BỘ Y TẾ
******
Số : 645/2000/QĐ-BYT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
******
Hà Nội, ngày 02 tháng
03 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN DƯỢC LIỆU.
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của
Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ trực thuộc
Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Dược liệu tại Tờ trình số 129/VDL-TC ngày
03/7/1999;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào
tạo - Bộ Y tế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Viện Dược liệu.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban bành. Các quy định
trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều
3.
Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ chức – Cán bộ, Vụ trưởng
Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền- Bộ Y tế, Cục trưởng Cục
Quản lý Dược Việt Nam, Viện trưởng Viện Dược liệu và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Đỗ Nguyên Phương
|
ĐIỀU LỆ
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN DƯỢC LIỆU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 645/2000/QĐ-BYT ngày 02/3/2000 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
Chương 1:
NHỮNG ĐIỀU
KHOẢN CHUNG
Điều
1:
Điều lệ này quy định những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt
động của Viện Dược liệu.
Điều
2.
Viện Dược liệu (dưới đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 324/QĐ-BYT ngày 13/4/1961
của Bộ trưởng Bộ Y tế và được sắp xếp lại theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg
ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại Hà Nội;
Tên Viện :
* Tên tiếng Việt :Viện
Dược liệu.
* Tiếng Anh : INSTITUTE
OF MATERIA MEDIC 3A.
* Tiếng Pháp: INSTITUT
DES MATIERES MEDICINALES.
* Tên viết tắt : IMM.
Trụ sở : 3B Quang Trung
– Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số điện thoại :
84-4-8.252.644.
Fax : 84-4-8.254.357.
E- mail: [email protected]
Điều
3.
Trong quá trình thực hiện việc hợp tác nghiên cứu, triển khai
các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế được quy định tại Điều 4, Điều 5 của
Điều lệ này, Viện được tài trợ (bằng tiền hoặc hiện vật) theo cơ chế hợp đồng,
thực hiện thu chi theo đúng quy định của Nhà nước.
Chương 2:
Điều
4.
Viện có chức năng nghiên cứu toàn diện về dược liệu, về các
chế phẩm thuốc từ dược liệu về hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc y học cổ
truyền và đào tạo cán bộ chuyên ngành.
Điều
5.
Viện có các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu khoa học:
1.1. Điều tra nghiên cứu
động vật, thực vật và nguồn dược liệu trong toàn quốc, xác định những cây, con
làm thuốc, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao. Thu nhập và xây dựng hệ
thống lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây, con làm thuốc; tổ chức xây dựng vườn quốc
gia về dược liệu.
1.2. Nghiên cứu kỹ thuật
nuôi trồng cây, con làm thuốc, các biện pháp bảo vệ, tái sinh các loại cây, con
làm thuốc, đặc biệt cây, con làm thuốc thuộc loại quý ,hiếm; nghiên cứu kỹ thuật
tuyển chọn giống, phục tráng giống, tạo giống mới và giống tốt; nghiên cứu xây
dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
1.3. Nghiên cứu hóa thực
vật, dược lý – sinh hoá, công nghệ sinh học, các phương pháp chiết tách các hoạt
chất từ dược liệu. Xây dựng các phương pháp và quy trình chiết xuất công nghệ
các hoạt chất là thuốc từ dược liệu.
1.4. Nghiên cứu kỹ thuật
bào chế, chế biến dược liệu và hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc từ dược liệu;
sản xuất thử nghiệm các dạng bào chế; sản xuất thử các mặt hàng do Viện nghiên
cứu.
1.5. Chuyển nhượng và
trao đổi các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện cho các tổ chức
khoa học kỹ thuật và các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
1.6. Đề xuất với Bộ Y tế
về những giải pháp khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
dược liệu; về phát triển công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong lĩnh vực dược liệu.
2. Đào tạo:
2.1.Tham gia đào tạo đại
học về chuyên ngành Dược liệu.
2.2. Đào tạo trên đại học
về chuyên ngành dược liệu.
2.3. Đào tạo lại, đào tạo
nâng cao trình độ, bổ túc nghiệp vụ và các phương pháp nghiên cứu về dược liệu
cho cán bộ làm công tác dược liệu hoặc cán bộ có nhu cầu về chuyên ngành dược
liệu.
3. Hợp tác quốc tế:
3.1.Thiết lập và duy
trì mối quan hệ với các nước, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới thuộc
lĩnh vực dược liệu.
3.2. Hợp tác nghiên cứu
khoa học; gửi và nhận đào tạo cán bộ; trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học
về dược liệu với các nước, các tổ chức và các cá nhân trong khu vực và trên thế
giới.
