Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 6235/QĐ-UBND Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm Hà Nội 2016

Số hiệu: 6235/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành: 10/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6235/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH, BỆNH NGUY HIỂM HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Quyết định số 4204/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc kiện toàn Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS Hà Nội thành Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội;

Xét đề nghị của Liên Sở: Y tế - Tài chính tại Tờ trình số 4808/TTr-LS ngày 17/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội gồm 03 Chương và 09 Điều.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm HIV/AIDS Hà Nội.

- Giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội theo Quy chế này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Y tế, Tài chính; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Kho bạc nhà nước Hà Nội; Giám đốc Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND
Thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- VPUB: PCVP N.N Kỳ, T.
V. Dũng;  Phòng KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

QUY CHẾ

CHI TIÊU CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH, BỆNH NGUY HIỂM HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
6235/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động nhằm mục đích từ thiện, không vì mục đích lợi nhuận; huy động sự đóng góp, tài trợ của các cơ quan tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 4204/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND Thành phố.

Điều 2. Đối tượng mắc dịch, bệnh nguy hiểm được hỗ trợ từ Quỹ bao gồm: người nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định.

Điều 3. Danh mục bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007.

Điều 4. Quỹ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội để tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các khoản hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu, chương trình y tế của Quốc gia và Thành phố; được mở tài khoản tại ngân hàng để tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ viện trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Kết thúc năm tài chính, số dư Quỹ (nếu có) được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nguồn thu và quản lý nguồn thu của Quỹ

1. Nguồn thu của Quỹ:

a) Các khoản đóng góp, tài trợ/viện trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

b) Ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên bộ máy; kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cđịnh; cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc (nếu có);

- Kinh phí từ các chương trình, dự án phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm, kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế giành cho y tế dự phòng, phòng bệnh theo định mức của ngành Y tế, các chương trình y tế của Thành phố và các nguồn khác có nguồn gốc từ ngân sách (nếu có).

c) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

2. Công tác quản lý nguồn thu:

a) Đối với các khoản tài trợ có địa chỉ cụ thể:

- Tài trợ bằng hiện vật, kỹ thuật công nghệ: thực hiện triển khai hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ theo địa chỉ mà tổ chức, cá nhân tài trợ ủy quyền bằng văn bản thỏa thuận hoặc văn bản ký kết giữa Quỹ và nhà tài trợ.

- Tài trợ bằng tiền: được nộp vào tài khoản của Quỹ để theo dõi và thực hiện triển khai các hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch, bệnh nguy hiểm theo địa chỉ mà tổ chức, cá nhân tài trợ ủy quyền bằng văn bản thỏa thuận hoặc văn bản ký kết giữa Quỹ và nhà tài trợ.

b) Đối với các khoản viện trợ của các Tổ chức nước ngoài: Thực hiện xác nhận và tổ chức tiếp nhận các khoản viện trợ, quản lý, sử dụng theo cam kết của nhà tài trợ và văn kiện của dự án, các tài liệu liên quan.

c) Đối với các khoản tài trợ không có địa chỉ cụ thể:

- Tài trợ bằng thuốc (thuốc kháng HIV, vaccine và một số thuốc phòng chống, điều trị dịch, bệnh nguy hiểm khác): Quỹ tổ chức tiếp nhận, hạch toán ghi tăng nguồn thu của Quỹ theo mức hóa đơn, phiếu xuất nhập kho và giá hợp lý của nhà tài trợ. Trường hợp nhà tài trợ không xác định giá, Quỹ có trách nhiệm tổ chức xác định giá theo quy định.

Trên cơ sở số lượng thuốc tiếp nhận được, Quỹ lập kế hoạch phân bổ thuốc tới các cơ sở trực tiếp quản lý, chăm sóc và điều trị cho người bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời kiểm tra và giám sát các cơ sở sử dụng thuốc đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế về chuyên môn và thực hiện thanh quyết toán đúng quy định pháp luật và Thành phố.

