đánh đơn như trong sơ đồ “B”.

Đường biên ngang cuối sân cũng đồng thời là đường biên giao cầu xa, các cột trụ hoặc bằng vải hay các vật liệu khác thay cho cột (Điều 2.2) đều phải đặt trên đường biên dọc.

ĐIỀU II: CỘT CĂNG LƯỚI

2.1. Cột căng lưới phải cao 1m55 kể từ mặt sân, các cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A.

2.2. Trường hợp không thể làm được cột trên các đường biên dọc, có thể dùng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới.

Sân đánh đơn – đôi

2.3. Trên sân đánh đôi, các cột hay các vật thay thế phải được đặt trên các đường biên dọc của sân đánh đôi, dù thực tế là thi đấu đơn hoặc đôi.

ĐIỀU III: LƯỚI

3.1. Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15mm và không quá 20mm.

3.2. Lưới phải có chiều ngang 760mm.

3.3. Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.

3.4. Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột.

3.5. Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m524 ở vị trí giữa sân và 1m55 tại đường biên dọc sân đôi.

3.6. Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.

ĐIỀU IV: CẦU

Các nguyên tắc: Cầu có thể làm bằng vật liệu tự nhiên hay bằng vật liệu tổng hợp. Dù làm bằng vật liệu nào cầu cũng phải có các đặc tính bay như cầu làm bằng lông vũ tự nhiên với một đế li – e bọc một lớp da mỏng.

Liên quan đến các nguyên tắc trên đây là:

4.1. Mô tả đại cương:

4.1.1. Cầu phải có 16 lông vũ gắn liền vào đế.

4.1.2. Lông vũ có thể có chiều dài từ 64mm đến 70mm nhưng ở mỗi quả cầu tất cả các lông đều phải dài bằng nhau nếu đo từ đầu lông đến đỉnh của đế cầu.

4.1.3. Phần đầu của các lông vũ này phải làm thành 1 vòng tròn có đường kính từ 59mm đến 68mm.

4.1.4. Các lông vũ phải được gắn chặt với nhau bằng chỉ và các vật liệu thích hợp.

4.1.5. Đế cầu phải: - Có đường kính từ 25mm đến 28mm.

 - Đáy phải tròn.

4.2. Trọng lượng:

Cầu phải có trọng lượng từ 4,74 đến 5,50gram.

4.3. Cầu không có lông vũ:

4.3.1. (Phần áo cầu) hay phần vật liệu tổng hợp thay cho lông vũ.

4.3.2. Đế cầu đã nói ở Điều 4.1.5.

4.3.3. Kích thước và trọng lượng cầu được quy định trong Điều 4.1.2, 4.1.3 và 4.2. Tuy nhiên do trọng lượng riêng và tính chất của các vật liệu tổng hợp khác với lông vũ nên có thể sai lệch trong phạm vi 10%.

4.4. Thử cầu:

4.4.1. Để thử cầu, phải đứng từ biên ngang cuối sân, đánh cầu vồng và thật mạnh vào cầu, cầu phải bay đi theo hướng đi lên, và song song với các đường biên dọc.

4.4.2. Cầu đúng quy cách phải rơi không dưới 530mm và không quá 990mm tính từ biên ngang cuối sân phía bên kia.

4.5. Sửa đổi:

Không được có sửa đổi nữa về đại cương, tầm rơi và độ bay của cầu, chỉ có thể sửa đổi những quy định trên với sự đồng ý của các tổ chức Hội cầu lông có liên quan.

4.5.1. Ở những nơi có các điều kiện khí quyển, vì lý do độ cao hay thời tiết không phù hợp với quả cầu chuẩn.

4.5.2. Trong những hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi những điều kiện khác vì quyền lợi của trận đấu.

ĐIỀU V: VỢT

5.1. Mặt đánh của vợt phải bằng phẳng và cấu tạo bởi dây đan căng trên khung. Dây đan phải đồng đều và đặc biệt ở giữa vợt không được thưa hơn ở các chỗ khác.

5.2. Khung vợt, kể cả cán không được vượt quá 680mm chiều dài và 230mm chiều rộng.

5.3. Chiều dài của phần đầu vợt không được vượt quá 290mm.

5.4. Diện tích căng dây không được quá 280mm chiều dài và 220 chiều rộng.

5.5. Vợt:

5.5.1. Trên vợt không được có các vật gắn thêm và những chỗ lồi lên, ngoài những chi tiết chỉ dùng đặc biệt vào mục đích hạn chế và chống tác dụng mòn rách, hoặc rung hay bị phân bổ trọng lượng hay để làm vững cán bằng dây buộc vào tay cầu thủ vừa phải về kích thước và lắp đặt chỉ với các mục đích đã nêu trên.

5.5.2. Không được có bất kỳ một thiết bị nào giúp cho đấu thủ có thể thay đổi hình dạng của vợt.

ĐIỀU VI: TRANG BỊ CHO PHÉP

Liên đoàn Cầu lông quốc tế sẽ ra quy định về vấn đề vợt, cầu hoặc bất kỳ một trang thiết bị nào dùng đến trong thi đấu cầu lông là phù hợp với các quy định hay không phù hợp mà được phép hay không được phép sử dụng.

Việc ra luật như vậy có thể được thực hiện trên cơ sở sáng kiến của Liên đoàn hay trên cơ sở áp dụng của một bên nào đó có thiện chí, trong đó bao gồm bất kỳ cầu thủ nào, nhà chế tạo dụng cụ hay tổ chức Hội thành viên nào.

ĐIỀU VII: ĐẤU THỦ

7.1. Từ “đấu thủ” áp dụng cho mọi người tham gia trận đấu.

7.2. Trận đấu được thực hiện trong trường hợp đánh đôi với 2 đấu thủ một bên và trong trường hợp đánh đơn với một đấu thủ một bên.

7.3. Bên được quyền giao cầu được gọi là “Bên giao cầu”, còn bên kia được gọi là “Bên nhận giao cầu”.

ĐIỀU VIII: BỐC THĂM

Trước khi bắt đầu cuộc đấu, hai bên sẽ bốc thăm, bên được thăm được quyền chọn theo Điều 8.1.1 hoặc Điều 8.1.2.

8.1.1. Giao cầu hoặc nhận giao cầu.

8.1.2. Bên thua bốc thăm sẽ chọn những điều còn lại.

8.2. Bên cạnh bốc thăm sẽ chọn những điều còn lại.

ĐIỀU IX: TÍNH ĐIỂM

9.1. Hai bên thi đấu trong 3 hiệp, trừ khi có sự dàn xếp khác.

9.2. Chỉ có bên giao cầu mới được tính điểm.

9.3. Trong thi đấu đơn nam, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ bên dẫn trước 15 điểm sẽ thắng hiệp đó, trừ khi có xảy ra như Điều 9.6.

