BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 647/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ điều 26, 27 của Luật Phòng, chống
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Việt Nam, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn
vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng đơn vị y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, PC, AIDS (2)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|
HƯỚNG DẪN
TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Chương
I.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Hướng dẫn này quy
định về nội dung, tổ chức hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN)
và tiêu chuẩn của cơ sở TVXNTN.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng
đối với tất cả các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân, các đơn vị, tổ chức có triển
khai TVXNTN, các cơ sở có làm xét nghiệm HIV; không áp dụng cho các hình thức
xét nghiệm bắt buộc được quy định tại Điều 28 của Luật phòng, chống nhiễm vi
rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Điều
3. Giải thích từ ngữ
1. Tư vấn về
HIV/AIDS (sau đây gọi chung là tư vấn) là quá trình trao đổi, cung cấp các
kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và
người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn
đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.
2. Tư vấn hỗ trợ
tiếp tục là tư vấn về HIV/AIDS khi người được tư vấn có nhu cầu tiếp tục
được tư vấn nhằm giải quyết những băn khoăn, lo lắng liên quan đến HIV/AIDS.
3. Tư vấn, xét
nghiệm HIV tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm HIV,
trong đó đối tượng tư vấn hoàn toàn tự nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn
dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
ghi tên.
4. Tư vấn, xét nghiệm
HIV tự nguyện vô danh là TVXNTN, trong đó đối tượng tư vấn không cần cung
cấp tên, địa chỉ để tham gia vào quá trình tư vấn, xét nghiệm HIV.
5. Tư vấn, xét nghiệm
HIV tự nguyện ghi tên là TVXNTN, trong đó đối tượng tư vấn tự nguyện cung
cấp tên, tuổi, địa chỉ để tham gia vào quá trình tư vấn và xét nghiệm HIV.
6. Xét nghiệm HIV
là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV
trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
Điều
4. Nguyên tắc của hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Bảo đảm bí mật:
Không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc tư vấn, xét nghiệm
HIV và kết quả xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn khi không có sự đồng ý của
đối tượng tư vấn.
2. Tự nguyện: Chỉ
thực hiện xét nghiệm HIV khi đối tượng tư vấn đã được tư vấn trước xét nghiệm
và được sự đồng ý của đối tượng tư vấn. Nghĩa là việc xét nghiệm HIV phải được
thông báo rõ ràng cho đối tượng tư vấn và do đối tượng tư vấn tự nguyện quyết
định đồng ý làm xét nghiệm.
3. Tuân thủ quy định của
pháp luật về xét nghiệm HIV: Việc xét nghiệm HIV và thông báo kết quả xét
nghiệm HIV phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
4. Giới thiệu chuyển
tiếp: Tiến hành giới thiệu chuyển tiếp đối tượng tư vấn tới các dịch vụ phù hợp
về dự phòng, chăm sóc, điều trị, và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS.
5. Lựa chọn dịch vụ: Đối
tượng tư vấn có thể chọn hình thức tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện vô danh
hoặc ghi tên.
Chương
II.
TRÌNH
TỰ VÀ NỘI DUNG TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
Điều
5. Trình tự của tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Tư vấn trước xét
nghiệm.
2. Thực hiện việc xét
nghiệm HIV cho đối tượng đã được tư vấn.
3. Tư vấn sau xét
nghiệm HIV.
4. Tư vấn hỗ trợ tiếp
tục (nếu đối tượng tư vấn có nhu cầu).
Điều
6. Nội dung chung của tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Tư vấn trước xét
nghiệm
a) Thông báo tính bí
mật của dịch vụ TVXNTN;
b) Cung cấp thông tin
về HIV/AIDS;
c) Đánh giá các nguy cơ
có khả năng làm lây nhiễm HIV;
d) Hướng dẫn, trao
đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
đ) Trao đổi và giải
thích ý nghĩa, lợi ích của xét nghiệm HIV;
e) Giải thích ưu điểm
và nhược điểm của hai hình thức TVXNTN vô danh hoặc ghi tên để đối tượng tư vấn
tự lựa chọn;
g) Nếu đối tượng tư
vấn tự nguyện đồng ý xét nghiệm HIV, tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi
xét nghiệm HIV cho đối tượng tư vấn.