4. Chỉ đạo phát triển
dược liệu:
4.1. Giúp Bộ trưởng Bộ
Y tế chỉ đạo các địa phương trong công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và
phát triển dược liệu.
4.2. Tổ chức xuất bản Tạp
chí Dược liệu, các tài liệu và sách chuyên khoa dược liệu.
5. Quản lý đơn vị:
5.1. Quản lý và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công
chức, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của Viện theo chế độ và chính sách
của Nhà nước.
5.2. Thực hiện ký kết
các hợp đồng kinh tế, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ, phát triển các dự
án trong nước và quốc tế về lĩnh vực dược liệu theo đúng quy định của Nhà nước,
góp phần bổ sung nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Viện và cải thiện đời
sống cho cán bộ, công chức trong cơ quan.
Chương 3:
TỔ CHỨC VÀ
NHÂN SỰ CỦA VIỆN.
Điều
6.
Viện có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng.
1. Viện trưởng, các Phó
Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Viện trưởng chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Viện.
2. Việc bổ nhiệm Viện
trưởng, các Phó Viện trưởng được thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Bộ
Y tế.
Điều
7.
Hội đồng Khoa học của Viện.
1. Hội đồng Khoa học của
Viện làm tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học, định hướng đào
tạo cán bộ, công chức và dự báo xu thế phát triển của chuyên ngành.
2. Thành phần và phương
thức hoạt động của Hội đồng Khoa học thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường và của Bộ Y tế.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng
Khoa học là 3 năm.
Điều
8.
Tổ chức bộ máy của Viện:
1. Các phòng chức
năng
1.1. Phòng Quản lý khoa
học và đào tạo.
1.2. Phòng Tổ chức –
Cán bộ.
1.3. Phòng Tài chính -
Kế toán.
1.4. Phòng Hành chính -
Quản trị.
1.5. Phòng Vật tư thiết
bị y tế.
2. Các khoa chuyên môn:
2.1. Khoa Hóa thực vật.
2.2. Khoa Hóa phân tích
– Tiêu chuẩn.
2.3. Khoa Dược lý –
Sinh hóa.
2.4. Khoa Bào chế và Chế
biến.
2.5. Khoa Tài nguyên dược
liệu.
2.6. Khoa Công nghệ chiết
xuất.
3. Các đơn vị phục vụ
nghiên cứu khoa học, đào tạo:
3.1. Trung tâm Nghiên cứu
trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
3.2. Trung tâm Sâm và
Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Trung tâm Trồng,
chế biến cây thuốc Đà Lạt.
3.4. Trạm Nghiên cứu trồng
cây thuốc Sapa.
3.5. Trạm Nghiên cứu trồng
cây thuốc Tam Đảo.
3.6. Trung tâm Thông
tin – Thư viện.
* Các đơn vị khác sẽ được
thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế khi có nhu cầu.
Điều
9.
Cán bộ, công chức của Viện được sắp xếp vào ngạch, bậc theo
chức danh, tiêu chuẩn công chức Nhà nước và cơ cấu cán bộ, công chức theo quy định
của Bộ Y tế. Số lượng biên chế của Viện được bổ sung, điều chỉnh hàng năm theo
nhu cầu thực tế và theo khả năng đáp ứng của Nhà nước.
Điều
10.
Viện được mời các chuyên gia, cán bộ khoa học thuộc các cơ
quan trong và ngoài nước làm cộng tác viên.
Chương 4:
Điều
11.
Viện là đơn vị dự toán cấp II, có tài khoản riêng. Viện phải
chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính kế toán.
Điều
12.
Kinh phí hoạt động của Viện do:
- Ngân sách nhà nước cấp.
- Thu từ dịch vụ khoa học
kỹ thuật.
- Hợp tác quốc tế.
- Các nguồn thu khác.
Điều
13.
Kinh phí hoạt động của Viện để chi:
- Hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Chi thường xuyên.
- Lương và phụ cấp.
- Khen thưởng.
- Phát triển Viện.
MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC CỦA VIỆN VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH Y TẾ.
Điều
14.
Viện chịu sự quản lý, lãnh đạo toàn diện của Bộ trưởng Bộ Y
tế, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các cơ quan chức năng của Nhà nước và tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Điều
15.
Viện được hợp tác với các cơ quan đơn vị, các cá nhân trong
và ngoài ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Điều
16.
Viện được hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá
nhân người nước ngoài về các lĩnh vực được Bộ trưởng Bộ Y tế giao và phải thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN
CUỐI CÙNG
Điều
17.
Điều lệ này có 6 Chương, 17 Điều. Trong quá trình thực hiện,
theo đề nghị của Viện trưởng, Điều lệ này có thể được Bộ trưởng xem xét để bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.