9.4. Trong thi đấu đơn nữ, bên dẫn trước 11 điểm sẽ thắng hiệp đó, trừ khi có xảy ra như Điều 9.6.

9.5. 1. Khi điểm số là 14 đều đối với đơn nam, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ (hoặc 10 đều đối với đơn nữ) thì bên dẫn điểm trước ở tỷ số 14 (hoặc 10 đều) sẽ được quyền lựa chọn đánh thêm hoặc không lựa chọn đánh thêm 3 điểm cho hiệp đấu (theo Điều 9.6).

9.5.2. Việc lựa chọn này chỉ được thực hiện một lần đối với bên nào dẫn điểm trước ở tỷ số 14 đều đối với đơn nam, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ (hoặc 10 đều đối với đơn nữ) và phải thực hiện trước khi quả giao cầu tiếp theo.

9.6. Khi hiệp đấu đã lựa chọn số điểm gọi là không đều (LOVE ALL), bên nào đạt trước số điểm được chọn sẽ thắng hiệp đó (Điều 9.6.1; Điều 9.6.2).

9.6.1. Đơn nam, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ tỷ số 14 đều đánh thêm 3 điểm.

9.6.2. Đơn nữ tỷ số 10 đều đánh thêm 3 điểm.

9.7. Bên thắng hiệp đấu sẽ giao cầu trước ở hiệp sau.

ĐIỀU X: ĐỔI BÊN

10.1. Các đấu thủ đổi sân:

10.1.1. Sau hiệp thứ nhất.

10.1.2. Trước khi bắt đầu đấu hiệp thứ ba.

 10.1.3. Ở hiệp thứ 3 khi điểm số đạt 8 điểm ở hiệp đấu 15 điểm (hoặc 6 điểm ở hiệp đấu 11 điểm) các đấu thủ của hai bên thực hiện đổi sân.

10.2. Khi đấu thủ quên không đổi sân như đã hướng dẫn ở Điều 10.1, họ phải đổi sân ngay khi lỗi lầm được phát hiện và điểm số hiện tại vẫn được giữ nguyên.

10.3. Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu:

- Hết hiệp 1 trước khi vào hiệp hai các vận động viên được nghỉ tối đa 90 giây.

- Hết hiệp 2 trước khi vào hiệp 3 các vận động viên được nghỉ 5 phút.

Huấn luyện viên được phép chỉ đạo trong hai thời gian nghỉ trên.

ĐIỀU XI: GIAO CẦU

11.1. Quả giao cầu đúng khi:

11.1.1. Không bên nào gây nên sự cản trở quá mức việc giao cầu.

11.1.2. Người giao và nhận cầu phải đứng chéo đối diện với phần sân giao cầu và không được chạm đường biên của những phần sân giao cầu và không được chạm đường biên của những phần sân nhận giao cầu; một phần của cả hai bàn chân của người giao và nhận cầu phải tiếp xúc (chạm) mặt sân ở tư thế không di chuyển cho đến khi cầu được phát đi (Điều 11.4).

11.1.3. Vợt của người giao cầu phải tiếp xúc vào phần núm của quả cầu và lúc này toàn bộ quả cầu phải nằm ở phía dưới thắt lưng của người giao cầu.

11.1.4. Tay nắm cảu người giao cầu vào lúc chạm cầu phải được xác định là toàn bộ mặt vợt (đầu vợt) phải được thấy rõ dưới toàn bộ tay cầm vợt của người giao cầu.

11.1.5. Vợt được tiếp tục chuyển động về phía trước khi giao cầu (Điều 11.2) cho đến khi cầu được phát đi.

11.1.6. Hướng bay của cầu phải được xuất phát từ vợt bay qua trên lưới, nếu không bị chặn lại và rơi xuống phần sân nhận cầu.

- Nếu khi giao cầu, cầu bay chạm vào mép trên lưới, nhưng rơi vào trong khu vực nhận cầu thì lần giao cầu đó là hợp lệ.

11.2. Khi đấu thủ đã ở tư thế chuẩn bị, đã có động tác vợt (vợt phía trước) coi như đã bắt đầu giao cầu.

11.3. Người giao cầu chưa được giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng, nhưng người nhận cầu coi như đã sẵn sàng nếu đã định đánh trả cầu.

11.4. Coi như đã giao cầu khi đã chạm vợt (người giao cầu) hoặc cầu chạm mặt sân.

11.5. Trong đánh đôi, các đấu thủ đồng đội có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân miễn không cản trở đối phương.

ĐIỀU XII: ĐÁNH ĐƠN

12.1. Đấu thủ sẽ giao cầu từ, hoặc nhận cầu tại ô bên phải sân khi đối phương có điểm số chẵn.

12.2. Đấu thủ sẽ giao cầu từ hoặc nhận cầu tại ô bên trái sân khi đối phương có điểm số lẻ.

12.3. Trong hiệp đấu, tổng số điểm đạt được của người giao cầu sẽ được dùng để áp dụng Điều 12.1 và 12.2.

12.4. Cầu lần lượt chạm vợt người giao và nhận cầu cho đến khi có “lỗi” xảy ra hoặc cầu không còn trong cuộc.

12.5. Khi người nhận cầu phạm lỗi hoặc khi cầu không còn trong cuộc mà cầu chạm sân trong vạch giới hạn của sân phía nhận cầu, người giao cầu được 1 điểm, người giao tiếp tục giao cầu từ phần sân kế tiếp.

12.6. Khi người giao cầu phạm lỗi, hoặc khi cầu không còn trong cuộc mà cầu chạm sân trong vạch giới hạn của sân phía giao cầu, người giao mất quyền giao cầu tiếp tục, người đang nhận cầu được quyền giao cầu và không tính điểm cho bên nào cả.

ĐIỀU XIII: ĐÁNH ĐÔI

13.1. Bắt đầu mỗi hiệp, bên được quyền giao cầu sẽ phát cầu từ ô bên phải của sân chéo sáng ô bên phải sân đối phương.

13.2. Chỉ người nhận cầu mới được đánh trả, nếu cầu chạm người hoặc bị đánh trả lại bởi đồng đội của người nhận cầu, bên giao cầu được 1 điểm.

13.3.1. Sau khi cầu được đánh trả (đúng luật) cầu được đánh trả tiếp bởi bất kể đấu thủ nào của bên nhận cầu và giao cầu cứ như thế, cho đến khi cầu không còn trong cuộc.

13.3.2. Sau khi cầu được đánh trả, các đấu thủ có thể đánh cầu bất cứ đâu trên phần sân của mình (được phân chia bởi lưới).

13.4.1. Nếu bên nhận cầu phạm lỗi, hoặc cầu không còn trong cuộc vì chạm sân trong vạch giới hạn phía nhận cầu được 1 điểm và người giao tiếp tục giao cầu.

13.4.2. Nếu bên giao cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc vì chạm sân trong vạch giới hạn phía giao cầu, người giao cầu mất quyền tiếp tục giao cầu, không bên nào được nhận điểm.

13.5.1. Đấu thủ giao cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, giao cầu từ ô bên phải sân nếu chưa có điểm hoặc có điểm số chẵn và ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ.

13.5.2. Đấu thủ nhận cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, nhận cầu từ hoặc sẽ giao cầu từ ô bên phải sân nếu không có điểm hoặc sau đó có điểm số chẵn và ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ.