2. Xét nghiệm HIV: Xét
nghiệm HIV được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế về việc chẩn đoán
nhiễm HIV.
3. Tư vấn sau xét
nghiệm HIV
a) Tư vấn cho người
có kết quả xét nghiệm HIV dương tính:
- Tư vấn sâu để đối
tượng hiểu đúng về kết quả xét nghiệm;
- Tư vấn hỗ trợ tinh
thần, tâm lý cho đối tượng tư vấn;
- Xác định, giới
thiệu các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, hỗ trợ,
điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai;
- Hướng dẫn đối tượng
tư vấn cách tiết lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng hoặc người chuẩn bị kết
hôn;
- Hướng dẫn đối tượng
tư vấn các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
- Tư vấn vận động
đối tượng tư vấn giới thiệu bạn tình hoặc bạn
nghiện chích chung đến tư
vấn và xét nghiệm HIV.
b) Tư vấn cho người
có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
- Tư vấn sâu để đối
tượng hiểu đúng về kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
- Hướng dẫn, trao đổi
lại các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
- Xác định, giới
thiệu đối tượng tư vấn tới các dịch vụ hỗ trợ;
- Tư vấn vận động đối
tượng tư vấn để giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện
chích chung đến tư vấn và xét nghiệm HIV.
4. Tư vấn hỗ trợ tiếp
tục:
Tiến hành tư vấn hỗ
trợ tiếp tục khi đối tượng tư vấn có nhu cầu được tư vấn hỗ trợ sau khi đã được
tư vấn trước xét nghiệm và sau xét nghiệm. Nội dung tư vấn hỗ trợ tiếp tục tập
trung vào các điểm sau:
a) Hỗ trợ đối tượng
tư vấn giải quyết các băn khoăn, lo lắng liên quan tới HIV/AIDS;
b) Tư vấn theo yêu
cầu của đối tượng tư vấn;
c) Giới thiệu đối
tượng tư vấn tới các dịch vụ hỗ trợ khác.
Điều
7. Nội dung tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho một số đối tượng cụ thể
Việc tư vấn cho các
đối tượng cụ thể phải theo đúng nội dung quy định tại Điều 6 của Hướng dẫn này.
Ngoài ra cần bổ sung các nội dung cụ thể phù hợp với từng đối tượng như sau:
1. TVXNTN cho phụ nữ
mang thai:
a) Tư vấn trước xét
nghiệm (Các cơ sở sản khoa có thể tổ chức tư vấn nhóm cho các thai phụ):
- Nguy cơ lây truyền
HIV từ mẹ sang con;
- Lợi ích, sự cần
thiết của việc làm xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;
- Các biện pháp dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong trường hợp mẹ nhiễm HIV;
b) Tư vấn sau xét
nghiệm: Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính, thực hiện việc tư vấn theo nội dung
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Hướng dẫn này. Trường hợp kết quả xét
nghiệm HIV dương tính cần nhấn mạnh thêm các vấn đề sau:
- Khả năng lây truyền
HIV cho con và các biện pháp giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Lợi ích và sử dụng
thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Sự cần thiết phải
tiếp cận các cơ sở y tế có dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong
quá trình mang thai, khi chuyển dạ đẻ và chăm sóc sau sinh;
- Lợi ích và sự cần
thiết để trẻ sơ sinh uống thuốc dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp theo
dõi chăm sóc sau sinh;
- Giới thiệu các dịch
vụ chăm sóc điều trị, hỗ trợ cho mẹ và trẻ sau sinh.
2. TVXNTN cho các đối
tượng có hành vi nguy cơ cao
a) Đối tượng nghiện
ma túy
- Tư vấn về khả năng
lây nhiễm HIV khi dùng chung dụng cụ tiêm chích;
- Tư vấn về các biện
pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục;
- Tư vấn về cai
nghiện và dự phòng tái nghiện;
- Tư vấn về vai trò
của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi, tìm kiếm
việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
b) Đối tượng mại dâm
- Tư vấn về nguy cơ
lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt khi có các nhiễm
trùng đường sinh dục;
- Tư vấn về các biện
pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục;
- Tư vấn về lây nhiễm
HIV khi có sử dụng ma túy, đặc biệt trong trường hợp sử dụng ma túy qua đường
tiêm chích;
- Tư vấn về vai trò
của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi, tìm kiếm
việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
c) Đối tượng quan hệ
tình dục đồng giới nam
- Nguy cơ lây nhiễm
HIV qua các hình thức quan hệ tình dục đồng giới nam;
- Các hình thức tình
dục an toàn và các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm dùng bao cao su
và sử dụng chất bôi trơn.
