Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 8415/QĐ-UBND 2021 Phương án đảm bảo công tác y tế đối với COVID19 tỉnh Long An

Số hiệu: 8415/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Long An Người ký: Phạm Tấn Hòa
Ngày ban hành: 23/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8415/QĐ-UBND

Long An, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI CÓ 20.000 CA MẮC COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Quyết định 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc COVID-19;

Căn cứ Thông báo số 1175/TB-BYT ngày 09/8/2021 của Bộ Y tế về kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 5710/TTr-SYT ngày 22/8/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 20.000 ca mắc COVID-19 (đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Y tế triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Phương án kịp thời, hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh;
- Các
UV BTVTU phụ trách địa phương;
- TV BCĐ PC Covid-19 của tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- Các
sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Phòng VHXH+KTTC+THKSTTHC;
- Ban NCTCD;
- Báo Long An, Đài PT&TH Long An;

- Lưu: VT, DTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Tấn Hòa

 

PHƯƠNG ÁN

ĐẢM BẢO CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHI CÓ 20.000 NGƯỜI MẮC COVID-19
(Kèm Quyết định số 8415/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)

Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc COVID-19;

Căn cứ Thông báo số 1175/TB-BYT ngày 09/8/2021 của Bộ Y tế về kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh,

Trong những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh bình quân có trên 300 người mắc bệnh mỗi ngày, cao nhất trên 700 người mắc bệnh trong ngày. Các huyện có số người mắc bệnh cao là: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức, Cần Đước, Thành phố Tân An. Để kịp thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho công tác phòng, chống dịch, UBND tỉnh ban hành Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống có 20.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp khi có 20.000 người mắc bệnh trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế. Ngăn chặn và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, khoanh vùng và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Hạn chế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

- Quán triệt chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định, chỉ thị, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; nâng cao vai trò của người đứng đầu các cấp, ngành, chính quyền các cấp; triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt; đảm bảo sức khỏe người dân, hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do COVID-19.

- Phát hiện sớm, cách ly các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị tích cực, kịp thời và hiệu quả; triển khai thực hiện nghiêm quy định 5K, tiêm vắc-xin phòng bệnh và ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát huy các nguồn lực, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt, kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực; thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương khác khi có chỉ đạo của tỉnh.

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH

1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

- Ban Chỉ đạo các cấp thường trực 24/24 giờ, triển khai các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 theo từng tình huống, sát với thực tế diễn biến tình hình dịch.

- Cập nhật, báo cáo thường xuyên về tình hình dịch COVID-19 và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ, hỗ trợ chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố đánh giá mức độ nguy cơ trên địa bàn, khuyến nghị giúp việc ra quyết định của cấp huyện, thị xã, thành phố nhanh, hiệu quả với mỗi cấp độ nguy cơ.

- Chỉ đạo, điều hành, điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch COVID-19 ở phạm vi quy mô dịch lớn.

- Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo huy động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động chống dịch; tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt các biện pháp chng dịch mạnh mẽ nhằm đạt hiệu quả nhất.

- Chỉ đạo triển khai bảo đảm các dịch vụ thiết yếu xã hội: kiểm soát trật tự, an ninh tại địa bàn tỉnh, đảm bảo kinh phí, giao thông vận tải, điện, điện thoại, internet, xăng dầu, năng lượng, lương thực, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường, đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp; bố trí cán bộ trực luân phiên, có nguồn cán bộ dự phòng, thay thế khi có nhiều cán bộ phải nghỉ việc vì mắc bệnh COVID-19.

- Chỉ đạo sẵn sàng triển khai các phương án hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ cao nhất.

- Chỉ đạo điều phối, điều động nguồn lực về các biện pháp phòng chống dịch để hạn chế thấp nhất các hậu quả do dịch bệnh gây ra. Thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ” để ổn định xã hội.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành và đoàn thể thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.

2. Ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài vào

- Tiếp tục quản lý chặt chẽ biên giới, tăng số chốt quản lý, tăng quân số tuần tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời để ngăn chặn, xử lý vi phạm xuất nhập cảnh trái phép trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, nhất là các tuyến đường mòn, lối mở, ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới.

- Hạn chế người từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (trừ trường hợp đặc biệt).

- Tuyên truyền, phát động phong trào “Toàn dân phòng, chống dịch”, mỗi người dân là một chiến sĩ, khi phát hiện người từ vùng dịch, người lạ xuất hiện tại địa phương, nhân dân báo ngay cho cơ quan chức năng, người có trách nhiệm trên địa bàn.

- Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung; tổ chức bàn giao, tiếp nhận và giám sát y tế sau khi cách ly tập trung; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh trong cả quá trình từ đăng ký về, nhập cảnh, cách ly, di chuyển từ nơi cách ly về nơi cư trú, theo dõi y tế sau cách ly; quản lý các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm và những người có liên quan; quy định rõ trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân liên quan.

- Tất cả người nước ngoài vào Việt Nam phải được cách ly, giám sát y tế và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, khẳng định cho tất cả các trường hợp theo đúng quy định.

- Phát hiện sớm, quản lý và đưa vào cách ly tập trung đối với những người nhập cảnh trái phép.

3. Công tác giám sát, phát hiện sm, cách ly, khoanh vùng dập dịch

- Kích hoạt các tổ COVID cộng đồng và các tổ truy vết từ tỉnh đến địa phương, thực hiện truy vết “thần tốc” khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, các trường hợp đi về từ khu vực có dịch.

- Triển khai nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ trong các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 (khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, giám sát cách ly, tiêm vắc xin...) cùng với các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai như: Bản đồ an toàn COVID-19 (antoancovid.vn), Bản đồ COVID-19 hằng ngày; khai báo y tế điện tử, quản lý nhập cảnh...

- Triển khai hoạt động khai báo y tế bắt buộc toàn dân, khai báo y tế điện tử đối với người dân.

- Tổ chức các hình thức cách ly phù hợp đối với các trường hợp tiếp xúc với ca mắc (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú, công ty, xí nghiệp...). Tùy thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh có thể cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú.

- Đẩy mạnh tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, tốc độ xét nghiệm, sử dụng hiệu quả nhất trang thiết bị, các công nghệ, loại sinh phẩm hiện có, thực hiện các xét nghiệm gộp mẫu, đa dạng hóa các phương pháp xét nghiệm, trả sớm nhất kết quả xét nghiệm phục vụ mục tiêu sàng lọc, khoanh vùng nhanh gọn nhất trong cộng đồng.

- Thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm các ổ địch để triển khai các biện pháp xử lý. Thống kê, tìm kiếm và giám sát các trường hợp bệnh và trường hợp mắc mới, phân loại để ưu tiên xử lý cho từng nhóm người bệnh.

- Tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm để áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới, cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.

- Điều động, huy động tối đa các lực lượng tham gia các hoạt động hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện trường hợp mắc bệnh, tiêm chủng và an toàn tiêm chúng, lấy mẫu và xét nghiệm:

+ Huy động nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên y, dược năm thứ 5, thứ 6 đang cư trú trên địa bàn tỉnh.