13.5.3. Cứ như trên, phần đối lại áp dụng cho đấu thủ đồng đội.

13.5.4. Khi đổi giao cầu, tổng số điểm đạt được của 1 bên được dùng để áp dụng Điều 13.5.1 và 13.5.2.

Ghi chú: Khi đổi giao cầu. Đấu thủ nào của bên được quyền giao cầu ở ô bên phải (theo Điều 13.5.1 và 13.5.2) sẽ giao trước. Không kể đấu thủ đó là số 1 hoặc số 2.

13.6. Việc giao cầu được áp dụng luân phiên ở 2 bên sân trừ trường hợp quy định ở Điều 14 và 16.

13.7. Quyền giao cầu được lần lượt chuyển từ người giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp cho người nhận cầu đầu tiên của hiệp đó và sau đấu thủ này (đấu thủ vừa nhận cầu) là chuyển cho đấu thủ đồng đội, rồi sau đó cho một người phía bên kia, rồi đến đồng đội của đấu thủ bên kia, cứ thế mãi.

(Bên được quyền giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp chỉ được một tay; từ bên nhận cầu sẽ lần lượt được 2 tay).

13.8. Không đấu thủ nào được giao cầu không đúng lượt, nhận cầu không đúng lượt, hay nhận cầu liên tiếp 2 lần trong cùng 1 hiệp đấu trừ trường hợp nêu trong Điều 14 và 16.

13.9. Bất kỳ đấu thủ nào của bên thắng đều có thể được giao cầu đầu tiên ở hiệp kế tiếp và bất kỳ đấu thủ nào của bên thua cũng có thể nhận cầu ở hiệp kế tiếp.

ĐIỀU XIV: LỖI GIAO CẦU NHẦM Ô

14.1. Coi như giao cầu nhầm ô, nếu một đấu thủ:

14.1.1. Giao cầu không đúng luật.

14.1.2. Giao cầu nhầm ô.

14.1.3. Đứng nhầm ô giao cầu (đối phương đã sẵn sàng để nhận cầu và cầu đã được đánh trả lại).

14.2. Mọi lỗi giao cầu nhầm ô xảy ra khi:

14.2.1. Nếu lỗi được phát hiện trước quả giao cầu tiếp theo, đây là một trường hợp “giao cầu lại”, trừ khi chỉ có bên phạm lỗi và thua điểm, trong trường hợp này lỗi không phải sửa.

14.2.2. Nếu lỗi không được phát hiện trước quả giao cầu kế tiếp, lỗi đó không phải sửa nữa.

14.3. Nếu có “giao cầu lại” trường hợp giao cầu nhầm ô, cho đánh lại với lỗi đã sửa.

14.4. Nếu lỗi giao cầu nhầm ô không được phát hiện, cuộc đấu tiếp tục mà không đổi ô nữa.

ĐIỀU XV: PHẠM LỖI

Là một lỗi nếu:

15.1. Giao cầu phạm luật (Điều 11.1)

15.2. Người giao cầu không đánh trúng trái cầu.

15.3. Trong khi giao cầu quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia lưới. Trong trường hợp này mất quyền giao cầu.

15.4. Trong cuộc đấu, quả cầu:

15.4.1. Rơi ra ngoài vạch giới hạn của sân.

15.4.2. Chui qua hoặc đi dưới lưới.

15.4.3. Không qua lưới.

15.4.4. Chạm mái nhà, trần nhà, tường (vật xung quanh).

15.4.5. Chạm người hay quần áo đấu thủ.

15.4.6. Chạm bất kể đồ vật hoặc người ngoài sân (khi cần thiết để giải thích) với kết cấu của công trình kiến trúc nơi thi đấu, những người có trách nhiệm (về cầu lông) ở địa phương (có thể có lý lẽ để bác bỏ những quy định của tổ chức quốc tế, định ra những luật lệ của địa phương về việc cầu chạm phải một vật cản trở).

15.5. Nếu trong cuộc đấu, điểm đầu tiên chạm cầu (không phải ở phía lưới bên sân tấn công (cướp cầu), bên tấn công có thể đưa vợt theo cầu qua lưới khi đánh cầu gần lưới).

15.6. Nếu khi cầu đang trong cuộc, đấu thủ:

15.6.1. Chạm lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo.

15.6.2. Vượt qua sân đối phương bằng vợt hoặc thân mình ở mức độ nào đó, trừ trường hợp cho phép ở Điều 15.5.

15.6.3. Ngăn cản đối phương khi thực hiện hợp lý một cú đánh khi cầu bay trên lưới (chắn cầu).

15.7. Nếu trong cuộc đấu, một đấu thủ cố tình làm cản trở đối phương bằng hành động nào đó như hò hét hoặc bằng cử chỉ.

15.8. Nếu trong cuộc đấu, cầu:

15.8.1. Bị giữ lại trên vợt và rê trên mặt vợt khi thực hiện cú đánh (dính cầu).

15.8.2. Chạm một đấu thủ và tiếp đó đấu thủ đồng đội Hay:

15.8.3. Chạm vợt của một đấu thủ và tiếp tục bay về phía cuối sân của đấu thủ vừa chạm cầu.

15.9. Một đấu thủ phạm lỗi rõ ràng (lặp đi lặp lại một cách cố tình các lỗi ở điều 18).

Lưu ý: Trước đây những quả cầu đánh từ sân bên này sang sân bên kia, nếu khi bay cầu đi vòng ra ngoài sân (không kể cao hay thấp hơn cột lưới) trước khi vào sân bên kia là phạm lỗi. Hiện nay theo quy định mới của IBF những quả cầu này được tính là cầu tốt (không phạm lỗi).

ĐIỀU XVI: GIAO CẦU LẠI

“Giao cầu lại” được phát ra bởi trọng tài, hoặc một đấu thủ (nếu không có trọng tài) để ngừng trận đấu.

16.1. “Giao cầu lại” được ban hành khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

16.2. Trong khi đánh cầu, quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia của lưới. Trong trường hợp này giao cầu lại.

16.3. Trong khi giao cầu, cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều phạm lỗi cùng một lúc phải cho “giao cầu lại”.

16.4. Nếu người giao cầu giao trước khi đối phương sẵn sàng, phải cho “giao cầu lại”.

16.5. Nếu trong cuộc đấu, thân cầu rời khỏi núm cầu cho “giao cầu lại”.

16.6. Nếu trọng tài biên không xác định được điểm rơi quả cầu và trọng tài chính không đủ điều kiện, khả năng thì cho “giao cầu lại”.

16.7. Khi có giao cầu lại, cuộc đấu kể từ quả giao cầu cuối không được tính, đấu thủ vừa giao cầu, giao cầu tiếp trừ trường hợp Điều 14 được vận dụng.