3. Bệnh nhân trong
các cơ sở phòng chống lao, khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và các
cơ sở y tế khác
a) Đối với bệnh nhân
lao: Tư vấn về nguy cơ mắc lao, điều trị lao đối với người nhiễm HIV, khuyến
khích bệnh nhân lao xét nghiệm HIV;
b) Đối với bệnh nhân
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tư vấn về khả năng lây nhiễm HIV đối
với bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và khuyến khích bệnh
nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục xét nghiệm HIV;
c) Đối với các bệnh
nhân trong các cơ sở y tế khác: Ngoài các trường hợp được quy định tại Điều 28
của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV/AIDS), nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm HIV, thầy thuốc cần
khuyến cáo bệnh nhân đến các cơ sở TVXNTN để được tư vấn và xét nghiệm HIV.
Chương
III.
QUY
TRÌNH TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
Điều
8. Quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Tư vấn trước xét
nghiệm
a) Bước 1. Giới thiệu
và định hướng buổi tư vấn:
- Giúp đối tượng tư
vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư vấn, trong đó cần nhấn
mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ;
- Trao đổi với đối
tượng tư vấn các mục tiêu của buổi tư vấn và nhấn mạnh trọng tâm của buổi tư
vấn là trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV;
- Giới thiệu cho đối
tượng tư vấn biết về các thủ tục tiến hành TVXNTN.
b) Bước 2. Đánh giá
nguy cơ:
- Giúp cho đối tượng
tư vấn xác định và hiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV;
- Xác định hành vi
nguy cơ, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.
c) Bước 3. Tìm hiểu
các biện pháp giảm nguy cơ:
- Phát hiện những khả
năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV của đối tượng tư vấn;
- Xác định cùng với
đối tượng tư vấn các phương án thực tiễn, phù hợp cho việc giảm nguy cơ nhiễm
HIV;
- Xây dựng kỹ năng,
cải thiện kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn giúp
cho đối tượng tư vấn bảo vệ bản thân và những người khác tránh lây nhiễm HIV.
d) Bước 4. Lập kế
hoạch giảm nguy cơ:
Hỗ trợ đối tượng tư
vấn xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp nhằm giảm nguy cơ nhiễm
HIV.
đ) Bước 5. Xác định
nguồn hỗ trợ giảm nguy cơ:
Giúp đối tượng tư vấn
xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ.
e) Bước 6. Chuẩn bị
xét nghiệm HIV:
- Tìm hiểu việc chuẩn
bị xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
- Liệt kê các lợi ích
khi biết tình trạng huyết thanh;
- Xác định sự sẵn
sàng làm xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
- Nếu đối tượng tư
vấn đồng ý xét nghiệm HIV, giải thích để họ lựa chọn hình thức xét nghiệm HIV
vô danh hoặc ghi tên. Nếu chọn hình thức ghi tên thì kết quả xét nghiệm HIV
phải được thông báo và cung cấp cho đối tượng tư vấn bằng phiếu trả lời kết quả
xét nghiệm theo quy định. Nếu chọn hình thức vô danh thì kết quả xét nghiệm HIV
chỉ được thông báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp đối tượng tư vấn biết
tình trạng HIV của mình (không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hoặc thông báo
qua điện thoại).
g) Đưa phiếu hẹn:
- Bảo đảm đối tượng
tư vấn biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm;
- Hướng dẫn cho đối
tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên;
- Giới thiệu chuyển
tiếp;
- Giới thiệu, hướng
dẫn và khuyến khích đối tượng tư vấn đến những dịch vụ chuyển tiếp thích hợp;
- Hoàn thành phiếu
thu thập thông tin đối tượng tư vấn;
- Hướng dẫn đối tượng
tư vấn sang phòng lấy máu.