+ Huy động lực lượng tình nguyện viên: lực lượng thanh niên tình nguyện, các lực lượng tình nguyện khác: phụ nữ, cựu chiến binh, giáo viên...

+ Tiếp nhận nhân lực từ các địa phương, đơn vị trong cả nước để hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập cảnh, lưu trú của người nhập cảnh vào Việt Nam trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc lưu trú của người nước ngoài trên địa bàn theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

- Thiết lập các khu cách ly theo khu vực với sự quản lý, theo dõi phân cấp trực tiếp của Ban Chỉ đạo cấp huyện với dự kiến khoảng hàng chục nghìn người.

- Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch, phát huy tối đa các kinh nghiệm xử lý ổ dịch đã triển khai tại các đợt dịch trước đây.

- Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.

- Tiếp nhận và sử dụng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán và kỹ thuật từ Bộ Y tế, các tỉnh/thành phố trong nước.

- Liên tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát và đánh giá định kỳ nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại các khu vực đông người, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các doanh nghiệp, cơ sở lao động, các trường học, bệnh viện, cơ sở giáo dục, đào tạo, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở lưu trú du lịch và khu dân cư.

4. Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm

- Thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị s19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ tùy theo tình hình dịch bệnh thực tế tại từng huyện, thị xã, thành phố. Triển khai các biện pháp giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) cần áp dụng phạm vi hẹp nhất có thể, đảm bảo kiểm soát được các yếu tố nguy cơ nhưng không ảnh hưởng đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế của người dân.

- Yêu cầu thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

- Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo các quy định.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở cách ly tự nguyện; thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly, không để lây nhiễm trong khu cách ly và lây nhiễm ra ngoài khu cách ly.

- Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng dịch, khu cách ly, phong tỏa.

- Tạm thời cho học sinh, sinh viên nghỉ học tập trung và thay thế bằng học qua internet, học qua truyền hình theo yêu cầu hoặc đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền để tránh lây lan dịch bệnh.

- Tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở triển khai phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người không cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời gian, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

5. Công tác điều trị

5.1. Chuẩn bị nguồn lực và sẵn sàng đáp ứng

a) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, cập nhật và hoàn thiện kế hoạch ứng phó với dịch COVID-19 dựa trên diễn biến tình hình dịch tại địa phương.

b) Căn cứ vào danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân của các khu vực điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Ban Chỉ đạo cấp huyện và các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó về trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân.

c) Ban Chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố rà soát và lập danh sách nhân lực trên địa bàn có năng lực chuyên môn kỹ thuật, bao gồm bác sĩ đa khoa, chuyên khoa (hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm...); điều dưng, điều dưỡng hồi sức tích cực và truyền nhiễm; kiểm soát nhiễm khuẩn...tổ chức tập huấn, đào tạo, diễn tập thường xuyên cho lực lượng này để sẵn sàng điều động tham gia công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên điều trị COVID-19, tham gia hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn và hỗ trợ các tỉnh, thành phố khác khi được điều động.

d) Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn bảo đảm nhanh, kịp thời và thực hiện ngay đạt hiệu quả:

- Tổ chức đào tạo cho các nhân viên y tế về sàng lọc, phân luồng, cách ly, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm.

- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Phổi, Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi...) và một số khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa khu vực, Trung tâm Y tế có giường bệnh về kỹ thuật hồi sức cấp cứu để bảo đảm đủ năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.

- Chuẩn bị và tổ chức đào tạo cho đội ngũ nhân lực tình nguyện viên được huy động sẵn sàng tham gia công tác theo dõi, quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cơ sở hoặc tại nhà khi dịch bệnh lan rộng và có số ca mắc lớn.

đ) Củng cố, phát triển năng lực xét nghiệm COVID-19

Sở Y tế chủ động, củng cố, phát triển năng lực xét nghiệm của các Bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm theo quy mô dân số của địa phương. Đồng thời hợp đồng với các đơn vị có đủ năng lực xét nghiệm với số lượng trên 10.000 mẫu đơn/24 giờ.

e) Các cơ sở khám, chữa bệnh: tập trung phương tiện, thuốc, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí nhân viên y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

5.2. Thiết lập sở điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mức độ tiến triển của bệnh (phân tầng) và tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh lan rộng trong toàn tỉnh như sau:

a) Cơ cấu phân bổ giường bệnh thu dung, điều trị 20.000 bệnh nhân:

+ Tầng 1 tỷ lệ 85% không triệu chứng (17.000 giường).

+ Tầng 2 tỷ lệ 10% có triệu chứng mức độ trung bình (2.000 giường).

+ Tầng 3 tỷ lệ 5% bệnh nhân nặng (1.000 giường).

(Theo Công văn số 7921/UBND-VHXH ngày 08/8/2021 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo một số nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Long An).

b) Để đảm bảo điều trị bệnh nhân COVID-19 và các bệnh khác, ngành Y tế phân công các khu vực cụ thể như sau:

- Các cơ sở khám chữa bệnh chuyn đi công năng thành Bệnh viện dã chiến sẽ đảm bảo điều trị tầng 2 và 3, các Bệnh viện dã chiến trưng dụng cơ sở như trường học, ký túc xá... đảm bảo điều trị tầng 1 (trừ Bệnh viện dã chiến số 10 tại Trường Trung học phổ thông Tân Hưng có 30 giường và Bệnh viện chiến số 24 có 700 giường thuộc tầng 2), các Bệnh viện dã chiến được lắp ráp tùy điều kiện đầu tư sẽ đảm bảo điều trị tầng 1, 2, 3.

- Các Bệnh viện chuyển đổi công năng toàn bộ thành Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gồm: Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ, Bệnh viện Phổi Long An, Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ, Trung tâm Y tế huyện Mộc Hóa, Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười (cũ), Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc.

- Các cơ sở khám chữa bệnh còn lại trong tỉnh, kể cả bệnh viện tư nhân ngoài việc khám chữa bệnh thường xuyên, tổ chức phân luồng, sàng lọc theo quy định của Bộ Y tế, mỗi cơ sở bố trí khu vực cách ly tối thiểu 10 giường bệnh đảm bảo tiếp nhận điều trị ca bệnh COVID-19 như là bệnh truyền nhiễm nhóm A, tùy cơ sở có điều kiện sẽ điều trị từ tầng 2 đến tầng 3. Riêng Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An tiếp nhận điều trị bệnh COVID-19 đối với bệnh nhân thuộc đối tượng nhi và sản thuộc tầng 2, 3.

c) Giao chỉ tiêu giường tầng 1 các huyện, thị xã, thành phố như sau:

Tổng giường bệnh hiện tại đã có 10.750, cụ thể:

- Bệnh viện dã chiến số 6 (cơ sở mở rộng Trường Khánh Hưng): 200

- Bệnh viện dã chiến số 9 (Trường Chính trị): 550

- Bệnh viện chiến số 10 (Trường Trung học phổ thông Tân Hưng): 270 (và 30 giường tầng 2)

- Bệnh viện dã chiến số 11 (Trường chuyên Long An): 1.200

- Bệnh viện chiến số 12 (Trường Trung học phổ thông Tân Thạnh): 760

- Bệnh viện dã chiến số 13 (Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười): 270 (và 30 giường tầng 2)

- Bệnh viện dã chiến số 14 (Chi cục thuế Thủ Thừa): 900

- Bệnh viện dã chiến số 15 (Trung đoàn 738 Bến Lức): 260

- Bệnh viện dã chiến số 16 (Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bảy): 200 (đã thống nhất ngưng hoạt động khi Bệnh viện dã chiến Tân Kim hoạt động).

- Bệnh viện dã chiến số 17 (Công ty cổ phần Đồng Tâm): 300

- Bệnh viện dã chiến số 19 (Trường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Trung Trực): 550

- Bệnh viện dã chiến số 20 (Công trình nhà xưởng Đức Hòa): 1.500

- Bệnh viện dã chiến số 21 (Trường Cao đẳng sư phạm Long An): 800

- Bệnh viện dã chiến số 22 (Trung tâm GDTX và KTTH): 250

- Bệnh viện dã chiến số 23 (Khu phức hợp Happyland): 960

- Bệnh viện dã chiến số 24 (Khu Công nghiệp Tân Kim): 1800 (và 700 giường tầng 2)

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa cơ sở 2: 50

Theo chỉ tiêu 17.000 giường bệnh thì cần phải bổ sung 6.250 giường bệnh, tuy nhiên số bệnh nhân đã được xuất viện tính đến ngày 19/8/2021 là 6.450, do đó số giường hiện có là 10.750 giường, đảm bảo thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc tầng 1.

d) Giao chỉ tiêu số giường tầng 2:

Tỉnh cần trang bị số giường tầng 2 là 10% trên tổng số 20.000 giường F0 (2000 giường).

Hiện tại theo kế hoạch có 1.630 giường:

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa: 150 (và 150 giường tầng 3).

- Bệnh viện dã chiến số 1 (Bệnh viện Phổi Long An): 100

- Bệnh viện dã chiến số 2 (Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ): 100

- Bệnh viện dã chiến Số 4 (Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ): 100

- Bệnh viện dã chiến số 13 (Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười cũ): 30

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc: 250 (Đang chuyển đổi công năng)

- Bệnh viện dã chiến Số 5 (Mộc Hóa): 100

- Bệnh viện dã chiến (Tân Kim- Cần Giuộc): 700 (đang xây dựng)

- Trung tâm Y tế huyện Bến Lức: 70 (đang trình UBND tỉnh)

- Bệnh viện dã chiến số 10 (Trường Trung học phổ thông Tân Hưng): 30

Số giường bệnh hiện có là 1630 giường so với nhu cầu cần 2000 giường, còn thiếu 370 giường bệnh. Tuy nhiên, theo kế hoạch, 6 Trung tâm Y tế còn lại chưa chuyển đổi công năng điều trị COVID-19 và 3 Bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh (mỗi Trung tâm Y tế xây dựng ít nhất 40% giường kế hoạch điều trị bệnh nhân COVID-19). Do đó, sẽ cơ bản đáp ứng thu dung điều trị bệnh nhân COVID 19 của tầng 2.

đ) Giao chỉ tiêu số giường tầng 3:

Tỉnh chuẩn bị cơ sở điều trị cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng và rất nặng với sức chứa 1000 giường (tỷ lệ giường tầng 3 là 5% trên tổng số 20.000 ca = 1.000 giường).

Hiện tại tầng 3 (410 giường): Gồm các bệnh viện chuyên điều trị, hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Đa khoa Long An 60 giường; Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa 150 giường, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc 50 giường và Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Long An với quy mô 150 giường hồi sức tích cực bệnh nhân nặng tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam địa chỉ 139, đường Nguyễn Thái Bình, phường 3, thành phố Tân An, Long An (Quyết định số 3718/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04/8/2021 về việc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tại tỉnh Long An).

Để bảo đảm đủ số 1.000 giường tầng 3, cần bổ sung thêm 510 giường, có thể chọn một trong hai giải pháp sau:

* Giải pháp 1: (Xem xét ưu tiên lựa chọn, do có sẵn nguồn lực tại chỗ)

- Triển khai bổ sung 150 giường tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam địa chỉ 139, đường Nguyễn Thái Bình (Ban Quản lý dự án tỉnh đã khảo sát), nâng tổng số giường lên 400 giường.

- Bổ sung Bệnh viện Đa khoa Long An 90 giường, nâng tổng số 150 giường.

- Bổ sung Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hậu nghĩa 50 giường, nâng tổng số lên 200 giường.

- Bổ sung Bệnh viện Đa khoa Khu vực Đồng Tháp Mười 100 giường.

- Bổ sung Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cần Giuộc 100 giường.

- Bổ sung Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An 69 giường.

* Giải pháp 2: (Giải pháp này cần thêm nguồn nhân lực y tế rất lớn, trong tình trạng tỉnh đang thiếu)

Hiện thiếu 960 giường bệnh có thể thành lập một Bệnh viện dã chiến quy mô lớn tại thành phố Tân An có 2 tầng (tầng 2, tầng 3):

+ Tầng 2 có 370 giường.

+ Tầng 3 có 590 giường.

Ưu điểm của giải pháp 2 là chủ động giải quyết lượng bệnh có nguy cơ quá tải tại Bệnh viện Phổi Long An, Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ (Bệnh viện dã chiến tầng 2) và chủ động giải quyết tình hình diễn biến bệnh tại tầng 3.

5.3. Thực hiện nghiêm các quy định bảo đảm an toàn Bệnh viện và Phòng khám theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn trong phòng, chống COVID-19.

5.4. Duy trì hoạt động liên tục của Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, Trung tâm Y tế để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính.

5.5. Thực hiện các giải pháp để giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh như khám bệnh từ xa, đặt lịch khám, chữa bệnh, tăng cường khám ngoại trú, chỉ định điều trị nội trú phù hợp, giảm thời gian điều trị nội trú dài ngày, tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh để giảm thời gian chờ đợi; cấp phát thuốc điều trị bệnh mạn tính từ 1 đến 3 tháng.

5.6. Phòng khám Đa khoa, Trạm Y tế cấp xã: Phát hiện các trường hợp có triệu chứng hô hấp nghi ngờ nhiễm COVID-19 để chuyển tuyến lên Bệnh viện điều trị và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Hướng dẫn người bệnh biện pháp phòng lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh, sử dụng khẩu trang và hướng dẫn vệ sinh hô hấp.

5.7. Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các khu cách ly, Bệnh viện dã chiến theo quy định.

5.8. Mở rộng nhà đại thể tiếp nhận bệnh nhân tử vong. Triển khai các phương án tổ chức tang lễ trong tình huống dịch bùng phát mạnh, số ca tử vong gia tăng.

6. Công tác truyền thông

- Tăng cường tuyên truyền thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) và tiêm vắc-xin, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tối đa việc tập trung đông người; truyền thông vận động, hướng dẫn người dân đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện các giải pháp công nghệ phòng chống COVID-19 từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, giám sát cách ly đến tiêm vắc-xin theo khuyến cáo của ngành y tế.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân nếu có điện thoại thông minh cần cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần. Khi đến các địa điểm công cộng, nơi tụ tập đông người cần khai báo y tế sử dụng mã QR.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, địa điểm kinh doanh... sử dụng ứng dụng công nghệ phòng chống COVID-19 để ghi nhận người đến địa điểm của mình nhằm hỗ trợ công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly.

- Đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ đường dây nóng của tỉnh Long An (0967.921.414) để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí, phối hợp với các cơ quan báo chí đưa ra các thông điệp truyền thông phù hợp, để người dân hiểu đúng về tình hình dịch bệnh để ổn định, không gây hoang mang luận xã hội.

- Liên tục theo dõi và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

- Thông báo các thông tin khẩn cấp về dịch COVID-19; phổ biến, quán triệt các quy định mới, quy định trong tình trạng khẩn cấp và các quy định áp dụng những tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm đến mọi người dân, đặc biệt trong khu vực có ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Đối với các khu vực dịch bệnh gia tăng, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...

7. Công tác hậu cần

7.1. Một số nội dung công tác hậu cần cơ bản

- Khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu đặc biệt là máy thở, hệ thống ô-xy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực thu dung điều trị cấp cứu, hồi sức tích cực.

- Rà soát, đảm bảo việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư, sinh phẩm, trang phục phòng hộ, khẩu trang... đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tiếp nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế nước ngoài hỗ trợ kịp thời thuốc kháng vi rút, trang bị phòng hộ và các thuốc vật tư hóa chất phục vụ phòng, chống dịch.

- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nước ngoài để nhận được sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, miễn giảm cho người dân trong tình huống dịch bệnh.

- Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu cho các vùng có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối.

- Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng có tình trạng khẩn cấp.

- Cấp nguồn dự trữ của tỉnh khi cần thiết, hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ đáp ứng nhu cầu của các huyện, thị xã, thành phố.

- Thực hiện trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các bệnh viện, các cơ sở y tế (nếu có ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh).

- Căn cứ cách tình nhu cầu xác định: nhu cầu, hiện có, kế hoạch tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Phân bổ nguồn hỗ trợ từ trung ương hợp lý, hiệu quả, hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ đáp ứng nhu cầu của các huyện, thị xã, thành phố.

7.2. Nguyên tắc thực hiện

- Kế hoạch hậu cần đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 20.000 trường hợp mắc COVID-19 được xây dựng trên cơ sở cơ sở tối thiểu các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, thuốc thiết yếu cần có để đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Phương án phòng, chống COVID-19 của tỉnh được xây dựng cho tình huống tối thiểu số ca mắc 20.000 ca F0 và sẽ được điều chỉnh dựa trên diễn biến tình hình dịch bệnh cụ thể của tỉnh, nguy cơ và tốc độ lan truyền...

- Thực hiện phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” là: dự phòng, cách ly điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ.

7.3. Nhu cầu trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế

Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức tại Phụ lục 1: Nhu cầu vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, oxy y tế, trang thiết bị cơ bản phục vụ phòng, chống dịch theo cấp độ trường hợp mắc COVID-19 (cơ sở để các địa phương xây dựng nhu cầu kinh phí của từng địa phương) kèm theo Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc Covid-19 (tỉnh xây dựng phương án 20.000 ca bệnh)

7.4. Nhu cầu về nhân sự (theo Phụ lục 2 đính kèm)

Phân bổ tiêu chuẩn cho Bệnh viện dã chiến tầng 1, 2, 3 theo cơ số tối thiểu nhân lực (đã tham khảo ý kiến Bộ Y tế) cụ thể như sau:

- Tầng 1: 100 giường bệnh; chuyên môn: 5 người (1 bác sĩ, 2 điều dưỡng/y sĩ, 1 hộ lý, 1 công tác hành chính); nhân sự hỗ trợ vòng ngoài 6 người, vòng trong 4 người. Số giường bệnh tăng hơn 100 giường tùy tình hình thực tế bổ sung thêm nguồn lực cho phù hợp.

- Tầng 2: 100 giường bệnh; chuyên môn: 5 người (1 bác sĩ, 2 điều dưỡng/y sĩ, 1 hộ lý, 1 công tác hành chính); nhân sự hỗ trợ vòng ngoài 6 người, vòng trong 4 người. Số giường bệnh tăng hơn 100 giường tùy tình hình thực tế bổ sung thêm nguồn lực cho phù hợp.

- Tầng 3: Chuyên môn: 7 người (1 bác sỹ, 3 điều dưỡng/y sĩ, 1 kiểm soát nhiễm khuẩn, 1 hộ lý, 1 công tác hành chính) phục vụ 10 giường bệnh. Ưu tiên bác sĩ hồi sức cấp cứu, nhiễm, tim mạch, gây mê hồi sức. Nhân sự hỗ trợ vòng ngoài 6 người, vòng trong 1 người cho 20 giường bệnh.

Với định mức dự kiến, mỗi bệnh viện với quy mô và theo tầng sẽ tính được số lượng người, trong đó tại chỗ, huy động từ huyện khác về, từ lực lượng cán bộ y tế của công an, quân sự, tư nhân, các hội như hội y học, hội điều dưỡng, hội dược học. và sinh viên năm thứ 5, 6. Thực tế nguồn lực trong tỉnh đang thiếu trầm trọng lại rất nhiều Bệnh viện dã chiến quy mô nhỏ lại càng thiếu nhân lực. Sở Y tế đã đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nguồn nhân lực và tiếp tục gửi đề nghị đến Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia.

7.5. Kinh phí

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ các địa phương theo quy định hiện hành.

- Huy động nguồn lực ngoài ngân sách.

8. Đảm bảo an sinh xã hội và sản xuất

- Đảm bảo duy trì tối đa các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho đời sống nhân dân các địa phương xảy ra dịch như điện năng, thông tin liên lạc, giao thông, cung ứng thực phẩm, đồ tiêu dùng, bình ổn giá chống tích trữ găm hàng trục lợi.

- Tập trung ngăn chặn dịch lây lan trong khi công nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch, kiên quyết đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp vi phạm các quy tắc phòng chống dịch. Tạm dừng hoạt động tại các nhà máy, cơ sở sản xuất có các trường hợp mắc COVID-19 và phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cho công nhận, người lao động.

- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng cho công nhân các khu công nghiệp, sản xuất tập hợp đông người.

- Tổ chức đánh giá diễn biến tình hình dịch để xác định các vùng dịch không trầm trọng, vẫn nằm trong tầm kiểm soát để cho tổ chức sản xuất, kinh với các điều kiện nhất định.

- Tổ chức các chính sách xã hội, chia sẻ các nhu yếu phẩm, thực phẩm và các hoạt động nhân đạo. Triển khai các biện pháp hỗ trợ phân phối, tiêu thụ hàng hóa an toàn dịch bệnh, đặc biệt với các hàng hóa nông sản, có thời gian bảo quản ngắn.

- Đảm bảo duy trì sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

- Xử lý chất thải, nước thải và vệ sinh trong khu vực phong tỏa, khu vực cách ly và khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 đảm bảo theo quy định nhằm hạn chế và không để phát tán mầm bệnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Huy động toàn bộ nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh (kể cả lực lượng y tế tư nhân) và phối hợp có hiệu quả với lực lượng y tế ngoài tỉnh đến hỗ trợ chống dịch.

- Tham mưu thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh (phụ cấp chống dịch, trực...).

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan công tác y tế trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông của tỉnh thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác diễn biến dịch, triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch, các thông tin tránh gây hoang mang lo sợ cho người dân, bất ổn xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh tại cộng đồng.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tuân thủ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn diễn biến phức tạp.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, đáp ứng các tình huống phức tạp khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong lực lượng cán bộ, chiến sĩ của ngành.

- Chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự cho việc cách ly y tế bắt buộc đối với các vùng, khu vực phong tỏa...; tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng.

- Phối hợp với Sở Y tế, thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ công tác có liên quan phòng, chống dịch với ngành Y tế.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

- Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong lực lượng cán bộ, chiến sĩ của ngành.

- Triển khai các biện pháp cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở với nước bạn Campuchia; phối hợp kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và khách qua lại tại các cửa khẩu, các chốt biên phòng; tăng cường phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới tạm thời không đi lại thăm người thân để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Phối hợp với ngành Y tế chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó với mọi tình huống trong trường hợp dịch lan rộng và có nhiều diễn biến phức tạp.

5. Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Hải quan Long An

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp kiểm dịch và phòng, chống dịch bệnh; phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với ngành Y tế.

6. Sở Công Thương

- Theo dõi, nắm chắc số lượng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư, trang thiết bị y tế trên thị trường để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan, các tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu mua vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

- Tham mưu đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo yêu cầu về công tác phòng, chống dịch, vừa tiêu thụ được nông sản.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chng độc quyền, chng đầu cơ các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cơ sở cung cấp hàng hóa, các nhà thuốc, quầy thuốc,... nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với với ngành Y tế trong quá trình thực hiện Phương án này, đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Long An và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, ngăn chặn triệt để gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền về phòng, chống dịch nguy hiểm đối với người trên cơ sở tài liệu do Sở Y tế cung cấp.

- Quản lý chặt chẽ hệ thống bưu chính, viễn thông, Internet, truyền hình trả tiền, xuất bản, in, phát hành và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; bảo đảm an toàn thông tin liên lạc, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

- Phối hợp với Công an tỉnh theo dõi, phát hiện, tiếp nhận xử lý các trường hợp thông tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải và vệ sinh môi trường có liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

9. Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An

Tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tính chất nguy hiểm và tác hại của dịch bệnh đối với sức khỏe con người; thông tin kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh để người dân không hoang mang lo lắng, chủ động, phối hợp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ biến, thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tới học sinh, sinh viên, giáo viên; phối hợp với ngành y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục; theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình sức khỏe của học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, kịp thời thông báo cho cơ quan y tế để triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống; chỉ đạo thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, khử khuẩn lớp học, trang thiết bị giảng dạy đảm bảo an toàn cho cán bộ, viên chức của ngành, học sinh, sinh viên trong hoạt động giảng dạy và học tập.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chỉ đạo các địa phương về các hoạt động lễ hội; sự kiện tập trung đông người; tổ chức tour du lịch... theo chủ trương của Trung ương và UBND tỉnh. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các địa phương.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; quản lý chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách đến từ vùng dịch đang ở trên địa bàn tỉnh.

12. Các Sở ngành khác

Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đối với người theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp hiệu quả với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

13. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại những nơi có người từ vùng dịch trở về hoặc những trường hợp tiếp xúc với người bệnh. Đối với các địa phương có biên giới, cửa khẩu phải chủ động kiểm soát chặt chẽ người qua lại và kiểm tra sức khỏe chặt chẽ trước khi nhập cảnh.

- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đối với người trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, ban và các địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng, chống dịch bệnh; hạn chế thấp nhất các ca mắc và tử vong.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh

Chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh hợp phối với ngành y tế, các đơn vị liên quan, chính quyền cùng cấp thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

15. Xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết

Trên cơ sở Phương án này, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chỉ đạo của Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, xây dựng phương án chi tiết và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

Phương án xử lý tình huống khi có 20.000 người mắc COVID-19 sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến của tình hình dịch và các biện pháp triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế trong tình hình mới./.

 

PHỤ LỤC 1

NHU CẦU VẬT TƯ TIÊU HAO, HÓA CHẤT, SINH PHẨM XÉT NGHIỆM, THUỐC, Ô XY Y TẾ, TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG DỊCH THEO CẤP ĐỘ TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19
(Kèm Quyết định số 8415/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Đơn giá dự kiến để tham khảo (1000 đồng)

20.000 ca mắc

Dự toán

Cách tính

1

2

3

4

5

6

7

A

Khối dự phòng, giám sát

 

 

 

 

 

I

Trang thiết bị điều tra, giám sát đáp ứng chống dịch (1 đội đáp ứng nhanh gồm 7 cán bộ theo QĐ 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019)

 

Cách tính

- Một đội cơ động gồm 7 cán bộ y tế/1 đội theo QĐ 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019)

- 01 trường hợp F0 tương ứng có 10 ca F1 và 100 ca F2 (căn cứ tỷ lệ giữa số ca mắc và số F1, F2 theo số liệu tổng hợp thực tế của tổ truy vết)

Cách tính số đội cơ động/tỉnh =53 ((Số quận/huyện (Trung bình là 705/63 tỉnh/tp = 12 quận/huyện/tỉnh, tp) x 4 đội/huyện + 5 đội /CDC tỉnh) (Riêng Hà Nội và TP HCM số đội cơ động được tính = 2 lần so với số trung bình của các tỉnh/tp khác

1

Trang thiết bị phòng hộ cá nhân, hóa chất

 

 

 

212.880.454

 

1

Quần áo phòng chống dịch cấp độ 4

Bộ

270,00

280.000

75.600.000

7 cán bộ/đội*2 bộ/cán bộ*số trường hợp mắc (F0)

2

Quần áo phòng chống dịch cấp độ 2

Bộ

100,00

560.000

56.000.000

7 cán bộ/đội*4 bộ/cán bộ*số trường hợp mắc (F1)/10

3

Số khẩu trang chống vi rút dùng 1 lần (N95, N96,... hoặc tương đương)

Chiếc

50,00

280.000

14.000.000

7 cán bộ/đội*2 bộ/cán bộ*số trường hợp mắc (F0)

4

Khẩu trang y tế, gồm:

 

 

 

0

 

4.1

Số khẩu trang y tế dành cho đội cơ động đi điều tra F1

Chiếc

2,00

1.200.000

2.400.000

3 cán bộ*F1*2 lần*số trường hợp mắc

4.2

Số khẩu trang y tế dành cho theo dõi F1

Chiếc

2,00

2.240.000

4.480.000

2 cán bộ*số trường hợp mắc *2 lần/ngày *28 ngày (F1 cách ly tập trung, trung bình 2 cán bộ theo dõi F1 của 1 bệnh nhân

4.3

Số khẩu trang y tế phát cho F1

Chiếc

2,00

8.400.000

16.800.000

F1*2 chiếc/ngày*21 ngày*số trường hợp mắc

4.4

Số khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn trở lên theo hướng dẫn của BYT cho người theo dõi người cách ly, người nghi ngờ tại cộng đồng

Chiếc

2,00

643.507

1.287.014

Cách tính số khẩu trang cho 500 ca mắc = 10 cán bộ/TTYT, CTV*số xã, phường*28 ngày*2 chiếc/ngày. (Cách tính cho 1.000 ca = 2 lần của 500 ca, cho 3.000 ca = 1,8 lần của 1.000 ca, cho 10.000 ca = 1,6 lần của 3.000 ca, cho 30.000 ca = 1,4 ln của 10.000 ca)

Số xã phường trung bình/01 tỉnh, thành phố = 168 xã, phường (bằng 10.559 xã, phường trên cả nước/63) (Riêng Hà Nội và TP.HCM số đội cơ động được tính = 2 lần so với trung bình của các tỉnh/tp khác)

5

Mặt nạ/ kính bảo hộ cho CBYT

Chiếc

500,00

14.840

7.420.000

7 CB/đội*(2 chiếc/CB)/(F0/1.000)*số đội cơ động tỉnh

(Dự kiến có 1.000 ca mắc thì thay mặt nạ/kính bảo hộ 1 lần)

(Riêng Hà Nội và TP HCM số đội cơ động được tính = 2 lần so với số trung bình các tnh/tp khác)

6

Găng tay y tế cho CBYT

Hộp (20 đôi)

70,00

40.000

2.800.000

2 hộp/1 ca bệnh*số trường hợp mắc

7

Dung dịch rửa tay sát khuẩn cho NVYT

Lít

400,00

20.000

8.000.000

1 lít/1 ca bệnh*số trường hợp mắc

8

Dung dịch scs họng cho CBYT

Lít

250,00

20.000

5.000.000

1 lít/1 ca bệnh*số trường hợp mắc

9

Ủng chống hóa chất cho CBYT

Đôi

150,00

14.840

2.226.000

7 CB/đội*(2 đôi/người*số đội cơ động)*/(F0/1.000) (Dự kiến có 1.000 ca mắc thì thay ủng 1 lần)

(Riêng Hà Nội và TP HCM số đội cơ động được tính = 2 lần so với số trung bình các tỉnh/tp khác)

10

Hóa chất khử khuẩn

kg

180,00

93.708

16.867.440

Cách tính cho 500 ca=(số xã, phường/tỉnh(trung bình 168 xã, phường/tnh)*50kg/xã, phường+số đội cơ động(cách tính như trên)*100kg/đội)

(Cách tính cho 1.000 ca=2 lần của 500 ca, cho 3.000 ca=1,8 lần của 1.000 ca, cho 10.000 ca=1.6 lần của 3.000 ca, cho 30.000 ca=1,4 lần của 10.000 ca)

Đối với 1 trường hợp mắc: số hóa chất khử khuẩn chỉ cấp cho xã, phường.

II

Trang thiết bị giám sát chống dịch

 

 

 

14.628.000

 

1

Máy đo nhiệt độ cầm tay

Chiếc

1.500,00

212

318.000

Số đội cơ động/tỉnh x 2 cái/đội x số lần thay mới(dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN VÀ TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

2

Ống nghe y tế

Chiếc

500,00

212

106.000

Số đội động/tỉnh x 2 cái/đội x số lần thay mới(dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

3

Máy đo huyết áp

Chiếc

1.500,00

212

318.000

Số đội cơ động/tỉnh x 2 cái/đội x số lần thay mới(dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN VÀ TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

4

Bộ dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm

Bộ

7.000,00

530

3.710.000

Số đội cơ động/tỉnh x 5 bộ (dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN VÀ TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

5

Bình phun tay

Chiếc

13.000,00

212

2.756.000

Số đội cơ động/tỉnh x 2 cái/đội x số lần thay mới(dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN VÀ TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

6

Máy phun hóa chất khử khuẩn đeo vai

Chiếc

35.000,00

212

7.420.000

Số đội cơ động/tỉnh x 2 cái/đội x số lần thay mới(dự kiến 10.000 ca thay mới 1 lần)

(Riêng HN VÀ TPHCM số đội cơ động được tính=2 lần so với số TB của các tỉnh/tp khác

III

Trang thiết bị xét nghiệm

 

 

 

485.880.000

 

1

Máy Realtime PCR

Chiếc

1.220.000,00

114

139.080.000

Tổng số testkit/28 ngày/(320 Testkit/ngày/1 máy)

2

Kít chạy tách chiết(ARN)

Test

40,00

1.020.000

40.800.000

F0+(F0*F1*4 lần XN)+((F0*F2)/10 mẫu gộp)*1 lần XN

3

Sinh phẩm chạy Realtime RT PCR

Test

300,00

1.020.000

306.000.000

F0+(F0*F1*4 lần XN)+((F0*F2)/10 mẫu gộp)*1 lần XN

B

Khối điều trị

 

 

 

 

 

I

Trang thiết bị điều trị

 

 

 

3.410.941.260

 

1

Bộ dụng cụ thở oxy (bình làm ấm, đồng hồ đo lưu lượng...): ổ thở oxy, khí nén (có thể mua loại chia đôi, cắm 01 ổ chia hai)

Bộ

2.600,00

3.902

10.145.200

 

2

Máy thở chức năng cao

Cái

750.000,00

752

564.000.000

 

3

- Máy thở không xâm nhập, hoặc

- Máy thở xâm nhập và không xâm nhập

Cân nhắc có thể lựa chọn thay thế HFNO nếu điều kiện của cơ sở triển khai được

Cái

550.000,00

470

258.500.000

 

4

Hệ thống oxy dòng cao HFNC, có thể chọn máy thở không xâm nhập nếu oxy khí nén không phù hợp, cũng như RAM thở hiếm trên thị trường

Cái

90.000,00

282

25.380.000

 

5

Máy thở xách tay kèm van PEEP, 2 bộ dây

Cái

500.000,00

164

82.000.000

 

6

Máy lọc máu liên tục (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện)

Cái

1.300.000,00

282

366.600.000

 

7

Hệ thống ECMO (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện, dùng chung cho 01 bệnh viện)

Hệ thống

3.700.000,00

48

177.600.000

 

8

Máy X quang di động

Cái

3.250.000,00

200

650.000.000

 

9

Máy siêu âm Doppler màu ≥ 3 đầu

Cái

2.000.000,00

200

400.000.000

 

10

Máy đo khí máu (đo được điện giải đồ, lactat, hematocrite)

Cái

450,00

94

42.300

 

11

Máy theo dõi BN ≥ 5 thông số

Cái

160,00

3.902

624.320

 

12

Máy đo độ bão hòa oxy kẹp tay

Cái

6,00

9.060

54.360

 

13

Hệ thống oxy (có thể thay bằng bình oxy hoặc oxy hóa lỏng)

Hệ thống

36,00

1.000

36.000

 

14

Máy tạo oxy y tế (khi không có hệ thống oxy trung tâm)

Cái

11,00

4.880

53.680

 

15

Bơm tiêm điện

Cái

25.000,00

9.088

227.200.000

 

16

Máy truyền dịch

Cái

35.000,00

3.608

126.280.000

 

17

Máy hút đờm

Cái

25.000,00

2.856

71.400.000

 

18

Máy hút dịch liên tục áp lực thấp

Cái

25.000,00

1.164

29.100.000

 

19

Bình hút dẫn lưu màng phổi kín di động

Cái

35.000,00

1.352

47.320.000

 

20

Bộ đèn đặt NKQ thường

Bộ

30.000,00

1.094

32.820.000

 

21

Bộ đèn đặt NKQ có camera

Bộ

130.000,00

94

12.220.000

 

22

Bộ khí dung kết nối máy thở

Bộ

35.000,00

752

26.320.000

 

23

Bộ khí dung thường

Bộ

2.200,00

234

514.800

 

24

Máy phá rung tim có tạo nhịp

Cái

250.000,00

1.000

250.000.000

 

25

Máy điện tim ≥ 6 kênh

Cái

70.000,00

94

6.580.000

 

26

Bộ mkhí quản

Bộ

3.500,00

1.000

3.500.000

 

27

Đèn thủ thuật

Cái

30.000,00

1.094

32.820.000

 

28

Bóng Ampu có van PEEP

Cái

1.900,00

2.000

3.800.000

 

29

Bóng Ampu (quả)

Cái

250,00

1.880

470.000

 

30

Lưỡi đèn đặt NKQ (cho 02 bộ, mỗi bộ 04 cỡ lưỡi, mỗi cỡ 2 cái)

Bộ

5.000,00

1.094

5.470.000

 

31

Nhiệt kế

Cái

5,00

18.120

90.600

 

II

Vật tư tiêu hao xét nghiệm

 

 

0

5.227.600.196

 

1

Hộp đựng mẫu bệnh phẩm

Hộp

1.200,00

10.000

12.000.000

 

2

Typ đựng môi trường vận chuyển bệnh phẩm

Hộp 50 cái

17.700,00

267.400

4.732.980.000

 

3

Que lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu và que lấy mẫu dịch ngoáy họng

Hộp 100 cái

1.100,00

267.400

294.140.000

 

4

Dây hút đờm kín

Chiếc

255,00

4.512

1.150.560

 

5

Dây hút đờm thường

Chiếc

6,51

159.800

1.040.298

 

6

Mask túi

Chiếc

34,00

12.690

431.460

 

7

Mask thở máy không xâm nhập

Chiếc

2.270,00

4.230

9.602.100

 

8

RAM thở không xâm nhập (NCPAP)

Chiếc

1.200,00

4.700

5.640.000

 

9

Bộ dây và mask khí dung dùng 1 lần

Chiếc

41,00

15.262

625.742

 

10

Dây thở oxy

Chiếc

8,80

15.262

134.306

 

11

Quả lọc máu liên tục (1 quả/ngày/BN x 2 BN lọc máu x 12 ngày)

Quả

17.100,00

2,444

41.792.400

 

12

Catheter lọc máu

Cái

430,00

2.444

1.050.920

 

13

Quả ECMO

Quả

80.000,00

188

15.040.000

 

14

Catheter ECMO động mạch và tĩnh mạch

Bộ

28.300,00

282

7.980.600

 

15

Dây máy thở dùng 1 lần

Bộ

130,00

4.512

586.560

 

16

Bộ đo HA ĐM xâm nhập

Bộ

600,00

2.256

1.353.600

 

17

Catheter động mạch (theo dõi HA xâm lấn)

Chiếc

295,00

2.256

665.520

 

18

Túi đựng dịch thải lọc máu

Túi

260,00

2.256

586.560

 

19

Ống NKQ hút trên cuf (Hi-Lo EVAC)

Cái

384,00

4.828

1.853.952

 

20

Cathetre đặt tĩnh mạch trung tâm 3 nòng

Cái

631,00

3.008

1.898.048

 

21

Catheter dẫn lưu màng phổi

Cái

8,00

2.414

19.312

 

22

Túi đo nước tiểu

Túi

8,00

3.824

30.592

 

23

Sonde foley

Cái

15,00

3.824

57.360

 

24

Điện cực dính

Cái

2,00

61.116

122.232

 

25

Phin lọc khuẩn và vi rút dây máy thở

Cái

22,00

4.512

99.264

 

26

Canuyn mở khí quản cỡ từ 3,5-4-4,5-5-5,5-6-6,5-7-7,5 và 8 (mỗi loại 02 cái)

Chiếc

300,00

1.640

492.000

 

27

Bộ điện cực máy tạo nhịp ngoài

Bộ

2.000,00

1.146

2.292.000

 

28

Dây nối máy thở (dùng 1 lần)

Chiếc

45,00

2.368

106.560

 

29

Tấm che MIKA (khi đặt ống NKQ)

Cái

25,00

9.530

238.250

 

30

Kít xét nghiệm PCR COVID-19

Test

350,00

267.400

93.590.000

 

III

Phương tiện phòng hộ

 

 

 

725.777.795

 

1

Bộ trang phục cấp độ 2

Bộ

100,00

4.329.948

432.994.800

 

2

Khẩu trang N95

Chiếc

50,00

3.531.948

176.597.400

 

3

Khẩu trang y tế

Chiếc

1,50

7.434.000

11.151.000

 

4

Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần

Đôi

22,00

43.454

955.988

 

5

Găng tay khám bệnh, dùng 1 lần

Đôi

2,00

5.842.200

11.684.400

 

6

Găng tay vô khuẩn

Đôi

5,20

721.760

3.753.152

 

7

Găng tay dài

Đôi

 

14.962

0

 

8

Dung dịch VST chứa cồn

Chai 500ml

69,50

330.174

22.947.093

 

9

Dung dịch xà phòng rửa tay

Chai 500ml

61,00

51.198

3.123.078

 

10

Khăn lau khử khuẩn bề mặt máy thở, monitor...

Hộp 80 cái

280,00

163.600

45.808.000

 

11

Thùng đựng rác thải nguy hại 30 lít

Chiếc

231,00

26.774

6.184.794

 

12

Thùng đựng rác thải nguy hại 120 lít

Chiếc

605,00

9.258

5.601.090

 

13

Túi đựng rác thải nguy hại (cho thùng 30 lít)

Chiếc

1,70

1.260.000

2.142.000

 

14

Túi đựng rác thải nguy hại (cho thùng 120 lít)

Chiếc

5,00

567.000

2.835.000

 

15

Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho NVYT

Chai 200 ml

 

266.530

0

 

16

Túi đựng tử thi

Chiếc

 

66

0

 

IV

Thuốc thiết yếu

 

 

 

297.466.760

 

1

Immunoglobulin tĩnh mạch 2,5 g hoặc 5g

Lọ

7.250,00

5.264

38.164.000

 

2

Vancomycin 500mg

Lọ

17,40

56.400

981.360

 

3

Meropenem 500 mg

Lọ

64,50

18.800

1.212.600

 

4

Imipenem/Cilastatin 500mg +500mg

Lọ

122,80

18.800

2.308.640

 

5

Ceftriaxon 1g/Cefotaxime 1g

Lọ

17,80

41.160

732.648

 

6

Levofloxacin 0,5g

Viên

79,00

56.400

4.455.600

 

7

Levofloxacin 0,5 g

Lọ

79,00

26.520

2.095.080

 

8

Cefazidime 500mg

Lọ

26,50

82.320

2.181.480

 

9

Ertapenem 1g

Lọ

552,42

18.800

10.385.496

 

10

Amikacin 0,5 g

Lọ

50,50

57.560

2.906.780

 

11

Azithromycin 500mg

Viên

3,28

49.520

162.426

 

12

Azithromycin sirô 200mg/5ml

Gói

115,99

5.820

675.062

 

13

Linezolid 600mg /300 ml

Túi

210,00

1.880

394.800

 

14

Adrenalin 1mg/ml

Ống

2,00

291.760

583.520

 

15

Nor-adrenalin 1mg/ml

Ống

35,00

291.760

10.211.600

 

16

Dopamin 200mg/5ml

Ống

22,05

45.120

994.896

 

17

Dobutamin 250mg/20m (hoặc 250mg/5ml, 250mg/250ml)

Ống

56,50

45.120

2.549.280

 

18

Midazolam 5mg/ml

Ống

16,80

573.760

9.639.168

 

19

Morphin 10mg/1ml

Ống

6,30

54.880

345.744

 

20

Fentanyl 0,5mg/10ml (hoặc 0,1mg/2ml)

Ống

11,80

77.440

913.792

 

21

Atracurium 2mg/ml

Ống

44,08

291.760

12.860.781

 

22

Phenobacbital

Ống

11,50

21.040

241.960

 

23

Heparin 5000 UI/ml

Lọ

110,25

11.280

1.243.620

 

24

Heparin trọng lượng phân tử thấp Lovenox 2000UI/lọ

Lọ

0,00

11.280

0

 

25

Kali clorid 10% ống

Ống

1,74

291.760

507.662

 

26

Calci gluconat/calci clorua 10%

Ống

13,86

122.560

1.698.682

 

27

Natri bicacbonat 8,4% ống

Ống

38,85

32.320

1.255.632

 

28

Magie sulphat 15% ống 5ml

Ống

3,70

66.160

244.792

 

29

Albumin 20%/50ml

Lọ

890,00

28.200

25.098.000

 

30

Dich lọc máu liên tục theo máy

Túi

700,00

45.120

31.584.000

 

31

Natri clorid 0,9% 500ml

Chai

7,98

156.400

1.248.072

 

32

Glucose 5% 500ml

Chai

7,21

66.160

477.014

 

33

Glucose 10% 500ml

Chai

9,35

32.320

302.192

 

34

Ringer lactat

Chai

8,56

54.880

469.773

 

35

Ringer lactat + Glucose

Chai

9,14

122.560

1.120.198

 

36

Bydrocortison 100mg

Lọ

7,30

20.340

148.482

 

37

Dexametliasone 4mg/ống

ng

0,79

37.600

29.704

 

38

Dexamethasone 0,5mg

Viên

0,13

168.000

21.840

 

39

Methylprednisolon 125mg/lọ

Lọ

207,58

31.620

6.563.680

 

40

Colistin 1 triệu UI

Lọ

378,00

67.680

25.583.040

 

41

Sulfamethoxazole 200mg và trimethoprim 40mg/Iọ

Lọ

110,00

28.200

3.102.000

 

42

Fluconazol 200mg/100 ml

Lọ

8,00

2.820

22.560

 

43

Amphotericin 50mg/lọ

Lọ

168,00

11.280

1.895.040

 

44

Amphotericin B 50mg/lọ

Lọ

168,00

11.280

1.895.040

 

45

Cancidas 70mg

Lọ

8.288,70

5.640

46.748.268

 

46

Micafungin 50mg

Lọ

2.388,70

16.920

40.416.804

 

47

Paracetamol 0,5g

Viên

0,12

944.720

113.366

 

48

Vitamin C 0,5g

Viên

0,14

543.600

76.104

 

49

Orezoi 1g

Gói

1,39

434.880

604.483

 

V

Oxy y tế

 

 

 

215.221.248

 

1

Oxy y tế

 

 

 

 

 

 

Nếu mức oxy 4 lít/phút: 4(lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1.140 ( bệnh nhân)

Lít

4,40

4.377.600

19.261.440

 

 

Nếu mức oxy 10 lít/phút: 10(lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1,140 ( bệnh nhân)

Lít

4,40

10.944.000

48.153.600

Nhu cầu oxy y tế tùy theo thực tế tại cơ sở khám, chữa bệnh, lựa chọn 1 trong 2 loại.

Ví dụ: mức oxy 4 l/p hoặc 10 l/p: Mức oxy 30% hoặc 100 %: Mức oxy 3 lít/ phút hoặc 15 lít /phút

 

Nếu mức oxy 30%: 4,6 (lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1080 (bệnh nhân)

Lít

4,40

4.769.280

20.984.832

 

Nếu mức oxy 100%: 6,6 (lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1080 (bệnh nhân)

Lít

4,40

6.842.880

30.108.672

 

Nếu mức oxy 3 lít/phút: 3 (lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 600 (bệnh nhân)+với mức oxy 30% của máy thở 4,6 (lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1080 (bệnh nhân)

Lít

4,40

6.497.280

28.588.032

 

Nếu mức oxy 15 lít/phút: 15 (lít/phút) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 600 (bệnh Iihân)+với mức oxy 100% của máy thở 6,6 (lít/pt) x 60 (phút) x 24 (giờ) x 1080 (bệnh nhân)

Lít

4,40

15.482.880

68.124.672

Tổng cộng

 

 

 

10.590.395.713,20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU NHÂN SỰ CẦN VỚI TÌNH HUỐNG CÓ 20.000 NGƯỜI MẮC COVID-19
(Kèm Quyết định số 8415/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)

SỐ TT

NHÂN SỰ

TẦNG 1

TẦNG 2

TẦNG 3

TỔNG SỐ

Cơ cấu nhân sự

Nhân sự hiện

nhân sự cần bổ sung

Cơ cấu nhân sự

Nhân sự hiện có

nhân sự cần bổ sung

Cơ cấu nhân sự

Nhân sự hiện có

nhân sự cần bổ sung

Cơ cấu nhân sự

Nhân sự hiên có

nhân sự cần bổ sung

1

BS Nội/ chuyên khoa khác

170

170

0

180

180

0

 

0

0

350

350

0

2

BS Hô hấp/ cấp cứu/truyền nhiễm/tiêm mạch/nội thần kinh

0

0

0

60

60

0

360

276

84

420

336

84

3

BS Hồi sức cấp cứu

0

0

0

0

0

0

40

14

26

40

14

26

4

Điều dưỡng

340

340

0

560

560

0

840

840

0

1.740

1.740

0

5

Nhân viên vệ sinh

170

170

0

80

80

0

60

60

0

310

310

0

6

Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn

 

 

 

20

20

0

10

10

0

30

30

0

7

Nhân viên xử lý chất thải

 

 

 

20

20

0

10

10

0

30

30

0

8

Nhân viên điều hành hệ thống oxy trung tâm và khí nén

 

 

 

 

 

 

10

10

0

10

10

0

9

Nhân viên khác: Công an, bộ đội, dân phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

680

680

0

920

920

0

1.330

1.220

110

2.930

2.820

110

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 8415/QĐ-UBND ngày 23/08/2021 về Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Long An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


665

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.15.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!