ĐIỀU XVII: CẦU KHÔNG TRONG CUỘC

Cầu không còn trong cuộc khi:

17.1. Chạm lưới và lại vướng hoặc treo (dính) trên đỉnh lưới.

17.2. Khi quả cầu đánh đi chạm vào lưới hoặc cọc lưới và bắt đầu rơi thẳng xuống phía sân người đánh cầu.

17.3. Chạm sân hoặc phạm lỗi.

17.4. Mỗi (lỗi) hoặc “giao cầu lại”.

ĐIỀU XVIII: TIẾN TRÌNH CUỘC ĐẤU, HÀNH ĐỘNG THÔ BẠO VÀ TRUẤT QUYỀN THI ĐẤU

18.1.Cuộc đấu được tính từ lần giao cầu đầu tiên cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp cho phép ở Điều 18.2 và 18.3.

18.2. Một giai đoạn không quá 5 phút là được phép giữa hiệp thứ 2 và hiệp thứ 3 của mọi cuộc đấu trong toàn cảnh dưới đây:

18.2.1. Trong những trận thi đấu quốc tế.

18.2.2. Trong những trận đấu được IBF chuẩn y.

18.2.3. Trong mọi cuộc thi đấu khác (trừ khi Ban tổ chức đã công bố trước đó và quyết định không cho phép khoảng cách đó).

18.3. Khi có hoàn cảnh cần thiết ngoài ý muốn của đấu thủ, trọng tài có thể cho ngừng trận đấu một khoảng thời gian cần thiết. Nếu trận đấu bị ngừng lại thì số điểm tới đó được giữ nguyên và trận đấu sẽ lại tiếp tục từ điểm số đó.

18.4. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đấu thủ cũng không được ngừng trận đấu để lấy lại sức hoặc để nghe lời chỉ dẫn.

18.5.1. Trừ những khoảng cách định ra, trong điều 18.2 và 18.3, không một đấu thủ nào được phép nhận lời chỉ dẫn trong trận đấu.

18.5.2. Trừ khi trận đấu kết thúc, không đấu thủ nào được ra khỏi sân mà không được trọng tài đồng ý.

18.6. Trọng tài chính là người phán quyết duy nhất về bất kỳ một sự ngừng đấu nào.

18.7. Đấu thủ không được:

18.7.1. Cố tình làm trận đấu ngừng lại.

18.7.2. Cố tình làm ảnh hưởng đến tốc độ của cầu.

18.7.3. Có thái độ thô bạo.

18.7.4. Phạm lỗi xấu; không được luật cầu lông cho phép.

18.8. Trọng tài sẽ không theo các Điều 18.4, 18.5, 18.7 khi:

18.8.1. Cảnh cáo bên chơi có hành động thô bạo.

18.8.2. Khiển trách bên chơi có hành động thô bạo nếu trước đó đã cảnh cáo.

18.8.3. Trong trường hợp có sự xúc phạm trắng trợn, hoặc ngoan cố, khiển trách bên xúc phạm, báo cáo với tổng trọng tài là người có quyền truất quyền thi đấu.

18.9. Trường hợp không có tổng trọng tài thì quan chức có trách nhiệm sẽ có quyền truất quyền thi đấu.

ĐIỀU XIX: CÁC QUAN CHỨC VÀ VIỆC KHIẾU NẠI

19.1. Tổng trọng tài chịu trách nhiệm toàn bộ cuộc thi đấu và các sự cố trong thi đấu.

19.2. Trọng tài chính (được phân công) chịu trách nhiệm về trận đấu, sân cầu và khu vực quanh sân cầu. Trọng tài chính phải xin ý kiến tổng trọng tài (khi tự mình không quyết định được). Nếu tổng trọng tài vắng mặt, trọng tài chính phải trao đổi những vấn đề đó với quan chức khác có trách nhiệm.

19.3. Trọng tài giao cầu quyết định lỗi khi người giao cầu phạm lỗi (Điều 11).

19.4. Trọng tài biên quyết định quả cầu “trong” hoặc “ngoài”.

Trọng tài chính phải:

19.5. Tôn trọng luật và phải tuyên bố “lỗi” hay “giao cầu lại” khi điều đó xảy ra mặc dù đấu thủ không khiếu nại.

19.6. Đưa ra quyết định về mọi khiếu nại liên quan đến một tranh chấp, điều đó được thực hiện trước lần giao cầu tiếp theo.

19.7. Đảm bảo cho các đấu thủ và khán giả được biết thông báo về tiến trình của trận đấu.

19.8. Thảo luận với tổng trọng tài về việc chỉ định hoặc bãi miễn trọng tài biên hoặc trọng tài giao cầu (khi cần thiết).

19.9. Trọng tài chính có quyền bác bỏ quyết định của trọng tài biên và trọng tài giao cầu về những điểm cụ thể.

19.10.1. Trường hợp một vị trí trọng tài nào trên sân bị thiếu (không được chỉ định) thì sắp xếp, phân công trọng tài sao cho nhiệm vụ ấy được thực hiện.

19.10.2. Trương hợp trọng tài ở các vị trí trên sân đã được phân công mà vắng mặt, trọng tài chính làm thay nhiệm vụ đó hoặc “giao cầu lại” (để phân công lại).

19.11. Đưa ra quyết định về mọi trường hợp ngừng đấu.

19.12. Ghi biên bản thi đấu và phản ánh với tổng trọng tài mọi sự liên quan đến Điều 18.

19.13. Những khiếu nại này phải được giải quyết trước lần giao cầu tiếp theo hay khi kết thúc trận đấu trước khi bên khiếu nại rời sân.

Ghi chú: Trong khi đấu thủ của đội mình thi đấu, Huấn luyện viên hoặc lãnh đội không được phép ngồi ở trên mặt sân thi đấu.

Phần II

PHỤ LỤC

1. GIỚI THIỆU

1.1. “Lời khuyên đối với người điều khiển trận đấu” được IBF xuất bản với mong muốn để đạt tới chuẩn mực về điều khiển trận đấu ở tất cả các nước và phù hợp với các nguyên tắc của nó.

1.2. Mục đích để giúp các trọng tài điều khiển trận đấu công bằng, kiên quyết để đảm bảo điều đó, luật phải được thực hiện.

- Những lời khuyên này cũng giúp trọng tài phát cầu và trọng tài biên thực hiện bổn phận của họ một cách tốt nhất.

Tất cả các trọng tài phải nhớ rằng trận đấu vì các đấu thủ.

2. TRỌNG TÀI VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌ

2.1. Trọng tài chính làm việc dưới quyền của Tổng trọng tài (trách nhiệm của trọng tài chính khi vắng mặt tổng trọng tài).

2.2. Trọng tài giao cầu được chỉ định do Tổng trọng tài, có thể do trọng tài chính chỉ định thông qua tổng trọng tài.

2.3. Trọng tài biên cũng do Tổng trọng tài chỉ định, có thể do trọng tài chính chỉ định thông qua tổng trọng tài.

2.4. Kết quả cuối cùng là tỉ số thực tế mà các trọng tài phải chịu trách nhiệm.

3. TRỌNG TÀI CHÍNH CẦN LƯU Ý

3.1. Trước trận đấu:

3.1.1. Nhận hộp số từ tổng trọng tài

3.1.2. Đảm bảo: mọi phương thức ghi điểm được công nhận.