2. Tư vấn sau xét
nghiệm
a) Tư vấn cho người
có kết quả xét nghiệm HIV dương tính
- Bước 1. Thông báo
kết quả xét nghiệm dương tính:
+ Tư vấn sâu để đối
tượng hiểu rõ về kết quả xét nghiệm;
+ Động viên họ và
trao đổi về cách sống tích cực;
- Bước 2. Xác định
nguồn hỗ trợ:
+ Xác định một người
mà người được tư vấn có thể chia sẻ thông tin về kết quả xét nghiệm và người sẽ
hỗ trợ cho người được tư vấn về sống chung với HIV/AIDS;
+ Xác định và giới
thiệu cho người được tư vấn các dịch vụ chuyển tiếp cần thiết.
- Bước 3. Trao đổi về
cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn
hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
+ Giúp đối tượng tư
vấn thông báo cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung
bơm kim tiêm về tình trạng nhiễm HIV của mình;
+ Đưa ra một phương
án giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm
kim tiêm tới dịch vụ TVXNTN.
- Bước 4. Giải quyết
các vấn đề liên quan đến giảm nguy cơ:
Hỗ trợ đối tượng tư
vấn cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn, bạn
nghiện chích chung bơm kim tiêm và người khác.
b) Tư vấn cho đối
tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính
- Bước 1. Thông báo
kết quả xét nghiệm âm tính:
+ Tư vấn sâu để đối
tượng được tư vấn hiểu rõ về kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa
sổ;
+ Nhấn mạnh việc đối
tượng tư vấn cần phải giải quyết các vấn đề liên quan tới việc giảm nguy cơ để
duy trì tình trạng không nhiễm HIV.
- Bước 2. Xem xét lại
kế hoạch giảm nguy cơ:
+ Đánh giá nỗ lực của
người được tư vấn trong việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ;
+ Xác định nguồn hỗ
trợ và những trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ.
- Bước 3. Xây dựng
lại kế hoạch giảm nguy cơ:
Xây dựng kế hoạch mới
hoặc sửa đổi lại kế hoạch cũ dựa trên những khó khăn, thách thức và thành công
của người được tư vấn.
- Bước 4. Trao đổi về
cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn
hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
Khuyến khích đối
tượng tư vấn trao đổi với vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích
chung bơm kim tiêm về tình trạng HIV của mình và giới thiệu họ tới dịch vụ
TVXNTN.
3. Tư vấn hỗ trợ tiếp
tục
a) Chia sẻ những khó
khăn trong cuộc sống của người được tư vấn;
b) Tư vấn hỗ trợ đối
tượng tư vấn và giới thiệu các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm lý khác nếu cần.
Chương
IV.
TIÊU
CHUẨN CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
Điều
9. Tiêu chuẩn nhân sự của cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Nhân sự: Mỗi cơ sở
TVXNTN cần bảo đảm có đủ các vị trí nhân sự sau:
a) Cán bộ phụ trách
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Có trình độ đại học
chuyên ngành y tế hoặc xã hội;
+ Có chứng nhận đã
qua tập huấn về TVXNTN;
+ Có chứng nhận đã
qua tập huấn về giám sát hoạt động TVXNTN;
+ Có ít nhất 6 tháng
kinh nghiệm làm công tác TVXNTN.
- Số lượng: 01 người.
b) Tư vấn viên:
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Có trình độ từ
trung cấp chuyên ngành y tế hoặc xã hội trở lên và có kiến thức về HIV/AIDS.
+ Có chứng nhận đã
qua tập huấn về TVXNTN;
- Số lượng: Có ít
nhất 2 tư vấn viên kiêm nhiệm hoặc 01 tư vấn viên chuyên trách.
c) Kỹ thuật viên lấy
máu:
- Tiêu chuẩn lựa
chọn: Điều dưỡng viên hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm.
- Số lượng: Ít nhất
01 kỹ thuật viên lấy máu chuyên trách hoặc 02 kỹ thuật viên lấy máu làm kiêm
nhiệm.
d) Nhân viên hành
chính:
- Tiêu chuẩn: Tốt
nghiệp phổ thông trung học trở lên.