- Tài trợ bằng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và dụng cụ y tế: Quỹ tổ chức thực hiện, tiếp nhận theo quy định; đồng thời thành lập Hội đồng để xác định giá trị bằng tiền (trường hợp nhà tài trợ không cung cấp các chứng từ có liên quan đến giá trị quy đổi bằng tin) và phân b sphương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và dụng cụ y tế được tài trợ cho các cơ sở y tế trực tiếp quản lý, chăm sóc và điều trị cho người bệnh theo đúng các quy định hiện hành.

Việc phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và dụng cụ y tế được tài trợ cho các cơ sở y tế phải có biên bản bàn giao giữa cơ quan quản lý Quỹ và cơ sở y tế tiếp nhận tài trợ. Cơ sở y tế được tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm mở sổ theo dõi, ghi tăng giá trị tài sản và hạch toán kế toán, quản lý sử dụng đúng mục đích số tài sản được tài trợ.

- Tài trợ khác (thực phẩm, đồ gia dụng, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo việc làm,...): Quỹ căn cứ tiêu chí và yêu cầu của các tổ chức, cá nhân và nhà tài trợ, xây dựng kế hoạch phân bổ và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và quy định pháp luật.

- Tài trợ, đóng góp bằng tiền, các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) được nộp vào tài khoản của Quỹ để quản lý và sử dụng theo các quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7 Quy chế này.

d) Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Dự án phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm, phòng chống HIV/AIDS, nguồn kinh phí phòng bệnh theo định mức của ngành y tế và các nguồn khác (nếu có), các chương trình y tế của Thành phố:

Hàng năm, căn cứ kế hoạch, hiệu quả hoạt động, Quỹ báo cáo Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư xác định mức kinh phí cấp cho Quỹ theo từng nội dung cụ thể.

Điều 6. Sử dụng và quản lý Quỹ

1. Căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, các nội dung chi quy định tại Quy chế này và khả năng huy động vốn của Quỹ; cơ quan quản lý Quỹ xây dựng kế hoạch hoạt động, quy trình chuyên môn, nội dung và mức chi hỗ trợ cụ thể cho các đi tượng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối với kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên bộ máy và kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc (nếu có): Quỹ thực hiện việc quản lý và sử dụng đúng quy định pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công.

2. Nội dung và mức chi quy định trong Quy chế này là căn cứ để Quỹ quản lý và sử dụng thanh quyết toán theo các quy định hiện hành, đng thời tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính Quỹ, bảo đảm nguyên tắc sử dụng Quỹ đúng đối tượng, công bằng và công khai, minh bạch.

3. Toàn bộ các khoản đóng góp, tài trợ /viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (bao gm các khoản do Quỹ trực tiếp huy động hoặc UBND các quận, huyện, thị xã huy động) được Quỹ quản lý và tiếp nhận tập trung. Các khoản huy động được sử dụng như sau:

a) Đối với các khoản tài trợ có địa chỉ cụ thể:

- Các khoản tài trợ/viện trợ do Quỹ trực tiếp huy động: Quỹ thực hiện việc quản lý và sử dụng theo quy định tại mục 2.1, 2.2 khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

- Các khoản tài trợ/viện trợ do UBND quận, huyện, thị xã huy động: sau khi thực hiện tiếp nhận và kiểm soát tại Quỹ, Quỹ bàn giao và chuyển toàn bộ các khoản tài trợ/viện trợ cho quận, huyện, thị xã đúng số lượng, hiện vật, số tiền nộp vào tài khoản của quận, huyện, thị xã. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện việc quản lý và sử dụng theo quy định tại mục 2.1, 2.2 khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

b) Đối với các khoản tài trợ không có địa chỉ cụ thể:

* Tài trợ bằng hiện vật:

- Các khoản tài trợ do Quỹ trực tiếp huy động được: Quỹ thực hiện việc quản lý, phân phối và sử dụng theo quy định tại Mục a Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

- Các khoản tài trợ do UBND quận, huyện, thị xã huy động: Quỹ thực hiện việc quản lý, phân phối và sử dụng theo quy định tại Mục a Khoản 2 Điều 5 Quy chế này. Việc bàn giao tài sản, hiện vật cho cơ sở, đối tượng trực tiếp sử dụng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp theo dõi, quản lý đối tượng, cơ sở trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc:

Tài sản, hiện vật do quận, huyện, thị xã nào huy động được thì thực hiện phân bổ cho các cơ sở điều trị và đối tượng trên địa bàn quận, huyện, thị xã đó thụ hưởng. Trường hợp cần phải điều chuyển giữa các quận, huyện, thị xã phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp huy động được khoản tài trợ.

* Tài trợ bằng tiền:

Các khoản tài trợ bằng tiền không có địa chỉ cụ thể nộp tập trung vào tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng. Căn cứ số tiền thu được, Quỹ thực hiện phân phối và sử dụng như sau:

- Trích tối đa 7% trên tổng số tiền thu được (bao gồm số tiền Quỹ trực tiếp huy động và số tiền UBND các quận, huyện, thị xã huy động) được giữ lại Quỹ để chi cho công tác quản lý Quỹ. Giám đốc Quỹ phê duyệt dự toán chi tiết theo các nội dung và mức chi quy định tại Điu 7 Quy chế này làm căn cứ đtriển khai thực hiện.

- Số tiền còn lại (tối thiểu 93% số tiền huy động được) được quản lý và sử dụng theo các nội dung và mức chi quy định tại Điều 7 Quy chế này:

+ Giám đốc Sở Y tế phê duyệt kế hoạch sử dụng và dự toán chi tiết đối với số tiền Quỹ trực tiếp huy động được, làm căn cứ để Giám đốc Quỹ điều hành, quản lý và sử dụng.

+ Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt kế hoạch sử dụng và dự toán chi tiết đối với số tiền trực tiếp huy động được, làm căn cứ để triển khai các hoạt động trên địa bàn. Quỹ chuyển toàn bộ số tiền theo dự toán được phê duyệt cho UBND quận, huyện, thị xã để thực hiện.

Điều 7. Nội dung và mức chi cụ thể:

1. Các nội dung chi:

a) Hỗ trợ có địa chỉ cụ thể:

Hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm, hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho các đối tượng mắc các bệnh dịch nguy hiểm theo địa chỉ và ủy quyền của tổ chức, cá nhân tài trợ bằng văn bản.

b) Hỗ trợ không có địa chỉ cụ thể:

- Hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm.

- Hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho người bệnh mắc các dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:

+ Hỗ trợ người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở Y tế;

+ Hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh không thuộc nội dung chi trả của bảo hiểm y tế.

+ Hỗ trợ nâng cao thể trạng cho người bệnh trong thời gian điều trị.

- Hỗ trợ cho vợ hoặc chồng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm hoặc ảnh hưởng bởi dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn:

+ Chi phí xét nghiệm.

+ Chi phí tư vấn, cung cấp các tài liệu hướng dẫn, các phương pháp chăm sóc, điều trị tại gia đình và tại cộng đồng.

+ Hỗ trợ người mắc dịch, bệnh nguy hiểm, người bị ảnh hưởng bởi dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp các ngày lễ, tết.

- Hỗ trợ chăm sóc và nuôi dưỡng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm ở giai đoạn cuối:

+ Hỗ trợ nguồn lực cho các cơ sở y tế chăm sóc và nuôi dưỡng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm, các Câu lạc bộ/Nhóm tự lực của người mắc dịch, bệnh nguy hiểm.

+ Hỗ trợ thuốc kháng HIV, thuốc điều trị các bệnh nguy hiểm cho các cơ sở y tế quản lý, chăm sóc và điều trị người mắc dịch, bệnh nguy hiểm theo quy định hiện hành.

+ Hỗ trợ các gia đình nhận chăm sóc và nuôi dưỡng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm giai đoạn cuối tại gia đình.

- Chi các hoạt động tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ:

+ Chi hỗ trợ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm tại cộng đồng.

+ Chi hỗ trợ hoạt động tổ chức hội nghị tuyên truyền tăng cường hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, hỗ trợ chăm sóc và điều trị người mắc dịch, bệnh nguy hiểm.

+ Chi cho công tác tuyên truyền, phát tài liệu quảng bá, truyền thông đến các tổ chức cá nhân tại cộng đồng nhằm tăng cường gây Quỹ hỗ trợ, phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm.

- Chi công tác quản lý Quỹ:

Dành tối đa 7% số tiền thu được trong năm từ các khoản đóng góp, tài trợ không có địa chỉ để chi cho công tác quản lý Quỹ. Cụ thể:

+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có), các khoản đóng góp theo lương cho người lao động hợp đồng theo quy định hiện hành

+ Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị văn phòng, phương tiện phục vụ cho hoạt động của Quỹ. Việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định phải thực hiện đúng quy định pháp luật và Thành phố.

+ Các khoản chi về vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin, liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn phục vụ hoạt động của Quỹ.

+ Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác; hội nghị với các nhà tài trợ, hội thảo trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi hội nghị và công tác phí.

+ Chi các cuộc điều tra, khảo sát, lập dự án và kiểm tra, giám sát các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm.

+ Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc vận động đóng góp cho hoạt động của Quỹ; có thành tích trong công tác phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm và giúp đỡ đối với người mắc dịch, bệnh nguy him thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Chi các hoạt động đoàn ra, đoàn vào phục vụ công tác vận động xây dựng, ủng hộ Quỹ.

+ Các khoản chi khác theo quy định.

- Các nội dung chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Quỹ.

2. Một số mức chi cụ thể:

a) Chi các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm, hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho các đối tượng mắc các dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của địa phương:

- Chi các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm tại cộng đồng các mức chi theo quy định và văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Chi hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người mắc dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn (không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế) để được khám và điều trị bệnh theo quy định. Mức hỗ trợ cụ thể theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Chi hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người mắc dịch, bệnh nguy hiểm (phần kinh phí không được Bảo hiểm y tế thanh toán).

- Chi hỗ trợ dinh dưỡng trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế, tùy nguồn thu của Quỹ nhưng mức tối đa không quá 50.000 đồng/người/ngày.

b) Chi hỗ trợ người mắc dịch, bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng bởi nhiễm dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn:

- Chi phí xét nghiệm HIV và xét nghiệm liên quan đến dịch, bệnh nguy hiểm đối với vợ hoặc chồng, con của người nhiễm dịch, bệnh nguy hiểm theo mức giá thu dịch vụ y tế áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Bi dưỡng công tác tuyên truyn, tư vn, cung cấp tài liệu truyn thông, các phương pháp chăm sóc, điều trị người mắc dịch, bệnh nguy hiểm tại gia đình và tại cộng đồng. Mức chi không quá 50.000 đồng/người/buổi, không quá 500.000 đồng/người/tháng.

- Hỗ trợ người mắc dịch, bệnh nguy hiểm, người bị ảnh hưởng bởi dịch, bệnh nguy hiểm có hoàn cảnh khó khăn nhân các ngày lễ, tết. Mức hỗ trợ không quá 500.000 đồng/người/đợt.

c) Hỗ trợ nguồn lực:

- Hỗ trợ thuốc điều trị, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế chăm sóc và nuôi dưỡng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm theo quy định hiện hành.

- Chi hỗ trợ các gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng người mắc dịch, bệnh nguy hiểm giai đoạn cuối tại cộng đồng mức tối đa không quá 500.000 đồng/tháng.

- Chi hỗ trợ chi phí hoạt động cho mỗi Câu lạc bộ/nhóm tự lực người nhiễm dịch, bệnh nguy hiểm mức tối đa không quá 300.000 đồng/người/năm.

- Chi hỗ trợ cho mỗi thành viên Câu lạc bộ/nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS mức tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng (trừ các trường hợp đã được hưởng chế độ thù lao chương trình Y tế của Thành phố).

d) Chi hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ.

- Chi hỗ trợ hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm tại cộng đồng, hỗ trợ can thiệp giảm tác hại của dịch, bệnh nguy hiểm nhằm gây Quỹ theo quy định hiện hành. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi công tác phí, tổ chức hội nghị, hội thảo.

- Chi thực hiện tổ chức hội nghị tuyên truyền giảm kỳ thị phân biệt đối xử, tăng cường hỗ trợ chăm sóc người mắc dịch, bệnh nguy hiểm. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi công tác phí, tổ chức hội nghị, hội thảo.

- Chi các hoạt động tuyên truyền, phát tài liệu quảng bá, truyền thông đến các tổ chức cá nhân tại cộng đồng tăng cường gây quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi công tác phí, tổ chức hội nghị, hội thảo.

e) Chi hoạt động quản lý Quỹ:

- Chi các hoạt động đoàn ra, đoàn vào phục vụ công tác vận động xây dựng, ủng hộ Quỹ: thực hiện khi có Quyết định cho phép đi nước ngoài của UBND Thành phố và các quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính.

- Mức chi cho các nội dung phục vụ hoạt động quản lý Quỹ tại Mục b Khoản 1 Điều 7 nêu trên, theo quy định hiện hành về định mức, chế độ chi tiêu tài chính đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Điều 8. Lập dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán:

1. Lập dự toán thu, chi của Quỹ:

- Đối với nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm, nguồn y tế dự phòng, từ nguồn kinh phí phòng bệnh theo định mức của ngành Y tế, các chương trình y tế của Thành phố và các nguồn khác có nguồn gốc từ ngân sách: việc lập dự toán thu, chi thực hiện theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.

- Đối với các khoản huy động, đóng góp, tài trợ/viện trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài: lập dự toán thu, chi của Quỹ cùng thời gian quy định lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Ban vận động tài chính của Quỹ phê duyệt, làm căn cứ triển khai thực hiện trong năm đúng quy định pháp luật và Thành phố.

Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị thường trực xây dựng kế hoạch hoạt động huy động nguồn lực, htrợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm hàng năm và phê duyệt gửi Quỹ để tổng hợp vào Kế hoạch chung toàn Thành phố.

2. Hạch toán kế toán và quyết toán:

- Quỹ tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; công khai tình hình huy động, quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có ngun từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.

- Quỹ thực hiện mở sổ sách kế toán để hạch toán kế toán các khoản thu, chi của Quỹ theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Nghiêm cm việc để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ khoản thu, chi, tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tổng hợp và theo dõi đầy đủ danh sách các tổ chức, cơ quan, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách những đối tượng được hỗ trợ, định kỳ 6 tháng/lần gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

- Đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài: thực hiện xác nhận viện trợ, theo dõi, hạch toán và quyết toán, thực hiện ghi thu - ghi chi vào ngân sách nhà nước đúng quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính.

- Quỹ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán định kỳ hàng quý, hàng năm đối với toàn bộ các nguồn kinh phí phát sinh trong năm đúng quy định, cụ thể:

+ Đối với các khoản kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước: Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp vào quyết toán chung của toàn ngành, gửi Sở Tài chính theo quy định.

+ Đối với các khoản kinh phí huy động được (bao gồm kinh phí do Quỹ trực tiếp huy động và kinh phí do UBND các quận, huyện, thị xã huy động): Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và báo cáo Ban vận động tài chính của Quỹ (được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố).

- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị thường trực lập báo cáo quyết toán kinh phí sử dụng trong năm và phê duyệt, gửi Quỹ tổng hợp chung vào quyết toán của Quỹ.

- Sở Y tế có trách nhiệm giám sát các hoạt động của Quỹ, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, công bằng và minh bạch; đôn đốc và tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo ghi thu - ghi chi của Quỹ vào quyết toán chung của ngành, gửi Sở Tài chính tổng hợp vào quyết toán ngân sách Thành phố.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn (bằng tiền và hiện vật) huy động được, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo đúng mục tiêu của Quỹ.

2. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc quản lý và sử dụng Quỹ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Quy chế này áp dụng đối với Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh gửi Sở Y tế và Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 6235/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 về Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.574

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.25.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!