3.1.3. Kiểm tra vị trí cọc (so với đường kẻ) và dây buộc đúng vị trí.

3.1.4. Kiểm tra lưới, cọc về chiều cao, đảm bảo có sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đầu lưới.

3.1.5. Chắc chắn rằng không có bất kỳ luật địa phương nào ảnh hưởng tới trận đấu.

3.1.6. Đảm bảo trọng tài giao cầu và biên biết rõ trách nhiệm của họ và vị trí trên sân (phần 5 và 6).

3.1.7. Đảm bảo cầu đạt tiêu chuẩn (điều 4) luôn có sẵn cho trận đấu để tránh làm ảnh hưởng đến trận đấu.

3.1.8. Thông báo với tổng trọng tài hoặc quan chức có trách nhiệm về sự vi phạm quy tắc trận đấu về quảng cáo hoặc màu sắc quần áo.

3.2. Bắt đầu trận đấu, trọng tài chính:

3.2.1. Đảm bảo việc bốc thăm công bằng, cả 2 bên đều chọn đúng (quy định) Điều 8.

3.2.2. Ghi nhớ, trong đấu đôi, tên của người bên phải sân khi bắt đầu trận đấu (phải ghi nhớ ở đầu mỗi hiệp), để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào vị trí đúng của các đấu thủ.

3.2.3. Trong cuộc đấu:

Thông báo trận đấu như sau: “Thưa quý ông và quý bà, đây là trận bán kết (hoặc chung kết) của trận đấu đơn nam,….”

Giữa… và …“bên phải tôi là X và bên trái tôi là Y (có chỉ sang phải và trái) X giao cầu”

(Trong đấu đồng đội)

“Đây là trận đấu đơn đầu tiên (hoặc v.v… của (ví dụ) Thomas Cúp giữa “A” và “B” (tên nước). Bên phải là “A” người đại diện là X và bên trái “B” người đại diện là Y (chỉ sang phải, sang trái nói). A giao cầu, 0 - đều, bắt đầu (sau đó chỉ nhắc tên đội, ví dụ “A” và “B” hơn là tên người chơi X và Y”.

Trong đấu đôi, để nhận diện bên giao cầu và nhận cầu “bên phải là A tên W và X, bên trái là B tên Y và Z, A giao cầu, X giao cầu cho Y, 0 – 0, bắt đầu”.

3.3. Trong suốt trận đấu, trọng tài chính sẽ ghi và thông báo điểm.

3.3.1. Luôn thông báo điểm bên giao trước.

3.3.2. Trong đấu đơn, khi người giao đánh hỏng sẽ thông báo:

“Đổi giao cầu”.

Điểm thông báo theo người giao mới.

3.3.3. Đấu đôi, đầu trận đấu sẽ thông báo, điểm của người giao cầu đầu, nếu người giao cầu đầu mất quyền giao cầu (bị hỏng) sẽ thông báo:

“Đổi giao cầu”

và thông báo điểm theo người giao cầu mới và khi người số 1 mất quyền giao cầu, thông báo điểm và tiếp theo là:

“Đổi tay 2”

tiếp tục là người thứ 2. Khi 1 bên mất quyền giao cầu sẽ thông báo:

“Đổi giao cầu”

thông báo điểm theo người giao mới.

3.3.4. Khi 1 bên đạt 14, hoặc đơn nữ là 10, sẽ thông báo lần đầu tiên và duy nhất trong mỗi hiệp là “điểm chốt” hoặc “điểm cuối cùng”. Khi thích hợp, trong trường hợp chọn thêm điểm thắng thua và sau khi chọn điểm sẽ thông báo 1 lần nữa.

3.3.5. Lúc thích hợp, hỏi bên thích hợp.

“Bên A có chọn điểm không?”.

và nếu câu trả lời đồng ý, sẽ thông báo:

“Đánh thêm…điểm, 0 – 0 (và tay 2 giao cầu), nếu thích hợp hoặc, nếu câu trả lời là không đồng ý, sẽ thông báo:

“Không đánh thêm điểm”.

3.3.6. Cuối mỗi hiệp, luôn thông báo tỷ số cuối cùng của hiệp. Khi thích hợp là lúc bắt đầu nghỉ (Điều 18.2). Sau khi kết thúc mỗi hiệp, thông báo:

“Hiệp đấu thắng…tên, hoặc đội (tỷ số) hoặc nếu là hiệp kết thúc trận đấu:

“Trận đấu thắng bởi (tên hoặc tên đội)…(tỷ số).

3.3.7. Để bắt đầu hiệp thứ 2, sẽ thông báo:

“Hiệp 2, 0 – 0 bắt đầu”.

3.3.8. Nếu là hiệp thứ 3.

“Hiệp cuối cùng” ngay sau khi thông báo Điều 3.3.6.

Nếu 5 phút nghỉ được đòi hỏi, thông báo:

“5 phút nghỉ”.

Sau 3 phút, thông báo: (Nếu thích hợp, còn 2 phút, nhắc lại thông báo).

Sau 4 phút, thông báo: (nếu thích hợp, còn 1 phút nhắc lại thông báo).

Bắt đầu hiệp 3, thông báo:

“Hiệp cuối cùng, 0 – 0 bắt đầu”.

3.3.9. Trong hiệp thứ 3, thông báo tỷ số khi đổi sân, khi 1 bên dẫn tới 6 hoặc 8 (Điều 10.1.3).

Khi đổi sân, tỷ số được nhắc lại và “bắt đầu”.

3.3.10. Cuối trận đấu, ngay lập tức đưa kết quả trận đấu lên tổng trọng tài.

3.4. Nếu trọng tài giao cầu được chỉ định, trọng tài chính đặc biệt chú ý tới người nhận.

3.5. Trọng tài chính luôn nhìn về trọng tài biên khi cầu rơi xuống gần vạch, khi cầu ra ngoài sân. Trọng tài biên hoàn toàn chịu trách nhiệm quyết định.

3.6. Trong suốt trận đấu trọng tài chính sẽ:

3.6.1. Nếu có thể, thông báo cầu tốt hoặc xấu trước mỗi khi quyết định điểm.

3.6.2. Khi cầu rơi ngoài sân, nếu trọng tài biên vắng mặt hoặc không nhìn thấy, trọng tài chính sẽ thông báo “ngoài” trước khi thông báo tỷ số.

3.7. Trong suốt quá trình trận đấu, trọng tài chính sẽ sử dụng ngôn ngữ chuẩn trong phụ lục 4 của luật cầu lông.

3.8. Trong quá trình thi đấu, những lỗi có thể phạm và cách giải quyết như sau:

3.8.1. Một đấu thủ đang thi đấu trượt chân qua lưới hoặc ném vợt vào phía đối phương sẽ phạm lỗi (Điều 15.6.2)

3.8.2. Một đấu thủ đang thi đấu hét to với người cặp đôi về việc đánh cầu, làm đối phương lúng túng. Trọng tài thông báo “hỏng” v.v…coi như 1 sự rối loạn.

3.8.3. Việc hướng dẫn trong quá trình trận đấu từ ngoài sân bị cấm. Nếu trọng tài chính không điều khiển được, trọng tài ra thông báo: “đã can thiệp”.

3.8.4. Đấu thủ đang thi đấu có thể ra sân lau tay v.v… điều này có thể được chấp nhận, nhưng nếu 1 bên sẵn sàng chơi, bên phòng thủ có thể nhắc nhở rằng rời sân cần được sự đồng ý của trọng tài (Điều 18.5.2) và nếu cần thiết, Điều 18.8 có thể được áp dụng.

3.8.5. Thay đổi cầu trong trận đấu có thể là không công bằng. Nếu cả 2 bên đồng ý đổi sẽ không có ý kiến của trọng tài.

Nếu chỉ 1 bên muốn đổi cầu, trọng tài sẽ quyết định và có cầu đúng tiêu chuẩn nếu cần thiết.

3.8.6. Điều 18.8. Chạm 2 lần sẽ bị bắt lỗi. Trong đánh đôi chỉ 1 người chạm cầu thì không phải là lỗi.

3.9. Đấu thủ đang thi đấu không rời sân nếu trọng tài không cho phép.

3.10.Đấu thủ bị thương, hoặc ốm trong khi đấu cần phải được xử lý một cách cẩn thận và linh hoạt. Trọng tài chính phải quyết định vấn đề càng nhanh càng tốt. Bình thường không được làm khó dễ (Điều 11.1.1 và 18.4 được áp dụng thích hợp).

3.11.Nếu trận đấu bị điều chỉnh, nói:

“Trận đấu tạm dừng” và ghi lại tỷ số, người giao cầu, người nhận…

Khi tiếp tục:

“Đã sẵn sàng chưa?”.

Thông báo tỷ số (và, nếu thích hợp, “tay 1” và “bắt đầu”).

3.12. Quả cầu có tốc độ gây trở ngại sẽ bị vứt bỏ.

3.13. Đạo đức thi đấu.

3.13.1. Ghi vào biên bản và thông báo tới Tổng trọng tài mọi hành vi vi phạm về lỗi đạo đức của đấu thủ và hình thức xử lý.

3.13.2. Trong trường hợp đấu thủ vi phạm vào lỗi đạo đức ở giữa hai hiệp, trọng tài chính có thể đưa ra quyết định kỷ luật vào đầu của hiệp tiếp theo.

3.13.3. Khi đấu thủ vi phạm vào các điều 18.4; 18.5 và 18.7 sẽ bị nhắc nhở (Điều 18.8.1). Trọng tài chính yêu cầu người vi phạm vào lỗi này đến gặp bằng khẩu lệnh “Lại đây” và tuyên bố cảnh cáo:

“……….(tên của người vi phạm) bị cảnh cáo về lỗi đạo đức”.

Đồng thời tay phải của trọng tài chính cầm thẻ vàng giơ thẳng lên cao (phía trên đầu).

+ Sau khi người vi phạm đã bị trọng tài chính cảnh cáo về lỗi đạo đức theo Điều 18.8.1, nhưng lại tái phạm sẽ bị phạt lỗi (có thể mất quyền phát cầu hoặc đối phương được 1 điểm). Trọng tài chính yêu cầu người vi phạm đến gặp bằng khẩu lệnh “Lại đây” và tuyên bố:

“………(tên của người vi phạm) phạm lỗi về đạo đức”.

Đồng thời tay phải của trọng tài chính cầm thẻ Đỏ giơ thẳng lên cao (phía trên đầu).

+ Sau khi đấu thủ vi phạm đã bị trọng tài chính phạt lỗi về đạo đức (Điều 18.8.2), nhưng vẫn tiếp tục cố tình vi phạm theo Điều 18.8.3. Ngay lập tức tay phải của trọng tài chính giơ thẳng lên cao (phía trên đầu) đề nghị báo cáo cho Tổng trọng tài về việc xin truất quyền thi đấu của người vi phạm. Khi tổng trọng tài chấp thuận, tay phải của trọng tài chính sẽ cầm thẻ Đen giơ thẳng lên cao (phía trên đầu) và tuyên bố:

“……….(tên của người vi phạm) bị truất quyền thi đấu về lỗi đạo đức”.

3.14. Trong khi điều hành trận đấu, khi cần phải xin ý kiến của tổng trọng tài, trọng tài chính sẽ giơ thẳng tay phải lên cao (phía trên đầu).

4. LỜI KHUYÊN CHUNG KHI LÀM TRỌNG TÀI

* Những lời khuyên chung:

4.1. Biết và hiểu “Luật cầu lông”.

4.2. Nói nhanh và chính xác nhưng nếu sai không chối, xin lỗi và sửa lại.

4.3. Tất cả những thông báo về điểm phải được suy xét, nói đủ to để cả người xem và người thi đấu nghe thấy được.

4.4. Khi nghi ngờ có sự vi phạm về luật có hoặc không xảy ra, không được bắt lỗi và trận đấu vẫn tiếp tục.

4.5. Không được hỏi khán giả và cũng không bị ảnh hưởng bởi người xem.

4.6. Thúc đẩy những trọng tài khác: Ví dụ những quyết định riêng biệt của trọng tài biên và có mối quan hệ với các trọng tài.

5. CHỈ DẪN CHO TRỌNG TÀI

5.1. Trọng tài giao cầu ngồi ở 1 cái ghế thấp, gần lưới, đối diện với trọng tài chính.

5.2. Trọng tài giao cầu, có trách nhiệm theo dõi người giao cầu có đúng luật không (Điều 11.1). Không nói “lỗi” to mà sử dụng tín hiệu tay để biểu thị lỗi vi phạm.

5.3. Những tín hiệu tay:

1. Điều 11.1.3 điểm tiếp xúc đầu tiên với cầu không vào đế cầu.

2. Điều 11.1.1; 11.2 và 11.5, cố tình trì hoãn việc giao cầu. Khi người chơi đã ở vị trí, cử động đầu tiên của đầu vợt người giao cầu được coi là sự bắt đầu giao. Và quả giao cầu phải được tiếp tục.

3. Điều 11.1.3 toàn bộ cầu không nằm dưới thắt lưng vào thời điểm giao cầu.

4. Điều 11.1.4 vào thời điểm đánh quả cầu đi, cán vợt không ở vị trí xuôi xuống trong phạm vi mà toàn bộ vợt phải rõ ràng dưới tay cầm vợt của người giao cầu.

5. Điều11.1.2 một phần của bàn chân không ở trong sân giao cầu, cho đến khi cầu được giao đi.

5.4. Trọng tài chính có thể sắp xếp với trọng tài giao cầu những trách nhiệm khác để lo liệu, cung cấp cho vận động viên những lời khuyên.

6. VỊ TRÍ CỦA TRỌNG TÀI BIÊN

6.1. Trọng tài biên có thể ngồi trên ghế tựa ở những vị trí được phân công, như những đầu sân, những cạnh sân và hơn cả là ở cạnh sân đối diện với trọng tài chính (xem biểu đồ).

Vị trí lý tưởng của trọng tài biên là cách sân 2m.

6.2. Trọng tài biên chịu trách nhiệm hoàn toàn phần biên đã được phân. Nếu cầu ngoài sân, hô “ngoài” với giọng rõ ràng, đủ để người chơi và người xem nghe thấy và cùng thời điểm đó tín hiệu tay được thực hiện giang rộng 2 tay sang ngang và do đó trọng tài chính có thể nhìn thấy rõ ràng.

Nếu cầu trong sân, trọng tài biên sẽ không nói gì nhưng chỉ tay phải vào đường biên.

6.3. Nếu không nhìn thấy, báo tin cho trọng tài chính ngay lập tức bằng cách đặt 2 tay che mắt.

6.4. Không nói hoặc tín hiệu cho đến khi cầu rơi xuống sân.

6.5. Có thể nói khi không có quyết định của trọng tài chính.

Ví dụ: Khi cầu chạm vào người chơi.

 

 

Phần III

HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP THI ĐẤU

A. HÌNH THỨC THI ĐẤU

+ Thi đấu cá nhân: Căn cứ vào thành tích của từng đấu thủ để xác định thứ hạng người trong giải.

+ Thi đấu đồng đội: Kết quả thi đấu đồng đội phụ thuộc vào số điểm trận thắng thua của từng đấu thủ trong đội cộng lại để xác định vị trí của đội trong giải.

+ Thi đấu cá nhân - đồng đội: Thành tích của từng đấu thủ trong đội vừa được tính để xếp hạng cho cá nhân đấu thủ vừa được tổng hợp lại để tính thành tích cho đồng đội.

B. PHƯƠNG PHÁP THI ĐẤU

Có 2 phương pháp thi đấu cơ bản: đấu vòng tròn và đấu loại trực tiếp. Ngoài ra còn phương pháp thi đấu hỗn hợp: vận dụng cả đấu loại trực tiếp và đấu vòng tròn.

1. Phương pháp đấu vòng tròn

Mỗi đội lần lượt gặp nhau, phương pháp này có ưu điểm là có thể xác định một cách chính xác trình độ của các đội (đấu thủ). Xếp hạng một cách công bằng tránh được hiện tượng “may rủi” hoặc các đội khá loại nhau ngay từ đầu. Song nhược điểm là thời gian kéo dài, trận đấu nhiều, công tác tổ chức và trọng tài tốn nhiều công phu.

Thi đấu vòng tròn 3 loại: Vòng tròn đơn (mỗi đội, đấu thủ lần lượt gặp nhau một lần); vòng tròn kép (mỗi đội, đấu thủ lần lượt gặp nhau 2 lần); vòng tròn chia bản (các đội, đấu thủ tham dự được chia ra từng bảng và trong bảng đấu thủ, các đội đấu vòng tròn. Các đội, đấu thủ đầu bảng vào đấu chung kết chọn đội vô địch).

Thi đấu vòng tròn đơn:

Cách tính số trận và vòng đầu:

- Tính số trận theo công thức:

Trong đó: X là tổng số trận đấu.

A là đội (đấu thủ) tham gia thi đấu.

+ Tính vòng đấu theo công thức:

D = A – 1 (nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số chẵn).

D = A (nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số lẻ).

Ví dụ 1: Có 6 đội tham gia thi đấu

- Tổng số trận đấu là:

= 15 trận

- Số vòng đấu là: D = 6 – 1 = 6 vòng.

Ví dụ 2: Có 9 cầu thủ tham gia thi đấu:

- Tổng số trận đấu là:

= 36 trận

- Số vòng đấu là: D = 9 vòng.

Nếu thi đấu vòng tròn kép thì tổng số trận đấu và tổng số vòng đấu tăng lên gấp đôi.

Cách vạch biểu đồ xác định thứ tự trận đấu, vòng đấu để theo dõi kết quả thi đấu:

+ Trường hợp số đội, đấu thủ tham gia là một số chẵn.

Biểu đồ thi đấu: 6 vận động viên (đội)

CÁC VÒNG ĐẤU

I

II

III

IV

V

(1)                      gặp 6

2 – 5

3 - 4

(1)           – 5

6 – 4

2 – 3

(1)           – 4

5 – 3

6 – 2

(1)           – 3

4 – 2

5 – 6

(1)           – 2

3 – 6

4 – 5

Cách làm:

1. Xác định số vòng đấu theo công thức: D = A – 1

2. Cho các đội, cầu thủ bốc thăm chọn số, lấy một số cố định và lần lượt đặt các số theo thứ tự ngược với chiều kim đồng hồ từ phía dưới số cố định. Các vòng đấu sau mỗi vòng chuyển xuống một số theo ngược chiều kim đồng hồ đến hết lượt.

Biểu đồ thi đấu: 5 vận động viên (đội)

CÁC VÒNG ĐẤU

I

II

III

IV

V

(x) gặp 5

1 – 4

2 – 3

(x) – 4

5 – 3

1 – 2

(x) – 3

4 – 2

5 – 1

(x) – 2

3 – 1

4 – 5

(x) – 1

2 – 5

3 – 4

Cách làm:

1. Xác định số vòng đấu theo công thức: D = A.

2. Lấy x cố định, nếu đội, đấu thủ nào gặp x coi như được nghỉ, còn lại cách làm như biểu đồ 6 vận động viên (đội).

Thi đấu vòng tròn kép:

Cách vạch biểu đồ thi đấu cũng giống như thi đấu vòng tròn đơn, nhưng mỗi đội, đấu thủ gặp nhau 2 lần (mỗi lượt đi và một lượt về).

Thi đấu vòng tròn chia bảng:

Trường hợp số đội, đấu thủ tham gia đông nhưng ít thời gian thì dùng hình thức đấu vòng chia bảng. Thứ tự đó như sau:

- Chia đều số đội, đấu thủ tham gia vào nhiều bảng.

- Các đội cùng bảng bốc thăm chọn số của đội mình rồi lập biểu đồ thi đấu trong từng bản, các đội cùng bảng thi đấu vòng tròn xếp thứ tự trong bảng.

- Các đội đứng đầu các bảng đấu vòng tròn với nhau chọn đội vô địch.

Chú ý: Khi chia bảng, Ban tổ chức nên dựa vào thành tích của các đội (đấu thủ) đã đạt được ở giải trước chọn làm hạt nhân (kể cả đơn vị đăng cai) để chia đều các bảng, tránh dồn các đội khá vào một bảng.

2. Phương pháp thi đấu loại

Trong quá trình thi đấu, nếu đội, đấu thủ nào thua 1 trận (đấu loại trực tiếp 1 lần thua) hoặc 2 trận (trong đấu loại trực tiếp 2 lần thua) sẽ không được thi đấu nữa.

Phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian, song khó đánh giá chính xác trình độ thực tế của từng đội đấu thủ.

Đấu loại 1 lần thua:

Đội, đấu thủ nào thua 1 trận sẽ bị loại khỏi cuộc đấu.

Cách lập sơ đồ theo dõi cuộc đấu:

+ Nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số đúng với 2n (2, 4, 8, 16, 32…) thì sơ đồ thi đấu được vạch ra rất dễ dàng. Từng cặp 2 đội, đấu thủ sẽ gặp nhau ngay ngày thứ nhất. Lúc này chỉ cần chọn các hạt nhân đưa vào đầu, cuối, giữa đi lên và giữa đi xuống của sơ đồ, còn các đội khác cho bốc thăm vào các bảng thi đấu.

Ví dụ: Vạch sơ đồ bảng thi đấu cho 8 đội, đấu thủ:

+ Nếu tổng số tham gia không đúng với một số là 2n thì sẽ có mọt số đội phải tham gia thi đấu vòng đầu (vòng 1) để vòng 2 còn lại số đội, đấu thủ đúng với 2n. Công thức tính như sau:

X = (A – 2n) 2

Trong đó: X là số đội, đấu thủ tham gia thi đấu vòng đầu.

A là tổng số đội, đấu thủ tham gia giải.

2 là cơ số

n là luỹ thừa (2n< A)

Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu cho 11 đội, đấu thủ.

- Số đấu thủ phải tham gia thi đấu vòng đầu là:

X = (11 – 23) 2 = 6 đấu thủ.

Còn 5 VĐV được đợi để thi đấu vòng 2.

Tổng số trận đấu trong phương pháp thi đấu loại trực tiếp một trận thua bằng số đội, đấu thủ tham gia trừ đi 1.

Y = A – 1

Đấu loại 2 lần thua:

Đội, đấu thủ nào thua 2 trận sẽ bị loại ngay khỏi cuộc thi. Phương pháp thi đấu này phần nào khắc phục được sự “may rủi” và cho phép xác định trình độ thứ hạng của các đội, đấu thủ tương đối chính xác. Tuy nhiên việc lập sơ đồ và theo dõi các trận đấu khá phức tạp, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chu đáo.

Cách lập sơ đồ theo dõi kết quả thi đấu gồm 2 phần:

a. Đầu tiên, tất cả các đội, đấu thủ tham gia giải đều xếp vào một sơ đồ giống như sơ đồ thi đấu loại một lần thua. Sơ đồ này gọi là sơ đồ A (sơ đồ chính), các đội, đấu thủ thắng (chưa thua lần nào) sẽ thi đấu ở sơ đồ này.

b. Sau vòng đấu đầu tiên, các đội thua được xếp xuống sơ đồ B (sơ đồ phụ), sơ đồ này gồm các đội, đấu thủ đã bị thua 1 lần. Đội, đấu thủ nào thua thêm 1 lần nữa ở sơ đồ B sẽ bị loại. Các đội, đấu thủ ở sơ đồ A bị thua ở vòng đấu nào thì được xếp vào sơ đồ B ở vòng đấu tương ứng.

Đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ A sẽ gặp đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ B và nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ A lại thắng thì sẽ là vô địch. Nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ B thắng thì phải đấu thêm một lần nữa (vì đội, đấu thủ ở sơ đồ A mới thua một lần, bằng số lần thua của đội, đấu thủ ở sơ đồ B), trong trận này đội, đấu thủ ở sơ đồ nào thắng thì sẽ vô địch.

- Tổng số trận đấu trong phương pháp đấu loại 2 lần thua là:

Y = (A x 2) – 2

Trong đó: Y là tổng số trận đấu.

A là số đội tham gia giải

- Nếu tổng số đội, đấu t

- hủ tham gia giải không đúng với một số là 2n (A # 2n), thì cách tính cũng giống như đấu loại một lần thua.

Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu hai lần thua cho 8 đấu thủ:

Thi đấu hỗn hợp

Phương pháp thi đấu này tổng hợp cả hai phương pháp trên. Có thể giai đoạn đầu chia bảng thi đấu vòng tròn, giai đoạn sau đan chéo, hoặc giai đoạn đầu đấu trực tiếp, giai đoạn sau còn 4 đội (đấu thủ) đấu vòng tròn…

Chú ý: Tổ chức theo điều lệ giải quy định.

Thể thức thi đấu đồng đội nam “Cúp THOMAS” và đồng đội nữ “Cúp UBER”

1. Các đội tham gia thi đấu đồng đội nam hoặc đồng đội nữ, được phép đăng ký từ 4 – 6 VĐV. Căn cứ vào số lượng VĐV của các đội đăng ký tham dự, ban tổ chức dựa vào Điều lệ của giải và Luật thi đấu để xếp thi đấu đơn, đôi như sau:

Nếu 4 VĐV được phép xếp 6 đôi và 4 đơn.

Nếu 5 VĐV được phép xếp 10 đôi và 5 đơn.

Nếu 6 VĐV được phép xếp 15 đôi và 6 đơn.

2. Trước trận đấu 30 phút, các lãnh đội phải nộp cho Ban tổ chức giải danh sách đăng ký thi đấu đồng đội của đội mình theo thứ tự cụ thể như sau:

- Trận đơn thứ nhất: (Tên VĐV)

- Trận đơn thứ hai: (Tên VĐV)

- Trận đơn thứ ba: (Tên VĐV)

- Trận đơn thứ nhất: (Tên VĐV)

- Trận đơn thứ hai: (Tên VĐV)

3. Mỗi VĐV chỉ được phép tham gia thi đấu 1 trận đơn và 1 trận đôi.

4. Các đội phải xếp vị trí trong bảng đăng ký của đơn vị mình theo nguyên tắc các VĐV (đôi) mạnh ở phía trên. (Ở Việt Nam lấy kết quả của giải vô địch, Thế giới lấy thứ tự xếp hạng của IBF).

5. Trên cơ sở danh sách đăng ký của các đội, Ban Tổ chức sẽ quyết định thi đấu đồng đội ở 1 trong 8 trường hợp theo nguyên tắc tránh cho các VĐV phải thi đấu hai trận liên tiếp, hoặc phải thi đấu trận đôi trước trận đơn, cụ thể như sau:

- Trường hợp 1: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ ba.

- Trường hợp 2: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ ba.

- Trường hợp 3: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai.

- Trường hợp 4: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất.

- Trường hợp 5: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất - trận đôi thứ hai.

- Trường hợp 6: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai - trận đôi thứ nhất.

- Trường hợp 7: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai.

- Trường hợp 8: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất.

Trong đăng ký danh sách của các đội, nếu cả 8 trường hợp nêu trên đều không thoả mãn, Ban tổ chức sẽ lựa chọn trường hợp thứ 5, với điều kiện giữa hai trận đấu mà VĐV phải thi đấu liên tiếp sẽ được nghỉ giữa 30 phút.

* Trong thi đấu giải đồng đội, đội nào thắng 3 trận thì đội đó thắng cuộc. Song Điều lệ thi đấu hiện nay của IBF và của Việt Nam: thắng, thua đều phải thi đấu cả 5 trận.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 966/QĐ-UBTDTT-TTII ngày 21/06/2002 ban hành Luật Cầu lông Quốc tế của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.862

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.45.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!