- Số lượng: 01 nhân
viên hành chính chuyên trách
Điều
10. Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV
tự nguyện
Một cơ sở TVXNTN phải
có ít nhất 3 phòng bố trí theo nguyên tắc di chuyển một chiều, bắt đầu vào là phòng
đón tiếp, tiếp đến phòng tư vấn và cuối cùng là phòng lấy máu xét nghiệm. Cụ
thể như sau:
1. Phòng đón tiếp
a) Có diện tích tối
thiểu 10m2, bảo đảm sạch sẽ, thông thoáng.
b) Trang thiết bị
- Có ít nhất 05 ghế cho
đối tượng tư vấn ngồi đợi (tùy vào số lượng đối tượng tư vấn có thể trang bị
thêm);
- Bàn, ghế làm việc
cho nhân viên hành chính, tủ đựng tài liệu có khóa;
- Điện thoại để bàn;
- Bảng phân công lịch
làm việc của cơ sở TVXNTN;
- Giá đựng tài liệu
và tài liệu truyền thông;
- Thiết bị truyền hình
để truyền thông;
- Các trang bị cụ thể
khác tùy theo nhu cầu.
2. Phòng tư vấn:
a) Có diện tích tối
thiểu của phòng tư vấn là 07m2, bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng;
b) Trang thiết bị:
- 01 bàn làm việc
(kích thước tối thiểu 0,8m x 1m) và 3 ghế;
- Tủ đựng tài liệu;
- Các vật dụng liên
quan khác phục vụ việc tư vấn của tư vấn viên.
3. Phòng lấy máu
a) Có diện tích tối
thiểu 7m2, bảo đảm thông thoáng, khô ráo và đủ ánh sáng;
b) Trang thiết bị:
- Một bộ bàn ghế làm
việc (1 bàn, 2 ghế);
- Tủ đựng tài liệu
(có khóa);
- Áo choàng (blouse)
và mũ cho kỹ thuật viên;
- Bàn đá hoặc Inox để
lấy máu;
- Tường ốp gạch men
trắng cao ít nhất là 150cm tính từ mặt sàn;
- Bồn rửa có đường
cung cấp nước sạch và dẫn nước thải trực tiếp;
- Các trang thiết bị,
vật dụng phục vụ việc lấy máu gồm: bơm kim tiêm, găng tay, bông, cồn, đầu côn,
ống lấy máu, giá đựng mẫu huyết thanh;
- Tủ đựng vật dụng
lấy máu xét nghiệm;
- Tủ lạnh bảo mẫu
máu, phích, bình lạnh để vận chuyển mẫu máu;
- Hộp cứng đựng các
vật dụng sắc nhọn đã sử dụng để loại bỏ;
- Thùng đựng rác thải
y tế, thùng đựng rác sinh hoạt;
- Nội quy về an toàn phòng
xét nghiệm và hướng dẫn xử trí khi bị phơi nhiễm nghề nghiệp treo lên tường;
- Các vật dụng cần
thiết khác theo yêu cầu.
Chương
V.
QUY
ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN
Điều
11. Vị trí, biển hiệu của cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Vị trí của cơ sở
TVXNTN: Cơ sở TVXNTN có thể đặt trong hoặc ngoài các cơ sở y tế nhưng cần bảo
đảm các yêu cầu sau:
a) Thuận tiện cho
việc tiếp cận của đối tượng tư vấn;
b) Bảo đảm các nguyên
tắc của dịch vụ TVXNTN.
2. Biển hiệu
a) Tên: Cơ sở tư vấn,
xét nghiệm tự nguyện;
b) Kích thước: Phù
hợp với vị trí và địa điểm của cơ sở tư vấn.
Điều
12. Nội dung hoạt động của cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Tư vấn trước, sau
khi xét nghiệm HIV; tư vấn hỗ trợ tiếp tục: Thực hiện theo quy định tại Điều 6
của Hướng dẫn này.
2. Lấy mẫu máu và gửi
đến các phòng xét nghiệm HIV của các cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm sàng lọc
HIV.
