ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 698/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC PHÒNG, CHỐNG DỊCH
BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/06/2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 07/TTr-SNN ngày 18/01/2016 và ý
kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 662/STC-HCSN ngày 28/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch vệ
sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2016 trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ
quan chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Đài Phát thanh-Truyền hình; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng các ngành, đơn vị,
đoàn thể có liên quan căn cứ quyết định thi hành từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm Công báo;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN, VX3, TC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC,
GIA CẦM NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. Mục tiêu:
- Chủ động tiêu diệt mầm bệnh tại môi
trường và trên đàn vật nuôi để tạo
môi trường chăn nuôi an toàn, ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh. Bảo vệ sức khỏe
vật nuôi, sức khỏe con người và cộng đồng.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc được thực
hiện đúng phương pháp với hóa chất phù hợp, hiệu quả cao; đảm bảo an toàn cho
con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.
- Quản lý, cấp phát và sử dụng hóa chất
đúng mục đích, đúng đối tượng, không để hư hỏng, không gây lãng phí.
II. Đối tượng thực
hiện:
1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Chuồng trại, khu vực chăn nuôi và phụ cận; bãi chăn thả; thiết bị, dụng cụ chăn
nuôi, thú y; phương tiện vận chuyển;
người ra vào cơ sở.
2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; khu vực nuôi nhốt và phụ cận;
khu vực giết mổ và xử lý; dụng cụ
giết mổ và chứa đựng, người ra vào
cơ sở.
3. Các chợ, điểm tập trung, nơi buôn
bán động vật sống và sản phẩm động vật, nơi thu gom chất thải; các trục đường
giao thông, nơi có nguy cơ lây lan dịch bệnh.
4. Phương tiện, dụng cụ vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật, chất thải của động vật, phương tiện vận chuyển ra vào
vùng dịch.
5. Vùng có dịch bệnh xảy ra; nơi có
gia súc gia cầm bệnh, chết; nơi công cộng, bãi chăn thả trong phạm vi uy hiếp của
dịch bệnh; khu vực xử lý hoặc chôn gia súc, gia cầm.
III. Thời gian và
cách thức thực hiện:
1. Khử trùng tiêu độc định kỳ: Tổ chức thực hiện 04 đợt trong năm như sau:
- Đợt I: Trong tháng 2 - 3 năm 2016
(kết hợp thực hiện tổng vệ sinh khử
trùng tiêu độc trước và sau Tết
Nguyên đán);
- Đợt II: Trong tháng 5 - 6 năm 2016;
- Đợt III: Trong tháng 8 - 9 năm
2016;
- Đợt IV: Trong tháng 11 - 12 năm
2016.
2. Khử trùng tiêu độc đột xuất: Tiến
hành khi có dịch bệnh xảy ra, dịch bệnh uy hiếp hoặc diễn biến dịch bệnh và thời
tiết phức tạp có nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh cao.
IV. Nội dung hoạt
động:
1. Công tác tuyên truyền: Thông qua
các phương tiện và hình thức tuyên truyền phù hợp (báo, đài Phát thanh truyền
hình, xe loa, băng rôn, tài liệu tuyên truyền, họp tổ dân phố) phổ biến về mục
đích và sự cần thiết của công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong chăn nuôi
và phòng, chống dịch bệnh động vật để tổ chức, hộ gia đình, người
chăn nuôi phối hợp cùng chính quyền và cơ quan chuyên môn thực hiện công tác khử
trùng tiêu độc đạt hiệu quả.
2. Công tác chuẩn bị:
a) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt,
Bảo Lộc (sau đây gọi là UBND cấp huyện) chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện
xây dựng kế hoạch chi tiết (kinh phí, vật tư, nhân lực, phương tiện, tổ chức thực
hiện) trình UBND huyện phê duyệt; phối hợp các phòng, ban liên quan, UBND cấp xã và các đoàn thể tại địa phương
tổ chức thực hiện.
b) Chi cục Thú y tỉnh tổng hợp nhu cầu của các địa phương, đơn vị để phân bổ, cấp hóa chất kịp thời theo các đợt định kỳ hoặc đột xuất.
c) Trung tâm Dự trữ vật tư Thú y - Bảo
vệ thực vật tỉnh thực hiện việc mua hoặc tiếp nhận hóa chất được hỗ trợ (nếu
có) để dự trữ, bảo quản và cung ứng
đủ, kịp thời số lượng hóa chất cho các địa phương, đơn vị theo phân bổ của Chi
cục Thú y.
3. Cấp phát hóa chất, tổ chức vệ
sinh, khử trùng tiêu độc và quản lý hóa chất: Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện
là đầu mối tiếp nhận hóa chất từ Trung tâm Dự trữ vật tư Thú y - Bảo vệ thực vật
tỉnh, có trách nhiệm:
a) Cấp phát hóa chất, hướng dẫn
chuyên môn cho các hộ chăn nuôi có gia súc gia cầm bị bệnh hoặc trong vùng dịch,
vùng có nguy cơ cao tự tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại cơ sở của mình
và giám sát việc thực hiện của các hộ chăn nuôi;
b) Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức
các tổ, đội phun thuốc để tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với
các khu vực công cộng theo kế hoạch và đột xuất; tổ chức chống dịch, kiểm dịch
động vật và các hoạt động phòng chống dịch khác (xử lý, tiêu hủy động vật, sản
phẩm động vật);
c) Quản lý và chịu trách nhiệm về việc
sử dụng hóa chất tại địa phương. Thu hồi vỏ lọ đựng hóa chất đã sử dụng và tổ
chức tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y; lập hồ sơ thanh, quyết toán việc
sử dụng hóa chất theo hướng dẫn của Trung tâm Dự trữ vật tư Thú y - Bảo vệ thực
vật.
V. Hóa chất và kinh
phí thực hiện:
1. Dự trù lượng hóa chất khử trùng
tiêu độc năm 2016: khoảng 28.000 lít, gồm: Thuốc Han - Iodine: 10.000 lít; RTD - Iodine:
8.000 lít; B.K.VET: 10.000 lít.
Chi tiết tại phụ lục I đính kèm theo.
2. Kinh phí:
a) Ngân sách tỉnh:
- Chi cho hoạt động tuyên truyền, kiểm tra giám sát và các chi phí khác ở cấp tỉnh.
- Mua hóa chất theo nhu cầu khử trùng
tiêu độc định kỳ: tổng kinh phí là 3.620 triệu đồng, nguồn kinh phí: dự phòng
ngân sách tỉnh năm 2016 (Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm).
- Mua vật tư, dụng cụ như máy phun
thuốc, một số vật tư khác và bảo hộ lao động để thực hiện ở cấp tỉnh; chi phí tiêu hủy vỏ lọ.
- Kinh phí tiếp nhận, dự trữ bảo quản,
vận chuyển hóa chất về tỉnh và từ tỉnh đến huyện (khi được Trung ương hỗ trợ
hóa chất).
b) Ngân sách huyện: Đảm bảo cho công
tác tổ chức thực hiện vệ sinh, khử
trùng tiêu độc tại địa phương, bao gồm: hoạt động tuyên truyền, nhân công, vật
tư phục vụ (máy phun, bình phun, nhiên liệu, bảo hộ lao động...) và các chi phí
khác.
c) Đối với các cơ sở chăn nuôi, cơ sở
giết mổ gia súc gia cầm và chủ các cơ sở có hoạt động liên quan đến chăn nuôi
thú y: Tự mua hóa chất và trang trải chi phí khử trùng tiêu độc của cơ sở mình,
có sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan Thú y.
3. Cơ chế hỗ trợ, cấp phát hóa chất:
- Hỗ trợ hóa chất cho các hộ chăn
nuôi có gia súc, gia cầm bị bệnh, chết, tiêu hủy; các hộ chăn nuôi trong vùng dịch,
vùng có nguy cơ cao;
- Cấp cho Trung tâm Nông nghiệp cấp
huyện và các đơn vị liên quan để tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo
kế hoạch và đột xuất;
- Cấp cho Chi cục Thú y, Trung tâm
Nông nghiệp cấp huyện và các đơn vị
liên quan để tổ chức chống dịch, kiểm dịch động vật và các hoạt động phòng chống
dịch khác (xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; chẩn đoán, giám sát, điều
tra dịch tễ, tiêm phòng ...);
- Tùy vào diễn biến tình hình dịch bệnh
(theo xác định của Chi cục Thú y) có thể hỗ trợ cho một số đối tượng liên quan
khác.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp các ngành
liên quan và UBND các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra thường
xuyên kết quả thực hiện Kế hoạch khử trùng tiêu độc tại các địa phương, báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện từng đợt, định kỳ và cả năm.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y hướng dẫn, tập
huấn về chuyên môn, kỹ thuật; phân bổ hóa chất cho các địa phương; kiểm tra, giám sát sử dụng hóa chất của cấp huyện; tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm Dự trữ vật tư Thú
y - Bảo vệ thực vật cung ứng đủ số lượng hóa chất theo kế hoạch, đúng thời gian
theo yêu cầu; hướng dẫn và thu các chứng từ liên quan đến sử dụng hóa chất từ
Trung tâm nông nghiệp cấp huyện để thực hiện thanh quyết toán theo qui định.
2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh
phân bổ kinh phí để tổ chức thực hiện.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo
Lâm Đồng phối hợp tuyên truyền, phổ biến kế hoạch để tổ chức, hộ gia đình và người chăn nuôi biết và
thực hiện.
4. UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng,
cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã triển khai thực hiện; báo cáo tiến độ, kết quả
thực hiện Kế hoạch gửi Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thú y) để kịp thời xử lý và tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, UBND tỉnh./.
PHỤ LỤC I
BẢNG DỰ TRÙ LƯỢNG HÓA CHẤT PHỤC VỤ KẾ HOẠCH
KHỬ TRÙNG, TIÊU ĐỘC NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của
UBND tỉnh)
Stt
|
Nội dung chi
|
Đvt
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (đồng)
|
Thành
tiền (đồng)
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hóa chất B.K.VET
|
lít
|
10.000
|
132.000
|
1.320.000.000
|
2
|
Hóa chất Han - Iodine 10%
|
lít
|
10.000
|
126.000
|
1.260.000.000
|
3
|
Hóa chất RTD - Iodine
|
lít
|
8.000
|
130.000
|
1.040.000.000
|
|
Cộng
|
|
|
|
3.620.000.000
|