3. Giới thiệu chuyển
tiếp:
a) Dịch vụ chăm sóc y
tế: Phòng khám lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị nhiễm
trùng cơ hội, điều trị ARV cho người nhiễm HIV, phòng
lây truyền HIV từ mẹ
sang con;
b) Dịch vụ hỗ trợ xã
hội: Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ về pháp luật, các trung tâm cai
nghiện, chăm sóc người nhiễm HIV tại cộng đồng;
c) Các dịch vụ khác:
Câu lạc bộ người nhiễm HIV; chương trình trao đổi, cung cấp bơm kim tiêm;
chương trình bao cao su và tổ chức bảo trợ xã hội (tôn giáo, từ thiện)…
Điều
13. Quy định về sổ sách, biểu mẫu báo cáo
1. Sổ đăng ký tư vấn:
Mẫu sổ đăng ký tư vấn và việc ghi chép sổ đăng ký tư vấn thực hiện theo quy
định tại Phụ lục 1.
2. Sổ xét nghiệm: Mẫu
sổ xét nghiệm và việc ghi chép sổ xét nghiệm thực hiện theo quy định tại Phụ
lục 2.
3. Bộ mã số vô danh:
Mẫu bộ mã số vô danh và việc ghi chép bộ mã số vô danh thực hiện theo quy định
tại Phụ lục 3.
4. Phiếu hẹn: Mẫu
phiếu hẹn và việc ghi chép phiếu hẹn thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4.
5. Phiếu giới thiệu
chuyển tiếp: Mẫu phiếu giới thiệu chuyển tiếp và việc ghi chép mẫu phiếu giới
thiệu chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5.
6. Phiếu đồng ý xét
nghiệm HIV có ghi tên: Mẫu phiếu đồng ý xét nghiệm HIV có ghi tên và việc ghi
chép phiếu đồng ý xét nghiệm có ghi tên thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6.
7. Phiếu xét nghiệm
HIV: Mẫu phiếu xét nghiệm HIV và việc ghi chép phiếu xét nghiệm HIV thực hiện
theo quy định tại Phụ lục 7.
8. Phiếu thu thập
thông tin đối tượng tư vấn: Mẫu phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn và việc
ghi chép phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn thực hiện theo quy định tại
Phụ lục 8.
9. Biểu mẫu báo cáo hoạt
động TVXNTN, báo cáo danh sách người nhiễm HIV: Mẫu biểu báo cáo hoạt động
TVXNTN, mẫu báo cáo danh sách người nhiễm HIV và việc ghi chép các mẫu này thực
hiện theo quy định tại Phụ lục 9.
Điều
14. Nhiệm vụ của nhân viên cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Cán bộ phụ trách
a) Chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của cơ sở TVXNTN;
b) Hỗ trợ các tư vấn
viên giải quyết những vấn đề, khó khăn liên quan đến công tác TVXNTN;
c) Giám sát các hoạt
động chuyên môn, hành chính và quản lý trang thiết bị;
d) Ghi chép và báo
cáo kết quả hoạt động và danh sách người nhiễm hàng tháng.
2. Tư vấn viên:
a) Tư vấn cho đối
tượng tư vấn theo đúng quy trình TVXNTN đã được đào tạo;
b) Tham gia đầy đủ
hoạt động giám sát, bảo đảm chất lượng tư vấn và chịu sự giám sát của cán bộ
phụ trách gồm quan sát buổi tư vấn, giao ban và thảo luận trường hợp;
c) Ghi chép và quản
lý các phiếu, biểu mẫu;
d) Các nhiệm vụ cụ
thể khác do cán bộ phụ trách phân công.
3. Kỹ thuật viên lấy
máu:
a) Lấy máu, bảo quản và
chuyển mẫu bệnh phẩm, theo dõi và tiếp nhận phiếu kết quả xét nghiệm từ phòng
xét nghiệm;
b) Tuân thủ quy tắc
về an toàn và vệ sinh phòng lấy mẫu xét nghiệm, dụng cụ xét nghiệm, thực hiện
các quy định về dự phòng phổ cập;
c) Ghi chép và quản
lý sổ xét nghiệm;
d) Các nhiệm vụ cụ
thể khác do cán bộ phụ trách phân công.
4. Nhân viên hành
chính:
a) Đón tiếp, làm thủ
tục đăng ký tư vấn;
b) Ghi chép và quản
lý sổ đăng ký tư vấn, bộ mã số vô danh, thẻ tiếp thị, tờ rơi quảng cáo và các
tài liệu phục vụ hoạt động TVXNTN;
c) Các nhiệm vụ cụ
thể khác do cán bộ phụ trách phân công.
Chương
VI.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
15. Trách nhiệm thực hiện
1. Bộ Y tế:
a) Phối hợp với các
đơn vị liên quan xây dựng tài liệu và hướng dẫn tổ chức tập huấn về TVXNTN;
b) Hướng dẫn triển
khai hoạt động TVXNTN;
c) Phối hợp với các
đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động TVXNTN. Thẩm định
các cơ sở TVXNTN nếu đạt chuẩn quốc gia trình Lãnh đạo Bộ Y tế ký quyết định
công nhận;
d) Tổ chức kiểm tra, giám
sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động TVXNTN trên toàn quốc định kỳ hàng
năm hoặc đột xuất;
đ) Thu thập, phân
tích số liệu báo cáo của các cơ sở TVXNTN trên toàn quốc.
2. Viện khu vực (Ban
điều hành dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực):
a) Hỗ trợ kỹ thuật về
TVXNTN cho các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách;
b) Tham gia tổ chức
tập huấn về TVXNTN;
c) Thu thập, phân
tích số liệu báo cáo của các cơ sở TVXNTN của các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách;
d) Định kỳ hoặc đột xuất
thực hiện việc kiểm tra, giám sát các cơ sở TVXNTN;
đ) Tham gia đánh giá các
cơ sở TVXNTN theo các quy định tại Điều 15 chương VI của Hướng dẫn này.
3. Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt
động của các cơ sở TVXNTN hàng quí hoặc đột xuất và thực hiện báo cáo lên các
cấp theo quy định;
b) Chỉ đạo các đơn vị
liên quan thành lập các cơ sở TVXNTN. Tùy theo tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh
để quyết định vị trí và số lượng cơ sở TVXNTN, mỗi tỉnh có ít nhất 2 cơ sở
TVXNTN hoặc trung bình 1-3 huyện có 1 cơ sở TVXNTN;
c) Quy định việc giới
thiệu chuyển tiếp, tiếp nhận đối tượng tư vấn giữa cơ sở TVXNTN và các cơ sở y
tế, dịch vụ xã hội liên quan khác trên địa bàn tỉnh;
d) Chỉ đạo và phối
hợp với các đơn vị có liên quan trong việc truyền thông quảng cáo hoạt động
TVXNTN trên địa bàn tỉnh;
đ) Thẩm định và cho
phép hoạt động TVXNTN đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các
quy định của Hướng dẫn này.
4. Cơ sở tư vấn, xét
nghiệm HIV tự nguyện:
a) Tổ chức hoạt động TVXNTN
theo các quy định tại Hướng dẫn này;
b) Báo cáo hoạt động TVXNTN
theo quy định.
Điều
16. Chế độ báo cáo
1. Thực hiện báo cáo
hoạt động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện theo biểu số 11 của biểu mẫu số 3 ban hành
kèrn theo Quyết định số 26/2006/QĐ-BYT ngày 6/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành quy chế báo cáo và biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
2. Thực hiện báo cáo
danh sách các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng theo Biểu mẫu số 2
ban hành kèm theo Quyết định 1418/2000/QĐ-BYT ngày 05/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành Thường quy giám sát HIV/AIDS tại Việt Nam.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|
BIỂU
MẪU
SỬ DỤNG TRONG TƯ VẤN XÉT, NGHIỆM HIV TỰ
NGUYỆN
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ngày 22 tháng
02 năm 2007)
MỤC
LỤC
Nội dung
Phụ lục 1. Sổ đăng ký
tư vấn
Phụ lục 2. Sổ xét
nghiệm
Phụ lục 3. Bộ Mã số
vô danh
Phụ lục 4. Mẫu phiếu
hẹn
Phụ lục 5. Mẫu phiếu
giới thiệu chuyển tiếp
Phụ lục 6. Mẫu phiếu
đồng ý xét nghiệm HIV ghi tên
Phụ lục 7. Mẫu phiếu
xét nghiệm HIV
Phụ lục 8. Mẫu phiếu
thu thập thông tin đối tượng tư vấn
Phục lục 9. Biểu mẫu
báo cáo hoạt động, báo cáo danh sách người nhiễm HIV
Phụ lục 11. Sơ đồ quy
trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện